Thông tin chung
-
-
-
-
HOWKTEAM.COM
1|11
Bài 26: VÒNG LẶP
FOR TRONG
PYTHON
Xem bài học trên website để ủng hộ Kteam: Vòng lặp For trong Python.
Mọi vấn đề về lỗi website làm ảnh hưởng đến bạn hoặc thắc mắc, mong muốn khóa
học mới, nhằm hỗ trợ cải thiện Website. Các bạn vui lòng phản hồi đến Fanpage
How Kteam nhé!
Dẫn nhập
Trong bài trước, Kteam đã giới thiệu đến bạn một cấu trúc vòng
lặp, đó chính là VÒNG LẶP WHILE TRONG PYTHON.
Ở bài này Kteam sẽ giới thiệu với các bạn một công phu của vòng
lặp nữa là
Vòng lặp For trong Python.
Nội dung
Để đọc hiểu bài này tốt nhất bạn cần:
Cài đặt sẵn MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA PYTHON.
Xem qua bài CÁCH CHẠY CHƯƠNG TRÌNH PYTHON.
Nắm CÁCH GHI CHÚ và BIẾN TRONG PYTHON.
CÁC KIỂU DỮ LIỆU ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG PYTHON
CÂU ĐIỀU KIỆN IF TRONG PYTHON
VÒNG LẶP WHILE TRONG PYTHON
Bạn và Kteam sẽ cùng tìm hiểu những nội dung sau đây
Hạn chế của vòng lặp while
Cấu trúc vòng lặp for và cách hoạt động
Copyright ©
Howkteam.com
2|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
Sử dụng vòng lặp để xử lí các iterator và Dict
Câu lệnh break và continue
Cấu trúc vòng lặp for-else và cách hoạt động
Hạn chế của vòng lặp while
Bạn có thể sử dụng vòng lặp while để có thể duyệt một List, chuỗi
hoặc là một Tuple. Và thậm chí là một iterator (một object không
hỗ trợ indexing) khi biết được số phần tử mà iterator đó chứa.
Ví dụ:
>
length = 3
>
iter_ = (x for x in range(length))
>
c=0
>
while c < length:
... print(next(iter_))
... c += 1
...
0
1
2
Nếu bạn không biết trước được số phần tử mà iterator đó có thì
cũng không sao. Python vẫn cho phép bạn làm được điều đó bằng
try-block (Kteam sẽ giới thiệu ở một bài khác)
Ví dụ:
>
iter_ = (x for x in range(3)) # giả sử ta không biết có 3 phần tử
>
while 1: # 1 là một expression True
... try:
...
print(next(iter_))
... except StopIteration:
...
break
...
0
1
Copyright ©
Howkteam.com
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
3|11
2
Nhưng “con trăn” Python không thích sự rườm rà. Xưa nay vốn
được biết đến với danh hiệu one-liner* nên điều này không chấp
nhận được.
Vậy nên Python có một một vòng lặp khác giúp làm chuyện này
đơn giản và ngắn gọn hơn chính là vòng lặp for.
Chú thích One-liner: Nhiều thuật toán dài hàng chục dòng có thể
được viết ngắn gọn trong Python chỉ bằng một dòng. Điều này khá
phổ biến với nhiều ngôn ngữ scripting đặc biệt trong số đó là
Python.
Cấu trúc vòng lặp for và cách
hoạt động
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần cấu trúc trước:
for variable_1, variable_2, .. variable_n in sequence:
# for-block
Sequence ở đây là một iterable object (có thể là iterator hoặc là
một dạng object cho phép sử dụng indexing hoặc thậm chí không
phải hai kiểu trên).
Lưu ý: Nếu sequence là một iterator object thì việc dùng vòng
lặp duyệt qua cũng sẽ tương tự như bạn sử dụng hàm next.
Ở cấu trúc vòng lặp này, bạn có thể for bao nhiêu biến theo sau
cũng được. Nhưng phải đảm bảm một điều rằng, nếu bạn for với n
biến thì mỗi phần tử trong sequence cũng phải bao gồm n (không
lớn hơn hoặc nhỏ hơn) giá trị để unpacking (gỡ) đưa cho n biến của
bạn.
Một ví dụ thực tế: Tiếp tục serial về Kter “bờ rào” – Tèo. Tèo dẫn hai người bạn gái mình đi ăn kem. Tới quán kem thì Tèo phải kêu 3 cây kem cho
Tèo và hai cô ghệ. Nếu chỉ gọi hai cây thì có thể Tèo phải nhịn còn nếu kêu bốn cây thì lúc đó sẽ có thể có xung đột xảy ra giữa ba người để tranh
giành xem ai sẽ ăn hai cây.
Copyright ©
Howkteam.com
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
4|11
Giả sử bạn có một sequence gồm 2 phần tử. Mỗi phần tử gồm 3 giá
trị.
Bạn đưa vào vòng for gồm 3 biến h, k , t.
Bây giờ là nói về cách hoạt động của vòng lặp for này.
Bước 1: Vòng for sẽ bắt đầu bằng cách lấy giá trị đầu tiên của
sequence.
Bước 2: Giá trị đầu tiên này có 3 giá trị. Bạn đưa vào 3 biến. Kiểm
tra hợp lệ.
Bước 3: unpacking 3 giá trị này và lần lượt gán giá trị này cho ba
biến h, k, t.
Dưới đây là một ví dụ unpacking:
>
h = (1, 2, 3) # khởi tạo Tuple bình thường
>
type(h)
>>>
>
h, k, t = (1, 2, 3) # unpacking.
>
h
1
>
k
2
>
t
3
Bước 4: Thực hiện nội dung for-block.
Bước 5: Lấy giá trị tiếp theo của sequence sau đó làm tương tự như
Bước 2, 3, 4.
Bước 6: Lúc này, sequence đã hết giá trị. Kết thúc vòng lặp.
Copyright ©
Howkteam.com
5|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
Sử dụng vòng lặp để xử lí
các iterator và Dict
Lí thuyết là thế! Giờ chúng ta sẽ làm một vài ví dụ bằng cách bắt
đầu với vấn đề lúc đầu:
>
iter_ = (x for x in range(3))
>
iter_ = (x for x in range(3))
>
for value in iter_:
... print('->', value)
...
-> 0
-> 1
-> 2
>
value # biến value gián tiếp được khai báo
2
>
next(iter_) # hãy học cách tiếp kiệp. Đây là object chỉ dùng một lần.
Traceback (most recent call
last): File "", line 1, in
StopIteration
Tiếp đến chúng ta sẽ dùng vòng lặp này để duyệt một Dict. Nếu
như một số ngôn ngữ khác phải có một vòng lặp mới for-reach thì
với Python lại không cần.
Trước tiên hãy ôn lại bài cũ. Bạn còn chớ phương thức items
của lớp Dict chứ? (nếu không, bạn có thể tham khảo lại trong bài
KIỂU DỮ LIỆU DICT TRONG PYTHON)
>
howkteam = {'name': 'Kteam', 'kter': 69}
>
howkteam.items()
dict_items([('name', 'Kteam'), ('kter', 69)])
Dict-items không phải là một iterator object. Cũng không phải là
một object cho phép bạn indexing. Nhưng nó vẫn là một iterable, nên
ta có thể dùng
Copyright ©
Howkteam.com
6|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
một constructor nào đó để biến đổi nó về một thứ dễ xem xét hơn.
