Thông tin chung
-
-
-
Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ Nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ
Dàn ý nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ
1. Mở bài:
Trong thời buổi hiện nay,khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập,thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.
Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn.
Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.
2. Thân bài:
a. Khái quát (dẫn dắt vào bài)
Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng xấu đến tính cách, lối sống của con người.
b. Giải thích
"Tự ti": Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.
"Tự phụ": Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.
c. Phân tích, bàn luận
Tự ti
Biểu hiện
Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.
Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.
Thiếu ý chí,không dám nghĩ, không dám làm.
Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)
Nguyên nhân
Nhận thức, suy nghĩ sai lầm, thiếu làm chủ bản thân.
Thiếu trình độ về nhận thức, hiểu biết và năng lực.
Thiếu bản lĩnh sống, không tin tưởng vào bản thân, sợ hỏng, sợ sai -> mặc cảm luôn nghĩ là người bỏ đi...
Tác hại: Tự ti mang lại tác hại rất lớn
Hình thành một lối sống không tốt.
Không có ý thức vươn lên.
Sống khép mình trước tập thể.
Không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để học tập và công tác tốt.
Tự phụ
Biểu hiện
Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh "ngôi sao". (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).
Nguyên nhân:
Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái "tôi" của bản thân.
Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.
Tác hại: Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị ngưòi khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của ngưòi khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.
d. Ý kiến đánh giá
Tóm lại cả tự ti và tự phụ đều có tác hại rất xấu. Con người có những thái độ như thế sẽ rất khó hoà nhập cùng với người khác, khó nhận được thiện cảm từ người khác và quan trọng hơn là chất lượng công việc ngày càng thấp kém
Cách khắc phục:
Mỗi cá nhân cần khiêm tốn để học tập người khác, đồng thời biết tiếp thu những lời phê bình nhận xét từ người khác để có thể hoàn thiện bản thân hơn
Năng động trong học tập cũng như trong công việc, không né tránh khi có chuyện mà ngược lại phải nổ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc
Cần biết đánh giá đúng bản thân mình, phát huy được những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu.
Biết hoà mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.
Bài văn mẫu nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ 1
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta đều luôn đi tìm cái gì đó tốt và có ý nghĩa đem lại giá trị cho chính bản thân mình, những điều đó để lại những điều đem lại một cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc nhất cho mỗi người, và tất cả những biểu hiện trong cuộc sống của chúng ta cũng có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình, như chúng ta đều thấy tự ti và tự phụ là hai trạng thái khác nhau, nhưng nó đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và học tập của mỗi người.
Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những đức tính tốt được biểu hiện để mỗi người có thể học tập và noi theo, trong đó hình thức quan trọng nhất đó là chúng ta cần phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cho bản thân đó mới chính là những điều quan trọng và đáng được quan tâm nhất của mỗi người. Mỗi chúng ta đều thấy rằng cuộc đời này có nhiều thứ nên học hỏi và phát triển nó mỗi ngày, chính vì vậy cuộc sống của chúng ta cần nhất đó là biết tạo nên những kĩ năng sống đúng đắn và phù hợp với chính mình.
Hai căn bệnh trên đó là sự phổ biến xuất hiện trong xã hội của chúng ta, mỗi người chúng ta đều có thể thấy rằng, những điều đó đang dần ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động to lớn đối với mỗi con người, những điều đó không chỉ làm nên những giá trị sống vẻ vang tốt đẹp mà nó còn làm cho chúng ta thức tỉnh được rất nhiều điều, trong đó tự ti đó là không tin tưởng vào khả năng của chính mình, luôn hèn nhát, không dám làm những điều mà bản thân mình muốn, sợ hãi và có những biểu hiện không tốt, còn đối lập với tự ti thì tự phụ lại là một trạng thái biểu hiện hoàn toàn khác của con người, đây là sự thái quá, khi coi mình là trung tâm của vũ trụ, và quá tin tưởng vào khả năng của chính mình, chính những điều đó làm cho họ luôn có cái thái độ đó là không muốn nghe người khác nói….
Hai biểu hiện trạng thái trên đều là 2 căn bệnh vô cùng nguy hiểm của con người, mỗi chúng ta đều phải rèn luyện để tránh mắc phải 2 căn bệnh này, mỗi chúng ta đều hiểu được biểu hiện của những điều trên đó đều có tác động không tốt đối với cuộc sống của chúng ta, những biểu hiện đó đã làm nên cho chúng ta nhiều hoài bão và tự động muốn thay đổi chính bản thân mình, điều đó có tác động tốt đối với cuộc đời của mỗi người. Trong mỗi chúng ta những điều đó có tác động cực kì to lớn và nó có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả mọi người, giá trị sống của nó làm nên một ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến suy nghĩ cũng như tư duy của con người.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, giá trị về sự sống và những điều trên đã dần đang lan tỏa nhiều những kinh nghiệm sống giúp chúng ta tránh khỏi những tình trạng xấu của xã hội gây ra cho mỗi con người. Như chúng ta đều thấy tình trạng của hai biểu hiện này, nó lộ rõ và để lại những điều đáng được quan tâm và suy nghĩ của mỗi con người, trong cuộc đời của mỗi chúng ta giá trị sống đang dần được cải thiện và thay đổi một cách mau lẹ hơn, và sự hoan lạc đã dần trở nên cũ kĩ và cần có những cách tân mới mẻ trong sự nghiệp cải tạo lối sống và những tư duy của chính mình.
Và hai biểu hiện trên đã bị xã hội phê phán một cách rất sâu sắc, chúng ta có thể nhìn thấy điều đó qua rất nhiều những biểu hiện trong cuộc sống và nó trở thành một biểu tượng mới mẻ cho mỗi chúng ta, khi tự ti thì khiến cho chúng ta trở nên hèn nhát và không dám bộc lộ chính con người và khả năng của chính mình, còn tự phụ lại là một biểu hiện quá tự tin và tự tin đến mức coi mình là nhất và không bao giờ lắng nghe và học hỏi từ người khác. Một mặt của vấn đề khiến chúng ta có những cảm nghĩ sâu sắc và nó đang dần ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời và tầm ảnh hưởng của mỗi người, giá trị của nó làm cho chúng ta cần phải có những suy nghĩ và những cách sống sâu sắc hơn.
Những biểu hiện đó làm cho chúng ta cảm thấy cần phải có sự xem xét lại chính bản thân, và nên sáng tạo và sống một cuộc sống có ý nghĩa. Học tập là một quá trình trao đổi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, chính vì vậy chúng ta cần phải hạn chế tất cả những điều xấu từ cuộc sống để dần cải thiện và nâng cao khả năng của chính mình, ngôn ngữ và tầm tư duy tích cực sẽ đưa chúng ta đến những điều tốt đẹp và có ý nghĩa hơn cho chính cuộc sống này. Giá trị của nó để lại cho chúng ta đó là cách nhìn cuộc sống đúng đắn và toàn diện hơn.
Những điều đó có ý nghĩa mạnh mẽ giúp chúng ta rất nhiều điều cho chính cuộc sống này, giá trị của nó đem lại cho cuộc đời này, đó là những niềm vui mới mẻ, những cải biến rõ ràng và sự thấu hiểu sâu sắc và có nhiều ý nghĩa hơn, trong cuộc đời của mỗi chúng ta những điều đó làm nên được rất nhiều sự sống và tầm quan trọng trong cuộc sống và học tập của mỗi con người.
Trong cuộc đời và nhiều giá trị sống mạnh mẽ sẽ được tạo nên nhờ những điều tốt đẹp và mang lại nhiều ý nghĩa mạnh mẽ nhất cho cuộc đời, những điều đó làm nên sự sống được mở rộng và sự hoan lạc ngày càng sâu sắc và có nhiều ý nghĩa to lớn. Chúng ta cần phải biết tự tin để khẳng định mình, và phát triển thêm tư duy sáng tạo của mình, nhưng cũng không nên tự phụ, cần phải biết khiêm tốn học hỏi, những điều đó mới thực sự đem lại cho cuộc đời của chúng ta những điều có ý nghĩa và đem lại một cuộc sống hạnh phúc nhất cho mỗi người.
Chúng ta cần phải biết sống và làm nên những điều có giá trị cho cuộc sống, chính những điều đó sẽ giúp chúng ta rất nhiều cho chính cuộc sống của mình, giá trị đó làm nên được bao nhiêu điều có ý nghĩa bởi biết học hỏi và biết sáng tạo là những điều có ý nghĩa to lớn và mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, những điều trên không chỉ làm cho chúng ta thấy cuộc đời này có nhiều niềm yêu thương và nó chứa đựng rất nhiều những hoài niệm sâu sắc cho cuộc đời của mỗi con người.
Mỗi chúng ta đều phải sống và làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất cho chính mình, những điều đó để lại cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa cho cuộc sống, làm cho chúng ta sáng tạo và ngày càng năng động hơn.
Bài văn mẫu nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ 2
Bản thân mỗi con người ai cũng có lối sống, phẩm chất, năng lực... khác nhau. Nhưng điều đó được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Có người quá tự ti luôn nghĩ năng lực mình thấp kém, có người thì tự phụ nghĩ năng lực mình hơn nhiều người khác. Đó là hai căn bệnh có ảnh hưởng đến học tập và công tác.
Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào?. Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhúng nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại kẻ tự ti thương không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhắt thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạng đảm nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạng trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Những kẻ ti thường nhút nhát không dám đảm nhận công việc, làm ảnh hưởng đến tập thể chung và bản thân...
Còn tự phụ là gì và biểu hiện của tự phụ như thế nào. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niêm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khắc phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hưỡng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác dể khắc phục bản thân, chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc.
Tóm lại chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân. Tự tin nhưng không tự ti, tự hào nhưng không tự phụ có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình.
Bài văn mẫu nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ 3
Con người chúng ta sinh ra đều có những tính cách khác nhau, nó chính là cơ sở tạo ra sự phát triển, và thành công ở mỗi người là khác nhau. Không ai giống ai trong xã hội cả. Trong những đức tính của con người thì đức tính tự tin là vô cùng quan trọng. Nó giúp con người ta hoàn thiện bản thân mình, tự tin đứng trước đám đông, giao tiếp tạo ra những mối quan hệ có lợi cho công việc, học tập của mình.
Những người tự tin thường dễ dàng gặt hái được thành công hơn những người khác bởi họ dám theo đuổi ước mơ, dám làm việc theo cách riêng của mình và chịu trách nhiệm về công việc. Tuy nhiên tự tin như thế nào cho đúng lại không phải việc làm dễ bởi nhiều khi tự tin thái quá con người lại dễ rơi vào tình trạng tự phụ.
Nếu tự tin đưa con người tới sự thành công được người khác kính nể, yêu mến thì tự phụ lại khiến con người gặp thất bại, bị bạn bè đồng nghiệp ghét bỏ, xa lánh, cô độc.
Tự tin là gì? Tự tin chính là một phẩm chất trong tính cách của con người nó thể hiện ra bằng những hành động quyết đoán, thái độ cương quyết, hành động mau lẹ không do dự. Tự tin là sự tin tưởng vào năng lực của bản thân mình, rằng mình có thể làm được một việc gì đó và thuyết phục người khác tin vào mình.
Tự phụ là gì? Tự phụ là việc vỗ ngực tự cho ta đây là tài giỏi, không nghe người khác can ngăn, cứ nhất quyết cho rằng mình đúng. Nói theo một cách nào đó tự phụ chính là mức độ tự tin quá cao, tới mức làm mờ ý chí suy nghĩ, phân tích của bản thân. Người tự phụ thường là những người luôn cho mình là giỏi nhất không ai giỏi hơn mình, nên thường có thái độ hống hách coi thường ý kiến người khác, rồi bảo thủ luôn cho ý kiến của mình là chính xác bắt người khác phải làm theo ý mình.
Người tự phụ thường khiến người khác vô cùng khó chịu nên họ thường bị cô độc, lẻ loi một mình.
Nếu như tự tin đưa chúng ta tới thành công thì tự phụ lại dẫn ta tới thất bại. Bởi một người mắc bệnh tự phụ thì không nhìn thấy người khác tài giỏi không mở rộng kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm mà chỉ nghĩ ta đã giỏi nhất vì vậy việc thất bại là điều dễ hiểu.
Bởi trong cuộc sống muôn màu nếu chúng ta giỏi thì lại có người khác giỏi hơn ta, đòi hỏi con người chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để không bị tụt hậu. Những người tự phụ không nhìn ra điều đó nên họ thường bị bỏ lại phía sau một mình đơn độc.
Là một học sinh còn ngồi trong ghế nhà trường mỗi bạn học sinh chúng ta cần phải tự rèn luyện tính cách tự tin cho mình. Tự tin giúp chúng ta có thể trả lời lưu loát các câu hỏi trước đám đông. Tự tin giúp chúng ta năng động hơn trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
Tự tin cần một quá trình rèn luyện mới có được chứ không thể nào có trong một hai ngày do đó chúng ta hãy tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ từ để có thể có được sự tự tin.
Tuy nhiên, chúng ta cần đặt cho mình những giới hạn riêng để sự tự tin của mình không thành quá lố bịch, biến thành tự phụ. Trong một cuộc thảo luận nên lắng nghe ý kiến người khác, phân tích tình hình chu đáo tránh việc bảo vệ ý kiến của mình một cách mù quáng, không nhận ra sai lầm của mình.
Một người tự tin đúng lúc đúng chỗ sẽ dễ dàng gặp thành công trong cuộc sống, được bạn bè yêu quý nể phục vì vậy ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện đức tính tự tin để hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn.
Bài làm 4
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người luôn cần phải có sự tự tin để thử sức trong rất nhiều các lĩnh vực, vượt qua khó khăn mới có thể vươn tay tới thành công. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người thiếu tính tự tin trong cuộc sống, họ trở nên khép kín, lo sợ về khả năng của mình và đôi khi lại trở nên tự phụ khi đánh giá sai về năng lực thật sự của mình.
Vậy tự ti là gì? Tự ti là những người luôn có tâm thế, suy nghĩ rằng mình thua kém người khác về mọi mặt. Họ trở nên khép kín, thu mình và không dám thể hiện bản thân. Suy nghĩ tự ti làm cho họ không trở nên quyết đoán, cũng không dám thử sức ở các lĩnh vực, cơ hội mới vì tâm lý sợ thất bại.
