Thông tin chung
-
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
Hoài Thanh
A.Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hoài Thanh
a. Tiểu sử, cuộc đời:
- Tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( 1909-1982)
- Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo
- Quê quán: Nghi Lộc, Nghệ An
- Cuộc đời:
+ Trước Cách mạng: ông tham gia các phong trào yêu nước và từng bị thực dân Pháp bắt giam
+ Sau Cách mạng: ông hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hóa- Nghệ thuật và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng
b. Sự nghiệp
- Tác phẩm: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942)
- Phong cách nghệ thuật:
+ Có biệt tài thẩm thơ
+ Khi phẩm bình thơ thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng trên cơ sở lí luận vững chắc
+ Gọng văn phê bình nhẹ nhàng, hóm hỉnh, hào hoa lối phê bình “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người”
- Đóng góp: Đem đến cho văn học một phong cách phê bình riêng, đặc sắc: sự uyên bác về tri thức, sự tinh tế trong cảm thụ, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ
=> Ông được coi là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại
2. Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam
- Tác giả: Hoài Thanh, Hoài Chân
- Hoàn cảnh ra đời: Vào thời kì đỉnh cao của phong trào Thơ mới (1941)
“Tôi quả quyết rằng: trong lịch sử thơ ca Việt Nam chư abao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” (Hoài Thanh)
- Thể loại: Phê bình văn học
- Xuất xứ: Công trình biên khảo về Thơ mới ( viết năm 1941, hoàn thành năm 1942)
- Gía trị: Là tác phẩm phê bình văn học có giá trị, được coi là chuẩn mực phê bình của Thơ mới
3. Tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”
- Vị trí: Tiểu luận mở đầu của quyển “Thi nhân Việt Nam”
- Đánh giá: Là công trình tổng kết về Thơ mới hay nhất, là áng phê bình bất hủ, đầy tính nghệ thuật, cuốn hút người đọc
4. Đoạn trích:
- Vị trí: đoạn trích SGK thuộc phần cuối của bài tiểu luận
- Bố cục: 3 phần: Tinh thần Thơ mới:
+ Phần 1 (đầu tới “nhìn vào đại thể”): Nguyên tắc xác định tinh thần Thơ mới
+ Phần 2 (tiếp đến “Huy Cận”): tinh thần Thơ mới - sự khẳng định và vận động của “cái tôi”
+ Phần 3 (đoạn cuối): Hướng giải quyết bi kịch
Chặt chẽ, logic, khoa học
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Phần 1: Con đường và nguyên tắc xác định Thơ mới
- Tác giả đưa ra hai giả thuyết:
+ “ Gía các nhà Thơ mới cứ viết những câu thơ như...mấy”:
Gỉa thuyết 1:
“Hôm nay tôi đã chết trong người
Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi”
Gỉa thuyết 2: “Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy. “
- Tác giả đưa ra dẫn chứng bằng hình thức so sánh:
=> hình ảnh ước lệ cổ điển
+ Thơ mới:
“Người giai nhân bến đợi dưới cây già
Tình du khách thuyền không buộc chặt”
(Xuân Diệu)
=> Giọng điệu trẻ trung, hiện đại, nhí nhảnh, tân thời
+ Thơ cũ:
“ Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ
(Bà Huyện Thanh Quan/ Hồ Xuân Hương)
=> Cách nêu giả thiết + cách nêu dẫn chứng so sánh Con đường xác định tinh thần thơ mới là rất khó khăn:
+ Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng dễ nhận ra : trong cái cũ đã ươm mầm những cái mới và trong cái mới vẫn còn sót lại, rơi rớt lại những câu cũ
+ Trong cả thơ cũ và thơ mới đều đan xen những bài hay lẫn bài dở nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới
b. Nguyên tắc xác định Thơ mới
- Nguyên tắc 1: “Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy” phương pháp so sánh bài hay với bài hay (bài hay là đại diện tư tưởng cho cả một thời đại)
- Nguyên tắc 2: “Trời đất không phải chỉ dựng lên cùng một lần...phải nhìn vào đại thể” cái nhìn bao quát, biện chứng, nhiều chiều
=> Nguyên tắc xác định tinh thần Thơ mới đó là: chỉ căn cứ vào cái hay, không căn cứ vào cái dở chỉ căn cứ vào đại thể, không căn cứ vào tiểu tiết
=> Cách nêu luận điểm rõ ràng, mới mẻ, khoa học, dẫn chứng tiêu biểu lập luận theo lối quy nạp, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
2. Phần 2: Tinh thần thơ mới
a. Định nghĩa: Tinh thần thơ mới bao gồm trong chữ tôi, bản chất cái tôi chính là quan niệm cá nhân được hiểu theo nghĩa tuyệt đối của nó
“Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nói giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau”
- Tư tưởng thời xưa: “chữ ta” cái chung, ý thức cộng đồng
- Tư tưởng thời nay: “chữ tôi” cái riêng, ý thức cá nhân
Thơ cũ
Thơ mới
- Chủ yếu là chữ ta (chữ tôi nếu có phải ẩn sau chữ ta)
- Thường đề cập đến những tình cảm chung, mang tính cộng đồng, ít thể hiện tính cá nhân, nếu có thì chưa quyết liệt mạnh mẽ
- Chưa có ý thức tạo nên phong cách cá nhân
- Ảnh hưởng của tư tưởng Phương Đông
- Xuất hiện chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó
sự trỗi dậy bùng nổ của ý thức cá nhân
- Người viết trực tiếp bày tỏ những cảm xúc, tình cảm riêng tư cá nhân
- Ý thức khẳng định tài năng vị trí cá nhân xuất hiện hàng loạt phong cách thơ - Ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây
=> Nhận xét chung: Tác giả đã bắt đúng mạch chính của hai dòng chảy thi ca (thơ cũ và thơ mới; thơ trung đại và thơ hiện đại)
- Phát hiện đúng cái gốc của sự khác biệt (tôi-ta)
- Cách thâu tóm vấn đề ngắn gọn, ấn tượng
=> Phong trào thơ mới là thời đại của cái tôi, cái tôi thoát ly không nhiều ràng buộc, không nhiều lễ giáo phong kiến. Cái tôi ấy là cái tôi bản ngã đẩy mạnh mẽ đầy cá tính và nó tạo cho cho giai đoạn Thơ mới như được khoác lên một tấm áo mới rất hiện đại, rất tinh tế, rất khác biệt và là một luồng sinh khí mới, một quan niệm thẩm mĩ mới, một tư duy nghệ thuật mới của các nhà thơ giai đoạn này.
b. Hành trình của cái tôi cá nhân trong nghĩa tuyệt đối của nó
- “Ngày thứ nhất- ai biết đích xác..... nó thật bỡ ngỡ.... nó như lạc loài nơi....quan niệm cá nhân”
- “...Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu.”
- “Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bở ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!”
- Ngày thứ nhất bơ vơ, lạc loài khó chịu, ác cảm
- Ngày một, ngày hai vô số người quen chấp nhận
3. Bi kịch của cái tôi cá nhân và cách giải quyết
a. Bi kịch của cái tôi cá nhân
- Bi kịch thứ nhất: “Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi...... Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.”
=> Bi kịch mất hết cốt cách hiên ngang ngày trước:
Không có khí phách ngang tàn như Lí Bạch
Không có lòng tự trọng, sinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ
Rên rỉ, khổ sở, thảm hại
* VD, so sánh :
Nguyễn Công Trứ:
“Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch,
Người quân tử ăn chẳng cầu no,
Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho,
Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.”