Chẳng hạn thế này.
>
list_values = list(team.items())
>
list_values
[('name', 'Kteam'), ('kter', 69)]
>
list_values[
0] ('name',
'Kteam')
>
list_values[
-1] ('kter', 69)
Từ đó, ta có thể dễ dàng suy ra cách để có thể có được một vòng
lặp duyệt một Dict. Và đây là ví dụ:
>
for key, value in team.items():
... print(key, '=>', value)
...
name =>
Kteam kter
=> 69
Câu lệnh break, continue
Những câu lệnh này có chức năng hoàn toàn tương tự như trong
vòng lặp while.
Ví dụ về câu lệnh break trong vòng lặp for:
>
s = 'How Kteam'
>
for ch in s:
... if ch == ' ':
...
break
... else:
...
print(ch)
...
H
o
w
Copyright ©
Howkteam.com
7|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
Ví dụ về câu lệnh continue trong vòng lặp for
>
s = 'H o w K t e a m'
>
for ch in s:
... if ch == ' ':
...
continue
... else:
...
print(ch)
...
H
o
w
K
t
e
a
m
Cấu trúc vòng lặp for-else và
cách hoạt động
Cấu trúc:
for variable_1, variable_2, .. variable_n in sequence:
# for-block
else:
# else-block
Copyright ©
Howkteam.com
8|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
Nếu bạn nắm rõ cách vòng lặp while-else hoạt động thì bạn cũng
có thể tự đoán được cách mà for-else làm việc.
Cũng sẽ tương tự như while-else, vòng lặp hoạt động bình thường.
Khi vòng lặp kết thúc, khối else-block sẽ được thực hiện. Và đương
nhiên nếu trong quá trình thực hiện for-block mà xuất hiện câu lệnh
break thì vòng lặp sẽ kết thúc mà bỏ qua else-block.
For-else bình thường:
>
for k in (1, 2, 3):
... print(k)
... else:
... print('Done!')
...
1
2
3
Done!
For-else có break:
>
for k in (1, 2, 3):
... print(k)
... if k % 2 == 0:
...break
... else:
... print('Done!')
...
1
2
Copyright ©
Howkteam.com
9|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
Củng cố bài học
Đáp án bài trước
Bạn có thể tìm thấy câu hỏi của phần này tại CÂU HỎI CỦNG CỐ
trong bài
VÒNG LẶP WHILE TRONG PYTHON.
1.
five_even_numbers = []
k_number = 1
while len(five_even_numbers) < 5:
if k_number % 2 == 0:
five_even_numbers.append(k_number)
k_number += 1
2.
with open('draft.txt') as f:
# lấy nội dung của file dưới dạng
một list data = f.readlines()
idx = 0 # mốc bắt đầu
length = len(data) # mốc kết thúc
new_content = '' # nội dung mới sẽ ghi vào file mới
while idx < length:
# tách một dòng thành một
list line_list =
data[idx].split() idx_line =
0
length_line =
len(line_list) while
idx_line < length_line:
if line_list[idx_line] == 'Kteam':
# thay thế chữ trước Kteam là
How line_list[idx_line - 1] =
'How'
idx_line += 1
# nối lại thành một dòng chuỗi
new_content += ' '.join(line_list) + '\n'
idx += 1
Copyright ©
Howkteam.com
10|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
with open('kteam.txt', 'w') as new_f:
# ghi nội dung mới vào file
kteam.txt
new_f.write(new_content)
3.
lst = [56, 14, 11, 756, 34, 90, 11, 11, 65, 0, 11, 35]
idx = 0
max_idx = len(lst) - 1
max_jdx = len(lst)
while idx <
max_idx:
if lst[idx] == 11:
idx += 1
continue
jdx = idx + 1
while jdx < max_jdx:
if lst[jdx] == 11:
jdx += 1
continue
if lst[idx] > lst[jdx]:
lst[idx], lst[jdx] = lst[jdx], lst[idx]
jdx += 1
idx += 1
Câu hỏi củng cố
1. Hãy dự đoán kết quả của hàm next dưới đây. Giải thích tại sao?
>
iter_ = (x for x in range(3))
>
for value in iter_:
... print(non_exist_variable)
...
Traceback (most recent call last):
Copyright ©
Howkteam.com
11|11
KHÓA PYTHON CƠ BẢN
HOWKTEAM.COM
File "", line 2, in
NameError: name 'non_exist_variable' is not defined
>>>
>
next(iter_) # kết quả là gì?
2. Sử dụng vòng lặp để tính tổng các số trong set sau đây
>>> set_ = {5, 8, 1, 9, 4}
Đáp án của phần này sẽ được trình bày ở bài tiếp theo. Tuy
nhiên, Kteam khuyến khích bạn tự trả lời các câu hỏi để củng cố
kiến thức cũng như thực hành một cách tốt nhất!
Kết luận
Qua bài viết này, Bạn đã biết sơ lược về VÒNG LẶP FOR TRONG
PYTHON.
Ở bài viết sau. Kteam sẽ tiếp tục đề cập đến VÒNG LẶP FOR TRONG
PYTHON.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý
của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập –
Thử thách – Không ngại khó”.
Copyright ©
Howkteam.com -
-
-
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CƠ SỞ DỮ LIỆU
Mã môn học: MH 14
Thời gian môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập
Kiểm tra
I
Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu và mô hình hóa dữ liệu
21
9
11
1
II
Chương 2. Ngôn ngữ SQL
21
9
11
1
1. Các lệnh định nghĩa đối tượng cơ sở dữ liệu
3
2
1
2. Các lệnh bổ sung, cập nhật, xóa dữ liệu
3
1
2
3. Các lệnh truy vấn dữ liệu
15
6
8
1
3.1. Lấy thông tin từ các cột của bảng bằng mệnh đề SELECT
(3)
1
2
3.2. Chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE
(3)
2
1
3.3. Truy vấn thông tin từ nhiều bảng
(1.5)
0.5
1
3.4. Sắp xếp kết quả truy vấn bằng mệnh đề ORDER BY
(1.5)
0.5
1
3.5. Phân nhóm dữ liệu bằng mệnh đề GROUP BY
(1.5)
0.5
1
3.6. Lọc nhóm kết quả truy vấn bằng mệnh đề HAVING
(1.5)
0.5
1
3.7. Truy vấn lồng nhau
(3)
1
1
1
IV
Chương 3. Ràng buộc toàn vẹn và phụ thuộc hàm
9
6
3
IV
Chương 4: Dạng chuẩn và chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ
9
6
2
1
Cộng
60
30
27
3
GIÁO ÁN SỐ: 08
Thời gian thực hiện: 01 giờ
Tên chương: Chương 2. Ngôn ngữ SQL
Thực hiện ngày: Ngày 30/03/2019 Lớp: CNTT12
3.2. Chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Trình bày được cú pháp lệnh chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE.
Viết được câu lệnh chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE đúng yêu cầu.
Tuân thủ nội quy phòng học, có thái độ nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bút trình chiếu.
Giấy A1, bút dạ, thẻ màu.
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 01 phút
Sĩ số:....................... Vắng có lý do:........................................