Bản thân mỗi người nếu không có thời gian tôi luyện, rèn giũa thì không thể nhanh chóng trở nên tài giỏi. Nếu bạn không dám lăn xả, tích cực thử sức, học tập những điều mới, môi trường mới thì cơ hội để bạn trở thành người thành công càng trở nên bé lại. Thế nhưng, tự ti như một tấm lá chắn làm cho ý chí của bạn bị thui chột, không dám đảm đương những vị trí quan trọng. Điều này làm họ mãi mãi quẩn quanh trong chiếc hộp an toàn của mình mà thiếu đi những bước đi đột phá. Những cơ hội và điều kiện để học tập và phát triển sẽ bị bỏ qua, thay thế bằng thời gian chỉ suốt ngày lo nghĩ: Tôi không có khả năng, tôi rất kém, tôi không học được. Ngay khi học một ngôn ngữ mới, nếu bạn tự ti, lo sợ mình nói sai, nói kém thì chẳng bao giờ bạn có thể học thật tốt, nói thật hay được. Sẵn sàng lắng nghe góp ý, sẵn sàng luyện tập, bỏ qua mặc cảm xấu hổ thì bạn mới có thể tiến bộ được.
Trái ngược với tự ti là tự tin. Thế nhưng, nếu sự tự tin không đúng chừng mực thì lại biến bạn thành một con người tự phụ. Họ luôn đề cao tầm quan trọng và sự tồn tại của bản thân trong một nhóm, hay một cộng đồng xã hội. Những ý kiến chủ quan, suy nghĩ của họ luôn bị áp đặt là đúng, là không bao giờ sai. Nhiều người được xem là mắc bệnh ngôi sao khi mọi hành động, việc làm đều chỉ xoay quanh cuộc sống, lời nói của họ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh tự phụ. Do được nhiều người xu nịnh, thích sống bằng những lời mật ngọt, nịnh hót. Đặc biệt, yếu tố xã hội cũng là một phần khiến con người trở nên tự phụ, khi họ bị sống trong những danh vọng ảo, bằng cấp giả, làm họ suy nghĩ rằng họ thực sự tài giỏi, được mọi người tôn sùng. Hiện tượng này dễ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong cuộc sống và các mối quan hệ của họ. Bạn bè xa lánh, đồng nghiệp không muốn hợp tác vì cái tôi của họ quá lớn. Quan trọng nhất là họ không có tâm lý muốn nhận thất bại. Trong khi thất bại là mẹ thành công, thì đối với họ chỉ cần thất bại một chút hay nhận một lời chê bai sẽ khiến cho họ bị dằn vặt, khó chịu, dễ gây ra những hành động mất kiểm soát.
Mỗi người cần phải tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt và bài trừ những tệ nạn, đức tính xấu. Tự ti và tự phụ đều là hai trong số rất nhiều tình cách cần được loại bỏ, bởi nó sẽ như những tảng đá to ghìm giữ sự phát triển của mỗi người trong cuộc sống.
Bài làm 5
Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến.
Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đàng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ.
Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.
-
-
-
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DHBB
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Ngày thi: 14/04/2018
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề này có 10 câu; gồm 04 trang)
Câu 1 (2,0 điểm): THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
1. Những loại liên kết và tương tác nào tham gia vào duy trì cấu trúc không gian 3 chiều của insulin ?
2. Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích?
a. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống.
b. Nước điều hòa nhiệt độ bằng hấp thụ nhiệt để hình thành các liên kết hidro và giải phóng nhiệt
khi phá vỡ liên kết hidro giữa chúng.
c. Liên kết disunfit là một loại liên kết yếu có trong cấu trúc bậc 3, bậc 4 của protein.
d. Protein được gắn với cacbohydrat tạo glicoprotein ở lưới nội chất hạt.
e. Xenlulozo được tổng hợp ở lưới nội chất trơn.
f. Lipit gắn với cacbohydrat ở bộ máy Gongi.
Câu 2 (2,0 điểm): CẤU TRÚC TẾ BÀO
1. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm
carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế
bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm
virus? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm) CHVC & NL TRONG TẾ BÀO ( ĐỒNG HÓA)
Trong các nghiên cứu liên quan đến quang hợp:
a Chất đồng vị oxy 18 (18O) được dùng vào mục đích gì?
b Hãy trình bày 2 thí nghiệm có sử dụng chất đồng vị 18O vào mục đích đó.
Câu 4 (2,0 điểm): CHVC & NL TRONG TẾ BÀO ( DỊ HÓA)
1. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng ôxi
nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí của hô hấp (chỉ xảy ra khi có mặt của ôxi)?
2. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ chất có thể
bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và biểu diễn ở đồ thị dưới đây: Cơ
chất đó bị ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua (CN) là chất ức chế sự vận
chuyển điện tử đến O2. Oligomycin ức chế enzyme ATP synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn
1
vị F0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton
vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).
Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm): TRUYỀN TIN TRONG TẾ BÀO + PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH
1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền
tin tế bào.
a. Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá trình
truyền tin của tế bào.
b. Điều gì xảy ra nếu enzyme phosphodiesterase bị mất hoạt tính?
c. Tại sao phản ứng phosphoryl hóa có thể làm thay đổi hoạt tính của một enzyme?
2. Làm thế nào để phân biệt 2 mẫu mô chứa tinh bột và glycogen đã nghiền nát? Giải thích phương
pháp nhận biết đó?
Câu 6 (2,0 điểm): PHÂN BÀO
1. Vai trò của tubulin và actin trong phân bào ở tế bào tế bào động vật có gì khác với với vai trò của
prôtêin giống tubulin và prôtêin giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
2. Sự phân chia ở vi khuẩn có theo các pha của chu kỳ tế bào không?
3. Cho biết các sự kiện sau xảy ra ở giai đoạn nào trong quá trình nguyên phân?
- Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.
- Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.
2
- Phân giải prôtêin cohesin.
- Tổng hợp các prôtêin enzyme.
Câu 7 (2,0 điểm): CẤU TRÚC – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT
1. Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch đường glucozo 10% vào hai bình tam
giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia
có nồng độ 103 tế bào nấm men / 1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng
nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc
liên tục (120 vòng /phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô
hấp của các tế bào nấm men giữa 2 bình A và B. Giải thích.
2. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên
môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH 4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4;
0,1 gam CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại
2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau
trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37 oC và giữ trong 24 giờ,
kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
a) Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; các chất thêm
vào môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streprococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn
Streprococcus faecalis?
Câu 8 (2,0 điểm): SINH TRƯỞNG – SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
1. Người ta có thể định lượng số hạt virut xâm nhiễm vào tế bào chủ bằng thí nghiệm vết tan
(plaque assay). Thí nghiệm này nuôi cấy một mẫu chứa các hạt virut (ở nồng độ thấp) trên
đĩa phủ sẵn môt lớp tế bào chủ và sau đó đếm số tổn thương cục bộ (gọi là vết tan) tạo
thành.
a. Hãy trình bày cơ sở khoa học của phương pháp định lượng virut này?
b. Nếu trên đĩa nuôi cấy tế bào chủ đếm được 30 vết tan thì có thể khẳng định số hạt virion
ban đầu đưa vào là 30 hạt không?
2. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên tục
hoặc không liên tục. Giả sử có hai chủng vi khuẩn, chủng I được nuôi cấy để thu nhận sản
phẩm là enzim chuyển hóa, chủng II được nuôi cấy để thu nhận sản phẩm là kháng sinh.
Hãy chọn phương pháp nuôi cấy phù hợp với hai chủng vi khuẩn nói trên và giải thích lý do
chọn?
Câu 9 (2,0 điểm): VIRUT
3
1. Năm 2002, giáo sư Ekhard Wimmer (Anh) đã tiến hành tổng hợp nhân tạo được genom
ARN (+) của virus bại liệt rồi đưa vào tế bào để cho chúng nhân lên. Khi tiêm các virus bại
liệt nhân tạo này vào chuột thì chuột cũng bị bệnh bại liệt. Gần đây, một nhà khoa học trẻ đã
tách được genom của virus cúm A/H5N1 gồm 8 phân tử ARN (-), rồi đưa genom tinh khiết
này vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm với hi vọng sẽ thu được kết
quả giống như của giáo sư E. Wimmer. Hãy phân tích 2 thí nghiệm này và trả lời các câu
hỏi sau:
a) Tại sao thí nghiệm của E. Wimmer lại thành công?
b) Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có tạo ra được virus cúm A/H5N1 không? Giải thích.
2. Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây bệnh như bệnh
bò điên (PrPsc),. Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng lây lan được.
a) Prion PrPsc có nhân lên giống virut không? Tại sao?
b) Prion có tính chất gì?
c) Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm
trùng khác được không? Tại sao?
Câu 10 (2,0 điểm): BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
1. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế bào T
độc (Tc) và tế bào giết (K). Tại sao cơ thể đã có tế bào Tc rồi mà vẫn cần tế bào K?
2. Khi một loại virus xâm nhập vào tế bào, hệ thống miễn dịch tế bào được hoạt hóa và chống
lại virus theo cơ chế nào?
--------------------- HẾT ---------------------
4
5 -
-
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ
NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề này có 03 trang)
Câu 1. Thành phần hóa học tế bào ( 2 điểm)
1. Các phức hệ protein cấu tạo nên chuỗi dẫn chuyền điện tử có nguồn gốc từ đâu? Trình bày
ngắn gọn quá trình tổng hợp, vận chuyển các loại protein đó đến màng trong ty thể.
2. Có 3 lọ đựng 3 loại dung dịch không ghi nhãn gồm: glucozo, saccarozo và lòng trắng
trứng. Với 2 lọ hóa chất là NaOH và CuSO4. Bạn hãy nêu cách tiến hành để phân biệt 2 lọ
dung dịch trên.
Câu 2. Cấu trúc tế bào ( 2điểm)
1. Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào
quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó
không hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
2. Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ mô
người bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố trí
thí nghiệm dùng 2 loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Câu 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) ( 2 điểm)
Cho quá trình sau:
a.
H
ình trên mô tả quá trình nào?
b. Trình bày cơ chế làm hoạt động phức hệ ATP-synthase?
c. Nếu làm giảm pH ở xoang thylakoid thì điều gì xảy ra?
d. ATP được tạo ra ở đâu?
Câu 4. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) ( 2 điểm)
Người ta tiến hành một thí
nghiệm
để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ
H+ và
Màng ngoài
sự sinh tổng hợp ATP ở ti thể. Ti thể
được
Xoang gian
phân lập từ tế bào rồi được đặt vào môi
trường
Màng trong
màng
có pH=8 (ống nghiệm A), rồi tức thì
được
Chất nền
chuyển sang môi trường có pH=7 (ống
nghiệm
B) và sự tổng hợp ATP ở ống nghiệm B
được
ghi nhận.
4.1. Hãy cho biết: mỗi phát biểu dưới
đây là
Ti thể
đúng hay sai? Giải thích.
a. Ở ống B, ATP được tổng hợp trong
chất
nền ti thể.
b. Ở ống B, ATP được tổng hợp mà
không
nhất thiết cần chuỗi chuyền điện tử.
c. Nếu ti thể ở ống A được chuyển sang
môi
trường có pH=9, sự tổng hợp ATP sẽ
xuất
hiện ở xoang gian màng.
d. Nếu tiếp tục giữ ti thể trong ống A và glucose được bổ sung thì ATP được tổng hợp.
4.2. Nếu tiến hành thí nghiệm tương tự đối với lục lạp, sự tổng hợp ATP có xảy ra không?
Giải thích.
Câu 5. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành ( 2 điểm)
5.1. Khi quả lê chín, chất điều hòa tăng trưởng thực vật êtylen (C 2H4) được tạo ra, êtylen kích
thích tổng hợp enzyme xenlulaza phân hủy vách tế bào thúc đẩy nhanh quá trình chín của quả
và có thể truyền tín hiệu đến các tế bào, quả lân cận.
a. Êtylen được vận chuyển qua màng bằng cách nào? Giải thích?
b. Thụ thể của êtylen nằm ở đâu trong tế bào? Giải thích? Quá trình trên được thực hiện theo
cơ chế nào?
5.2. Phương án thực hành
- Một bạn học sinh khi học về chất truyền tin đã khẳng định rằng: Chất truyền tin thứ hai
dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế
bào… đó chính là ion Ca2+. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất
truyền tin đó ?
Câu 6. Phân bào (2 điểm)
1. Nêu các nhân tố có tác động điều chỉnh chu kì tế bào?
2. Trong quá trình phân bào, em hiểu như thế nào là vi ống thể động, vi ống không thể động?
Chức năng của chúng là gì?
Câu 7. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2 điểm)
Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn
này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH 4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam
MgSO4; 0,1 gam CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi
loại 2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác
nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37 oC và giữ trong 24
giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
a. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; các chất thêm vào
môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streprococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào ?
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streprococcus
faecalis ?
Câu 8. Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2 điểm)
Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch
dinh dưỡng. (đã đánh dấu tương ứng.)
a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch.
b. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng.
c. Giải thích các hiện tượng.
Câu 9. Virut (2 điểm)
Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây bệnh như
bệnh bò điên (PrPsc). Chúng không có khả năng sao chép nhưng tự lây lan được.
a. Prion PrPsc có tự nhân lên giống virut không? Tại sao?
b. Prion có tính chất gì?
c. Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như bệnh nhiễm trùng
khác được không? Tại sao?
d. Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola, MERS, Zika xuất
hiện trong thời gian gần đây có phải là virut mới không? Giải thích.
e. Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo
thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người và H7N3 là chỉ gây bệnh ở gia
cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
Câu 10. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2 điểm)
a. Dưỡng bào (tế bào mast) là một tác nhân quan trọng trong đáp ứng dị ứng, các tế bào này
thường phân bố ở đâu trong cơ thể? Hóa chất được giải phóng từ các dưỡng bào trực tiếp gây
dị ứng là gì? Ở hệ miễn dịch của động vật có xương sống có một loại tế bào có chức năng
tương tự như tế bào mast, đó là tế bào nào?
b. Tóm tắt cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó.
Người ra đề : Bùi Thị Thu Thủy - SĐT: 0912.101.766
Người phản biện đề: Hoàng Tú Hằng- SĐT 0986.833.009
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
NĂM HỌC 2017 – 2018
(Đáp án này có 7 trang)
CÂU
Ý
NỘI DUNG
1
1
Các phức hệ protein cấu tạo nên chuỗi dẫn chuyền điện tử có nguồn gốc từ
đâu? Trình bày ngắn gọn quá trình tổng hợp, vận chuyển các loại protein
đó đến màng trong ty thể.