=> Cười trước cảnh nghèo
Xuân Diệu:
“Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ”
=> Khóc than rên rỉ trước cảnh nghèo
=> Chốt: Cái tôi trong Thơ mới yếu đuối khổ sở thảm hại không có khí phách cốt cách của người xưa
- Bi kịch thứ hai: “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”
- Mất bề rộng ta tìm bề sâu càng đi sâu càng lạnh
Không tìm được tiếng nói chung với cộng đồng, không tìm được sự giao thiêp Trốn vào ý thức cá nhân, thoát ly cuộc đời theo xu hướng thoát ly Càng muốn vượt thoát thì cuối cùng lại càng bế tắc, cô đơn
- Thế Lữ lên tiên Động tiên khép
- Lưu Trọng Lư phiêu lưu trong trường tình tình yêu không bền
- Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử điên cuồng điên rồi tỉnh
- Xuân Diệu đắm say vẫn bơ vơ
- Huy Cận ngẩn ngơ buồn sầu
=> Động từ, liệt kê lỗi diễn đạt tinh tế, tài hoa, lập luận chặt chẽ, giàu cảm xúc
=> Bi kịch buồn, cô đơn, bế tắc
- Nhà thơ Vũ Hoàng Chương cũng viết:
“Say đi em! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, cho điên rồ xác thịt!
Rượu, rượu nữa! và quên, quên hết!”Hay trong bài thơ Quên, nhà thơ cũng bộc bạch:
“Hãy buông lại gần đây làn tóc rối,
Sát gần đây gần nữa, cặp môi điên,
Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói,
Đưa hồn say về tận cuối trời Quên.” Tư tưởng thoát ly, trốn chạy thực tại nhưng vẫn bế tắc, cô đơn
=> Chính sự thoát ly theo các xu hướng đã đưa đến sự “nở rộ” của các phong cách thơ
- Bi kịch thứ 3: “Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khi bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phú trên thi tử. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đo ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.”
Bi kịch thiếu lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát ly nhưng rồi rơi vào bi kịch (không thể nương tựa vào 1 cái gì đó, không thể di dịch như thời trước)
b. Giải pháp cho những bi kịch
“Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.
Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng.
Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.
Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.
Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.”- Điệp cấu trúc “chưa bao giờ”, giọng văn giàu cảm xúc
- Giải pháp cho những bi kịch: Gửi tình yêu vào tiếng Việt
Đánh giá giải pháp:
+ Tấm lòng trân trọng, tình yêu tha thiết với tiếng Việt
+ Thể hiện sức sống lâu bền của tiếng Việt
+ Tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa tiền nhân và hậu nhân
=> Tấm lòng yêu nước của những nhà thơ mới
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần Thơ mới-cái tôi
- Nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thi nhân hồi bấy giờ, trân trọng cách giải quyết bi kịch- tình yêu tiếng Việt, tình yêu nước của các nhà thơ mới
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, khoa học từ khái quát đến cụ thể, từ xưa đến nya, từ xa đến gần (phản ánh tư duy khoa học, sự am hiểu sâu sắc đối tượng)
- Văn phong tài hoa, sắc sảo mà tinh tế, ngôn ngữ giàu hình ảnh mang sắc thái biểu cảm cao tiêu biểu cho phong cách nổi bật của Hoài Thanh
B.Bài tập
I. Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1.Lời đánh giá nào sau đây đúng với Hoài Thanh?
Trong tư cách là nhà phê bình văn học. Hoài Thanh được xem là:
A.Một nhà phê bình xuất sắc nhất của Thơ mới Việt Nam.
B.Một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của nền VHVN đương đại
C. Một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của nền VHVN hiện đại.
D.Một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của VHVN thế kỉ XX
Câu 2.Thông tin nào sau đây là chính xác ?
Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận:
A.Mở đầu cuốn Thi nhân Việt nam
B. Mở đầu cuốn phê bình và tiểu luận ( Hoài Thanh )
C.Kết thúc cuốn Thi nhân Việt Nam ( Hoài Thanh )
D.Kết thúc cuốn phê bình và tiểu luận ( Hoài Thanh)
Câu 3. Thông tin nào sau đây là chính xác ?
A.Đoạn trích Một thời đại trong thi ca trong SGK nằm ở:
A. Phần mở đầu bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca.
B.Phần giữa bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca
C. Phần cuối bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca.
D. Phần kết bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca.
Câu 4.Khái quát nào sau đây đúng nhất?
Về nội dung , doạn trích Một thời đại trong thi ca tập trung bàn về :
Sự khác nhau giữ cái tôi và cái ta.
Bi kịch của các nhà thơ mới.
Sự trong sáng ,tinh tế của ngôn ngữ thơ tiếng Việt
Tinh thần thơ mới
Câu 5.Theo Hoài Thanh , thơ mới ra đời như thế nào ?
Thơ mới ra đời một cách bất ngờ ,đoạn tuyệt với thơ cũ.
Thơ mới ra đời từ thơ cũ và còn rớt lại ít nhiều dáu vết thơ cũ.
Thơ mới ra đời từ thơ cũ và lưu giữ lại đầy đủ tinh thần thơ cũ.
Thơ mới ra đời từ nền tảng của các nước phương Tây.
Câu 6. Theo Hoài Thanh . khi chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam, nó nhận được thái đọ phẩn ứng như thế nào từ công chúng văn học A.Người ta khó chịu và không bao giờ chấp nhận nó.
B.Người ta thấy khó chịu , nhưng dần dần thấy nó thật đáng thương.
C. Người ta chỉ thấy nó gần gũi, tội nghiệp, đáng thương
D. Người ta thấy thương cảm nhưng không dễ dàng chấp nhận nó.
Câu 7. Khi bàn về bi kịch của cái tôi của các tác giả Thơ mới, nhắc đến nẻo thoát li riêng của hồn thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Hoài Thanh đã dùng đến từ nào ?
Điên dại
Điên rồ
Điên khùng
Điên cuồng
Câu 8. Khi bàn về bi kịch của cái tôi của các tác giả Thơ mới, nhắc đến nẻo thoát li riêng của hồn thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh đã dùng đến từ nào
A.Dắm đuối
B.Đắm say
C.Đắm chìm
D. Say Đắm
Câu 9. Khi bàn về bi kịch của cái tôi của các tác giả Thơ mới, nhắc đến nẻo thoát li riêng của hồn thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh đã dùng đến từ nào ?
A.Ngẩn ngơ sầu
B.Man mắc buồn
C.Ngậm ngùi buồn
D. Vẩn vơ buồn
Câu 10.Trong đoạn trích,Hoài Thanh có viết: “ Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta.Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác.
. Điều cần hơn trăm nghìn điều khác đó là gì ?
A.Một lòng tin đầy đủ
B.Một tình yêu đầy đủ
C.Một ý thức cá nhân đầy đủ.
C.Một ý thức cộng đòng dày đủ.
II. Bài tập tự luận.
Lòng yêu nước của các nhà thơ mới được thể hiện như thế nào trong các bài thơ Vội vàng ,Tràng Giang , Đây thôn VĨ Dạ
10
-
-
-
-
-
CẤU TRÚC MẠNG (TOPOLOGY HAY TÔ PÔ)
• Phương thức nối mạng
• Cấu trúc vật lý của mạng
• Giao thức truy cập đường truyền trên
mạng LAN
1
Phương thức nối mạng
• Broadcast (một điểm - nhiều điểm): tất cả
các trạm phân chia chung một đường
truyền vật lý.
2
Phương thức nối mạng
• Point-to-point (điểm –
điểm): các đường
truyền riêng biệt được
thiết lập để nối các cặp
máy tính lại với nhau.
3
Cấu trúc vật lý của mạng LAN
4
Dạng đường thẳng (Bus Topology)
Ưu điểm
Dễ dàng cài đặt và mở rộng
Chi phí thấp
Một máy hỏng không ảnh hưởng đến các
máy khác.