Vắng không lý do:
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
TT
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
(Phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
Dẫn nhập
Bảng kết quả học tập của học kỳ I
- Đặt câu hỏi: “Lọc những học sinh có điểm trung bình từ 8 trở lên„
- Nhận xét, chiếu slide, gợi mở vào bài mới
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời
- Lắng nghe, quan sát, tư duy
04
TRƯỞNG KHOA / TRƯỞNG TỔ MÔN
Ngày 30 tháng 03 năm 2019
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Thu Hiếu
-
-
-
-
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
…………………..
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
HỘI THI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 : (2,0 điểm)
1. Khi nói về quá trình trao đổi nước, khoáng ở thực vật, hãy giải thích ngắn gọn các
câu sau:
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
b. Tại sao không tưới nước cho cây khi trời nắng gắt?
c. Tại sao bón phân vi lượng phun ở dạng dung dịch qua lá có hiệu quả nhất?
d. Tại sao cây trên cạn khi ngập úng lâu sẽ chết?
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành như thế nào? Giả sử cây khoai
tây đang trong giai đoạn phát triển sử dụng tinh bột ở thân củ để ra hoa. Áp suất
dương thay đổi như thế nào trong mạch rây từ thân củ đến mô hoa?
Câu 2 : (2,0 điểm)
1. Cho sơ đồ sau đây biểu thị mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C 3, C4 với
cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Xác định đường cong A và B tương ứng với nhóm
thực vật nào? Giải thích.
2. Vì sao để tổng hợp một phân tử gluco, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn thực vật C4
và CAM? Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 ở thực vật C3,
C4, CAM sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
1
3. Để xác định cường độ quang hợp (mg CO2/ dm2.giờ ) và cường độ hô hấp ( mg
CO2/dm2.giờ ) của một cây theo phương pháp hóa học, người ta đã làm như sau:
Lấy 3 bình thủy tinh A, B, C dung tích như nhau và có nút kín. Bình B và bình C treo
mỗi bình một cành cây có cùng diện tích lá là 50cm2. Bình B đem chiếu sáng, bình C
che tối trong 20 phút. Sau đó xác định hàm lượng CO2 trong các bình bằng cách sử
dụng Ba(OH)2 để hấp thụ CO2 trong các bình và trung hòa Ba(OH)2 còn thừa bằng
HCl, kết quả thu được là 21ml, 16ml, 15,5ml cho mỗi bình.
a. Sắp xếp các bình tương ứng với các số liệu thu được?
b. Xác định cường độ quang hợp và hô hấp của cây dựa trên các số liệu thu
được? Biết hệ số quy đổi 1ml HCl tương đương với 0,6 mg CO2.
Câu 3 : (1,0 điểm)
1. Một bà nội trợ đặt một túi quả (cùng loại) trong tủ lạnh, còn một túi quả để quên ở
trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt
hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Dựa vào kiến thức hô hấp, em hãy giải thích
hiện tượng trên?
2. Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường
thường xuyên thiếu oxi?
Câu 4 : (2,0 điểm)
1. Một cây non trồng bằng cách đặt nằm ngang trong một hộp xốp chứa mùn ẩm. Sau
một thời gian, người ta quan sát thấy thân cây mọc hướng lên thẳng, trong khi đó rễ
lại mọc hướng xuống đất. Giải thích cơ chế gây ra tính động của thân và rễ trong thí
nghiệm này?
2. Một loại độc tố của nấm có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bơm H + trên màng tế
bào thực vật, độc tố này ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thân cây?
3. Một học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành chiếu sáng theo
các trường hợp dưới đây:
Thí nghiệm 1: Chiếu sáng 12 giờ, trong tối 12 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 13 giờ, trong tối 11 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 14 giờ, trong tối 10 giờ → cây không ra hoa.
Thí nghiệm 4: Chiếu sáng 15 giờ, trong tối 9 giờ → cây không ra hoa.
2
a. Thí nghiệm này nhằm xác định điều gì?
b. Dự đoán kết quả ra hoa của loài cây trên trong trường hợp chiếu sáng 10 giờ,
trong tối 13 giờ ( chiếu bổ sung xen kẽ ánh sáng đỏ vào giữa giai đoạn tối lần lượt đỏ
→ đỏ xa → đỏ). Giải thích.
4. Lấy các hạt thuộc cùng một giống ngô, tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy các hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Thí nghiệm 2: Lấy các hạt đã phơi khô, sau đó đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ
ẩm tối ưu.
Hiệu suất nảy mầm ở hai thí nghiệm như thế nào? Giải thích.
Câu 5 : (2,0 điểm)
1. Người ta thí nghiệm buộc thắt tạm thời ống dẫn dịch tụy ở thú thì hàm lượng
đường trong phân và trong nước tiểu sẽ thay đổi như thế nào? Biết rằng cacbonhydrat
và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn vẫn đáp ứng đầy đủ về lượng cho nhu
cầu của cơ thể và việc buộc thắt ống dẫn dịch tụy chưa gây nguy hiểm cho sự sống
của con vật.
2. Giải thích ngắn gọn các câu sau:
a. Ở bò, nồng độ gluco trong máu thường rất thấp.
b. Phổi của chim không có khí cặn.
c. Dùng khí cacbogen (5% CO2 và 95% O2) để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở
mà không dùng oxi nguyên chất.
d. Ở người, dù cố gắng hít vào hết sức cũng không thể hít vào mãi được và cũng
không thể chủ động nín thở mãi được.
Câu 6 : (2,0 điểm)
1. Bảng dưới đây mô tả nhịp thở, nhịp tim và thân nhiệt của 4 loài động vật có vú sống trên cạn.
Nhịp thở
Nhịp tim
Thân nhiệt
(chu kì/phút)
(nhịp/phút)
(oC)
A
160
500
36,5
B
15
40
37,2
C
28
190
38,2
Loài
3
D
8
28
35,9
Dựa vào các thông tin ở bảng trên, hãy sắp xếp các loài động vật có vú (A,B,C,D)
theo thứ tự tăng dần về kích thước cơ thể và mức độ trao đổi chất? Giải thích.
2. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ?
3. So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao có nhịp tim và lưu
lượng tim như thế nào? Giải thích.
4. Khi huyết áp tối đa- huyết áp tối thiểu ≤ 25mmHg ( hoặc ≤ 20mmHg) thì được gọi
là huyết áp kẹt ( kẹp). Có hai bệnh nhân cùng bị huyết áp kẹp. Khi đi khám bệnh, bác
sĩ cho biết nguyên nhân là một người bị hẹp van động mạch chủ, người kia bị hẹp van
hai lá.
a. Giải thích tại sao hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá có thể gây kẹt
huyết áp.
b. Người bị hẹp van tim trên thì nhịp tim và huyết áp thay đổi như thế nào? Giải
thích.
Câu 7 : (2,0 điểm)
1. Dựa vào kiến thức cân bằng nội môi, hãy giải thích ngắn gọn các phát biểu sau :
a. Khi uống rượu nhiều dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu.
b. Người thường xuyên ăn mặn dễ dẫn đến cao huyết áp.
c. Những người suy giảm chức năng về gan và phụ nữ mang thai thường bị phù.
2. Hãy nêu các cơ chế điều hòa giúp cá xương duy trì được áp suất thẩm thấu của cơ
thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu ( môi trường nước ngọt, nước
biển).
Câu 8 : (2,0 điểm)
1. Trường hợp nào sau đây làm thay đổi điện thế nghỉ?
a. Sử dụng một loại thuốc làm giảm hoạt động của bơm Na+ -K+.
b. Khi nồng độ Ca2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Na+ trên màng tế bào.
2. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền xung thần kinh qua xinap, hãy giải
thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin (thuốc giảm đau), aminazin (thuốc an thần)
đối với người.
4
3. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc A, B. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, sử dụng thuốc A thì cơ bị kích thích co liên tục, còn thuốc B làm
cho cơ mất khả năng co (kể cả khi bị kích thích điện). Cho biết tác động của mỗi loại
thuốc lên quá trình truyền tin qua xinap như thế nào?
Câu 9 : (2,0 điểm)
1. Trong chu trình phát triển ở sâu bướm, thiếu hoocmon nào thì sự biến đổi sâu
thành nhộng và bướm không xảy ra? Giải thích.
2. Viết sơ đồ chu trình sinh trưởng và phát triển của ruồi. Dựa vào chu trình sinh
trưởng và phát triển này, diệt ruồi ở giai đoạn nào mang lại kết quả tốt nhất? Vì sao?
3. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy
dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích.
Câu 10 : (2,0 điểm)
1. Thuốc Acetazolamide là loại thuốc lợi tiểu. Thuốc này ức chế hoạt động của
enzyme carbonic anhydrase trong tế bào ống lượn gần và ống lượn xa. Tại sao ức chế
hoạt động của enzyme này lại gây tăng thải Na + qua nước tiểu, tăng pH nước tiểu và
thải nhiều nước tiểu?
2. Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn, tại sao nồng độ glucôzơ
trong máu có xu hướng tăng lên? Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH
máu thấp hơn người bình thường?
Câu 11 : (1,0 điểm)
Cho các dụng cụ hóa chất và phương pháp tiến hành thí nghiệm sau:
- Đối tượng: Hai cành lá có diện tích lá gần như nhau
- Dụng cụ: Ba bình thuỷ tinh miệng rộng có thể tích như nhau, khoảng 2-3 lít,
cốc, phễu, pipét, dụng cụ chuẩn độ, giấy đen.
- Hoá chất: Ba(OH)2: 0,02N, HCl:0,02N, thuốc thử phenolftalein.
Phương pháp tiến hành : Chuẩn bị ba bình: Bình A không có cây, bình B có cây, bình
C có cây nhưng bịt kín bằng giấy đen. Cả ba bình đều được chiếu sáng. Sau 30 phút,
nhẹ nhàng và nhanh chóng lấy lá cây ra khỏi bình, vẫn đậy chặt nút, cho vào mỗi
bình (qua lỗ nhỏ trên nút) 20ml Ba(OH) 2, đậy nút, lắc đều đến khi xuất hiện nhiều kết
tủa ở đáy bình. Chuẩn độ Ba(OH) 2 thừa bằng HCl. Tính lượng HCl dùng để chuẩn độ
5
từ khi bắt đầu chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hồng.
a. Tiến hành thí nghiệm trên để chứng minh điều gì?
b. Các hóa chất trong thí nghiệm dùng để làm gì?
c. Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên?
-----------------HẾT----------------
Người ra đề
( Họ và tên)
ĐÀO THỊ THANH HƯƠNG
Điện thoại liên hệ: 0905 289 619
6
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
…………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM
HỘI THI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 11
Câu
Nội dung
1
(2 điểm)
1. Giải thích:
a. Các cây này thường thấp, dễ bị hiện tượng bão hòa hơi nước đồng thời áp suất rễ đủ
mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá.
b. Khi trời nắng gắt nhiệt độ trên bề mặt đất cao, khi tưới nước bốc thành hơi nóng làm
héo khô lá. Các giọt nước đọng lại trên lá tác dụng như một thấu kính hội tụ thu năng
lượng ánh sáng mặt trời làm cháy lá.
c. Dạng dung dịch hòa loãng với nồng độ thấp → lá sẽ hấp thụ trực tiếp, sử dụng
nhanh, không bị phụ thuộc đặc điểm, tính chất của đất → hiệu quả cao.
d. Đất nén chặt, thiếu oxi, hô hấp kị khí → tạo ra các sản phẩm gây độc và ảnh hưởng
đến khả năng cung cấp ATP cho cây. Lông hút đứt gãy, cây không lấy được nước.
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành trong quá trình vận chuyển
đường từ nơi nguồn đến nơi chứa.
- Đường được tạo ra ở nơi nguồn, vận chuyển chủ động vào trong mạch rây.
- Áp suất thẩm thấu trong mạch rây cao → hút nước từ mạch gỗ vào.
- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch tăng, tạo áp suất dương đẩy dòng dịch
đến nơi chứa.
- Đối với cây khoai tây đang sinh trưởng ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất
dương lớn nhất ở mạch gỗ ( phía gần thân củ) → và giảm dần về phía mạch gỗ ở chồi
hoa.
2
(2 điểm)
1.
- Đường cong A ứng với thực vật C4 . Đường cong B ứng với thực vật C3
- Khi ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, thực vật C3 đóng khí khổng → nồng độ CO2
trong mô lá giảm, O2 tăng → xảy ra hô hấp sáng → cường độ quang hợp giảm →
đường cong đi xuống. Ở thực vật C4 không xảy ra hiện tượng này.
2.
- Để tổng hơp 1 phân tử gluco, thực vật C3 cần 18ATP trong chu trình Canvin, thực vật
C4 cần 24 ATP ( 19 ATP trong chu trình Canvin và 6 ATP trong chu trình C4)
- Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 vẫn tiếp tục diễn ra ở thực vật
C3 cà C4 nhưng ở thực vật CAM thì dừng lại vì thực vật C3 và C4 không sử dụng tinh
bột để tái sinh chất nhận CO2 trong khi đó, thực vật CAM dùng tinh bột để tái sinh chất
nhận CO2 → quá trình cố định CO2 sẽ dừng lại ở thực vật CAM.
3.a.
- Bình A - 21 ml HCl
- Bình B - 16 ml HCl
- Bình C - 15,5 ml HCl
b.
- Cường độ quang hợp: (21 – 16) x 0,6/ ( 50 x 0,01 x 1/3) = 18 mg CO2/dm2.giờ
- Cường độ hô hấp: ( 16 – 15,5) x 0,6 / ( 50 x 0,01 x 1/3) = 1,8 mg CO2/dm2.giờ.
1. Giải thích:
- Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô
hấp nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng
7
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
3
(1 điểm)
4
(2 điểm)
5
(2 điểm)
đường trong quả → quả ngọt hơn so với quả trên bàn.
- Quả để trên bàn: do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm
lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh → quả kém ngọt hơn so
với quả để trong tủ lạnh.
2. Một số thực vật (sú, vẹt, mắm,…) có khả năng sống được trong môi trường thường
xuyên thiếu oxi :
- Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, hạn chế độc do các chất sản sinh ra trong điều
kiện kị khí.
- Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ; có hệ
thống rễ thở mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí.
1.
- Ở thân: Dưới tác động của ánh sáng, auxin ở phía trên ( phía có ánh sáng) chuyển về
phía dưới (phía không có ánh sáng), mắt dưới của phần thân do tập trung nhiều auxin
sinh trưởng nhanh hơn → phần ngọn mọc thẳng gây ra tính hướng sáng dương.