*Nguồn gốc protein trong ty thể:
- Một số polypeptide của chuỗi dẫn truyền điện tử (7 chuỗi polypeptide của
phức hợp I, 1 polypeptide của phức hợp III, cytochrome oxydase I, II và II
của phức hợp IV, 2 chuỗi polypeptide của phức hợp V (ATP synthase))được
mã hóa bởi hệ gene của ty thể.
– Hầu hết cac chuỗi polypeptide còn lại (80 chuỗi polypeptid) của các phức
hệ protein được mã hóa bởi gene trong nhân và được dịch mã bởi các
ribosome tự do trong tế bào chất sau đó được chuyển vào trong ty thể.
* Quá trình tổng hợp và vận chuyển protein:
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene ty thể mARN
polypeptide màng trong ty thể.
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene mARN (nhân)
mARN (tế bào chất) polypeptide (tế bào chất) đánh dấu polypeptide bằng
trình tự lặp lại gồm 20 – 35 acid amin tích điện dương, được duy trì ở trạng
thái mở nhờ chaperone Hsp 70. polypeptide được đánh dấu liên kết với thụ
thể trên bề mặt ty thể được duỗi thẳng polypeptide được vận chuyển vào
xoang gian màng nhờ phức hệ protein Tom trên màng ngoài phức hệ protein
Tim trên màng trong cài phần kỵ nước của polypeptid vào màng trong, phần
ưa nước quay ra xoang gian màng và chất nền ty thể.
Có 3 lọ đựng 3 loại dung dịch không ghi nhãn gồm: glucozo, saccarozo và
lòng trắng trứng. Với 2 lọ hóa chất là NaOH và CuSO 4. Bạn hãy nêu cách
tiến hành để phân biệt 2 lọ dung dịch trên.
* Cách tiến hành:
- Lấy 1 ít dung dịch cho vào ống nghiệm, đánh số.
- Nhỏ vài giọt NaOH vào 3 ống nghiệm, khuấy đều.
- Nhỏ vài giọt CuSO4 vào 3 ống nghiệm, khuấy đều.
* Hiện tượng:
- Ống nghiệm nào xuất hiện màu tím => ống nghiệm đó chứa protein
do phản ứng với CuSO4 trong MT kiềm (phản ứng piure) – đây là phản ứng
đặc trưng cho LK peptit => ống nghiệm đựng lòng trắng trứng.
- Đem 2 ống nghiệm còn lại đun trên ngọn lửa đèn cồn, ống nào cho
kết tủa màu đỏ gạch (Cu2O) thì ống nghiệm đó chứa glucozo (do glucozo có
tính khử).
- Ống nghiệm còn lại là saccarozo.
Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào.
Hãy cho biết bào quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc
2
2
1
BIỂU
ĐIỂM
0,5
0,5
0.25
0,75
2
3
của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây
hậu quả gì?
- Bào quan đó là lizoxom.
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi.
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không
được phân giải, không phân được các bào quan, tế bào già, tổn thương, không
tái chế đuợc các sản phẩm cho tế bào, không tiêu hóa được các phân tử lạ,tế
bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây nên
bệnh lí. Ví dụ: bệnh Tay – Sách: không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái hóa
thần kinh, não.
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào:vì enzim trong lizoxom ra
tế bào chất gặp môi trường trung tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được
tách ra từ mô người bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein
phân chia không ngừng. Hãy bố trí thí nghiệm dùng 2 loại tế bào này
chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Đưa nhân bị bất hoạt của tế bào hồng cầu gà vào tế bào chất của tế bào ung
thư Hela.
→ Kết quả : Tế bào mới được tổ hợp này vẫn tiếp tục sinh trưởng và phân
chia.
- Giải thích: tế bào Hela ở mô người bệnh ung thư phân chia không ngừng do
sự biến đổi trong vật chất di truyền . Nhưng trao đổi chất của tế bào cũng
đóng vai trò rất quan trọng nó góp phần gây nên quá trình phân bào mất kiểm
soát. Do đó bệnh ung thư còn được xem là một bệnh về chuyển hóa chứ
không chỉ là bệnh di truyền đơn thuần. Các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào
chất của tế bào Hela như HDACs với số lượng rất lớn gây ảnh hưởng mạnh
đến quá trình tăng trưởng và chết của tế bào. Ngoài ra những thay đổi trong
ty thể của tế bào ung thư sẽ tiếp tục thúc đẩy các tế bào tăng trưởng và phân
chia ngay cả khi nhân tế bào ung thư được thay thế bằng nhân hồng cầu gà
vốn bị bất hoạt.
- Khi một nhân tế bào hồng cầu của gà được hợp nhất với tế bào ung thư ở
người, một dị tế bào được hình thành với hai nhân có nguồn gốc khác nhau
trong một tế bào chất thông thường. Phân tích tế bào soma lai này ta thấy
rằng nhân tế bào hồng cầu được nhanh chóng kích hoạt lại bởi các nhân tố
hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela nên có khả năng tổng hợp
AND và ARN. Bằng các phương pháp miễn dịch ta có thể phát hiện việc hình
thành các kháng nguyên cụ thể của gà trong tế bào lai soma .
Thí nghiệm này đã cho thấy mối liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất.
a. Quá trình tổng hợp ATP và chuỗi chuyền điện tử quang hợp tại lớp màng
thylakoid
b. Cơ chế: do thế điện hóa và sự chênh lệch proton H + giữa trong và ngoài
màng thylakoid. H+ được bơm từ chất nền lục lạp vào trong xoang thylakoid
=> nồng độ H+ trong xoang thylakoid lớn hơn nồng độ ngoài chất nền => H +
khuếch tán theo gradien nồng độ từ trong xoang thylakoid ra ngoài chất nền
thông qua phức hệ ATP-synthase
c. Khi giảm pH trong xoang thylakoid tức là làm tăng ion H+, làm tăng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 5
0, 5
0, 5
4
1
2
5
1
gradient do đó quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra cả khi không có chuỗi
chuyền điện tử không xảy ra.
d. ATP được tạo ra ở ngoài màng thylakoid (trong chất nền lục lạp)
Hãy cho biết: mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Đúng. Vì ở ống nghiệm B, nồng độ H+ ở xoang gian màng cao hơn trong
chất nền, H+ sẽ vào trong chất nền theo chiều gradient nồng độ qua kênh
ATP-synthetase (nằm trên màng trong ti thể) → xúc tác phản ứng phosphoryl
hóa ADP tạo ATP.
b. Đúng. Vì thí nghiệm đã tạo ra sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 bên của
màng trong (xoang gian màng cao hơn chất nền) là điều kiện cần thiết để tổng
hợp ATP. Vì vậy, sự tổng hợp ATP lúc này không cần đến hoạt động của
chuỗi dẫn chuyền điện tử.
c. Sai. Vì vị trí liên kết với H + của ATP- synthetase nằm hướng về phía xoang
gian màng và núm xúc tác của phức hệ ATP-synthetase nằm hướng về phía
chất nền ti thể=> H+ chỉ có thể xuôi chiều gradient nồng độ từ xoang gian
màng vào chất nền ti thể và ATP-synthetase chỉ xúc tác tổng hợp ATP ở trong
chất nền.
- Vì vậy, nếu cho vào môi trường có pH = 9 thì H+ không thể xuôi chiều nồng
độ từ chất nền vào xoang gian màng → không thể tổng hợp ATP ở xoang
gian màng.
d. Sai. Vì bổ sung glucose nhưng không có các enzyme xúc tác quá trình
đường phân thì không thể tạo thành acid pyruvic – nguồn nguyên liệu tham
gia chu trình Krebs ở ti thể → không có sự tạo thành NADH, FADH2 cung
cấp cho chuỗi chuyền electron → không có sự tạo thành ATP.
Nếu tiến hành thí nghiệm tương tự đối với lục lạp, sự tổng hợp ATP có xảy
ra không? Giải thích.
Trên màng thylakoid, vị trí liên kết với H + của ATP- synthetase nằm hướng
về xoang thylakoid, núm xúc tác nằm hướng về phía chất nền => H + chỉ có
thể xuôi chiều gradient nồng độ từ xoang thylakoid vào chất nền lục lạp →
ATP-synthetase chỉ xúc tác tổng hợp ATP ở trong chất nền.
- Khi tiến hành thí nghiệm tương tự với lục lạp thì sẽ thu được kết quả:
pH ở xoang ngoài = pH chất nền = 7
pH xoang thylakoid = 8.
+
=>H không thể xuôi chiều nồng độ từ chất nền vào xoang thylakoid →
không thể tổng hợp ATP.
Khi quả lê chín, chất điều hòa tăng trưởng thực vật êtylen (C2H4) được tạo
ra, êtylen kích thích tổng hợp enzyme xenlulaza phân hủy vách tế bào thúc
đẩy nhanh quá trình chín của quả và có thể truyền tín hiệu đến các tế bào,
quả lân cận.
a. Êtylen được vận chuyển qua màng bằng cách nào? Giải thích?
b. Thụ thể của êtylen nằm ở đâu trong tế bào? Giải thích? Quá trình trên
được thực hiện theo cơ chế nào?
a. – Êtilen (C2H4) khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit.
- Vì êtilen là chất có kích thước nhỏ và không phân cực.
b. - Thụ thể của êtilen nằm ở tế bào chất hoặc trong nhân.
- Vì êtilen là chất không phân cực, kích thước nhỏ nên khuếch tán trực tiếp
qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất và lớp màng kép của nhân để vào
nhân tế bào. Sau khi vào nhân thì hoạt hóa gen tổng hợp enzyme xenlulaza.
0, 5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
2
6
1
2
7
Phương án thực hành
- Một bạn học sinh khi học về chất truyền tin đã khẳng định rằng: Chất
truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co
cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… đó chính là ion Ca 2+. Hãy
thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin đó ?
Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm chất
ức chế hoạt tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1 - Sau đó thấy kết quả
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca 2+ bào tương không
thay đổi
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca bào tương tăng.
Nêu các nhân tố có tác động điều chỉnh chu kì tế bào?
* Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào : Gồm 2 họ protein
- Các kinaza phụ thuộc cylin ( Cdk - gọi tắt là kinaza) có tác dụng phát động
các quá trình tiền thân bằng cách gây photphoryl hoá nhiều protein đặc trưng
tại gốc serin và treonin.
- Các cyclin ( xuất hiện theo chu kì tê bào) : đóng vai trò kiểm tra hoạt tính
photphoryl hoá của Cdk với protein đích.
-> Khi Cyclin liên kết với Cdk thành 1 phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt tính
Khi Cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk mất hoạt tính.
-> tế bào điều chỉnh chu kì phân bào bằng cơ chế tổng hợp và phân giải pro
cyclin cùng với cơ chế tạo phức hệ và giải phức hệ cyclin - Cdk.
* Các nhân tố sinh trưởng : gây hoạt hoá các gen chủ yếu là các gen mã hoá
cho cyclin và Cdk.
* Nhân tố ức chế : ức chế hoạt tính của phức hệ Cyclin- cdk .
- Trong quá trình phân bào, em hiểu như thế nào là vi ống thể động, vi ống
không thể động? Chức năng của chúng là gì?
Trong quá trình phân bào, em hiểu như thế nào là vi ống thể động, vi ống không thể động?
Chức năng của chúng là gì?
Vi ống thể động
Vi ống không thể động
Khái
- Là những vi ống bám vào thể - Là những vi ống không bám
niệm
động (cấu trúc protein đặc biệt vào thể động của NST.
nằm tại tâm động của NST) của
NST.
- Giúp NST di chuyển về 2 cực - Kéo dài tế bào trong kì sau.
Chức
của tế bào bằng cách giải trùng
năng
hợp ở đầu thể động.
Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus
faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây:
1,0 gam NH4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4; 0,1 gam CaCl2; 5,0 gam
glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10 -5 gam)
và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác
nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37 oC
và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
1,0
8
trưởng.
a. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho
electron; các chất thêm vào môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streprococcus
faecalis có kiểu dinh dưỡng nào ?
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với
vi khuẩn Streprococcus faecalis ?
a. Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được
tạo ra từ chuyển hóa glucozơ thành axit lăctic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguồn cacbon kiến tạo nên
các chất của tế bào.
- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozơ là nguồn cho
electron trong lên men lăctic đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1
trong 2 chất trên vi khuẩn không phát triển được.
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò:
Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn nêu trên.
Thiếu 1 chất trong 2 chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và
không sinh trưởng.
Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin.
Pyridoxin là vitamin B6 giúp chuyển amin của các axit amin.
Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần
lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng. (đã đánh dấu tương ứng.)
a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch.
b. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng.
c. Giải thích các hiện tượng.
a.
- Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc
- Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.
- Đĩa 3 :
+ TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn
trong suốt trên bề mặt thạch.
+ TH2: Xuất hiện khuẩn lạc.
b.
+ TH1: Phagơ độc - Tế bào sinh tan
+ TH2: Phagơ ôn hoà - Tế bào tiềm tan
c. Giải thích :
- Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ -> có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không
sống trên môi trường nhân tạo => không xuất hiện khuẩn lạc.
- Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn -> tạo khuẩn
lạc.
- Đĩa 3:
+ TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc ban đầu khuẩn lạc vẫn
xuất hiện nhưng khi số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào -> không
1,0
1,0
0,5
0,5
1,0
9
10
còn khuẩn lạc.
+ TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn => khuẩn lạc
vẫn xuất hiện và tồn tại.
Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây
bệnh như bệnh bò điên (PrPsc). Chúng không có khả năng sao chép nhưng
tự lây lan được.
a. Prion PrPsc có tự nhân lên giống virut không? Tại sao?
b. Prion có tính chất gì?
c. Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như
bệnh nhiễm trùng khác được không? Tại sao?
d. Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola,
MERS, Zika xuất hiện trong thời gian gần đây có phải là virut mới không?