Hạn chế
Khó quản trị và tìm nguyên nhân lỗi
Giới hạn chiều dài cáp và số lượng máy tính
Hiệu năng giảm khi có máy tính được thêm
vào
Một đoạn cáp backbone bị đứt sẽ ảnh
hưởng đến toàn mạng
5
Dạng vòng tròn (Ring Topology)
• Ưu điểm
– Sự phát triển của hệ thống
không tác động đáng kể
đến hiệu năng
– Tất cả các máy tính có
quyền truy cập như nhau
• Hạn chế
– Chi phí thực hiện cao
– Phức tạp
– Khi một máy có sự cố thì
có thể ảnh hưởng đến các
máy tính khác
6
Dạng hình sao (Star Topology)
• Ưu điểm
– Dễ dàng bổ sung hay loại bỏ bớt
máy tính
– Dễ dàng theo dõi và giải quyết
sự cố
– Có thể phù hợp với nhiều loại
cáp khác nhau
• Hạn chế
– Khi hub không làm việc, toàn
mạng cũng sẽ không làm việc
– Sử dụng nhiều cáp
7
Phương thức truy cập đường truyền
• CSMA/CD
• Token Bus
• Token ring
Phương thức đa truy nhập sử dụng sóng mang có
phát hiện xung đột (CSMA/CD)
• Là phương pháp truy cập ngẫu nhiên sử dụng
cho mạng có cấu trúc hình BUS. Tất cả các
Nude truy cập ngẫu nhiên vào Bus chung
Phương thức đa truy nhập sử dụng sóng mang có
phát hiện xung đột (CSMA/CD)
• Nguyên tắc hoạt động: Khi 1 máy trạm truyền
dữ liệu, trước hết nó phải “nghe” xem đường
truyền “bận” hay “rỗi”. Nếu “rỗi” nó sẽ truyền
dữ liệu đi (theo khuôn dạng chuẩn), nếu
đường truyền “bận” thì nó sẽ thực hiện 1
trong 3 giải thuật sau:
Phương thức đa truy nhập sử dụng sóng mang có
phát hiện xung đột (CSMA/CD)
• Nếu đường truyền “bận” thì nó sẽ thực hiện 1
trong 3 giải thuật sau:
Trạm tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian
ngẫu nhiên, sau đó lại bắt đầu nghe ngóng
đường truyền
Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền “rỗi”
thì truyền dữ liệu đi với xác suất bằng 1
Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi
thì truyền dữ liệu đi với xác suất bằng 0
Phương thức đa truy nhập sử dụng sóng mang có
phát hiện xung đột (CSMA/CD)
• Ưu điểm của các giải thuật:
Giải thuật 1 có hiệu quả trong việc tránh xung đột,
tuy nhiên, có thể có thời gian “chết” của đường
truyền vì cả 2 cùng đợi
Giải thuật 2: ngược lại, cố gắng giảm được thời gian
chết của đường truyền nhưng neeys có hơn 1 trạm
cùng truyền thì khả năng xảy ra xung đột sẽ cao
Giải thuật 3: với giá trị p chọn một cách hợp lý có
thể tối thiểu hóa được khả năng xung đột cũng như
giảm được thời gian chết trên các đường truyền
Phương thức đa truy nhập sử dụng sóng mang có
phát hiện xung đột (CSMA/CD)
• Tuy nhiên, xung đột xảy ra thường do độ trễ truyền
dẫn. CSMA thực chất là các trạm chỉ “Nghe trong khi
nói”, nên thực tế có xung đột nhưng các trạm vẫn
không thể biết và tiếp tục truyền dữ liệu dẫn đến tắc
nghẽn, xung đột thông tin trên đường truyền.
TOKEN BUS
• Để cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho
một trạm cần truyền dữ liệu, một thẻ bài được
lưu chuyển trên một vòng logic được thiết lập
bởi các trạm có nhu cầu. Khi một trạm nhận
được thẻ bài nó có quyền truy nhập đường
truyền trong một thời gian xác định và có thể
truyền 1 hoặc nhiều đơn vị dữ liệu. Khi đã hết
dữ liệu hoặc hết thời gian cho phép, nó chuyển
thẻ bài cho trạm tiếp theo trên vòng logic. Thẻ
bài (token) là 1 đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích
thước và nội dung gồm các thông tin điều khiển
được quy định riêng cho mỗi phương pháp
TOKEN BUS
TOKEN BUS
• Thiết lập vòng logic: Vòng logic giữa các trạm có
nhu cầu truyền, được xác định theo một chuỗi
có thứ tự mà trạm cuối dùng liền kề với trạm
đầu tiên của vòng. Mỗi trạm được biết địa chỉ
của trạm liền kề và sau nó. Thứ tự các trạm trên
vòng logic độc lập với thứ tự vật lý. Các trạm
không hoặc chưa có nhu cầu truyền dữ liệu thì
không đưa vào vòng logic và chúng chỉ có thể
tiếp nhận dữ liệu
TOKEN BUS
• Duy trì trạng thái thực tế của mạng
Bổ sung định kỳ các trạm nằm ngoài vòng logic
nếu có nhu cầu truyền dữ liệu
Loại bỏ 1 trạm không còn nhu cầu truyền dữ
liệu ra khỏi vòng logic
Quản lý lỗi: Lỗi có thể đứt vòng hoặc trùng địa
chỉ
Khi cài đặt mạng hoặc đứt vòng cần phải khởi
tạo lại vòng. Việc khởi tạo vòng logic được thực
hiện khi một hoặc nhiều trạm phát hiện bus
vượt quá giá trị ngưỡng thời gian (time out)
hoặc thẻ bài bị mất
TOKEN RING
• Nguyên tắc hoạt động: Dùng thẻ bài lưu chuyển
trên đường vật lý để cấp phát truy nhập đường
truyền -
-
-
-
ENGLISH 11 TEST UNIT 12: THE ASIAN GAMES
I. Supply the correct form of the word in bold.
1. There were only three of us on the........course. (advance)
2. She shows little.................of good music. (appreciate)
3. His …………………. is so good today. (perform)
4. The orchestra is very important for the................life of the city. (culture)
5. Demonstrations were held as a gesture of..............with the hunger strikers. (solid)
6. The club provides a.........of activities including swimming, tennis, and squash. (vary)
7. She took the job for...........reasons. (vary)
8. He has been.........described as a hero, a genius and a bully. (vary)
9. A back injury prevented active...........in any sports for a while. (participate)
10. Do you want to ………………………. in this event? (participate)
II. Choose the best answer:
1. The company has laid off 150 workers in an.......to save money.
A. effort B. efforts C. affect D. affection
2. The Asian Games are occasions when strength and sports ______ are tested.
A. events B. exercises C. practices D. skills
3. Workers give money to charity to show their.........with the strikers.
A. share B. combination C. solidarity D. strength
4. The Vietnamese participants always take part ______ sports events with great enthusiasm.
A. in B. on C. at D. to
5. The Asian Games have been advancing ______ all aspects.
A. on B. at C. in D. for
6. New sports and traditional sports have been added ______ the Games.
A. in B. on C. up D. to
7. In spite of all its ______, medical science knows little about the brain.
A. advantages B. advances C. approaches D. advents
8. Football fans gathered around the TV in the comer of the club to see the final.
A. assembled B. attracted C. wandered D. reached
9. Recently the Asian Games has increased in ______.
A. polular B. popularizing C. popularity D. popularly
10. I'd rather go to the football field ______ being at home today.
A. instead of B. because of C. inspite of D. due to
11. The World Cup is a football ______ which is open to all countries.
A. participation B. involvement C. occasion D. competition
12. Scuba-diving and windsurfing are both aquatic sports.
A. field B. water C. combat D. individual
13. Their efforts were much ______ when they won 2 gold, medals in divbuilding and billiards.
A. considered B. required C. expended D. appreciated
14. After the accident he lost his for the sport.
A. enthusiasm B. enthusiast C. enthusiastic D. enthusiastically
15. We are quite of the success of our country at the next Asian Games.
A. hope B. hopeful C. hopefully D. hopefulness
16. I do weight training every day to improve the of muscles.
A. strong B. strength C. strongly D. strengthen
17. We presented the athletes some flowers as a token of our _______for all their efforts to achieve.
A. appreciate B. appreciation C. appreciated D. appreciative
18. After the opening ceremony, the athletes got ready to start the .
A. compete B. competitor C. competition D. competitive
III. REDUCE OR OMISSION
He works in a company that makes smart phone.