- Ở rễ: Mặt dưới của rễ hàm lượng auxin cao do lượng auxin từ mặt trên chuyển xuống
gây ức chế sự sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên → đỉnh rễ quay xuống gây ra tính
hướng đất dương.
2.
- Làm giảm độ pH trong thành tế bào → hoạt hóa enzim expansin phá vỡ liên kết hidro
giữa các vi sợi xenlulo → thành tế bào trở nên lỏng lẻo .
- Làm tăng điện thế màng, tăng cường hấp thụ ion vào tế bào → tăng hấp thu nước nhờ
thẩm thẩu → tăng kích thước tế bào ( sinh trưởng kéo dài) → kéo dài thân cây.
3.
- Nhận xét: Từ 4 thí nghiệm cho thấy cây chỉ ra hoa khi quang chu kì có thời gian chiếu
sáng ngắn hơn 14 giờ, còn thời gian tối lớn hơn 14 giờ ( thời gian tối tới hạn) → cây
này thuộc nhóm cây ngày ngắn ( cây cần đêm dài).
- Cây này chỉ ra hoa khi thời gian tối liên tục phải hơn 10 giờ → trong quang chu kì
này, thời gian tối được chiếu ánh sáng xen kẽ (đỏ → đỏ xa → đỏ) → cây không ra hoa.
4.
- Ở thí nghiệm 2 hiệu suất nảy mầm của hạt cao hơn ở thí nghiệm 1.
- Khi hạt còn tươi, lượng AAB cao gây ức chế quá trình nảy mầm → hiệu suất nảy
mầm thấp. Khi hạt phơi khô một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất → hiệu suất nảy
mầm cao hơn.
1.
- Lượng đường trong phân tăng cao trong khi lượng đường trong nước tiểu không thay
đổi.
- Đường trong thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim amilaza của nước bọt và dịch tụy. Khi
thắt ống dẫn tụy, dịch tụy không tiết ra → đường chỉ được tiêu hóa một phần nhỏ →
đường trong phân tăng cao.
- Tụy vẫn tiết được các hoocmon vào máu để điều hòa đường huyết→ đường trong
máu vẫn bình thường → lượng đường trong nước tiểu không đổi.
2. Giải thích:
a. Ở bò, do trong ống tiêu hóa của bò lượng oxi thiếu nên vi khuẩn hô hấp yếm khí tạo
ra các axit béo → hấp thụ vào máu của bò và biến đổi thành các chất hữu cơ khác sử
dụng cho hô hấp tế bào nên nồng độ gluco trong máu thường rất thấp.
b. Phổi của chim không có khí cặn do hoạt động của phổi và hai hệ thống túi khí trước
và sau nên không khí qua phổi luôn một chiều và giàu oxi.
8
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
c. Người ta dùng khí cacbogen (5% CO 2 và 95% O2) để cấp cứu người bị ngất do ngạt
thở mà không phải oxi nguyên chất vì CO 2 có tác dụng kích thích trung khu hô hấp
gián tiếp qua nồng độ H + tác động lên thụ thể ở xoang động mạch cảnh và cung động
mạch chủ làm tăng phản xạ hô hấp, nên cần một lượng CO2 nhỏ để gây phản xạ thở.
d. Ở người, khi hít vào gắng sức, phổi căng tác động lên thụ quan ở tiểu phế quản và
màng phổi → kìm hãm trung khu hít vào, ngừng co các cơ thở → phế nang không bị
căng quá mức. Khi nín thở lâu, CO 2 trong máu tăng cao → pH dịch não tủy giảm → ưc
chế trung khu hít vào và kích thích trung khu thở ra→ cơ hô hấp dãn ra gây phản xạ
thở ra.
6
(2 điểm)
7
(2 điểm)
1.
- Loài động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ (tỉ lệ S/V lớn), mức độ trao đổi chất cao
nên cần cung cấp nhiều oxi, nhịp tim và nhịp thở càng nhanh và ngược lại. Do đó trình
tự sắp xếp như sau:
- Kích thước: A → C → B → D.
- Mức độ trao đổi chất: D → B → C → A.
2. Hệ tuần hoàn hở do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu vận
chuyển chậm, không đi xa ở các cơ quan, bộ phận xa tim → chỉ thích hợp cho động vật
có kích thước nhỏ.
3. Nhịp tim giảm, lưu lượng tim bình thường vì cơ tim của vận động viên khỏe hơn nên
thể tích tâm thu tăng → nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim, đảm bảo
lượng máu cung cấp cho các cơ quan.
4. a.
- Hẹp van động mạch chủ: Lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong chu kì tâm
thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu, gây kẹt huyết áp.
- Hẹp van hai lá: Máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong kì tâm trương làm tăng huyết áp tâm
trương, gây kẹt huyết áp.
b.
- Hẹp van tim → thể tích tâm thu giảm → nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu cho
cơ thể.
- Huyết áp lức đầu không đổi do nhịp tim tăng nhưng sau đó do tim bị suy nên huyết áp
giảm.
1. Giải thích.
a. Rượu ức chế tiết ADH → thận giảm tái hấp thụ nước → mất nước nhiều qua bài xuất
nước tiểu, áp suất thẩm thẩu dịch cơ thể giảm → gây cảm giác khát.
b. Ăn mặn thường xuyên → áp suất thẩm thấu dịch nội môi tăng → thận tăng giữ nước
→ tăng thể tích máu → huyết áp tăng cao.
c.
- Những người bị suy giảm chức năng gan sẽ không tổng hợp đủ protein huyết tương
→ giảm áp suất keo → dịch ứ đọng trong mô, gây phù nề.
- Những người phụ nữ mang thai, khi thai lớn sẽ chèn vào tĩnh mạch → áp lực ở động
mạch tăng → huyết áp tăng, sức cản của dòng chảy tăng → dịch tràn ra ngoài, gây phù.
2.
- Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước đi vào cơ
thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm thấu bằng
cách thải nhiều nước tiểu qua thận và hấp thụ tích cực muối qua mang.
- Cá xương nước biển có dịch cơ thể nhược trương so với nước biển nên nước đi ra
khỏi cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm
thấu bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã mất đồng thời vận chuyển tích
9
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
cực lượng muối thừa qua mang ra bên ngoài.
8
(2 điểm)
9
(2 điểm)
1. Giải thích
a. Sử dụng một loại thuốc làm giảm hoạt động của bơm Na +-K+: độ phân cực giảm,
chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào giảm do bơm Na+-K+ hoạt động yếu, nồng độ
K+ trong nơron giảm, K+ đi ra khỏi tế bào ít, làm bên trong ít âm hơn.
b. Khi nồng độ Ca2+ ở dịch ngoại bào giảm gây mở kênh Na + trên màng tế bào: gây mất
điện thế nghỉ ( mất phân cực) do khi kênh Na + mở, nồng độ Na+ bên ngoài ngoài cao
hơn bên trong nên Na+ khuếch tán vào bên trong tế bào, làm trung hòa điện tích âm gây
mất phân cực.
2.
- Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm của
màng sau xinap với chất axetylcholin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co
thắt nên có tác dụng giảm đau.
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminoxidaza là làm phân giải
adrenalin, vì thế làm giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.
3.
- Thuốc A: Gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh → quá trình truyền tin qua
xinap thần kinh cơ diễn ra liên tục → cơ tăng cường co rút. Gây ức chế hoạt động của
enzim axetylcolinesteraza → axetylcolin không bị phân giải mà kích thích liên tục lên
màng sau xinap → làm cho quá trình truyền tin qua xinap cơ diễn ra liên tục, cơ tăng
cường co rút.