Giải thích.
e. Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào
thì có thể tạo thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người
và H7N3 là chỉ gây bệnh ở gia cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào có thể
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
a. Prion PrPsc nhân lên khác virut vì chúng không chứa axit nuclêic nên không
mã hóa được prion mới mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Do đó,
không cần thiết đi vào cơ thể như virut. Prion gây bệnh tiến sát prion không
gây bệnh, cảm ứng theo một cơ chế còn chưa biết rõ biến prion không gây
bệnh thành prion gây bệnh, tức là chuyển prôtêin từ cấu trúc anpha sang cấu
trúc bêta. Prion gây bệnh mới được tạo thành nối với nhau thành chuỗi (chèn
ép gây hoại tử tế bào não).
b. Các tính chất của prion:
- Hoạt động chậm nên thời gian ủ bệnh lâu (trên 10 năm).
- Khó bị phân hủy bởi nhiệt và enzim prôtêaza
c. Trình tự axit amin của hai loại prion hoàn toàn nhau chỉ có cấu trúc là khác
nhau.
Không. Vì khi bị nhiễm prion, cơ thể không có khả năng tạo kháng thể. Do
đó, bệnh không thể chẩn đoán được bằng phản ứng miễn dịch.
d. Các virut đó không phải là virut mới. Chúng tồn tại trên trái đất từ rất lâu
(Ebola có cách đây 1000 năm). Các virut xuất hiện gần đây trước hết là do đột
biến và sau đó là do sự biến động sinh thái, chuyển từ cộng đồng nhỏ tới cộng
đồng lớn và do động vật truyền sang người. Vì thế người ta gọi các virut này
là virut mới nổi.
e. Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và H7N1.
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch ở người.
+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì các kháng
nguyên của chúng là hoàn toàn mới với người, nên có thể gây dịch lớn ra toàn
vùng, đôi khi là đại dịch rất nghiêm trọng.
a. Dưỡng bào (tế bào mast) là một tác nhân quan trọng trong đáp ứng dị
ứng, các tế bào này thường phân bố ở đâu trong cơ thể? Hóa chất được
giải phóng từ các dưỡng bào trực tiếp gây dị ứng là gì?Ở hệ miễn dịch của
động vật có xương sống có một loại tế bào có chức năng tương tự như tế
bào mast, đó là tế bào nào?
b. Tóm tắt cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
a. - Các dưỡng bào thường phân bố nhiều nhất ở các vị trí mô gần bề mặt của 1,0
cơ thể như da, thành ruột, thành các đường hô hấp
- Loại hóa chất giải phóng từ các tế bào mast trực tiếp gây đáp ứng dị ứng là
Histamin
- Tế bào thuộc hệ miễn dịch của động vật có xương sống có chức năng tương
tự như các tế bào mast đó là các bạch cầu ái kiềm. Khác với các tế bào mast
thường định vị tại các mô dễ tổn thương thì bạch cầu ái kiềm lưu hành trong
máu với số lượng rất ít
b. Cơ chế gây đáp ứng dị ứng và các triệu chứng của nó:
1,0
+ Khi tiếp xúc với dị ứng nguyên lần đầu, cơ thể tiết ra IgE gắn vào thụ thể
của các dưỡng bào (cơ chế tương tự đối với bạch cầu ái kiềm). Nếu gặp lại dị
ứng nguyên đó, kháng thể IgE sẽ nhận diện và liên kết chéo với dị ứng
nguyên, kích thích dưỡng bào giải phóng Histamin gây các triệu chứng dị ứng
+ Histamin là tác nhân kích thích cơ trơn của phế quản, đường ruột, dạ dày,
tử cung, bàng quang co mạnh, đồng thời nó cũng làm các mao mạch giãn ra.
Kết quả là các mô nơi dưỡng bào mất hạt trở nên đỏ và sung tấy, gây cảm
giác ngứa, đau rát
Người ra đề : Bùi Thị Thu Thủy - SĐT: 0912.101.766
Người phản biện đề: Hoàng Tú Hằng- SĐT 0986.833.009 -
-
-
Môn Ngữ văn lớp 9
Cả năm: 175 tiết
Học kỳ I: 18 tuần- 90 tiết
Học kỳ II: 17 tuần- 85tiết
HỌC KỲ I
Tiết thứ
Bài/chủ đề
(sau khi đã điều chỉnh)
Hướng dẫn thực hiện (không dạy/không thực hiện/khuyến khích HS tự học/HD HS tự học)
Thời lượng
(số tiết dạy)
Tiết 1, 2:
Phong cách Hồ Chí Minh.
Đủ chương trình
2
Tiết
3,
4,
5:
Chủ đề: Hội thoại.
Các phương châm hội thoại.
Các phương châm hội thoại. (tiếp 1)
Các phương châm hội thoại. (tiếp 2)
Đủ chương trình
3
Tiết
6,
7,
8,
9
Chủ đề: Văn bản thuyết minh
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh,
Đủ chương trình
4
Tiết
10,11:
12,13:
Chủ đề: Văn bản nhật dụng
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Tuyên bố thế giới về quyền…trẻ em.
Đủ chương trình
4
Tiết 14,15:
Bài Tập làm văn số 1.
Đủ chương trình
2
Tiết 16,17,18:
Chuyện người con gái Nam Xương.
Đủ chương trình
3
Xưng hô trong hội thoại.
Khuyến khích học sinh tự học
Tiết 19:
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Đủ chương trình
1
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Khuyến khích học sinh tự làm
Tiết 20,
21
Sự phát triển của từ vựng.
Sự phát triển của từ vựng. (tiếp)
Đủ chương trình
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 22,23:
Hoàng Lê nhất thống chí. (hồi thứ 14)
Đủ chương trình
2
Tiết
24,25,26,
27,28,
29,30,31
32,
33,34:
Chủ đề: Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Chị em Thuý Kiều.
Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Miêu tả trong văn tự sự.
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Đủ chương trình
11
Cảnh ngày xuân.
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 36:
Thuật ngữ.
Đủ chương trình
1
Tiết 36:
Trả bài Tập làm văn số 1.
Đủ chương trình
1
Trau dồi vốn từ.
Khuyến khích học sinh tự học
Tiết 37,38,
Bài Tập làm văn số 2.
Đủ chương trình
2
Tiết 39,40,41:
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Đủ chương trình
3
Tiết 42:
Chương trình địa phương: Văn bản: Dô tả dô tà.
Đủ chương trình
1
Tiết 43,
44,
45,
46
Chủ đề: Từ Tiếng Việt
Tổng kết từ vựng ( Từ đơn, từ phức…Từ nhiều nghĩa)
Tổng kết từ vựng ( Từ đồng âm…Trường từ vựng)
Tổng kết về từ vựng. (Sự phát triển của từ vựng,…Trau dồi vốn từ)
Tổng kết từ vựng. ( Luyện tập tổng hợp)
Đủ chương trình
4
Tiết 47:
Trả bài Tập làm văn số 2
Đủ chương trình
1
Tiết 48:
Kiểm tra truyện Trung đại
Đủ chương trình
1
Tiết 49,50
Đồng chí.
Đủ chương trình
2
Tiết 51,52
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Đủ chương trình
2
Tiết 53,54:
Đoàn thuyền đánh cá.
Đủ chương trình
2
Tiết
55,
56,
57,
58
Chủ đề: Nghị luận trong văn bản tự sự.
Nghị luận trong văn bản tự sự.
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Luyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Đủ chương trình
4
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Khuyến khích hs tự đọc, tự làm
Tập làm thơ tám chữ
Không thực hiện
2
Tiết 59,60, 61
Bếp lửa
Đủ chương trình
3
Tiết 62:
Trả bài kiểm tra văn
Đủ chương trình
1
Tiết 63,64
Ánh trăng;
Đủ chương trình
2
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 65:
Chương trình địa phương: Tìm hiểu từ ngữ địa phương Thanh Hóa
Đủ chương trình
1
Tiết 66:
Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại…Cách dẫn gián tiếp
Đủ chương trình
1
Tiết 67:
Kiểm tra Tiếng Việt
Đủ chương trình
1
Tiết 68, 69,
70
Làng.
Đủ chương trình
3
Tiết 71, 72,73:
Lặng lẽ Sa Pa.
Đủ chương trình
3
Tiết 74:
Ôn tập Tập làm văn (kết hợp với ôn tập phần văn)
Đủ chương trình
1
Tiết 75,76:
Viết bài Tập làm văn số 3.
Chuyển thành bài: Kiểm tra về thơ hiện đại
Đủ chương trình
2
Tiết77,78,79
Chiếc lược ngà.
Đủ chương trình
3
Tiết 80,81:
Kiểm tra thơ và truyện hiện đại
Chuyển thành bài: Kiểm tra về truyện hiện đại
Đủ chương trình
2
Tiết 82:
Trả bài kiểm tra tiếng Việt ,Trả bài Tập làm văn số 3.
Đủ chương trình
1
Tiết 83,84:
Cố hương. ( Phần chữ nhỏ không dạy )
Đủ chương trình
2
Tiết 85:
Trả bài kiểm tra Văn.
Đủ chương trình
1
Tiết 86,87:
Ôn tập Tập làm văn (Kết hợp với ôn tập phần văn)
Đủ chương trình
2
Tiết 88,89:
Kiểm tra học kì I
Đủ chương trình
2
Những đứa trẻ
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 90:
Trả bài kiểm tra học kỳ I
Đủ chương trình
1
HỌC KỲ II
Tiết thứ
Bài/chủ đề
(sau khi đã điều chỉnh)
Hướng dẫn thực hiện (không dạy/không thực hiện/khuyến khích HS tự học/HD HS tự học)
Thời lượng
(số tiết dạy)
Tiết
91,92,
93,
94,95
96
97
Chủ đề: Nghị luận xã hội
Bàn về đọc sách.
Nghi luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng,đạo lý
Đủ chương trình
7
Tiết 98:
Khởi ngữ.
Đủ chương trình
1
Tiết 99,
100:
Phép phân tích và tổng hợp.
Luyện tập phân tích và tổng hợp.
Đủ chương trình
2
Tiết101,102:
Tiếng nói của văn nghệ.
Đủ chương trình
2
Tiết 103,
104
Các thành phần biệt lập.
Các thành phần biệt lập. ( tiếp)
Đủ chương trình
2
Tiết 105:
CTĐP: Lựa chọn, tìm hiểu viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở Thanh Hóa
HD HS tự học
1
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 106,107:
Bài Tập làm văn số 5.
Đủ chương trình
2
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten.
Khuyến khích học sinh tự đọc
Con cò
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 108
109
Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn. ( Luyện tập)
Đủ chương trình
2
Tiết 110,111
Tiết 112:
Mùa xuân nho nhỏ.
Đủ chương trình
3
Tiết 113:
Trả bài Tập làm văn số 5
Đủ chương trình
1
Tiết 114, 115
Viếng lăng Bác.
Đủ chương trình
2
Tiết 116,117
Sang thu.
Đủ chương trình
2
Tiết
118,
119,
120
121,
122,123
124,
Chủ đề: Nghị luận văn học
Nghị luận về một tác phẩm truyện. ( hoặc đoạn trích)
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện. (hoặc đoạn trích)
Luyện tập bài nghị luận về tác phẩm truyện. (hoặc đoạn trích). Ra đề Tập làm văn số 6 làm ở nhà
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Luyện nói: Viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Đủ chương trình
7
Tiết 125,126,
127:
Nói với con.
Đủ chương trình
3
Tiết 128,
129
Nghĩa tường minh, hàm ý.
Nghĩa tường minh, hàm ý. ( tiếp)
Đủ chương trình
2
Tiết 130:
Mây và sóng.
Đủ chương trình
1
Tiết 131:
Ôn tập về thơ.
Đủ chương trình
1
Tiết 132,133
Kiểm tra văn ( phần thơ )
Đủ chương trình
2
Bến quê.
Khuyến khích học sinh
Tiết 134,135
Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Đủ chương trình
2
Tiết 136
CTĐP: Luyện tập sử dụng từ ngữ địa phương Thanh Hóa
HD HS tự học
1
Tiết 137
Trả bài Tập làm văn số 6
Đủ chương trình
1
Tiết 138,139
Viết bài Tập làm văn số7
Đủ chương trình
2
Tiết 140,141
Ôn tập Tiếng Việt 9
Đủ chương trình
3
Tiết 142, 143,144
Những ngôi sao xa xôi.
Đủ chương trình
3
Tiết 145:
CTĐP: Khắc sâu lý thuyết, kĩ năng nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở Thanh Hóa
HD HS tự học
1
Tiết 146:
Trả bài Tập làm văn số 7
Đủ chương trình
1
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết
147,
148:
Biên bản.
Luyện tập viết biên bản.
( Tập trung hướng dẫn học sinh học phần II, III bài Biên bản; phần II bài Luyện tập viết biên bản.)
I. Đặc điểm của biên bản (Khuyến khích hs tự đọc, tự làm) I. Ôn tập lí thuyết (Khuyến khích học sinh tự đọc)
2
Tiết149,150,
151:
Tổng kết ngữ pháp.
Tổng kết ngữ pháp. ( tiếp)
Đủ chương trình
3
Tiết 152,153:
Bố của Xi-mông.
Đủ chương trình
2
Tiết
154,
155:
Hợp đồng.
Luyện tập viết hợp đồng.
(Tập trung hướng dẫn
học sinh học phần II, III bài Hợp đồng; phần II bài Luyện tập viết hợp đồng.)
I. Đặc điểm của hợp đồng (Kh/khích Hs tự đọc, tự làm),I.Ôn tập lí thuyết( K/ khích Hs tự đọc)
2
Tiết 156,157:
Ôn tập về truyện.
Đủ chương trình
2
Tiết 158, 159:
Kiểm tra văn (phần truyện)
Đủ chương trình
2
Con chó Bấc.
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 160,161
Kiểm tra Tiếng Việt.
Đủ chương trình
2
Tiết 162,163,164
Tổng kết văn học nước ngoài.
Đủ chương trình
1
Bắc Sơn
Khuyến khích học sinh tự đọc
Tiết 165,166,167
Tổng kết Tập làm văn.
Đủ chương trình
3
Tiết 168,169,170
Tổng kết văn học
Đủ chương trình
3
Tiết 171:
Trả bài kiểm tra Văn
Đủ chương trình
1
Tiết 172,173
Kiểm tra Học kì II
Đủ chương trình
2
Thư, điện.
Khuyến khích học sinh tự học
Tiết 174:
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Đủ chương trình
1
Tiết 175:
Trả bài kiểm tra học kì II.