®…………………………………………………………………….
What was the name of the girl whom you met last night?
®……………………………………………………………………
The house that was burnt has now been rebuilt.
®…………………………………………………………………….
The man whom I wanted to see was away on holiday.
®……………………………………………………………………
My new car that was broken has now been repaired.
®…………………………………………………………………….
Where are the books that were on that table? ®…………………………………………………………………….
The story is about a woman who has a lot of money and jewelry.
®…………………………………………………………………
Is there anything that I can do?
®…………………………………………………………
IV. Fill in each numbered blank with one suitable word or phrase.
The first Asian Games were held in New Delhi, India, in 1951. The idea for the Asian Games originated with athletic (1) _____ held every two years from 1913 to 1934 under a number of names, beginning with the Eastern Olympics. Since 1954, the Asian Games have been held every four years. The governing div of the Asian Games is the Olympic Council of Asia. All the countries of Asia may participate. They include nations as far apart as Israel and Japan. However, relationships among (2) _____ countries are sometimes difficult. For example, the People’s Republic of China opposed the inclusion of Taiwan, (3) _____ led to Taiwan’s exclusion from the 1962 Games. Israel was excluded from the same Games (4) ______ a result of pressure from the Arab states. During the Asian Games of 1990, many Kuwaiti athletes refused to participate with Irag (5) ______ Irag’s invasion of Kuwait that year. Many of the competitive events are similar to those are held in the Olympic Games. Several sporting events are of particular interest to the people of Asia, such as the (6) _____ Chinese martial art of Wushu.
1. a. competitive b. competitions c. compete d. competitively
2. a. participated b. participating c. participate d. participates
3. a. this b. that c. who d. which
4. a. with b. by c. for d. as
5. a. because b. although c. when d. since
6. a. aging b. old-fashioned c. old d. ancient
V. Read the passage carefully and choose the correct answer.
The Asian Games owes its origins to small Asian multi-sport competitions. The Far Eastern Championship Games were created to show unity and cooperation among three nations: Japan, the Philippines and China. The first games were held in Manila, the Philippines in 1931. Other Asian nations participated after it was organized.
After World War II, a number of Asian countries became independent. Many of the new independent Asian countries wanted to use a new type of competition where Asian dominance should not be shown by violence and should be strengthened by mutual understanding. In August 1948, during the 14th Olympic Games in London, Indian representative Guru Dutt Sondhi proposed to sports leaders of the Asian teams the idea of having discussions about holding the Asian Games. They agreed to form the Asian Athletic Federation. A preparatory committee was set up to draft the charter for the Asian amateur athletic federation. In February, 1949, the Asian athletic federation was formed and used the name Asian Games Federation. It was decided to hold the first Asian Games in 1951 in New Delhi the capital of India. They added that the Asian Games would be regularly held once every four years.
1. The text is about .
A. the origin of the Asian Games
B. the Far Eastern Championship Games
C. the Games in Manila
D. the relationship of Japan, the Philippines, and China
2. The Far Eastern Championship Games .
A. were held in Manila after World War II
B. were held in Japan
C. were attended by all countries in Asia
D. had the participation of only three nations
3. The 14th Olympic Games took place .
A. in 1913 B. in august 1948 C. before the World War II D. in February 1949
A. were first held in China
B. were first held in Indian
C. were suggested establishing by a Londoner.
D. were held in same year of the 14th Olympic Games
5. The Asian Games were first held in.
A. 1931 B. 1941 C. 1948 D. 1951
-
-
-
CHỦ ĐỀ SINH HOC 8:
Thời lượng thực hiện: 5 tiết
(Từ bài 55 đến bài 59/SGK)
A. Lí do chọn chủ đề
- Căn cứ vào sự tương đồng về nội dung kiến thức, mối liên hệ kiến thức giữa các bài.
- Căn cứ vào phân phối chương trình bộ môn Sinh học 8.
- Dựa vào sự lôgic giữa các mạch kiến thức nên tôi xây dựng chủ đề Nội tiết với thời lượng 5 tiết gồm các bài 55,56,57,58,59 trong chương trình SGK Sinh học 8
B. Nội dung
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.
- Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ tầm quan trọng của hệ nội tiết trong đời sống.
- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.
- Nêu rõ vị trí, chức năng của tuyến giáp.
- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hooc môn của các tuyến đó quá ít hoặc nhiều.
- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu.
- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu luôn giữ ở mức ổn định.
- Trình bày chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo giải phẫu của tuyến
Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Kể tên các loại hooc môn sinh dục nam và nữ.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam và nữ đến biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Nêu được ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà hoạt động tiết của các tuyến nội tiết.
- Bằng dẫn chứng nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình khai thác thông tin.
- Hoạt động nhóm, trình bày ý kiến trong nhóm và trước tập thể.
- Phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát kiến thức
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ , bảo vệ cơ thể .
- Có ý thức vệ sinh cơ thể, vệ sinh cơ quan sinh dục.
* Định hướng phát triển năng lực
- Qua chủ đề cần hình thành cho HS các năng lực sau
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình, mô hình.
+ Năng giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.
+ Năng tự quản lí trong khi hoạt động nhóm
II. Thiết bị dạy học, học liệu.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh hình, mô hình các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục
- Hình ảnh bệnh nhân mắc một số bệnh do rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết
- Tư liệu liên quan đến các tuyến nội tiết, các bệnh liên quan tới hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Bài giảng powerpoint
2. Học sinh
Tìm hiểu bài theo nội dung các câu hỏi
Tìm hiểu thông tin về 1 số bệnh: bệnh ưu năng tuyến yên, bệnh bướu cổ thông thường, bệnh bazơđô, bệnh tiểu đường…
III. Nội dung
- Nội dung 1- Tiết 1: Giới thiệu chung hệ nội tiết
- Nội dung 2- Tiết 2: Tuyến yên, tuyến giáp
- Nội dung 3 - Tiết 3: Tuyến tụy và tuyến trên thận
- Nội dung 4 - Tiết 4: Tuyến sinh dục
- Nội dung 5- Tiết 5: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1: Giới thiệu chung hệ nội tiết
- Nêu được đặc điểm của hệ nội tiết
- Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và và xác định được vị trí của chúng.
- Trình bày được tính chất và vai trò của hooc môn
- Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- Phân tích vai trò của hooc môn từ đó nêu rõ tầm quan trọng của hệ nội tiết trong đời sống.
Nội dung 2: Tuyến yên, tuyến giáp
- Nêu được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.
- Giải thích được vì sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất.
- Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ ( nguyên nhân, hậu quả)
- Giải thích được ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng mối Iốt”
- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng “người khổng lồ và người tí hon”
Nội dung 3: Tuyến tụy và tuyến trên thận
- Nêu được chức năng của tuyến tụy.
- Trình bày được vai trò của các hooc môn tuyến tụy.
- Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của tuyến trên thận
- Giải thích được vì sao tuyến tụy được gọi là tuyến pha
- Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy.
- Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết, hội chứng Cushing
Nội dung 4: Tuyến sinh dục
- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng
- Nêu được những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam và nữ; xác định được dấu hiệu đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở nam và nữ.
- Giải thích được vì sao tuyến sinh dục được gọi là tuyến pha
- Nêu được nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ.
- Đề ra được các biện pháp vệ sinh cơ thể trong giai đoạn tuổi dậy thì.
Nội dung 5: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Kể tên các TNT chịu ảnh hưởng của các hooc môn tiết ra từ tuyến yên.
- Nêu được mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên với các TNT khác.
- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các TNT khi đường huyết giảm trên tranh hình/SGK.
- Vẽ được sơ đồ thể hiện sự phối hợp hoạt động của các TNT làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm.
V. Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực.
Các yêu cầu cần đạt của chủ đề
Câu hỏi, bài tập kiêm tra, đánh giá
Nhận biết
- Trình bày đặc điểm của hệ nội tiết ?
- Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và và xác định vị trí của các tuyến nội tiết trên tranh hình 55.3/SGK ?
- Trình bày được tính chất và vai trò của hooc môn ? Lấy ví dụ minh họa ?
- Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của hooc môn tuyến yên ?
- Nêu vị trí, cấu tạo và vai trò của hooc môn tuyến giáp ?
- Trình bày chức năng của các hooc môn tuyến tụy?
- Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của tuyến trên thận ?
-Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng ?
- Nêu được những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam giới và nữ giới. Trong những dấu hiệu trên dấu hiệu nào đánh dấu tuổi dậy thì chính thức bắt đầu ?
- Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tiết ra từ tuyến yên ?
- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết ?
Thông hiểu
- Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào ?
- Vì sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất ?
- Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ do thiếu iốt ( nguyên nhân và hậu quả)
- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa vào cấu tạo ?
- Giải thích vì sao tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết ?
- Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào cần lưu ý ?
Vận dụng
- Giải thích được ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng mối Iốt”
- Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy.
Vận dụng cao
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng “người khổng lồ và người tí hon” ?
- Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết, hội chứng Cushing ?
- Dấu hiệu xuất tinh lần đầu và hành kinh là những dấu hiệu chứng tỏ nam giới và nữ giới có khả năng sinh sản. Ở giai đoạn này nam và nữ có nên kết hôn không ? Tại sao ?
- Vẽ sơ đồ thể hiện sự phối hợp hoạt động của các TNT làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm dưới 0,12%.
VI. Thiết kế tiến trình học tập
Tuần 31 - Tiết 61
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ : NỘI TIẾT
TIẾT 1 - GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT
I- Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức
- Trình bày được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.
- Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết với đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình
- Hoạt động nhóm
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
* Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.
+ Năng lực so sánh, khái quát KT
+ Năng giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.
+ Năng tự quản lí trong khi hoạt động nhóm
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 55.1 => 55.3 SGK.
Bảng phụ
- Bài giảng powerpoint
III- Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi, quan sát
- Dạy học theo nhóm
IV- Hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: 1’
2- Bài mới:
* Đặt vấn đề (1’): Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng có vai trò quan trọng trong điều hòa các hoạt động sinh lý của cơ thể. Vậy hệ nội tiết có đặc điểm gì và hoạt động như thế nào? -> Tìm hiểu nội dung: Giới thiệu chung hệ nội tiết.
* Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của hệ nội tiết. 8’
- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
? Thông tin trên cho em biết điều gì.
- GV: nhận xét câu trả lời của HS.
- HS: cá nhân tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi nêu được:
+ Hệ nội tiết điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể.
+ Chất tiết tác động thông qua đường máu nên chậm và kéo dài.
- HS: 1, 2 em trả lời => lớp bổ sung.
I- Đặc điểm nổi bật:
- Tuyến nội tiết sản xuất các hoóc môn tác động theo đường máu ( thể dịch ) đến cơ quan đích điều hòa quá trình TĐC trong tế bào.
- Hoocmon tác động theo đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.
II- Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết:
- Tuyến ngoại tiết: chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động.
- Tuyến nội tiết: chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.
- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết, vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết VD: Tuyến tụy, tuyến sinh dục.
- Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là hoóc môn.
III- Hooc môn:
1. Tính chất của hoóc môn:
- Hoóc môn chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.
- Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài.
2. Vai trò của hooc môn:
- Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lý bình thường.
Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết. 16’
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu hình 55.1 và 55.2 thảo luận câu hỏi mục .
? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết ?
? Kể các tuyến mà em biết? Chúng thuộc tuyến nội tiết hay ngoại tiết?
- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- GV: hướng dẫn HS quan sát hình 55.3 giới thiệu về vị trí một số tuyến nội tiết.
- HS: quan sát hình, đọc thông tin thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
+ Tuyến nội tiết có chất tiết ngấm thẳng vào máu, tuyến ngoại tiết đi vào ống tiết.
- HS: nhớ lại kiến thức kể tên các tuyến đã học.
- Đại diện nhóm trả lời => nhóm khác bổ sung.
- HS: theo dõi ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoóc môn. 15’
- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 174 SGK.
? Hoóc môn có những tính chất nào?
- GV: dựa thêm thông tin về cơ chế tác động của hoóc môn.
- GV: mỗi tính chất của hoóc môn cho 1 VD để phân tích.
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 => xác định được vai trò của hoóc môn.
- GV lưu ý cho học sinh : Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến ta không thấy vai trò của chúng . Khi mất cân bằng hoạt động một tuyến Gây tình trạng bệnh lý .
- HS: nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- HS: nêu được 3 tính chất.
- HS: một vài HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- HS: nghiên cứu mục 2 SGK => đại diện vài HS trả lời lớp bổ sung.
- HS theo dõi và ghi nhớ
3- Kiểm tra đánh giá: 3’
?. Hoàn thiện bảng sau:
Đặc điểm so sánh
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Khác nhau
+ Cấu tạo
+ Chức năng
- Giống nhau
? Nêu vai trò và tính chất của hooc môn?
4- Dặn dò: 1’
- Học bài và làm bài tập 1,2/ SGK.
- Đọc mục em có biết.
- Tìm hiểu vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.
Tuần 31 - Tiết 62
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT
TIẾT 2: TUYẾN YÊN – TUYẾN GIÁP
I- Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức
- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.
- Nêu rõ vị trí, chức năng của tuyến giáp.
- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hooc môn của các tuyến đó quá ít hoặc nhiều.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình
- Hoạt động nhóm
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
- Có ý thức bảo vệ cơ thể
* Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.
+ Năng lực so sánh
+ Năng giải quyết vấn đề theo nhóm giao tiếp, ứng xử trong khi thảo luận nhóm.
+ Năng tự quản lí trong khi hoạt động nhóm
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to hình 56.1 => 56.3 SGK.
- Phiếu học tập: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt.
- Bài giảng powerpoint
- Thông tin về một số bệnh do rối loạn hoạt động tuyến yên và tuyến giáp.
III- Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi, quan sát
- Dạy học theo nhóm
IV- Hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: 1’
2- Kiểm tra bài cũ : 4’
- Nêu đặc điểm của tuyến nội tiết ? Sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết.
- Tính chất và vai trò của hooc môn?
3- Bài mới:
* Đặt vấn đề (1’): Tuyến yên, tuyến giáp là những tuyến có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vậy cấu tạo và chức năng của chúng thế nào ? -> Nội dung 2: Tuyến yên, tuyến giáp.
* Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tuyến yên. 18’
- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ở SGK và bảng 56.1 thảo luận :
? Nêu vị trí và cấu tạo của tuyến yên.