- Thuốc B: Làm Ca2+ không vào được tế bào → axetylcolin không được giải phóng ra ở
chùy xinap → xung thần kinh không truyền qua các tế bào cơ phía sau xinap, dẫn đến
cơ không co được. Phong bế màng sau xinap → axetylcolin không gắn được lên thụ thể
ở màng sau axetylcolin → xung thần kinh không truyền qua các tế bào cơ phía sau
xinap, dẫn đến cơ không co được.
1. Trong chu trình phát triển ở sâu bướm, thiếu hoocmon ecđixơn thì sự biến đổi sâu
nhộng thành bướm không xảy ra vì có hai loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của côn trùng đó là ecđixơn và Juvenin ức chế biến đổi sâu nhộng thành
bướm. Khi Juvenin ngừng tiết thì ecđixơn gây lột xác, biến sâu thành nhộng và sau đó
thành bướm.
2.
- Chu trình sinh trưởng của ruồi: Trứng → dòi → nhộng → ruồi.
- Diệt hiệu quả ở giai đoạn dòi vì: đây là giai đoạn mẫn cảm với các tác nhân có tác
dụng tiêu diệt, giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng cần cho sự biến thái thành ruồi,
chúng chưa có khả năng sinh sản, di chuyển chậm, sống tập trung.
3.
- Iốt là thành phần cấu tạo của hoocmon Tyroxin.
- Tyroxin là hooc môn sinh trưởng, có chức năng tăng cường chuyển hóa cơ bản ở tế
bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Đối với trẻ em, tyroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào
thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ.
- Trẻ em thiếu iốt dẫn đến thiếu tyroxin làm cho tốc độ chuyển hóa cơ bản của các tế
bào giảm xuống, cơ thể sinh trưởng và phát triển chậm, biểu hiện các triệu chứng suy
dinh dưỡng; hệ thần kinh phát triển không hoàn thiện dẫn đến hoạt động kém, biểu
hiện chậm phát triển trí tuệ.
10
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
10
(2 điểm)
11
(1 điểm)
1.
- Enzyme carbonic anhydrase xúc tác hình thành H2CO3 từ CO2 và H2O. H2CO3 phân li
thành H+ và HCO3-.
- Thuốc ức chế hoạt động của carbonic anhydrase nên làm giảm hình thành H+ trong tế
bào ống thận → H+ vào dịch lọc giảm nên pH nước tiểu tăng.
- Do H+ giảm nên bơm Na+/H+ giảm chuyển H+ từ tế bào ống thận vào dịch lọc và giảm
chuyển Na+ từ dịch lọc vào tế bào ống thận→ tăng thải Na+ qua nước tiểu.
- Do tế bào ống thận giảm tái hấp thu Na+ nên Na+ mất nhiều qua nước tiểu kèm theo
H2O, gây mất nhiều nước tiểu.
2.
- Nhiễm khuẩn gây ra đáp ứng stress, gây tăng tiết cortizol và adrenalin vào máu → hai
hoocmon này làm tăng nồng độ glucôzơ máu.
- Khi bị bệnh đái tháo đường, nồng độ glucozo máu tăng nhưng tế bào không hấp thu
đủ glucozo cho nhu cầu chuyển hóa. Do đó, các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là
lipit → tăng phân giải lipit tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.
a. Chứng minh bằng phương pháp hoá học: quá trình quang hợp hấp thụ CO2, quá trình
hô hấp thải CO2.
b. Dựa vào khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2 theo phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 + H2O
Sau đó chuẩn độ Ba(OH)2 thừa bằng HCl theo phản ứng:
Ba(OH)2 + HCl = BaCl2 + H2O
→ Căn cứ lượng HCl dùng để chuẩn độ suy ra lượng CO2 có trong bình thí nghiệm.
c. Kết luận:
- Theo mức độ tiêu tốn HCl dùng để chuẩn độ, thứ tự : Bình B > Bình A > Bình C.
- Bình B-bình quang hợp-tốn nhiều nhất HCl, bình C-bình hô hấp-tốn ít nhất HCl, bình
A-đối chứng- số HCl tiêu tốn nằm giữa hai bình B và C.
--------------Hết--------------Người ra đề
( Họ và tên)
ĐÀO THỊ THANH HƯƠNG
Điện thoại liên hệ: 0905 289 619
11
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25 -
-
-
-
-
-
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Trường THPT chuyên Hạ Long
Quảng Ninh
HƯỚNG DẪN CHẤM
CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XI
MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Ngày thi: 18/04/2018
Hướng dẫn này có 10 câu; gồm 03 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUÂT
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Nêu các chức năng của prôtêin trong tế bào và cơ thể. Cho ví dụ
2,0 điểm với mỗi chức năng.
Chức năng
Ví dụ
Xúc tác các phản ứng sinh hóa
Enzim amilaza thủy phân tinh
trong tế bào
bột thành đường mantozow.
Cấu trúc tế bào và cơ thể
Conlagen tạo khung sợi trong
mô liên kết.
Dự trữ axit amin
Ovalbumin trong trứng gia cầm
Vận chuyển các chất
Hêmôglôbuin trong hồng cầu
Điều hòa các hoạt động của cơ
Insulin do tuyến tụy tiết ra giúp
thể (hooc môn)
điều hòa đường huyết
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Đáp ứng của tế bào với các kích Thụ thể kết cặp Gprôtêin tương
thích hóa học.
tác với hooc môn epinephrin
Vận động
Actin và myosin giúp cơ co
Bảo về cơ thể
Kháng thể γglobumin chống lại
sự xâm nhập của vsv gây bệnh
0,25
0,25
0,25
Câu 2
a. Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích
thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho
2,0 điểm
sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
b. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ
về một loại tế bào ở người có lưới nội chất hạt phát triển; một
1
loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển. Giải thích chức năng
của mỗi loại tế bào này?
Trả lời
a.
-Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước
lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với
môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới
các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín
hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng
lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin
hoá học.
- Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài
0,25
0,25
0,25
0,25
sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì những tế bào nào có kích thước
lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn
b
- Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin
dùng để tiết ra ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như
prôtêin của các lizôxôm.
- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào
quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và giải độc.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức
năng tổng hợp và tiết ra các kháng thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng
giải độc.
Câu 3
a. Hãy cho biết những điểm giống nhau về quá trình tổng hợp
2,0 điểm ATP theo cơ chế hóa thẩm, diễn ra ở màng sinh chất của vi
khuẩn hiếu khí, màng trong ti thể và màng tilacoit của lục lạp?
Ý nghĩa của những điểm giống nhau đó?
b. Hãy cho biết nhận định sau đây đúng? Nhận định nào sau
đây sai? Nếu sai hãy giải thích.
I. Trong hô hấp tế bào, chu trình Krebs xảy ra trong chất nền
của ti thể.
II. Trong điều kiện có ôxi hay không có ôxi thì quá trình đường
0,25
0,25
0,25
0,25
2
phân vẫn xảy ra.
III. Tất cả các prôtêin tham gia vào chuỗi chuyền êlectron ở
màng trong ti thể đều do gen trong ti thể quy định và được tổng
hợp bởi ribôxôm của ti thể.