Đủ chương trình
1
-
-
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Đề thi gồm 04 trang)
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/4/2019
Câu 1 (2 điểm): Thành phần hóa học tế bào
1. Hình 1 phản ánh cấu tạo hóa học của một steroit phổ
biến trên màng sinh chất của tế bào động vật có vú.
a. Hãy nêu tên, cách sắp xếp các phân tử, tác dụng
của steroit đó trong màng sinh chất.
b. Ngoài vai trò cấu trúc màng, loại steroit này còn có
vai trò gì trong tế bào?
Hình 1: Steroit
2. Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc
không gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền,
người ta tạo được hai phân tử protein đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng
ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt
tính giống nhau không ? Tại sao?
Câu 2: ( 2 điểm) ( Cấu trúc TB)
a.Lông và roi uốn cong như thế nào?
b.Nếu người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển
động được thường bị nhiễm khuẩn phổi và có các cơ quan nội tạng như tim không ở đúng
phía của cơ thể. Dị tật này có cơ sở di truyền, cho biết di tật do nguyên nhân gì?
c. Cấu trúc thành tế bào có vai trò sinh trưởng tế bào.Em hãy giải thích và chứng minh
điều đó?
Câu 3 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Phương trình nào sau đây phản ánh đúng bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật?
Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối của quang hợp? Nếu sử dụng CO 2 có
18
O làm nguyên liệu cho quang hợp thì 18O sẽ xuất hiện trong sản phẩm nào của quang
hợp?
Phương trình 1: 6CO2 + 6H2O + quang năng → C6H12O6 + 6O2.
Phương trình 2: 6CO2 + 12H2O + quang năng → C6H12O6 + 6H2O + 6O2.
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối hoàn toàn
có thể lấy từ quá trình hô hấp?
Câu 4 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quan sát hình vẽ sau
a. Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H + ở các
bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào thực
vật?
c. Tại sao nếu không có oxi thì sự tổng hợp ATP trong
ti thể của tế bào bị đình trệ? Trong phương trình tổng
quát của quá trình hô hấp, O2 cuối cùng có mặt trong
CO2 hay H2O? Giải thích.
Câu 5 (2 điểm): Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong
truyền tin tế bào.
Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá
trình truyền tin của tế bào.
2. Làm thế nào để phân biệt 2 mẫu mô chứa tinh bột và glycogen đã nghiền nát? Giải thích
phương pháp nhận biết đó?
Câu 6 (2 điểm): Phân bào
1. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
2. Trong chu kì tế bào có sự tham gia của nhân tố điều chỉnh, là phức hệ prôtêin gọi là
cyclin- Cdk (cyclin dependant kinase).
a. Mối quan hệ giữa Cyclin và Cdk được thể hiện như thế nào?
b. Ở tế bào động vật có vú sử dụng nhiều loại cyclin tham gia điều chỉnh hoạt tính Cdk
(như cyclin A, B, D, E). Hãy phân biệt thời điểm hình thành, thời gian tồn tại và vai trò
của prôtêin cyclin A và cyclin B trong quá trình phân bào.
Câu 7 (2 điểm): Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
Có 2 ống nghiệm A và B, đều chứa cùng một loại môi trường nuôi cấy lỏng có nguồn
cacbon là glucôzơ. Người ta đưa vào mỗi ống nghiệm nói trên một số lượng vi khuẩn E.
coli bằng nhau, sau đó nâng pH trong ống A lên mức pH = 8,0 và hạ pH trong ống B
xuống mức pH = 4,0.
a. Sau cùng một thời gian, giá trị pH trong mỗi ống nghiệm thay đổi như thế nào? Giải
thích.
b. Số lượng E. coli trong mỗi ống nghiệm sau một thời gian thay đổi như thế nào? Giải
thích.
c. Trình bày các thí nghiệm để chứng minh sự thay đổi lượng glucôzơ trong môi trường
nuôi cấy ở ống nghiệm B.
Câu 8 (2 điểm): Sinh trưởng, sinh sản của VSV
1. Có 2 môi trường nuôi cấy A và B, mỗi môi trường có các loại vi khuẩn khác nhau sinh
trưởng bình thường. Thêm vào mỗi môi trường một ít lizozim, sau một thời gian thấy ở B
số lượng vi khuẩn tăng lên, ở A số lượng vi khuẩn không tăng. Có kết luận gì về 2 loại vi
khuẩn ở A và B?
2. Hãy giải thích tại sao:
a. Trong tự nhiên, nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất có tính axit hay kiềm vẫn
sinh trưởng được trong môi trường đó?
b. Nhiều vi sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh trong
khi chúng chỉ thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng?
Câu 9 (2 điểm): Virut
1. Virut tồn tại trên Trái Đất hàng tỉ năm nhưng chúng bắt nguồn từ đâu, cho đến nay vẫn
chưa có lời giải đáp. Hiện nay có những giả thuyết nào về nguồn gốc của virut?
2. Virut nào có thể dùng làm thuốc trừ sâu? Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng tại sao
trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài?
Câu 10 (2 điểm): Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Nêu sự khác nhau giữa đáp ứng miễn dịch nguyên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát.
2. Hệ thống miễn dịch ở người có thể đáp ứng bằng hình thức miễn dịch chủ yếu nào với
sự xuất hiện của các tế bào ung thư? Giải thích.
Người ra đề: Ngô Thị Thu Trang
Số điện thoại: 0979933297
SỞ GD&ĐT SƠN LA
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2018 – 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10
Câu
Câu 1
Câu
2
Nội dung
1.
a. Hợp chất hữu cơ hình 1 là cholesterol.
- Trong màng sinh chất, nhóm hydroxyl trên phân tử cholesterol tương
tác với đầu phosphate của màng còn gốc steroit và chuỗi hydrocarbon
gắn sâu vào màng.
- Các phân tử cholesterol đan xen vào những phân tử phospholipide để có
thể kết hợp chặt chẽ với màng sinh học.
- Cách sắp xếp các phân tử như vậy đã giúp cho màng ngăn chặn các
mạch acyl của phospholipide quá gần nhau để duy trì độ linh động cao
của màng mà vẫn đảm bảo độ bền chắc cơ học cần thiết.
b. Ngoài vai trò cấu trúc trong màng, cholesterol còn có vai trò:
- Là tiền chất chính để tổng hợp nhiều phân tử có hoạt tính sinh học quan
trọng
như:
vitamin
D,
nhiều
loại hormone
steroid
(cortisol, aldosterone và các hormone sinh dục), axít mật ….
- Cholesterol tương tác với protein Hedgehog – một phân tử truyền tín
hiệu then chốt trong quá trình phát triển thai nhi.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối
với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung
thư.
2. Không. Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; hai
chuỗi polipeptit dù có trình tự giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có các
gốc R hướng về các phía khác nhau và vì vậy sẽ có cấu trúc bậc 2, 3 và 4
hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt tính của protein không giống nhau.
a.- Các cánh tay dylein được ATP cung cấp năng lượng dịch chuyển bộ
đôi vi ống cho nhau vì chúng gắn chặt trong lòng bào quan và ảnh hưởng
lẫn nhau nên các bộ đôi uốn cong thay vì trượt qua nhau .
b.- Những người như vậy bị khuyết tật vận động dựa trên vi ống của
lông roi và lông nhung. Như vậy tinh trùng không thể vận động vì lông
roi hoạt động kém các đường khí bị tổn thương và các sự kiện truyền tín
hiệu trong quá trình phát triển phôi không diễn ra chính xác do lông
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu
3
nhung kém hoạt động chức năng.
c. - Khi có auxin, cầu nối hidro bị phá vỡ dưới tác động của H 2O làm các
tấm xelulozo trượt lên nhau=> dẫn đến sinh trưởng tiếp ở chỗ trống=> tế
bào dài ra
- Nước thành lập cầu nối hidro mới làm giãn ra=> phồng lên tế bào tăng
kích thước.
a.
- Phương trình 2.
- Phương trình pha sáng:
12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc → 12NADPH + 18ATP + 6O2
- Phương trình pha tối:
6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 12NADP + 18ADP +
18Pvc.
- Tìm thấy O18 trong sản phẩm tạo ra là: C6H12O6 và H2O. Vì CO2 tham
gia vào quang hợp trong pha tối.
b. Qua trình quang hợp cần pha sáng , trong khi ATP cần cho pha tối có
thể hoàn toàn lấy từ pha sáng vì:
- Nguyên liệu cần cho pha tối là ATP, NADPH đều được cung cấp đầy
đủ từ pha tối.
- Qua trình tổng hợp glucozo ở pha tối yêu cầu cần nhiều ATP mà quá
trình hô hấp tuy tạo nhiều ATP nhưng hầu hết được cung cấp cho các
hoạt động khác của cơ thể.
- Đồng thời nếu sử dụng ATP từ pha sáng sẽ hạn chế quãng đường vận
chuyển ATP từ ti thể tới lục lạp và tiết kiệm thời gian, cung cấp ATP
ngay khi cần.
Câu 4 a.
-Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty
thể
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
b.
- Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty
thể, cứ 2 ion H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
- Ở lục lạp: H+ khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion
H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
c.
- Oxi đóng vai trò là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi truyền
electron ở màng trong ti thể.
- Nếu không có oxi chuỗi truyền electron không hoạt động và không tạo
0,5
0,5
0.25
0.25
0.25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
ra điện thế màng do không có sự vận chuyển ion H + qua màng. Vì vậy
không kích hoạt phức hệ ATP-syntetaza tổng hợp ATP từ ADP và Pi.
- Không có oxi, axit piruvic sẽ lên men biến đổi thành các sản phẩm
khác.
- O2 là chất nhận electron cuối cùng, liên kết với H+ tạo nên H2O.
Câu 5 1. Hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào là cAMP (AMP
vòng)
- Cơ chế hình thành cAMP: Khi một tín hiệu ngoại bào liên kết với
protein thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất, protein thụ thể sẽ hoạt hóa
enzyme adenylyl cyclase. Enzym này xúc tác phản ứng tổng hợp nhiều
phân tử cAMP từ ATP. cAMP tiếp tục hoạt hóa con đường truyền tín
hiệu vào trong tế bào chất.
- Chuyển hóa cAMP: cAMP tạo ra chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị phân
giải bởi enzyme phosphodiesterase thành AMP mất hoạt tính. Do đó nếu
không có tín hiệu mới từ môi trường thì tác động của cAMP ngừng sau
một thời gian ngắn.
- Vai trò của cAMP: là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại thông
tin (nhận được từ chất truyền tin thứ nhất – tín hiệu ngoại bào) lên gấp 20
lần. Sau đó truyền thông tin vào tế bào chất bằng cách hoạt hóa một
protein kinase A. Protein này sẽ hoạt hóa các enzyme khác trong tế bào
chất bằng cách phosphoryl hóa, tùy từng loại tế bào gây ra các đáp ứng
tương ứng.
2. Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào 2 dung dịch trên:
- Mẫu có màu xanh tím là chứa hồ tinh bột.
- Mẫu có màu tím đỏ là glycogen.
Giải thích:
- Tinh bột chứa 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilo có
mạch không phân nhánh, khoảng 24 -30 đơn vị gluco có 1 phân nhánh,
phân nhánh thưa hơn, khi nhỏ KI lên mẫu mô chứa tinh bột các phân tử
iot kết hợp với amilozo xoắn tạo màu xanh tím.
- Glycogen có mạch phân nhánh phức tạp, sự phân nhánh dày hơn cứ 8 12 đơn phân có 1 phân nhánh, khi nhỏ KI lên mô glycogen, các phân tử
iot iot kết hợp với mạch phân nhánh nhiều cho màu tím đỏ.
Câu 6 1.
- Các cơ chế:
+ Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon, điện
tích dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon không còn liên
kết chặt vào các nucleoxom ở gần nữa, chất nhiễm sắc có cấu trúc nới
lỏng (tháo xoắn).
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
+ Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn.
+ Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn.
+ Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị metyl hóa
→ tháo xoắn.
2.
a. Mối quan hệ giữa Cdk và cyclin.
+ Khi Cyclin liên kết với Cdk thành phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt
tính, điều hòa mức độ phosphoril hóa.
+ Khi Cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk không có hoạt tính.
b. Phân biệt Cyclin A và Cyclin B
Điểm
Prôtêin cyclin A
phân biệt
Thời điểm Cuối pha G1
hình thành
Thời gian Cuối pha G1 đến cuối
tồn tại
pha S thì biến mất
Vai trò
Cùng
với
enzym
kinase xúc tiến sự
nhân đôi ADN
0.25
0.25
0.25
0,25
Prôtêin cyclin B
Cuối pha G2
0,25
Tích lũy trong nhân từ cuối pha
G2 đến tiền kì phân bào (kì đầu)
Hoạt hóa enzym kinase tham
gia tạo vi ống tubulin để hình
thành thoi phân bào
Câu 7 a.
- pH ở ống A giảm nhẹ.
Giải thích: Do bơm H+ trên màng sinh chất của E.coli bơm H+ từ trong
TB ra bên ngoài.
- pH trong ống nghiệm B tăng lên.
Giải thích: Do H+ và glucôzơ từ bên ngoài đi vào theo cơ chế đồng vận
chuyển.
b.
- Số lượng VK E. coli trong ống A không tăng.
Giải thích: Do pH bên ngoài cao nên không có quá trình đồng vận
chuyển glucôzơ vào bên trong E. coli thiếu glucôzơ nên không sinh
trưởng được.
- Số lượng VK E.coli trong ống B tăng lên
Giải thích: Do có quá trình đồng vận chuyển gluco vào bên trong E.
coli tăng lên
c.
- Thí nghiệm 1: Lấy dung dịch nuôi cấy ở ống nghiệm B, lọc qua màng
lọc VK sau đó định lượng để xác định hàm lượng glucôzơ trong đó, đối
chiếu với hàm lượng glucôzơ trước khi nuôi cấy Tính được lượng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
glucôzơ đã được VK sử dụng.
- Thí nghiệm 2: Sử dụng glucôzơ có gắn đồng vị phóng xạ 14C cho vào
ống nghiệm B, sau một thời gian, đo hoạt độ phóng xạ ở trong TB sẽ thấy
có glucôzơ trong TB E. coli.
Câu 8 1. Kết luận: vi khuẩn ở môi trường A là vi khuẩn gam dương, còn vi
khuẩn của môi trường B là vi khuẩn gam âm vì:
- Lizozim sẽ cắt đứt liên kết 1-4β glicozit phá hủy thành murein
của cả 2 loại vi khuẩn.