? Hooc môn tuyến yên tác động tới cơ quan nào ?
- GV: nhận xét hoàn thiện kiến thức.
- GV: cho 1 HS đọc lại bảng 56.1
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và thông tin các bệnh do tuyến yên tiết ra.
? Qua bảng cho biết vai trò của tuyến yên.
-Gv nhận xét, chốt KT
- HS: nghiên cứu thông tin bảng 56.1 SGK thảo luận thống nhất câu trả lời.
- HS: dựa vào thông tin và bảng 56.1 trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS: đọc lại bảng 56.1
- HS: quan sát và ghi nhớ thông tin.
- HS: nêu vai trò của tuyến yên.
I- Tuyến yên:
- Vị trí: nằm ở nền sọ, nhỏ bằng hạt đậu có liên quan đến vùng dưới đồi.
- Cấu tạo: gồm 3 thuỳ
+ Thuỳ trước
+ Thuỳ giữa
+ Thuỳ sau
- Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh.
- Vai trò:
+ Tiết hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến khác.
+ Tiết hooc môn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý khác.
II- Tuyến giáp:
- Vị trí:
Nằm trước sụn giáp của thanh quản và phần trên thanh quản, nặng 20 - 25 g.
- Cấu tạo: TG gồm thùy trái, thùy phải và eo tuyến, ở các thùy đều có các TB tuyến và các nang.
- Hooc môn tuyến giáp là tirôxin ( TH ) trong thành phần có Iôt.
- Vai trò: TH có vai trò quan trọng trong TĐC và chuyển hoá các chất ở TB.
- Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hooc môn canxitônin cùng hooc môn tuyến cận giáp tham gia điều hoà canxi và phốtpho trong máu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tuyến giáp.17’
- GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 56.2 trả lời câu hỏi.
? Nêu vị trí của tuyến giáp.
? Cấu tạo và vai trò của hooc môn tuyến giáp.
- GV : yêu cầu HS thảo luận câu hỏi.
? Ý nghĩa của việc toàn dân dùng muối iốt.
? Phân biệt bệnh bazơđô và bướu cổ do thiếu iốt ( nguyên nhân và hậu quả).
- GV nhận xét, chốt KT
- Gv bổ sung: Tuyến giáp ngoài ra còn tiết hooc môn canxitônin cùng hooc môn tuyến cận giáp tham gia điều hoà canxi và phốtpho trong máu.
- HS: độc lập nghiên cứu quan sát thông tin, hình vẽ trả lời câu hỏi.
+ Vị trí: trước sụn giáp
+ Cấu tạo: . Nang tuyến
. TB tuyến
+ Vai trò: TĐC và chuyển hoá chất ở TB.
- HS: dựa vào thông tin thảo luận thống nhất câu trả lời.
+ Thiếu Iốt giảm chức năng tuyến giáp bướu cổ.
- HS: dựa vào thông tin phân biệt 2 loại bệnh.
+ Canxitônin …
- HS theo dõi và ghi bài.
4- Kiểm tra đánh giá: 3’
- GV hệ thống KT bài học
? Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt
Bệnh bướu cổ do thiếu iốt
Bệnh Ba zơ đô
- Khi thiếu iốt, tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoóc môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến(bướu cổ).
- Trẻ em khi bị mắc bệnh sẽ chậm lớn trí tuệ kém phát triển.
- Do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoóc môn làm tăng cường trao đổi chất.
- Nhịp tim tăng, hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân.
- Do tuyến hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi.
5- Dặn dò: 1’
- Học bài và làm bài tập 1,2/ SGK.
- Đọc mục em có biết.
- Ôn lại chức năng của tuyến tuỵ.
- Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến tụy và tuyến trên thận
Tuần 32 - Tiết 63
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT
TIẾT 3: TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN
I- Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức:
- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu.
- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình
- Hoạt động nhóm
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
- Bảo vệ cơ thể
* Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.
+ Năng lưc thảo luận, trình bày ý kiến trước tổ nhóm
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to hình 57.1 => 57.2 SGK.
- Bảng phụ
III- Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi.
- Hoạt động nhóm.
IV- Hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: 1’
2- Kiểm tra bài cũ : 4’
? Trình bày vị trí, cấu tạo và vai trò của tuyến yên?
? Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu Iốt?
3- Bài mới:
*Đặt vấn đề(1’): Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong điều hòa lượng đường trong máu. Vậy cấu tạo và hoạt động của 2 tuyến này như thế nào?
*Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tuyến tuỵ. 20’
- GV : yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Hãy nêu chức năng của tuyến tuỵ mà em biết.
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 57.1 SGK
? Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa vào cấu tạo.
- GV: hoàn thiện kiến thức.
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin vai trò của hooc môn tuyến tuỵ => thảo luận câu hỏi lệnh
? Trình bày tóm tắt quá trình điều hoà lượng đường huyết giữ được mức ổn định ?
- GV: hoàn thiện kiến thức
- GV: liên hệ tình trạng bệnh lý:
+ bệnh tiểu đường
+ chứng hạ đường huyết
- HS: nêu chức năng
+ Tiết dịch tiêu hoá và tiết hooc môn.
- HS: quan sát hình thu nhận thông tin => thảo luận thống nhất đáp án.
- HS: đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- HS: nghiên cứu thông tin trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trả lời => nhóm khác bổ sung.
I- Tuyến tuỵ:
- Tuyến tuỵ vừa làm chức năng nội tiết vừa làm chức năng ngoại tiết.
+ Chức năng ngoại tiết do các TB tiết dịch tuỵ theo ống dẫn đổ vào tá tràng.
+ Chức năng nội tiết do các TB đảo tuỵ thực hiện tiết hooc môn.
. TB
tiết glucagôn . TB
tiết insulin - Vai trò của hooc môn tuyến tuỵ:
+ Điều hoà lượng đường trong máu tỉ lệ đường huyết luôn ổn định đảm bảo hoạt động sinh lý cơ thể diễn ra bình thường.
. Đường huyết tăng TB
tiết insulin chuyển glucôzơ thành glicôgen. . Đường huyết giảm TB
tiết glucagôn chuyển glicôgen glucôzơ. Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn tỷ lệ đường huyết luôn ổn định Đảm bảo hoạt động cơ thể diễn ra bình thường .
II- Tuyến trên thận:
- Vị trí: gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận.
- Cấu tạo: gồm 2 phần
+ Phần vỏ: gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp lưới, lớp sợi.
+ Phần tuỷ
- Chức năng:
+ Hoóc môn vỏ tuyến điều hòa đường huyết các muối Na, K, thay đổi các đặc tính sinh dục nam.
+ Hoóc môn phần tủy tiết ađrênalin và noađrênalin điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tuyến trên thận. 15’
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 57.2 SGK.
? Trình bày khái quát cấu tạo tuyến trên thận.
- GV: hoàn thiện kiến thức
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK ( tr 180 ) nêu chức năng của các Hoocmôn tuyến trên thận ?
Vỏ tuyến ?
Tủy tuyến ?
GV lưu ý: Hoocmôn phần tủy tuyến trên thận cùng glucagôn ( tuyến tụy ) điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
- HS: quan sát hình 57.2 ghi nhớ thông tin trên hình.
- HS: 1 học sinh lên mô tả vị trí , cấu tạo của tuyến trên tranh . Lớp theo dõi bổ sung.
- HS: trình bày vai trò của hooc môn như thông tin SGK.
4- Kiểm tra đánh giá: 3’
- GV hệ thống KT bài học
- Hoàn thành sơ đồ sau:
(+) kích thích
(-) ức chế
Khi đường huyết (1) Khi đường huyết (2)
(+) (-)
...(3).... ....(4)...