IV. Một số enzim của chuỗi chuyền êlectron do gen trong ti thể
qu định, các phân tử mARN phiên mã từ các gen này được
chuyển ra tế bào chất để dịch mã.
Trả lời
a. Những điểm giống nhau:
+ Sử dụng một chuỗi vận chuyển electron mang năng lượng cao, kết
cặp với vận chuyển prôton (H+) vào xoang màng tạo nên građien
nồng độ prôton( H+).
+ Sự vận động của H+ xuôi chiều građien qua ATP – synthase thúc
đẩy cho quá trình tổng hợp ATP từ ADP và phôt phát vô cơ.
+ Phức hệ ATP – synthase (F0F1) có phần F0 gắn trên màng, còn
phần F1 thực hiện phản ứng xúc tác tổng hợp ATP luôn hướng vào
chất nền (ti thể, lục lạp) hoặc tế bào chất vi khuẩn.
- Ý nghĩa: Những điểm giống nhau trên là một bằng chứng ủng hộ
cho giả thuyết ‘nội cộng sinh’ về nguồn gốc của ti thể và lục lạp
trong tế bào nhân thực.
b.
I. Sai. Vì đối với vi sinh vật, chu trình Krebs xảy ra trong tế bào
chất.
II. Đúng.
III. Sai. Vì phần lớn prôtêin cấu tạo chuỗi chuyền e của ti thể do gen
trong nhân tế bào qui định và tổng hợp bởi các ribôxôm sau đó vận
chuyển vào ti thể.
IV. Sai. Vì các prôtêin enzim này do ribôxôm của ti thể tổng hợp
Câu 4
a. Phương trình nào sau đây phản ánh đúng bản chất của quá
2,0 điểm trình quang hợp ở thực vật? Viết phương trình tổng quát của
pha sáng và pha tối của quang hợp ? Nếu sử dụng CO 2 có 18O
làm nguyên liệu cho quang hợp thì 18O sẽ xuất hiện trong sản
phẩm nào của quang hợp?
Phương trình 1: 6CO2 + 6H2O + quang năng → C6H12O6 + 6O2.
Phương trình 2: 6CO2 + 12H2O + quang năng → C 6H12O6 +
6H2O + 6O2.
b. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh
0,25
0,5
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
3
tranh của một enzim? Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng
với các dụng cụ để xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào
có thể phân biệt được hai loại chất ức chế nêu trên?
Trả lời
a.
- Phương trình 2.
- Phương trình pha sáng:
12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc → 12NADPH + 18ATP +
6O2
- Phương trình pha tối:
6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 12NADP +
18ADP + 18Pvc.
- Tìm thấy O18 trong sản phẩm tạo ra là: C6H12O6 và H2O. Vì CO2
tham gia vào quang hợp trong pha tối.
b
Ti
u chí
Đối tượng
Kiểu tác động
Chất ức chế cạnh
tranh
Là chất có cấu hình
phân tử giống với cơ
chất của enzim
Liên kết vào trung tâm
hoạt động của enzim, l
m mất vị trí liên kết với
cơ chất
Chất ức chế không
cạnh tranh
Các chất có cấu hình
phân tử khác với cơ
chất của en zim, như
các nhóm (gốc)
mang điện, ion.
Không liên kết vào
vùng trung tâm hoạt
động của enzim, làm
biến đổi cấu hình
trung tâm hoạt động
của enzim.
Không
Chịu ảnh hưởng Có
bởi nồng độ cơ
chất
Có thể phân biệt được hai loại chất ức chế bằng cách:
Cho một lượng enzim nhất định cùng với cơ chất và chất ức chế
vào một ống nghiệm, sau đó tăng dần lượng cơ chất thêm vào ống
nghiệm, nếu tốc độ phản ứng gia tăng thì chất ức chế đó là chất ức
chế cạnh tranh.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4
Câu 5
a. Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của thụ
2,0 điểm thể kết cặp G-prôtêin và thụ thể kinase-tyrôsin.
b. Thực hành:
* Thí nghiệm 1:
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm, tiếp
tục nhỏ 5 giọt thuốc thử iot vào ống nghiệm này, lắc nhẹ. Hơ
ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Nêu hiện tượng xảy ra và
giải thích.
* Thí nghiệm 2:
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm 1, đun
sôi 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn, chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt
phêlinh vào ống nghiệm 1. Nêu hiện tượng và giải thích.
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm 2, cho
thêm 10 giọt HCl sau đó đun sôi 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn,
chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt phêlinh vào ống nghiệm này. Nêu hiện
tượng và giải thích.
Trả lời
a.
Thụ thể kết cặp G-protein Thụ thể kinase-tyrosine
*. Cấu trúc
- Gồm 7 chuỗi xoắn α
xuyên màng sinh chất
- Có sự liên kết với Gprotein.
* Hoạt
động
- Khi phân tử tín hiệu gắn
vào thụ thể sẽ không xảy
ra photphoryl hóa thụ thể.
- Có sự tham gia của
cAMP.
- Gồm 2 chuỗi xoắn α
xuyên màng sinh chất
- Không có liên kết với
G-protein.
- Khi phân tử tín hiệu
gắn vào thụ thể sẽ xảy
ra photphoryl hóa đuôi
tyrosin của thụ thể.
- Không có sự tham gia
0,25
0,25
0,25
0,25
của cAMP.
b. Thực hành
5
* Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím.
- Giải thích: Tinh bột chứa 2 thành phần là amylozơ và
amylopectin. Amylozơ có cấu trúc xoắn lò xo, khi nhỏ dung dịch iot
vào, iot bị giữ trong các vòng xoắn bằng các liên kết hidro nên dung
dịch co màu xanh.
* Thí nghiệm 2:
- Ống nghiệm 1, không có màu vì tinh bột không có tính khử nên
không phản ứng với phêlinh.
- Ống nghiệm 2, có màu đỏ gạch vì tinh bột trong môi trường HCl
bị phân giải thành đường glucozơ, glucozơ có tính khử nên phản
ứng với pheelinh giải phóng Cu++ làm dung dịch có màu đỏ gạch.
Câu 6
a. Nêu sự khác nhau giữa vi ống thể động và vi ống không thể
2,0 điểm động? Cho biết vai trò của từng loại vi ống trong phân bào?
b. Trong điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, người ta sử dụng
chất vinblastine (tách chiết từ cây dừa cạn) để phân giải các vi
ống. Tuy nhiên bệnh nhân khi được điều trị theo phương pháp
này thường xuất hiện các tác dụng phụ như: nôn mửa, rụng tóc,
ảnh hưởng hoạt động của hệ thần kinh. Hãy giải thích nguyên
nhân?
Trả lời
a.
+ Vi ống thể động: vi ống gắn với thể động, một loại prôtêin liên
kết với AND nhiễm sắc thể tại tâm động.
+ Vi ống không thể động: vi ống không gắn với prôtêin thể động
+ Vai trò của prôtêin thể động: giúp cho các nhiễm sắc thể phân li
về các cực của tế bào ở kì sau.
+ Vai trò các vi ống thể không động: chịu trách nhiệm kéo dài tế
bào về hai cực tế bào, chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào chất.
b.
Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp vi ống do
vậy sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
+ Hệ thống lông nhung ruột tổn thương, kém linh động, khả năng
hấp thu và vận động của ruột trở nên kém hơn rất nhiều và dẫn đến
nôn mửa liên tục.
