Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương (Lần 3)

Gửi bởi: 2019-04-02 17:09:21 | Được cập nhật: 2021-02-20 02:17:57 Kiểu file: 4 | Lượt xem: 465 | Lượt Download: 3

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG _____________________________________________________________ (Đề thi gồm: 02 trang) ĐỀ THI THỬ LẦN 3 - KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Kodak và máy ảnh kỹ thuật số Nhắc đến máy ảnh kỹ thuật số có lẽ ai ai cũng biết đến những cái tên đã tr ở nên quá đỗi quen thuộc như Canon, Nikon, Fujifilm, Olympus, Sony,…đến từ Nh ật B ản. Và theo lẽ tự nhiên, người ta nghĩ rằng người Nhật đã phát minh ra chi ếc máy ảnh s ố đ ầu tiên. Nhưng sự thật không phải vậy. “Cha đẻ” của máy ảnh s ố là ng ười M ỹ và mang tên Kodak. Kodak, ở thời hoàng kim, là ông vua của ngành nhiếp ảnh và k ỹ thuật x ử lý ảnh. Thời ấy, khi người ta chụp ảnh, người ta nhớ đến máy Kodak, sử dụng phim Kodak, tráng ảnh lên giấy Kodak hay gửi những cuộn phim về phòng tối Kodak để nhận lại những tấm ảnh thành phẩm. Qua đó cũng thấy được sự thành công và vị trí g ần nh ư đ ộc tôn c ủa Kodak, giống như Windows của Microsoft hiện nay. Nhưng trớ trêu nhất là chính sự thành công đó đã bóp nghẹt một phát minh làm thay đổi ngành nhi ếp ảnh t ương lai, do hãng s ợ rằng máy ảnh số sẽ làm ảnh hưởng đến doanh số của mảng kinh doanh hiện t ại. Phát minh đó là từ Steven Sasson, một kỹ sư trẻ mới nhận việc tại Kodak và được giao cho việc “làm tạm” là nghiên cứu thiết bị cảm biến CCD để xem còn ứng dụng được gì không. Và Sasson đã phát minh ra chiếc máy ảnh số hóa đầu tiên từ cảm biến này và lưu dữ liệu v ới dạng từ lên băng cassette. Kodak gần như đã nắm giữ chìa khóa của cách mạng nhiếp ảnh. Nh ưng thay vì t ự dùng chìa khóa đó để mở cánh cửa của máy ảnh số, Kodak lại ung dung “rung đùi” bán chiếc “chìa khóa” đó cho các hãng máy ảnh khác mà r ất ít dùng nó cho chính s ản ph ẩm của mình, ngược lại hãng còn quay sang tập trung vào kỹ thuật in ấn và tráng r ọi ảnh kiểu cũ. Đến năm 2007, khi bản quyền máy ảnh số hết hiệu lực, Kodak không thu đ ược đồng nào tiền bản quyền nữa trong khi các hãng máy ảnh khác tha hồ sử dụng công nghệ của họ để làm giàu. Kết quả là Kodak đã phải xin bảo hộ phá sản vào năm 2012. Sự ch ủ quan và không biết nắm bắt cơ hội đã kết thúc gần 120 năm hoàng kim c ủa m ột ông vua nhiếp ảnh. (Theo elib.ntt.edu.vn/ban-co-biet - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Nguyễn Tất Thành) Câu 1 (0,5 điểm ): Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung của văn bản trên là gì? Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “ Thời ấy, khi người ta chụp ảnh, người ta nhớ đến máy Kodak, sử dụng phim Kodak, tráng ảnh lên giấy Kodak hay gửi những cuộn phim về phòng tối Kodak để nhận lại những tấm ảnh thành phẩm.” Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị rút ra được những bài học nào từ sự thất bại trong kinh doanh của hãng Kodak? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cơ hội trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Bằng cảm nhận về cái “tôi ” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016), anh/chị hãy bình luận ý kiến: “Đó là cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt, đồng th ời cũng là m ột cái tôi nh ạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người”. Từ đó, liên hệ với cái “tôi” trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét nét đặc sắc về cái “tôi” trong hai tác phẩm. _______ Hết _______ Họ và tên thí sinh: ......................................................... – Số báo danh : ...................... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 - NĂM 2018 Môn: Ngữ Văn (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm của câu. - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung 1 Các phương thức biểu đạt của văn bản: Nghị luận, thuyết minh, tự sự (Trả lời đúng 2/3 phương thức biểu đạt trên cho điểm tối đa) 2 3 4 Nội dung của văn bản: - Nói về sự thành công của Kodak trong thời kì hoàng kim và lí gi ải nguyên nhân phá sản của hãng này. - Giới thiệu về lịch sử ra đời của máy ảnh kĩ thuật số trên thế giới. - Biện pháp tu từ trong câu văn: Điệp từ Kodak, liệt kê - Tác dụng: Nhấn mạnh sự thành công đến mức chiếm được vị trí độc tôn trong lĩnh vực nhiếp ảnh và kĩ thuật xử lí ảnh của hãng Kodak vào thời hoàng kim. Những bài học rút ra từ thất bại trong kinh doanh của Kodak: - Không nên chủ quan, tự mãn với thành công hiện tại của mình - Hãy biết phát hiện và nắm bắt được cơ hội vàng để tạo bước nhảy vọt mới - Dũng cảm dấn thân vào con đường mới - Luôn trân trọng sự sáng tạo (HS có thể đưa ra những bài học khác song cần hợp lí) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cơ hội trong cuộc sống. a/ Về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận ; đảm bảo dung lượng phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. - HS hiểu được yêu cầu của đề, biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội; trình bày ý rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp tốt một s ố thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. b/ Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: * Giải thích: - Cơ hội là hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi (khách quan và chủ quan) gặp được để thực hiện điều mong muốn, dự định ( cơ hội làm ăn, cơ hội học tập trao đổi, cơ hội phát huy tài năng…). Đồng nghĩa với cơ hội là dịp, thời cơ. Điểm 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Điểm 2,0 0,25 0,25 1,5 0,25 2 * Phân tích - Bàn luận: - Cuộc sống luôn đặt ra thật nhiều thách thức song cũng có nhiều cơ hội đ ể ta phát triển. Việc tận dụng các cơ hội vàng trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ với các cá nhân mà còn với các tổ chức xã hội, các tập đoàn kinh doanh và cả với các quốc gia, dân tộc. - Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện ra cơ hội và nắm bắt được cơ hội. - Đặc biệt, con người không nên chờ cơ hội đến mà phải tự tạo nên cơ hội cho chính mình. - Phê phán những người nhút nhát, thiếu dũng cảm, tự tin nên không biết nắm bắt cơ hội tốt; những người sống theo chủ nghĩa cơ hội (lợi dụng cơ hội để mưu cầu lợi ích trước mắt, cục bộ, bất kể việc làm đúng hay sai)... * Bài học nhận thức và hành động: Luôn sống tích cực để phát hiện, nắm bắt cơ hội và tạo ra cơ hội để thực hiện những dự định, hoài bão trong tương lai. Bằng cảm nhận về cái “tôi ” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016), anh/chị hãy bình luận ý kiến: “Đó là cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh li ệt, đồng thời cũng là một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới h ạn c ủa tình yêu và s ự hữu hạn của kiếp người”. Từ đó, liên hệ với cái “tôi” trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét nét đặc sắc về cái “tôi” trong hai tác phẩm. a/ Về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. - HS xác định đúng yêu cầu của đề; trình bày ý rõ ràng, lập lu ận ch ặt ch ẽ, có s ức thuyết phục. Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính t ả, dùng từ, đặt câu; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. b/ Về kiến thức: HS cần có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: b.1. Giới thiệu khái quát về Xuân Quỳnh, tác phẩm “Sóng”, vấn đề cần nghị luận (cái “tôi”), trích dẫn ý kiến và việc liên hệ với cái “tôi” trong “Vội vàng” của Xuân Diệu b.2. Bằng cảm nhận về cái “tôi” trong bài “Sóng”, bình luận ý kiến b.2.1. Giải thích ý kiến - “Cái “tôi” là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm h ồn riêng c ủa nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua cái “tôi”, ta có thể thấy được nh ững suy nghĩ, thái độ, tư tưởng... của nhà thơ trước cuộc đời. - “Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt”: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn - biểu hiện của một con người trẻ trung, say mê, đầy sức sống. - “Cái “tôi” nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và s ự hữu hạn c ủa ki ếp người”: là cái “tôi” tinh tế trong cảm nhận, giàu trăn trở, suy tư khi nhận ra sự ngắn ngủi của tình yêu và sự mong manh của đời người. => Cái “tôi” Xuân Quỳnh phân thân, hóa thân vào “sóng” và “em” để nói lên những cung bậc tình yêu phong phú, phức tạp trong tâm hồn người phụ nữ. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5,0 0,25 0,25 0,25 4,25 0,25 0,5 b.2.2. Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng” * Cái “tôi” có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt - Cái “tôi” khát vọng được sống đúng với cá tính của mình, được th ấu hi ểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc: "Dữ dội và dịu êm ... Sóng tìm ra tận bể". - Cái “tôi” còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn, thiêng liêng và không thể nào lí giải được “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau" - Cái “tôi” mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ: "Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức.” - Cái “tôi” khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc: Dẫu xuôi về phương Bắc... Dù muôn vời cách trở." * Cái “tôi” nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của ki ếp người - Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà th ơ đã s ớm nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thu ỷ vô chung; khát vọng tình yêu là khôn cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa”. - Cái “tôi” tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát v ọng hoá thân vào sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu th ương và dâng hiến, để tình yêu vượt qua sự hữu hạn của phận người: "Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ." * Nghệ thuật thể hiện - Cái tôi trong “Sóng” được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài g ồm 6 câu thơ, như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn. - Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đ ối l ập, các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ. * Đánh giá: Ý kiến là sự nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ Xuân Quỳnh; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 1,0 0,75 0,25 0,25 b.3. Liên hệ với cái “tôi” trong bài thơ “Vội vàng” để thấy nét đặc sắc của hai cái “tôi” trong hai tác phẩm * Liên hệ với cái “tôi” trong bài thơ” Vội vàng” của Xuân Diệu: - Ở phong trào Thơ mới, ý thức về cái tôi cá nhân trở nên hết sức mạnh mẽ, đó là sự bung nở của mỗi hồn thơ, mỗi một cảm xúc mãnh liệt, một phong cách riêng biệt. - Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới có một cái “tôi” vô cùng độc đáo: + Cái “tôi” yêu đời, đắm say, rạo rực, giàu khát vọng với cặp mắt “xanh non, biếc rờn” nhận ra thiên đường ngay chốn trần gian. + Cái “tôi” luôn lo sợ về sự chảy trôi của thời gian, và sự hữu hạn của tuổi tr ẻ. + Cái “tôi” khát khao tận hưởng những giây phút đẹp nhất của đời người; s ống v ội vàng, cuống quýt... 0,5 (Thí sinh trình bày ngắn gọn, biết chọn lọc dẫn chứng) - Xuân Diệu có những cách tân mới về quan niệm thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật (thể thơ, hình ảnh thơ, ngôn từ …) bộc lộ cái “tôi” độc đáo. * Nét đặc sắc về cái “tôi” của hai nhà thơ qua hai thi phẩm: - Cả hai bài thơ đều bộc lộ được cái “ tôi”cá nhân nhạy cảm. tinh tế, mang khát vọng mãnh liệt cháy bỏng trước cuộc sống và tình yêu. Đây chính là một khát vọng rất nhân văn đáng trân trọng. - Cái “tôi” trong bài thơ “Sóng” là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng hiến đến tận cùng; cái “tôi” hòa vào cái ta chung của cuộc đời để tình yêu trở thành bất tử. Còn trong “Vội vàng” cái “tôi” mang niềm “khát khao giao cảm với đời”, khát khao tận hưởng cuộc đời trần thế ngay ở những tháng năm tuổi trẻ, qua đó thể hiện quan niệm sống vội vàng. - Cái “tôi” Xuân Quỳnh hóa thân vào”sóng” vừa mãnh liệt vừa dịu dàng, nữ tính; còn cái “tôi” Xuân Diệu lại bộc lộ một cách trực tiếp, cuồng nhiệt và đắm say. - Nguyên nhân khác biệt là do sự chi phối của phong cách nghệ thuật riêng của mỗi tác giả. 0,75