Glucôzơ .............. Glucôzơ Đường huyết giảm đến Đường huyết tăng lên mức bình thường mức bình thường
5- Dặn dò:1’
- Học bài làm bài tập SGK.
- Đọc mục em có biết.
- Tìm hiểu vai trò của tinh hoàn và buồng trứng.
Tuần 32 - Tiết 64
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT
TIẾT 4: TUYẾN SINH DỤC
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Kể tên các loại hooc môn sinh dục nam và nữ.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam và nữ đến biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình
- Hoạt động nhóm
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
* Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.
+ Năng lưc thảo luận, trình bày ý kiến trước tổ nhóm
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to hình 58.1 => 58.3 SGK.
- PHT
III- Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi.
- Hoạt động nhóm
IV- Hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: 1’
2- Kiểm tra bài cũ : 4’
- Trình bày QT điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể được ổn định bằng sơ đồ ?
- Trình bày vai trò của hooc môn tuyến trên thận ?
3- Bài mới:
*Đặt vấn đề (1’): Khi phát triển đến độ tuổi nhất định cơ thể các em bắt đầu có những biến đổi. Những biến đổi đó do đâu mà cóbài mới. Sau đó GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin tìm hiểu chức năng kép của tinh hoàn và buồng trứng.
*Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng tuyến sinh dục : 6’
- GV yêu cầu HS tìm hiểu TTSGK cho biết
? Tuyến sinh dục có cấu tạo như thế nào ?
? Vì sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha ?
- GV nhận xét, hoàn thiện KT
? Tuyến sinh dục chịu sự điều khiển của cơ quan bộ phận nào ? - GV nhận xét, KL
Hoạt động 2: Tìm hiểu tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam. 17’
- GV : hướng dẫn HS quan sát hình 58.1, 58.2 SGK và làm bài tập điền từ.
- GV: nhận xét đưa ra đáp án đúng.
1. LH, FSH
2. Tế bào kẽ
3. Testosteron
? Nêu chức năng của tinh hoàn.
- GV: yêu cầu HS đọc nội dung bảng 58.1
- GV phát PHT bài tập bảng 58.1 cho HS nam yêu cầu các em đánh dấu vào những dấu hiệu có ở bản thân.
? Trong những dấu hiệu trên dấu hiệu nào đánh dấu tuổi dậy thì chính thức bắt đầu ?
- GV: nhấn mạnh sự xuất tinh lần đầu tiên là dấu hiệu của dậy thì chính thức.
- GV: Trong tuổi dậy thì cơ thể có rất nhiều biến đổi về sinh lí: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn hoạt động mạnh, có hiện tượng xuất tinh....
? Em vệ sinh cơ thể như thế nào ?
- GV nhận xét, giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể
- HS thu nhận TT SGK
- HS trả lời
- HS ghi bài
- HS nhớ lại KT đã học trả lời
- HS: cá nhân nghiên cứu hình vẽ, tự thu nhận thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS: dựa vào thông tin nêu chức năng của tinh hoàn.
- HS: các HS nam đọc kĩ bảng 58.1 lựa chọn dấu hiệu.
- HS trả lời
- HS: nghe và ghi nhớ thông tin.
- Tắm giặt thường xuyên, không nặn mụn trứng cá ...
I. Tuyến sinh dục
- Tuyến sinh dục gồm
+ Tinh hoàn ở nam
+ Buồng trứng ở nữ
- Tuyến sinh dục là tuyến pha
- Tuyến sinh dục chịu sự điều khiển của tuyến yên
II- Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam:
- Tinh hoàn:
+ Sản xuất tinh trùng
+ Tiết hooc môn sinh dục nam: Testorteron.
- Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam (bảng 58.1). Trong đó dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu đánh dấu đã có khả năng sinh sản.
III- Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ:
- Buồng trứng:
+ Sản xuất trứng
+ Tiết hooc môn sinh dục nữ: Ơstrôgen.
- Ơstrôgen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nữ.
- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nữ ( xem bảng 58.2). Trong đó dấu hiệu quan trọng nhất là hành kinh lần đầu, đánh dấu đã có khả năng sinh sản.
Hoạt động 3: Tìm hiểu buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ. 17’
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 58.3 SGK hoàn thành bài tập điền từ.
- GV: nhận xét đưa đáp án đúng.
1. Tuyến yên
2. Nang trứng
3. Ơstrôgen
4. Prôretteron
? Nêu chức năng của buồng trứng.
- GV: yêu cầu HS đọc bảng 58.1 SGK. HS nữ lựa chọn những dấu hiệu cơ bản của bản thân.
? Trong những dấu hiệu trên dấu hiệu nào đánh dấu tuổi dậy thì chính thức bắt đầu ?
- GV: nhấn mạnh kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu của dậy thì chính thức.
? Trong thời gian hành kinh em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?
- GV: lưu ý giáo dục ý thức vệ sinh kinh nguyệt.
- GV mở rộng: Dấu hiệu xuất tinh lần đầu và hành kinh là những dấu hiệu chứng tỏ nam giới và nữ giới có khả năng sinh sản.
? Vậy theo em ở giai đoạn này nam và nữ có nên kết hôn không ? Tại sao ?
- GV nhận xét: Trong giai đoạn này cơ quan sinh dục và cơ thể chưa phát triển hoàn thiện -> không nên quan hệ tình dục, kết hôn -> ảnh hưởng tới học tập và tương lai sau này
- HS: cá nhân quan sát hình
- HS: cá nhân quan sát hình tìm hiểu quá trình phát triển của trứng => trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm phát biểu => nhóm khác bổ sung.
- HS: dựa vào thông tin để trả lời.
- HS: các HS nữ đọc kĩ bảng 58.1 SGK lựa chọn dấu hiệu.
- HS trả lời
- HS: nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS trả lời
- HS ghi nhớ
- HS bày tỏ quan điểm của mình
- HS nghe và ghi nhớ
4- Kiểm tra đánh giá:3’
- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?
- Nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì nam và nữ?
5- Dặn dò:1’
- Học bài làm bài tập SGK.
- Đọc mục em có biết.
- Ôn lại chức năng của các tuyến nội tiết.
Tuần 33 - Tiết 65
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: NỘI TIẾT
TIẾT 5: SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà hoạt động nội tiết.
- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình
- Hoạt động nhóm
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
* Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu
+ Năng lực quan sát, phân tích tranh hình.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to hình 59.1 => 59.3 SGK.
III- Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi.
IV- Hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức : 1’
2- Bài mới:
*Đặt vấn đề (1’): Cũng như HTK, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hoà để đảm bảo lượng hoócmôn tiết ra vưà đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và cơ thể sẽ lâm vào tình trạng bệnh lý Bài hôm nay sẽ tìm hiểu sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết .
*Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết. 12’
- GV: yêu cầu HS kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của hooc môn tuyến yên.
- GV: tổng kết kiến thức
? Vai trò của tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết.
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 59.1, 59.2 trình bày sự điều hoà hoạt động của: Tuyến giáp, tuyến trên thận
- Lưu ý: + Tăng cường
+ Kìm hãm
- GV : gọi từng nhóm lên trình bày trên tranh.
? Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay giảm bớt là do đâu ?
- GV nhận xét, chốt KT
- HS: tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.
- 1, 2 HS phát biểu => lớp bổ sung.
- HS: dựa vào kiến thức đã học trả lời để rút ra vai trò.
- HS: nghiên cứu thông tin, quan sát hình 59.1, 59.2
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS trả lời
I- Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết:
- Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác.
- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay giảm bớt, chịu sự chi phối của hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.
II- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết:
- Các TNT trong cơ thể không hoạt động độc lập mà luôn có sự phối hợp hoạt động đảm bảo cho các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường.
Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các TNT- 12ph
- GV: yêu cầu HS trả lời
? Lượng đường trong máu được giữ ổn định là do đâu.
- GV: trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh
=> thì nhiều tuyến cùng phối hợp => tăng đường huyết.
- GV: yêu cầu HS ghi nhớ thông tin, quan sát hình 59.3 => trình bày sự phối hợp hoạt động của các TNT khi đường huyết giảm.
- GV ngoài ra: Ađrênalin cùng Glucagôn => tăng đường huyết
? Sự phối hợp hoạt động các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào.
- GV nhận xét, KL
- HS: do sự điều hoà 2 loại hooc môn của TB
và
- HS: nghe và ghi nhớ thông tin => trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu: Nhờ sự phối hợp của Glucagôn (TT), cooctizôn (vỏ tuyến trên thận) => tăng đường huyết
- Đại diện nhóm trình bày => nhóm khác bổ sung.
3- Kiểm tra đánh giá: 3’
- Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với tuyến nội tiết.
- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
4- Dặn dò:1’
- Học bài làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài 60: tìm hiểu cấu tạo, chức năng các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam
Kiểm tra 15 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chương (Chủ đề)
Các mức độ đánh giá
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Mức độ thấp
Mức độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
ChươngVII:
Thần kinh và giác quan
1
(0,5đ)
1
(0,5 đ)
1
(2đ)
3 câu
(3đ)
Chủ đề 8: Hệ nội tiết
1
(3 đ)
1
(0,5đ
1
(0,5đ)
1
( 3đ)
4 câu
(7đ)
Tổng
2 câu
(3,5đ)
35%
3 câu
(3đ)
30%
2 câu
(3,5đ)
35%
7câu
(10đ)
100%
ĐỀ KIỂM TRA
I/ Trắc nghiệm ( 2đ) : Chọn đáp án đúng nhất ?
1/ Tai ngoài gồm :
A. Vành tai, ống tai B. Vành tai, màng nhĩ, chuỗi xương tai
C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ, vòi nhĩ D. Vành tai, ống tai, màng nhĩ
2/ Hooc môn của tuyến giáp là :
A. Testosteron B. Ôxitonin C. Tiroxin và canxitonin D. Ơstrogen.
3/ Trong các VD sau VD nào là phản xạ không điều kiện ?
A. Chẳng dại gì mà chơi /đùa với lửa
B. Trời rét môi tím tái, người run cầm cập
C. Thấy chó dữ đuổi thì chạy
D. Thấy vật từ trên cao rơi xuống thì né đi
4/ Màng trong suốt phía trước màng cứng là :
A. Màng lưới B. Màng giác C. Màng mạch. D. Màng nhện.
II/ Tự luận ( 8đ)
Câu 1 ( 3đ): Vẽ sơ đồ thể hiện quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmôn tuyến tụy?
Câu 2( 3đ): Sự xuất tinh lần đầu ở nam và hành kinh lần đầu ở nữ là những dấu hiệu chứng tỏ nam và nữ đã có khả năng sinh con. Ở giai đoạn này nam và nữ có nên kết hôn và sinh con không? Vì sao?
Câu 3( 2đ): Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người ?
Đáp án biểu điểm
Đáp án
Biểu điểm
I. Trắc nghiệm
Câu 1: D Câu 3: B
Câu 2: C Câu 4 : B
2 điểm
II. Tự luận:
Câu 2 (3,0 đ):
- Không nên kết hôn và sinh con vì
+ Vi phạm luật hôn nhân và gia đình (quy định nam nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn)
+ Trong giai đoạn này cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, cơ thể chưa phát triển đầy đủ -> những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên như sẩy thai, đẻ non, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu sinh con thì nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao
+ Ảnh hưởng tới học tập và tương lai sau này
1,0 đ
1 đ
1 đ
Câu 3 (2,0 đ):
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
+ Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.
1,0 đ
1,0 đ
Câu 1 ( 3 đ): Vẽ đúng sơ đồ cho 3 điểm
Khi đường huyết (1) Khi đường huyết (2)
(+) (-) Đảo tuỵ
Tế bào
Tế bào
..Insulin.... ..Glucagon..
Glucôzo Glicogen. Glucôzơ Đường huyết giảm đến Đường huyết tăng lên mức bình thường mức bình
* Thống kê kết quả
Lớp
TS bài
< 3,5
Từ 3,5 - <5
Từ 5 - <6,5
Từ 6,5 - <8,5
>8,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
8B
Tổng
-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VÀO HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
NĂM .......
I. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên (Ghi đầy đủ theo GCMND): ………………………...................…………………………
2. Ngày tháng năm sinh (Ghi đầy đủ theo GCMND): ……………………..............………………..
3. Giới tính:
Nam □
Nữ □
4. Trình độ văn hóa:
THCS □
THPT □
…………..…………………………………….
Nếu đã tốt nghiệp THCS, THPT thì đánh dấu vào ô thích hợp. Nếu đang học thì ghi rõ lớp đang học (Ví dụ: Đang học lớp 12; đang học lớp 9).
5. Email: ………………….................................................................……………………………………
6. Điện thoại liên hệ: …………...…............................................................……………………………
7. Địa chỉ liên hệ:{Ghi rõ số nhà, đường, phố, thôn, bản, xã (phường), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)}: .................................................................................
..........................................................................................................................................................................
8. Đối tượng ưu tiên (nếu có): ...............................................................................................................
II Thông tin đăng ký học
9. Tên trường: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
Mã số: CĐT0105
10. Tên ngành/nghề học:
- Ngành/nghề 1: ……….………………………………..
Mã ngành/nghề: …………..………
Trình độ đào tạo:
Trung cấp □
Cao đẳng □
- Ngành/nghề 2: ……….………………………………..
Mã ngành/nghề: …………..………
Trình độ đào tạo:
Trung cấp □
Cao đẳng □
- Ngành/nghề 3: ……….………………………………..
Mã ngành/nghề: …………..………
Trình độ đào tạo:
Trung cấp □
Cao đẳng □
Hướng dẫn thí sinh chọn ngành/ nghề học:
- Thí sinh tìm hiểu các ngành/ nghề trên trang thông tin điện tử của Nhà trường:
http://tuyensinh.codienhanoi.edu.vn/thong-bao-tuyen-sinh/
- Thí sinh đăng ký trình độ đào tạo: Đánh dấu (x) vào ô phù hợp
……, ngày … tháng … năm…..
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
BẢNG TÊN CÁC NGÀNH/ NGHỀ ĐÀO TẠO
-
TT
Tên ngành/ nghề đào tạo
Mã ngành/nghề
Cao đẳng
Trung cấp
1
Điện công nghiệp
6520227
5520227
2
Cơ điện tử
6520263
5520263
3
Điện tử công nghiệp
6520225
5520225
4
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
6520205
5520205
5
Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện
6520249
5520249
6
Quản lý khai thác công trình thủy lợi
6340409
5340409
7
Hàn
6520123
5520123
8
Cắt gọt kim loại
6520121
5520121
9
Công nghệ Ô tô
6510216
5510216
10
Kế toán doanh nghiệp
6340302
5340302
11
Quản trị doanh nghiệp
6340404
12
Marketing thương mại
6340137
13
Thương mại điện tử
5340143
14
Tài chính tín dụng
6340203
15
Quản lý kinh doanh điện
6340127
16
Lập trình máy tính
6480208
5480208
17
Quản trị mạng máy tính
6480210
18
Thiết kế trang Web
6480217
5480217
19
Lắp đặt thiết bị cơ khí
5520113
20
Cấp thoát nước
6520312
5520312
-
-
-
-
-
-
-