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
+ Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tế bào vận chuyển protein tiết kéo 0.25
dài sợi tóc bị tổn thương, các cấu trúc nuôi tóc không còn hoạt động
6
nên dẫn đến rụng tóc.
+ Quá trình phân chia tế bào bị ức chế nghiêm trọng do không tổng
hợp được vi ống cho sự vận động của NST và các bào quan, cơ thể 0.25
trở nên gầy đi rất nhiều.
+ Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô cùng quan trọng
cho các sợi trục của các tế bào neuron, khi các cấu trúc cơ học này
bị tổn thương và không tổng hợp mới sẽ dẫn đến hiện tượng teo dây
thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến các hoạt động thần kinh.
0.25
Câu 7
a. Cho biết nguồn cacbon, chất nhận êlectron cuối cùng ở vi
khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter) và vi khuẩn lên men lactic đồng
2,0 điểm
hình (Streptcoccus lactic).
b. Trong nhuộm Gram, người ta thực hiện các bước lần lượt
như sau:
I. Cố định tiêu bản.
II. Nhuộm bằng tím kết tinh.
III. Xử lí tiêu bản bằng lugol.
IV. Xử lí tiêu bằng cồn hoặc axêtôn.
V. Nhuộm bổ sung bằng thuốc nhuộm phụ màu hồng.
- Trường hợp 1: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng lugol.
Kết quả nhuộm sẽ như thế nào? Giải thích.
- Trường hợp 2: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng cồn. Kết
quả nhuộm sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời
a.
- Vi khhuẩn nitrat hóa:
+ Nguồn cacbon: CO2.
+ Chất nhận êlectron cuối cùng: O2
- Vi khuẩn lactic đồng hình:
+ Nguồn cacbon: glucôzơ.
+ Chất nhận êlectron cuối cùng: axit piruvic.
b.
- Trường hợp 1: + Cả hai trường hợp tiêu bản đều có màu hồng.
+ Giải thích: Xử lí tiêu bản bằng lugol (iot) giúp tạo phức với tím
kết tinh thành dạng bền khó rửa trôi với nước. Do quên không xử lí
lugol nên tím kết tinh bị rửa trôi nên cả hai trường hợp đều bắt màu
thuốc nhuộm phụ màu hồng.
- Trường hợp 2:
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
7
+ Cả hai trường hợp tiêu bản đều có màu tím kết tinh.
+ Giải thích: Xử lí tiêu bản bằng cồn giúp phá hủy màng ngoài của
VK Gram (-) đồng thời rửa trôi một phần phức thuốc tím kết tinh.
Quên không xử lí cồn nên Vi khuẩn Gram (-) sẽ không bắt màu
thuốc nhuộm phụ màu hồng. Vi khuẩn Gram (+) vẫn giữ nguyên
màu thuốc tím kết tinh
Câu 8
Cho 4 chủng vi khuẩn sau:
2,0 điểm Vibrio cholerae; Bacillus subtilis;
Clostridium sp; E.coli. Mỗi chủng
được nuôi cấy trong 1 ống nghiệm
chứa môi trường bán lỏng. Hãy
cho biết, mỗi ống nghiệm ở hình
bên ứng với mỗi chủng vi khuẩn
nào nói trên? Giải thích.
0.25
0.25
Trả lời
- Ống nghiệm 1: chủng Bacillus subtilis
- Giải thích: Bacillus subtilis là VK hiếu khí bắt buộc nên chỉ mọc ở
bề mặt ống nghiệm nơi có nhiều O2.
- Ống nghiệm 2: chủng Clostridium sp
- Giải thích: Clostridium sp là VK kị khí bắt buộc nên chỉ mọc ở
dưới đáy ống nghiệm nơi đó không có O2.
- Ống nghiệm 3: chủng E.coli
- Giải thích: E.coli là VK hiếu khí tùy nghi bắt nên chúng có thể
mọc ở mọi chỗ trong ống nghiệm.
- Ống nghiệm 4: chủng Vibrio cholerae
- Giải thích: Vibrio cholerae là VK vi hiếu khí nên chúng chỉ có thể
mọc ở gần với bề mặt ống nghiệm là nơi có nồng độ O2 thấp.
Câu 9
a. Vì sao HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T-CD 4 ở
2,0 điểm người? Cho biết nguồn gốc của lớp vỏ ngoài và vỏ trong của
HIV?
b. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phage T4 và HIV về cấu tạo và
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
8
đặc điểm lây nhiễm vào tế bào chủ?
Trả lời
a.
+ Tương tác giữa virus với tế bào vật chủ là tương tác đặc hiệu giữa
gai vỏ vi rút với thụ quan màng tế bào.
+ Chỉ có limpho T-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích
HIV.
+ Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ
nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp protein của tế bào chủ.
+ Vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và
các gai protein do vi rút qui định tổng hợp.
b.
Phagơ T4
Cấu tạo gồm: vỏ protein +
AND.
Không có vỏ ngoài.
0.25
0.25
0.25
0.25
HIV
Cấu tạo gồm: vỏ capsit + ARN.
Có lớp vỏ ngoài, có bản chất
màng sinh chất tế bào chủ.
Hình cầu.
0.25
0.25
Hình thái gồm 3 phần: đầu, đĩa
nền và đuôi.
Khi lây nhiễm tế bào chủ, chỉ
Khi lây nhiễm tế bào chủ đưa cả 0.25
đưa lõi AND vào tế bào chủ,
vỏ capsit và lõi ARN vào tế bào
0.25
còn vỏ capsit để bên ngoài tế
chủ.
bào.
Câu 10 a. Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh ở người đều thích ứng tốt với
2,0 điểm điều kiện pH 7,35 – 7,45. Giả sử xuất hiện một chủng vi khuẩn
gây bệnh sinh trưởng tối ưu trong điều kiện pH thấp. Chủng vi
khuẩn này có dễ lây nhiễm cho con người hay không? Giải
thích.
b. Hệ thống miễn dịch ở người có thể đáp ứng bằng hình thức
miễn dịch chủ yếu nào với sự xuất hiện của các tế bào ung thư?
Giải thích.
Trả lời
a.- Vi khuẩn này dễ lây nhiễm và gây bệnh cho con người.
0.25
- Giải thích:
9
+ Dịch bài tiết của da người và dịch vị đều có pH thấp.
+ Vi khuẩn gây bệnh đột biến sinh trưởng tối ưu trong điều kiện pH
0.25
0.25
thấp dễ dàng xâm nhập qua da và dạ dày của người.
+ Trong môi trường pH thích hợp, chúng khu trú và phát triển gây
0.25
bệnh cho da và dạ dày.
b.
- Gây nên cơ chế đáp ứng chủ yễu là miễn dịch tế bào
- Các tế bào ung thư là những tế bào có hệ gen bị biến đổi nên
chúng có những protein lạ không có ở những tế bào bình thường
của cơ thể.
- Các phân tử MHC I của tế bào ung thư trình diện các protein lạ
này lên bề mặt tế bào.
- Các tế bào limpho T gây độc hoạt hóa nhận ra và gắn với các tế
bào ung thư, limpho T gây độc hoạt hóa tiết ra perforin và grazyme
để tiêu diệt tế bào ung thư.
0.25
0.25
0.25
0.25
---------Hết------
10 -
-
-