- Vi khuẩn gram âm có thêm lớp màng ngoài bằng polisaccarit nên
sau khi murein bị phá vỡ vẫn có thể bảo vệ tế bào, sau một thời gian có
thể tái tạo thành, phát triển và gia tăng số lượng.
- Vi khuẩn gram dương không có thêm lớp màng ngoài nên sau khi
murein bị phá vỡ vẫn không thể bảo vệ tế bào tạo thành tế bào trần, sau
một thời gian vẫn không thể tái tạo thành nên số lượng vẫn giữ nguyên.
2. a. Vì chúng có thể điều chỉnh độ pH nội bào nhờ việc tích lũy hay
không tích lũy H+.
b. Vì:
- Mặc dù pH của môi trường biến đổi nhưng pH nội bào hầu như
không thay đổi vì ion H+ rất khó thấm qua màng phôtpholipit của màng
sinh chất.
- VSV ưa pH trung tính vận chuyển K + thay cho H+, VSV ưa kiềm
vận chuyển Na+ thay cho H+, khiến cho pH nội bào gần như trung tính.
- Một số VSV tiết ra các chất làm thay đổi pH của môi trường.
Câu 9 1. Giả thuyết về nguồn gốc của virut:
– Virut có thể bắt nguồn từ genome tách ra của tế bào, lâu dần cùng tồn
tại và tiến hóa song song với tế bào.
– Virut có thể có nguồn gốc từ các phân tử di truyền ngoài nhiễm sắc thể
(transposon, plasmid) tiến hóa dần thành virus ngày nay.
+ Các plasmid tồn tại độc lập với hệ gen của tế bào, có thể tái bản độc lập
đối với hệ gen này, và đôi khi được truyền từ tế bào sang tế bào khác.
+ Các transposon là các đoạn DNA có thể vận động từ vị trí này sang vị
trí khác trong hệ gen của một tế bào.
– Virut có thể bắt nguồn từ 1 loại tế bào rất nhỏ, có cấu tạo đơn giản, kí
sinh nội bào, giống như ricketsia, lâu dần trở thành virut.
2.
a. - Virut có thể dùng làm thuốc trừ sâu là: virut baculo, trong đó virut
nhân đa diện NPV (nucleopolyhedrovirus) là các virut có thể kí sinh và
giết chết côn trùng.
- Người ta nhiễm các virut này vào sâu nuôi nhân tạo để cho chúng nhân
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
lên, sau đó nghiền, lọc bỏ bã, thu dịch chứa virut để làm thuốc trừ sâu.
b.
- Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng
vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các thể
bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể bọc có nhiều virion nên được bảo vệ
trong môi trường tự nhiên ngoài tế bào.
- Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ phân
rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành ruột
sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác.
Câu
10
Đáp ứng miễn dịch nguyên
phát
Phản ứng miễn dịch trong lần
đầu tiên tiếp xúc với kháng
nguyên
Sản sinh ra các tế bào đáp ứng
như tương bào, T độc, tế bào nhớ
nhưng đáp ứng với cường độ
thấp và nhanh, thời gian chậm.
(Đáp ứng đạt đỉnh khoảng 10
ngày sau khi tiếp xúc với KN)
Nồng độ kháng thể ít hơn.
Nhờ có nguyên phát mới tạo ra T
nhớ cho thứ phát.
0,25
0,25
Đáp ứng của miễn dịch thứ phát
Phản ứng miễn dịch khi bắt gặp lại
loại kháng nguyên đã từng tiếp xúc
lần đầu.
Nhờ tế bào nhớ đã có sẵn trí nhớ
kháng nguyên trong lần trước nên
đáp ứng với cường độ lớn và kéo
dài, thời gian nhanh. (Đáp ứng đạt
đỉnh khoảng 2-5 ngày sau khi tiếp
xúc với KN)
Nồng độ kháng thể nhiều hơn.
Nhờ có thứ phát mới giúp cơ thể
đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và
mạnh hơn, cơ sở cho tiêm vacxin.
2.
- Gây nên cơ chế đáp ứng chủ yễu là miễn dịch tế bào
- Các tế bào ung thư là những tế bào có hệ gen bị biến đổi nên chúng có
những protein lạ không có ở những tế bào bình thường của cơ thể.
- Các phân tử MHC I của tế bào ung thư trình diện các protein lạ này lên
bề mặt tế bào.
- Các tế bào limpho T gây độc hoạt hóa nhận ra và gắn với các tế bào
ung thư, limpho T gây độc hoạt hóa tiết ra perforin và grazyme để tiêu
diệt tế bào ung thư.
0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25 -
-
-
-
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP
ĐỀ NGUỒN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2018
Môn: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:
(Đề thi gồm 3 trang)
HÓA SINH TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 1. 2 điểm
a. Tất cả các loại lipid đều có 1 đặc tính chung, đó là đặc tính nào? Chỉ ra chức
năng quan trọng nhất của 2 loại lipid có chứa acids béo.
b. Các acid béo no và không no có mặt ở các tế bào sinh vật thích nghi với điều
kiện nhiệt độ khác nhau như thế nào? Giải thích sự khác biệt ấy.
c. Chỉ ra những đặc tính giúp acids nucleic đóng vai trò là vật chất di truyền của
sinh vật?
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 2. 2 điểm
a. Trong tế bào, các bào quan nào chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc? Phân
biệt cơ chế giải độc của mỗi loại bào quan đó?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều
loại thuốc kháng sinh và thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – 2 CÂU – 4 ĐIỂM
Câu 3. 2 điểm
a.Vẽ sơ đồ tóm tắt chu trình Calvin, chỉ rõ lượng ATP và NADPH đã sử dụng
để tạo ra một phân tử glucose. Tại sao nói rằng glucose là nguồn năng lượng có
giá trị cao?
b. ATP là một phân tử cao năng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho
các quá trình tổng hợp. Chỉ ra ít nhất 2 nguồn năng lượng có thể cung cấp cho
quá trình tổng hợp ATP.
Câu 4. 2 điểm
a. Chất DNP được một số thầy thuốc sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo trong
những năm 1940, nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do một vài bệnh nhân bị
tử vong. Hãy giải thích tại sao DNP có thể giúp giảm béo nhưng có thể gây tử
vong cho người dùng?
b. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào
chết, vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate,
vì sao?
TRUYỀN TIN TẾ BÀO - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 5. 2 điểm
Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò
của hệ thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của
các phân tử quan trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol
(DAG).
a. Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca 2+. Khi
một xung tín hiệu truyền dọc sợi trục của tế bào thần kinh đến chùy synapse, tín
hiệu sẽ tác động đầu tiên đến thụ thể bắt cặp G-protein, hãy mô tả con đường
khiến Ca2 trong các bể chứa được giải phóng ra ngoài tế bào chất để xung thần
kinh được liên tục.
b. Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa các thụ thể màng sinh chất và thụ thể tế bào
chất trong các con đường truyền tin.
PHÂN BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 6. 2 điểm
a. Trình bày vai trò của các loại vi ống trong quá trình phân chia tế bào? (1
điểm)
b. Thế nào là sự cố đầu mút và cách khắc phục sự cố đầu mút của các tế bào
sinh dục?
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO VI SINH VẬT. CHUYỂN HÓA
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VSV – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 7. 2 điểm
a. Phân biệt cấu trúc và cơ chế hoạt động của roi bơi vi khuẩn và roi bơi tế bào
nhân thực?
b. Ở vi sinh vật, có 2 con đường tạo ra pyruvate khác nhau, sự khác nhau căn
bản giữa 2 con đường ấy là gì? Sự khác nhau căn bản nhất giữa phương thức
hóa tổng hợp vô cơ và hô hấp kị khí là gì?
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN VI SINH VẬT – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 8. 2 điểm
a. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích
diệt khuẩn. Tuy nhiên, tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin
trong khi đó chúng khó có thể biến đổi để chống lại ethanol?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, các tế bào vi
khuẩn ở giai đoạn sau pha cân bằng sẽ như thế nào? Giải thích.
VIRUS – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 9. 2 điểm
a. Chỉ ra các bước của quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể người, từ mỗi
bước đó hãy đưa ra hướng điều trị khả thi.
b. Chỉ ra các đặc điểm của viroid để thấy rằng chúng không phải là virus mà chỉ
là tác nhân gây bệnh nhỏ hơn virus.
MIỄN DỊCH HỌC - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 10. 2 điểm
a. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do tại sao điều trị bằng liệu pháp
tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng
theo đường uống?
b. Dựa trên cơ chế gây bệnh của HIV và virus cúm, vẽ đồ thị tương đối chỉ ra số
lượng của mỗi nhóm virus này trong cơ thể người theo thời gian, giải thích sự
khác biệt.
Đề thi gồm 10 câu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Giáo viên ra đề
ThS. Nguyễn Thành Công
ĐT: 0986093886
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP
DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2018
ĐÁP ÁN ĐỀ NGUỒN
Môn: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đáp án gồm 11 trang)
HÓA SINH TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 1. 2 điểm
1.1. Tất cả các loại lipid đều có 1 đặc tính chung, đó là đặc tính nào? Chỉ ra cấu
trúc và chức năng quan trọng nhất của 2 loại lipid có chứa acids béo.
1.2. Các acid béo no và không no có mặt ở các tế bào sinh vật thích nghi với
điều kiện nhiệt độ khác nhau như thế nào? Giải thích sự khác biệt ấy.
1.3. Chỉ ra những đặc tính giúp acids nucleic đóng vai trò là vật chất di truyền
của sinh vật?
HDC
a
- Tất cả các loại lipid đều có một đặc tính chung đó là tính kị nước.
0,25 điểm
- Loại lipid có chứa axit béo thứ nhất là triglycerids (triacyl glycerol)
trong thành phần chứa 1 gốc glycerol liên kết với 3 gốc axit béo nhờ liên 0,25 điểm
kết este. Loại lipid này đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Loại lipid chứa axit béo thứ hai là phospholipid, trong cấu trúc của phân
tử có 1 gốc glycrol liên kết với 2 axit béo, một gốc phosphate - gốc
phosphate có thể liên kết với một nhóm ưa nước khác như choline hoặc 0,25 điểm
acetyl choline. Chức năng của loại lipid này là tham gia cấu tạo nên màng
tế bào.
b
- Axit béo không no, trong cấu trúc có nối đôi, chúng cấu tạo nên
phospholipid xuất hiện ở màng sinh chất của tế bào thích nghi với điều 0,25 điểm
kiện nhiệt độ thấp, vì sự có mặt của nối đôi cản trở sự đông đặc lipid bởi
nhiệt độ thấp và bảo vệ cấu trúc của màng.
- Axit béo no, trong cấu trúc chỉ có nối đơn, chúng cấu tạo nên 0,25 điểm
phospholipid xuất hiện ở màng sinh chất của các tế bào thích nghi với điều
kiện nhiệt độ cao, chúng có chức năng duy trì tính ổn định của màng trong
điều kiện nhiệt độ cao và chuyển động nhiệt xảy ra mạnh.
c
- Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trong cấu trúc có một
chuỗi kéo dài gồm nhiều đơn phân nucleotide liên kết với nhau tạo nên sự
0,25 điểm
đa dạng về trình tự và qua đó CHỨA THÔNG TIN di truyền.
- Thông tin di truyền chứa trong phân tử axit nucleic có thể được sử dụng
để tạo ra các sản phẩm trong tế bào trên một quy mô lớn là các phân tử 0,25 điểm
protein - thực hiện các hoạt động sống.
- Phân tử có thể được nhân đôi để tạo ra các bản sao làm thông tin được
sao chép, từ sự sao chép các phân tử, thông tin được phân chia về các tế 0,25 điểm
bào con thông qua quá trình phân bào và thông tin được di truyền.
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 2. 2 điểm
a. Trong tế bào, các bào quan nào chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc,
chúng tập trung ở các tế bào nào? Phân biệt cơ chế giải độc của mỗi loại bào
quan đó?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều
loại thuốc kháng sinh và thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
HDC
a.
Trong tế bào, hai bào quan chịu trách nhiệm về quá trình giải độc là lưới 0,25 điểm
nội chất trơn và peroxisome.
Cơ chế giải độc của lưới nội chất trơn: Các chất độc, các thuốc sau khi
được đưa vào tế bào được đưa vào lưới nội chất trơn, các enzyme gắn
0,5 điểm
thêm gốc hydroxyl vào chất độc để tăng tính tan và bị đẩy ra khỏi tế bào.
Cơ chế giải độc của peroxisome: Trong peroxisome có các tinh thể
enzyme oxy hóa khử, phân cắt các peroxide hoặc các superoxide một cách
0,5 điểm
an toàn mà không để các chất độc ấy lan ra tế bào chất.
b.
0,5 điểm
- Khi lạm dụng thuốc an thần và các chất kích thích trong một thời gian
dài các tế bào phải tiến hành đào thải các chất này nhờ hoạt động tích cực
của lưới nội chất trơn, đồng thời để thích nghi với sự có mặt của thuốc,
các tế bào tăng cường tổng hợp lưới nội chất trơn.
- Khi bị ốm và điều trị bằng thuốc kháng sinh, hiệu quả điều trị bằng
kháng sinh giảm đáng kể vì hoạt động mạnh mẽ của hệ thống lưới nội chất 0,25 điểm
trơn đã được “luyện tập” trước đó.
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – 2 CÂU – 4 ĐIỂM
Câu 3. 2 điểm
a.Vẽ sơ đồ tóm tắt chu trình Calvin, chỉ rõ lượng ATP và NADPH đã sử dụng
để tạo ra một phân tử glucose, từ đó giải thích tại sao nói rằng glucose là nguồn
năng lượng có giá trị cao?
b. ATP là một phân tử cao năng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho
các quá trình tổng hợp. Chỉ ra ít nhất 2 nguồn năng lượng có thể cung cấp cho
quá trình tổng hợp ATP.
HDC
a.
Vẽ được sơ đồ chu trình Calvin và chỉ ra để cần tổng hợp 1 glucose cần
0,5 điểm
tiêu thụ 12 NADPH và 18 ATP
Phân tử càng dự trữ nhiều thế năng thì năng lượng và lực khử cần để hình
thành phân tử đó càng lớn. Glucose là một nguồn năng lượng có giá trị do
nó dễ bị khử, dự trữ nhiều thế năng trong các electron của nó. Để khử CO 2
0,5 điểm
thành glucose thì cần tới 18ATP và 12 NADPH, một số lượng rất lớn năng
lượng và lực khử.
b. Thí sinh trả lời được 2 trong 3 nguồn dưới đây đều được điểm tối đa.
