Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phép trừ phân số

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 61 (Sách giáo khoa trang 33)

Trong hai câu sau đây có một câu đúng, một câu sai :

Câu thứ nhất : Tổng của hai phân số là một phân số có tử bằng tổng các tử, mẫu bằng tổng các mẫu

Câu thứ hai : Tổng của hai phân số cùng mẫu là một phân số có cùng mẫu đó và có tử bằng tổng các tử

a) Câu nào là câu đúng

b) Theo mẫu của câu đúng, hãy phát biểu tương tự cho hiệu của hai phân số cùng mẫu

Hướng dẫn giải

a) Câu thứ hai đúng.

b) Hiệu của hai phân số cùng mẫu số là một phân số có cùng mẫu số và có tử bằng hiệu các tử.

Luyện tập - Bài 63 (Sách giáo khoa trang 34)

Điền phân số thích hợp vào ô trống :

a) \(\dfrac{1}{12}+.....=\dfrac{-2}{3}\)

b) \(\dfrac{-1}{3}+......=\dfrac{2}{5}\)

c) \(\dfrac{1}{4}-......=\dfrac{1}{20}\)

d) \(\dfrac{-8}{13}-......=0\)

Hướng dẫn giải

Coi phân số phải tìm là x rồi vận dụng quy tắc chuyển vế để tìm x.

Chẳng hạn:

\(c)\) \(\dfrac{1}{4}-x=\dfrac{1}{20}\) . Chuyển vế thì ta đc :

\(x=\dfrac{1}{5}\)

Đáp số:

\(a)-\dfrac{3}{4}\)

b) \(\dfrac{11}{15}\)

c) \(\dfrac{1}{5}\)

d) \(-\dfrac{8}{13}\)

Luyện tập - Bài 64 (Sách giáo khoa trang 34)

Hoàn thành phép tính :

a) \(\dfrac{7}{9}-\dfrac{....}{3}=\dfrac{1}{9}\)

b) \(\dfrac{1}{......}-\dfrac{-2}{15}=\dfrac{7}{15}\)

c) \(\dfrac{-11}{14}-\dfrac{-4}{.....}=\dfrac{-3}{14}\)

d) \(\dfrac{....}{21}-\dfrac{2}{3}=\dfrac{5}{21}\)

Hướng dẫn giải

Thay dấu ba chấm bởi x rồi tìm x.

Chẳng hạn:

\(a) \) \(\dfrac{7}{9}-\dfrac{x}{3}=\dfrac{1}{9}\)

\(\Rightarrow\dfrac{x}{3}=\dfrac{7}{9}-\dfrac{1}{9}\)

\(\Rightarrow\dfrac{x}{3}=\dfrac{6}{9}=\dfrac{2}{3}\)

Vậy x = 2

Đáp số:

a) x = 2

b) x = 3

c) x = 7

d) x =19.

Bài 58 (Sách giáo khoa trang 33)

Tìm số đối của các số :

\(\dfrac{2}{3};-7;\dfrac{-3}{5};\dfrac{4}{-7};\dfrac{6}{11};0;112\)

Hướng dẫn giải

Số đối của 2/3 là-2/3

số đố của-7 là 7

số đối của -3/5là 3/5

số đối của 4/-7 là 4/7

số đối của 6/11 là -6/11

số đố của 0 là0

số đối của 112 là -112

Bài 62 (Sách giáo khoa trang 34)

Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là \(\dfrac{3}{4}km\), chiều rộng là \(\dfrac{5}{8}km\)

a) Tính nửa chu vi của khu đất (bằng km) ?

b) Chiều dài hơn chiều rộng bao nhiêu km ?