- Nguồn 1: Quang năng có trong ánh sáng mặt trời -- chuỗi vận chuyển
điện tử quang hợp -- Sự chênh lệch gradient H + (PMF) giữa 2 phía của
0,5 điểm
màng thylacoid -- ATP synthase -- ATP. Quá trình tượng tự có thể xảy ra
ở các vi sinh vật quang hợp.
- Nguồn 2: Phản ứng oxy hóa khử từ các hợp chất vô cơ -- chuỗi vận
chuyển điện tử trên màng tế bào -- chênh lệch gradient H + (PMF) giữa 2
phía của màng thylacoid -- ATP synthase -- ATP: Quá trình nảy xảy ra
0,5 điểm
trên màng của tế bào vi sinh vật hóa tổng hợp.
- Nguồn 3: Từ chất hữu cơ của sinh vật khác -- NADH -- chuỗi truyền
electron hô hấp (trên màng tế bào hoặc màng trong ti thể) -- PMF -- ATP
synthase: ATP: Quá trình này xảy ra trong quá trình hô hấp tế bào.
Câu 4. 2 điểm
a. Chất DNP được một số thầy thuốc sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo trong
những năm 1940, nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do một vài bệnh nhân bị
tử vong. Hãy giải thích tại sao DNP có thể giúp giảm béo nhưng có thể gây tử
vong cho người dùng?
b. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào
chết, vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate,
vì sao?(1 điểm)
HDC
a.
- Cơ chế giảm béo của DNP được thực hiện như sau: Sau khi xâm nhập
vào trong ti thể, DNP gắn trên màng trong ti thể tạo ra một kênh cho phép
các proton đi từ không gian gian màng vào trong chất nền ti thể, PMF
được tạo thành bởi chuỗi vận chuyển electron hô hấp sẽ không được sử
dụng vào sản xuất ATP ở ATP synthase mà bị đẩy vào trong chất nền ti
0,5 điểm
thể một cách vô ích qua DNP, cơ thể tiêu thụ nhiều nguyên liệu hô hấp mà
không tạo ra năng lượng ATP nên giảm béo.
- Việc cơ thể tiêu thụ một lượng lớn chất dự trữ mà không thu được ATP
khiến cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng ATP cho các hoạt động sống bình
thường. Đồng thời, do ATP không được tạo ra từ PMF nên năng lượng
được giải phóng dưới dạng nhiệt làm tăng thân nhiệt lên quá mức. Các
0,5 điểm
nguyên nhân trên dẫn tới nguy cơ tử vong cao đối với người sử dụng
thuốc.
b.
- Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi
vận chuyển điện tử hô hấp, do vậy nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử
và khi hàm lượng vượt quá mức cho phép khiến nhiều tế bào không đủ
0,5 điểm
cung cấp năng lượng cho hoạt động của mình sẽ chết
Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu
thụ được NADH và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD +, chất này cạn
kiệt sẽ ức chế chu trình Krebs
0,5 điểm
Tuy nhiên, quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vì NADH mà nó tạo ra
được dùng để chuyển hóa pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2
TRUYỀN TIN TẾ BÀO - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 5. 2 điểm
Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò
của hệ thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của
các phân tử quan trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol
(DAG).
a. Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca 2+. Khi
một xung tín hiệu truyền dọc sợi trục của tế bào thần kinh đến chùy synapse, tín
hiệu sẽ tác động đầu tiên đến thụ thể bắt cặp G-protein, hãy mô tả con đường
khiến Ca2 trong các bể chứa được giải phóng ra ngoài tế bào chất để xung thần
kinh được liên tục.
b. Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa các thụ thể màng sinh chất và thụ thể tế bào
chất trong các con đường truyền tin.
HDC
a.
- Hai vị trí trong tế bào chất duy trì nồng độ Ca2+ cao bao gồm: Lưới nội
0,25 điểm
chất trơn (SER) và ty thể
- Khi tín hiệu tác động đến thụ thể bắt cặp G-protein, G-protein bị
phosphoryl hóa và hoạt hóa phospholipase C
- Enzyme phospholipase C thủy phân phospholipid trên màng tạo ra DAG
và IP3 là chất truyền tin thứ 2
0,25 điểm
0,25 điểm
- IP3 gắn vào kênh Ca2+ trên màng RER và hoạt hóa kênh, Ca2+ sẽ chuyển
từ xoang RER vào tế bào chất và kích hoạt các con đường truyền tín hiệu
0,25 điểm
thần kinh tiếp theo
b.
0,5 điểm
- Các thụ thể màng tế bào là các thụ thể lớn, tiếp nhận các phân tử tín hiệu
không tan trong lipid mà tan trong nước, quá trình truyền tin phải có các
phân tử tín hiệu thứ cấp.
- Các thụ thể tế bào chất thường là các thụ thể tiếp nhận các phân tử tín
hiệu tan trong lipid, các tín hiệu này đi qua màng, liên kết đặc hiệu với thụ
thể tạo thành phức hệ có khả năng đi vào trong nhân, nó thường là các
0,5 điểm
nhân tố phiên mã, quá trình này không cần đến các phân tử tín hiệu thứ
cấp.
PHÂN BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 6. 2 điểm
a. Trình bày vai trò của các loại vi ống trong quá trình phân chia tế bào? (1
điểm)
b. Thế nào là sự cố đầu mút và cách khắc phục sự cố đầu mút của các tế bào
sinh dục? (1 điểm)
HDC
a.
- Vi ống thể động đóng vai trò dẫn đường cho NST, phối hợp với thể động
để di chuyển NST và về hai cực của tế bào trong kỳ sau của các quá trình
0,5 điểm
phân bào.
- Vi ống không thể động đóng vai trò đẩy tế bào kéo dài về 2 phía, tạo
điều kiện cho sự phân cắt tế bào thành 2 tế bào con.
0,5 điểm
b.
- Sự cố đầu mút là hiện tượng xảy ra trong quá trình tái bản của phân tử
ADN mạch kép, dạng thẳng. Sau quá trình tái bản, đoạn mồi ở đầu tận
cùng của phân tử ADN bị loại bỏ nhưng không được bổ sung bằng đoạn
0,5 điểm
ADN thay thế. Theo thời gian, đầu mút các phân tử ADN con sẽ bị ngắn
dần.
- Khắc phục ở tế bào sinh dục: Tái bản đoạn cuối cùng nhờ telomerase với
cơ chế như sau:
Trong phân tử telomerase có một phân đoạn ARN, enzyme này bám vào
phần cuối của phân tử ADN và sử dụng đoạn ARN của mình làm khuôn,
tổng hợp kéo dài mạch gốc của ADN thêm một đoạn nữa. Nhờ đoạn ADN
kéo dài này, các phân tử ADN polymerase, ADN ligase hoạt động tổng
0,5 điểm
hợp bổ sung đoạn mạch bù lại đoạn mồi bị cắt.
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO VI SINH VẬT – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VSV – 1 CÂU – 1
ĐIỂM
Câu 7. 2 điểm
a. Phân biệt cấu trúc và cơ chế hoạt động của roi bơi vi khuẩn và roi bơi tế bào
nhân thực?
b. Ở vi sinh vật, có 2 con đường tạo ra pyruvate khác nhau, sự khác nhau căn
bản giữa 2 con đường ấy là gì? Sự khác nhau căn bản nhất giữa phương thức
hóa tổng hợp vô cơ và hô hấp kị khí là gì?
HDC
a.
- Roi bơi nhân thực có nguồn gốc từ trung thể, có cấu trúc 9+2 bộ đôi vi
ống được bao bọc bởi màng sinh chất, giữa các vi ống được lấp đầy bởi tế
bào chất, các bộ đôi vi ống được nối với nhau nhờ các protein động cơ
0,5 điểm
(cầu nối dynein). Các protein động cơ có thể sử dụng ATP khiến roi bơi
vận động kiểu xoắn hay đập mái chèo.
- Roi bơi nhân sơ được tạo bởi cấu trúc thể gốc, bao và thân roi. Thân roi
được tạo bởi các tiểu phần flagellin, thể gốc gồm nhiều vòng protein khác
nhau (tùy loại vi khuẩn gram âm hay gram dương). Hoạt động của roi bơi
0,5 điểm
nhân sơ được thực hiện nhờ dòng vận động của proton chảy qua thể gốc
làm quay roto, việc quay roto dẫn tới thân roi được vận động.
- Hai con đường tạo ra pyruvate khác nhau ở sinh vật bao gồm con đường
đường phân (Embden - Mayerhof) và con đường Entner – Doudoroff và
con đường Entner – Doudoroff tạo ra G6P và KDPG rồi tạo thành
0,5 điểm
pyruvate, trong khi đường phân tạo thành 2 pyruvates theo một con đường
tạo ra frutose 1,6 diphosphate
- Hóa tổng hợp là quá trình đồng hóa (tổng hợp), hô hấp kị khí là quá trình
dị hóa (phân giải). Hóa tổng hợp sử dụng các chất vô cơ như nguồn chất
cho e tạo ra lực khử, tích lũy năng lượng cho sự cố định CO 2 trong khi hô
hấp kỵ khí sử dụng nguồn chất vô cơ/hữu cơ là chất nhận e cuối cùng, quá
0,5 điểm
trình truyền e đó tạo ra năng lượng ATP.
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN VI SINH VẬT – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 8. 2 điểm
a. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích
diệt khuẩn. Tuy nhiên, tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin
trong khi đó chúng khó có thể biến đổi để chống lại ethanol?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, chỉ ra hai
yếu tố quyết định kích thước quần thể vi sinh vật và sự biến đổi của quần thể vi
sinh vật thể hiện như thế nào ở giai đoạn pha suy vong?
HDC
a.
- Cả ethanol và penicillin đều là nhóm chất diệt khuẩn, tuy nhiên cơ chế
diệt khuẩn của hai nhóm chất trên khác nhau nên vi khuẩn sẽ có đáp ứng
0,25 điểm
khác nhau trước sự có mặt của 2 nhóm chất này.
- Ethanol là phân tử nhỏ có tác dụng gây biến tính protein màng và hệ
thống protein trong tế bào khi nó xâm nhập vào bên trong, các protein biến
tính mất chức năng sinh lý và tế bào chết đi. Cơ chế đó là cơ chế không
0,25 điểm
chọn lọc, hầu hết protein đều bị tác động do vậy vi khuẩn khó có thể tiến
hóa để chống lại ethanol
- Penicillin là phân tử lớn, có tác động chọn lọc lên một quá trình sinh lý
cụ thể của vi khuẩn là quá trình tổng hợp thành tế bào do vậy vi khuẩn có
thể tiến hóa theo chiều hướng chọn lọc hoặc nhận các biến dị sản sinh
0,25 điểm
enzyme penicillinase và kháng lại kháng sinh này
b.
- Có 2 yếu tố quyết định kích thước quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy
không liên tục bao gồm lượng chất dinh dưỡng có mặt trong môi trường
0,5 điểm
và bản chất của loài vi sinh vật.
- Ở giai đoạn suy vong, số lượng tế bào giảm dần do số lượng tế bào mới
tạo ra ít hơn nhiều so với số lượng tế bào bị chết đi do chất dinh dưỡng 0,25 điểm
cạn kiệt và hàm lượng chất độc trong môi trường tăng cao.
- Nhiều tế bào trong quần thể vi sinh vật đi vào hiện tượng chết theo lập 0,25 điểm
trình, giải phóng các chất dinh dưỡng cho một số tế bào khác có khả năng
sử dụng và tiếp tục sống sót và tạo ra pha cân bằng phụ.
- Một số tế bào khởi động con đường hình thành nội bào tử, tạo ra cấu trúc
có khả năng tồn tại qua điều kiện khắc nghiệt nhờ tồn tại ở trạng thái tiềm
sinh. Các tế bào này chờ đợi điều kiện thuận lợi để trở lại trạng thái ban
0,25 điểm
đầu.
VIRUS – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 9. 2 điểm
a. Chỉ ra các bước mấu chốt của quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể người,
từ mỗi bước đó hãy đưa ra hướng điều trị khả thi.
b. Chỉ ra các đặc điểm của viroid để thấy rằng chúng không phải là virus mà chỉ
là tác nhân gây bệnh nhỏ hơn virus.
HDC
a.
- Giai đoạn hấp phụ vào tế bào lymphoT: Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai
glycoprotein và thụ thể CD4, đồng thụ thể CCR5 Hướng điều trị: Sử
0,25 điểm
dụng thuốc liên kết vào gai glycoprotein của virus khiến chúng không thể
liên kết và hấp phụ lên màng tế bào chủ.
- Giai đoạn tổng hợp: Sau khi HIV xâm nhập vào tế bào chủ, nó sử dụng
enzyme phiên mã ngược để chuyển ssRNA thành phân tử DNA lai, sau đó
tạo ra DNA mạch kép Sử dụng thuốc ức chế enzyme phiên mã ngược
0,25 điểm
để quá trình này không được thực hiện.
- Giai đoạn gắn DNA của HIV vào trong DNA của tế bào chủ tìm kiếm
các trình tự đặc hiệu cho việc gắn DNA HIV và DNA tế bào chủ, tiến
hành bao bọc bằng các loại thuốc đặc hiệu để DNA HIV không gắn được
0,25 điểm
vào trong.
- Giai đoạn lắp ráp: Các enzyme sẽ tiến hành cắt các protein capsome của
virus để tạo ra các tiểu đơn vị hình thành vỏ capsid. Sử dụng chất ức chế 0,25 điểm
enzyme chế biến vỏ để không tạo ra các hạt HIV mới được.
b.
- Các viroid chỉ là một phân tử ARN mạch hỗn hợp, có vùng bổ sung nội 0,25 điểm
phân tử tạo ra mạch kép, có vùng duy trì mạch đơn một phần.
- Các viroid không có vỏ capsid bao ngoài, không có màng ngoài bao bọc
0,25 điểm
- Các viroid không thực hiện quá trình nhân lên theo trình tự 5 giai đoạn
giống như các virus thông thường.
0,25 điểm
- Các viroid gây hại cho tế bào chủ bằng cách tạo ra đoạn RNA bổ sung
đặc hiệu với 1 mRNA của tế bào khiến cho quá trình dịch mã trên phân tử
mRNA đó bị gián đoạn, không tạo ra sản phẩm cuối, cơ thể có thể bị bệnh
0,25 điểm
và chết.