Hướng dẫn giải

Nửa chu vi khu đất là:

\(\dfrac{3}{4}+\dfrac{5}{8}=\dfrac{11}{8}\left(km\right)\)

b)Chiều dai hơn chiều rộng là:

\(\dfrac{3}{4}-\dfrac{5}{8}=\dfrac{1}{8}\left(km\right)\)

Luyện tập - Bài 68 (Sách giáo khoa trang 35)

Tính :

a) \(\dfrac{3}{5}-\dfrac{-7}{10}-\dfrac{13}{-20}\)

b) \(\dfrac{3}{4}+\dfrac{-1}{3}-\dfrac{5}{18}\)

c) \(\dfrac{3}{14}-\dfrac{5}{-8}+\dfrac{-1}{2}\)

d) \(\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{-3}+\dfrac{1}{4}-\dfrac{-1}{6}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 68 trang 35 SGK Toán 6 Tập 2 | Giải toán lớp 6

Bài 60 (Sách giáo khoa trang 33)

Tìm \(x\) biết :

a) \(x-\dfrac{3}{4}=\dfrac{1}{2}\)

b) \(\dfrac{-5}{6}-x=\dfrac{7}{12}+\dfrac{-1}{3}\)

Hướng dẫn giải

a)\(x-\dfrac{3}{4}=\dfrac{1}{2}\)

\(x=\dfrac{1}{2}-\dfrac{3}{4}\)

\(x=-\dfrac{1}{4}\)

Luyện tập - Bài 67 (Sách giáo khoa trang 35)

Trong một dãy tính chỉ có phép cộng và phép trừ phân số, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải :

Tính :

                 \(\dfrac{2}{9}+\dfrac{5}{-12}-\dfrac{-3}{4}\)

Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phép tính :

               \(\dfrac{2}{9}+\dfrac{5}{-12}-\dfrac{-3}{4}=\dfrac{2}{9}+\dfrac{-5}{12}+\dfrac{3}{4}=\dfrac{2.4}{36}+\dfrac{\left(-5\right).....}{36}+\dfrac{3......}{36}=\dfrac{8-....+.....}{36}=\dfrac{20}{36}=\dfrac{....}{....}\)

Hướng dẫn giải

Giải bài 67 trang 35 SGK Toán 6 Tập 2 | Giải toán lớp 6

Luyện tập - Bài 66 (Sách giáo khoa trang 34)

Điền số thích hợp vào ô trống :

So sánh dòng 1 và dòng 3, em có thể nói gì về "số đối của số đối của một số" ?

                                     \(-\left(-\dfrac{a}{b}\right)=?\)

Hướng dẫn giải

\(\dfrac{a}{b}\)

\(-\dfrac{3}{4}\)

\(\dfrac{4}{5}\)

\(-\dfrac{7}{11}\)

0

Dòng 1

\(-\dfrac{a}{b}\)

\(\dfrac{3}{4}\)

\(-\dfrac{4}{5}\)

\(\dfrac{7}{11}\)

0

Dòng 2

\(-\left(-\dfrac{a}{b}\right)\)

\(-\dfrac{3}{4}\)

\(\dfrac{4}{5}\)

\(-\dfrac{7}{11}\)

0

Dòng 3

Luyện tập - Bài 65 (Sách giáo khoa trang 34)

Buổi tối (từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút), Bình định dành \(\dfrac{1}{4}\) giờ để rửa bát, \(\dfrac{1}{6}\) giờ để quét nhà và 1 giờ để làm bài tập. Thời gian còn lại, Bình định dành để xem chương trình phim truyện truyền hình kéo dài trong 45 phút. Hỏi Bình có đủ thời gian để xem hết phim không ?

Hướng dẫn giải

Thời gian từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút là 2 giờ 30 phút hay \(\dfrac{5}{2}\) giờ.

Tổng thời gian rửa bát, quét nhà, làm bài tập là:

\(\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{6}+1=\dfrac{17}{12}h\)

Do đó thời gian còn lại là:

\(\dfrac{5}{2}-\dfrac{17}{12}=\dfrac{13}{12}h\)

Chương trình phim truyện kéo dài 45 phút hay \(\dfrac{45}{60}\) giờ hay \(\dfrac{9}{12}\) giờ.

\(\dfrac{9}{12}< \dfrac{13}{12}\) nên Bình có thừa thì giờ để xem phim này


Có thể bạn quan tâm