MIỄN DỊCH HỌC - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 10. 2 điểm
a. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do tại sao điều trị bằng liệu pháp
tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng
theo đường uống?
b. Dựa trên cơ chế gây bệnh của HIV và virus cúm, vẽ đồ thị tương đối chỉ ra số
lượng của mỗi nhóm virus này trong cơ thể người theo thời gian, giải thích sự
khác biệt.
HDC
a.
- Dùng đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày, bị 0,25 điểm
tiêu hóa bởi enzyme và mất chức năng.
- Dùng đường uống, kháng sinh có thể có kích thước phân tử lớn nên hiệu
quả đi vào tế bào biểu mô ruột từ đó vào máu không cao
- Bệnh tả kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra
hoặc không tồn tại trong đường tiêu hóa đủ thời gian.
- Tiêm trực tiếp vào máu, nó sẽ đi đến hầu hết mọi ngõ ngách của cơ thể
nơi có mạch máu nhỏ nhất, trong đó có cả khu vực sống của vi khuẩn
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b.
- Đồ thị số lượng hạt virus cúm:
Số lượng hạt virus tăng đều, sau
đó lượng kháng thể trong cơ thể
0,5 điểm
gia tăng đủ lớn và tiêu diệt hết
các hạt virus cho đến khi khỏi cúm hoàn toàn.
- Đồ thị số lượng hạt virus HIV
0,5 điểm
trong cơ thể:
Số lượng các hạt virus gia tăng dần. Ở giai đoạn sau, hệ miễn dịch suy yếu
hoàn toàn và số lượng hạt HIV tăng nhanh. -
MOÂN : Tieáng vieät
Lôùp : 5.
Naêm hoïc : 2019 – 2020.
MA TRẬN ĐỀ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Mạch kiến thức, kĩ năng
Kiến thức tiếng Việt:
- Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ
(kể cả thành ngữ, tục ngữ từ hán việt thông
dụng) thuộc các chủ điểm đã học.
- Sử dụng được dấu chấm dấu chấm hỏi, dấu
chấm than, dấu phẩy, dáu hai chấm, dấu
ngoặc kép, dấu gạch ngang
- Nhận biết và bước đầu cẩm nhận được cái
hay của những câu văn có sử dụng biện pháp
so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay.
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết
có ý nghĩa trong bài đọc.
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý
nghĩa của bài.
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi
tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều
đọc được với bản thân và thực tế.
Tổng:
Số câu
số điểm
Mức
1
Mức
2
Mức
3
Mức
4
Tổng
Số câu
1
1
1
1
04
Số điểm
0,5
0,5
1
1
03
Số câu
2
2
1
1
06
Số điểm
1
1
1
1
04
Số câu
Số điểm
3
1,5
3
1,5
2
2
2
2
10
7
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt
Giữa học kì I lớp 5
TT
1
2
Chủ đề
Đọc hiểu
văn bản
Kiến thức Tiếng
Việt
Tổng số câu
Số câu
Câu số
Số câu
Câu số
Mức 1
TN
TL
2
1-2
1
7
3
Mức 2
TN
TL
2
3-4
1
8
3
Mức 3
TN
TL
1
5
1
9
2
Mức 4
TN
TL
1
6
1
10
2
Tổng
6
4
10
I/BÀI KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 Điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói ( kiểm tra từng cá nhân) : (03
Điểm)
* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng dọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói ( Học sinh trả lời
1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).
* Nội dung kiểm tra:
+ Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK tiếng việt lớp 5 tập 1 ( do giáo
viên lựa chọ và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, doạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc
thăm rồi đọc thành tiếng ).
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết
ôn tập ở tuần 28.
* Cách đánh giá, cho điểm:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu,các cụm từ rõ nghĩa; dọc đúng tiếng, từ ( không sai quá 5 tiếng): 1
điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu ( Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh) : (7 điểm)
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu; kiến thức Tiếng Việt của học sinh.
A. Kiểm tra đọc ( 10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm )
2. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ( 7 điểm )
( Thời gian: 35 phút ) Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :
Moät chuyeân gia maùy xuùc
Ñoù laø moät buoåi saùng ñaàu xuaân. Trôøi ñeïp. Gioù nheï vaø hôi laïnh.
Aùnh naéng ban mai nhaït loaõng raûi treân vung ñaát ñoû coâng tröôøng taïo neân
moät hoaø saéc eâm dòu.
Chieác maùy xuùc cuûa toâi hoái haû “ dieåm taâm” nhöõng gaàu chaéc vaø
ñaày. Chôït luùc quay ra , qua khung cöûa kính buoàng maùy, toâi nhìn thaáy moät ngöôøi
ngoaïi quoác cao lôùn, maùi toùc vaøng oùng öûng leân nhö moät maûng naéng. Toâi ñaõ
töøng gaëp nhieàu ngöôøi ngoaïi quoác ñeán tham quan coâng tröôøng. Nhöng ngöôøi
ngoaïi quoác naøy coù moät veû gì noåi baät leân khaùc haún caùc khaùch tham quan
khaùc.Boä quaàn aùo xanh maøu coâng nhaân, thaân hình chaéc vaø khoeû, khuoân maët
to chaát phaùt…, taát caû gôïi leân ngay töø phuùt ñaàu nhöõng neùt giaûn dò , thaân
maät.
Ñoaøn xe taûi laàn löôït ra khoûi coâng tröôøng. Toâi cho maùy xuùc vun
ñaát xong ñaâu vaøo ñaáy, haï tay gaàu roài nhaûy ra khoûi buoàng laùi.Anh phieân
dòch giôùi thieäu: “ Ñoàng chí A-leách-xaây, chuyen gia maùy xuùc!”
A-leách-xaây nhìn toâi baêng ñoâi maét saâu vaø xanh, mæm cöôøi , hoûi:
- Ñoàng chí laùi maùy xuùc bao nhieâu naêm roài?
- Tính ñeán nay laø naêm thöù möôøi moät .- Toâi ñaùp.
Theá laø A-leách-xaây ñöa baøn tay vöøa to vöøa chaéc ra naém laáy baøn
tay ñaày daàu môõ cuûa toâi laéc maïnh vaø noùi:
- Chuùng mình laø baïn ñoàng nghieäp ñaáy, ñoàng chí Thuyû aï!
Cuoäc tieáp xuùc thaân maät aáy ñaõ môû ñaàu cho tình baïn thaém
thieát giöõa toâi vaø A-leách-xaây.
Theo HOÀNG
THUYÛ.
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Anh Thuyû gaëp anh A-leách-xaây ôû ñaâu?
A. ÔÛ coâng tröôøng.
B. ÔÛ noâng tröôøng.
C. ÔÛ nhaø maùy.
D. Ở Xưởng
2. A-leách-xaây lam ngheà gì?
A. Giaùm ñoác coâng tröôøng.
B. Chuyeân gia maùy xuùc.
C. Chuyeân gia giaùo duïc.
D. Chuyên gia máy ũi.
3. Hình daùng cuûa A-leách-xaây nhö theá naøo?
A. Thaân hình cao lôùn, maùi toùc ñen boùng.
B. Thaân hình nhoû nhaén, maùi toùc vaøng oùng.
C. Thaân hình cao lôùn , maùi toùc vaøng oùng.
D. Thaân hình nhoû nhaén, maùi toùc đen boùng.
4. Daùng veû cuûa A-leách –xaây coù gì ñaëc bieät khieán anh Thuyû
chuù yù?
A. Boä quaàn aùo xanh coâng nhaân, thaân hình chaéc khoeû ,
khuoân maët to…
B. Boä quaàn aùo xanh noâng daân, thaân hình chaéc khoeû ,
khuoân maët to…
C. Boä quaàn aùo xanh giaùm ñoác, thaân hình chaéc khoeû ,
khuoân maët to…
D. Boä quaàn aùo xanh bộ đội, thaân hình chaéc khoeû , khuoân
maët to…
5. Cuoäc gaëp gôõ giữa hai ngöôøi baïn ñoàng nghieäp dieãn ra nhö
theá naøo?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6. Taùc giaû vieát caâu chuyeän naøy ñeå laøm gì ?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7. Doøng naøo döôùi ñaây neâu ñuùng nghóa cuûa töø “ hoaø bình”?
A. Traïng thaùi bình thaûn.
B. Traïng thaùi khoâng coù chieán tranh.
C. Traïng thaùi hieàn hoaø.
D. Traïng thaùi thanh thản.
8.Töø naøo döôùi ñaây ñoàng nghóa vôùi töø “ hoaø bình”?
A. Laëng yeân.
B. Thaùi bình.
C. Yeân tónh.
D. Chiến tranh
9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
Cánh đồng – tượng đồng
Cánh đồng: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tượng đồng: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm Đậu ?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN
5. Cuoäc gaëp gôõ giữa hai ngöôøi baïn ñoàng nghieäp dieãn ra
nhö theá naøo?
Cuoäc gaëp gôõ giữa hai ngöôøi baïn ñoàng nghieäp dieãn ra thaät bình dò nhöng
raát thaân maät.
6. Taùc giaû vieát caâu chuyeän naøy ñeå laøm gì ?
Taùc giaû vieát caâu chuyeän naøy ñeå ñeà cao tinh thaàn nhaân aùi cuûa nhöõng
ngöôøi coâng nhaân caùc nöôùc.
9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
Cánh đồng – tượng đồng
- Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt.
- Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dùng làm dây điện, và chế
hợp kim.
10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm Đậu ?
- Mẹ em ráng đậu.
- Thuyền đậu san sát trên bến sông.
Câu
Ô Đúng
1
A
2
B
3
C
4
A
5
6
7
B
8
B
9
10
…………………………………………………………………………………………………….
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 Điểm ). ( Kiểm tra ngày 10 / 11 /2018 )
1/ Kiểm tra chính tả ( Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): ( 02 Điểm).
* Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.
* Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết ( Chính tả nghe - viết)
-Bài chính tả: Moät chuyeân gia maùy xuùc. (Ñoù laø moät buoåi saùng …….tham
quan coâng tröôøng.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1).
*Thời gian kiểm tra: khoảng 15 đến 20 phút.
- Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy
định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2/ Kiểm tra viết đoạn bài ( Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 8 điểm.
2/Tập làm văn :( 08 điểm) (40 phút).
ĐỀ BÀI: Em haõy taû moät caûnh ñeïp ôû queâ höông em maø em yeâu thích.
- Hướng dẫn chấm điểm chi tiết( xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm )
Điểm thành phần
I. MỞ BÀI: ( 1 điểm ) Giôùi thieäu thôøi gian , ñòa ñieåm caûnh ñeïp maø em
thích.
II. THÂN BÀI : ( Nội dung : 1,5 điểm – Kĩ năng: 1,5 điểm – Cảm xúc: 1 điểm )
-Nhöõng neùt chung bao quaùt khi thoaït nhìn thaáy caûnh.
-Taû chi tieát quan caûnh maø maø em yeâu thích.
III. KẾT BÀI : ( theo kiểu tự nhiên hay mở rộng) Caûm nghó cuûa em veà caûnh
ñeïp queâ höông em.
( 1 điểm )
- Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
- Dùng từ đặt câu (0,5 điểm)
- Sáng tạo ( 1điểm)
…………………………………………………………………………………………………….. -
Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 1 - Doc24.vn
Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 1
Bản quyền bài viết thuộc về Lib24. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm)
Đọc thầm
Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhảy múa trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba, mà đã lâu năm tôi chưa về thăm. Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố. Và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.
Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và chè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.
(trích Nắng trong vườn - Thạch Lam)
Dựa trên nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời sau:
(0,25 điểm) Điều gì khiến cho tôi nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba?
Ánh nắng rực rỡ, bầu trời trong, làn gió mát
Ánh nắng dịu dàng, bầu trời trong, làn gió mát
Ánh nắng rực rỡ, bầu trời trong, làn gió se lạnh
(0,25 điểm) Từ khi nào mà tôi không về thắm cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba?
Từ khi lớn lên
Từ khi ra học Hà Nội
Từ khi đi học ở Huế
(0,25 điểm) Tôi mang theo gì để về thăm chỗ nhà ông Ba?
Vài bộ quần áo với mấy đôi giày
Vài bộ quần áo với mấy quả táo
Vài bộ quần áo với mấy quyển sách
(0,5 điểm) Đâu không phải là lý do khiến tôi sung sướng khi được đến đồn điền nhà ông Ba?
Được gặp lại người bạn thân nhất hiện đang sống ở nhà ông Ba
Được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố
Được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường
(0,25 điểm) Đồn điền của ông Ba chủ yếu trồng loại cây gì?
Sắn và khoai
Khoai và chè
Chè và sắn
(0,5 điểm) Bài văn trên có xuất hiện 6 từ láy, đó là:
rực rỡ, hớn hở, đồn điền, sung sướng, khô khan, xanh xanh
rực rỡ, hớn hở, sung sướng, khô khan, mải mê, nảy nở
rực rỡ, hớn hở, sung sướng, khô khan, nảy nở, xanh xanh
(0,5 điểm) Bộ phận chủ ngữ trong câu Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại là:
Tất cả tâm hồn
Tất cả tâm hồn tôi
Tôi
(0,5 điểm) Câu Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố có tất cả bao nhiêu tính từ?
2 tính từ
3 tính từ
4 tính từ
Phần 2. Kiểm tra viết (7 điểm)
A. Chính tả: Nghe viết (3 điểm)
Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhảy múa trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba, mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.
B. Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy chọn một trong hai đề sau:
Viết mở bài gián tiếp cho đề bài Em hãy miêu tả một loại cây ăn quả mà em yêu thích nhất.
Viết kết bài gián tiếp cho đề bài Em hãy miêu tả một loại hoa mà em yêu thích nhất.
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 1
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Đọc thầm
B. Trắc nghiệm: Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm
A
B
C
A
C
C
B
B
Phần 2. Kiểm tra viết
Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm
- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 0,5 điểm
Tập làm văn
1. Nội dung: 2 điểm
- HS chọn một trong hai đề rồi làm bài. Cần đảm bảo tiêu chí về nội dung sau:
+ Đề 1: Giới thiệu về loại cây ăn quả yêu thích một cách gián tiếp.
+ Đề 2: Nêu được tình cảm dành cho loài hoa yêu thích theo cách gián tiếp.
2. Kỹ năng: 2 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 0,5 điểm.
-