Mở rộng khái niệm phân số
Bài 1 (Sách giáo khoa trang 5)
Ta biểu diễn \(\dfrac{1}{4}\) của hình tròn bằng cách chia hình tròn thành 4 phần bằng nhau rồi tô mầu một phần như hình 1
Theo cách đó, hãy biểu diễn :
a) \(\dfrac{2}{3}\) của hình chữ nhật (h.2)
b) \(\dfrac{7}{16}\) của hình vuông (h.3)
Hướng dẫn giải
a)
b)
Bài 2 (Sách giáo khoa trang 6)
Phần tô mầu trong các hình 4a, b, c, d biểu diễn các phân số nào ?
Hướng dẫn giải
Hướng dẫn giải.
a) \(\dfrac{2}{9}\)
b) \(\dfrac{3}{4}\)
c) \(\dfrac{1}{4}\)
d) \(\dfrac{1}{12}\)
Bài 3 (Sách giáo khoa trang 6)
Viết các phân số :
a) Hai phần bẩy
b) Âm năm phần chín
c) Mười một phần mười ba
d) Mười bốn phần năm
Hướng dẫn giải
a.\(\dfrac{2}{7}\)
b.\(\dfrac{-5}{9}c.\dfrac{11}{13}d.\dfrac{14}{5}\)
Bài 4 (Sách giáo khoa trang 6)
Viết các phép chia sau dưới dạng phân số :
a) \(3:11\)
b) \(-4:7\)
c) \(5:\left(-13\right)\)
d) \(x\) chia cho \(3\left(x\in\mathbb{Z}\right)\)
Hướng dẫn giải
a.\(\dfrac{3}{11}\)
b.\(\dfrac{-4}{7}\)
c.\(\dfrac{-5}{13}\)
d.\(\dfrac{x}{3}\)
Bài 5 (Sách giáo khoa trang 6)
Dùng cả hai số 5 và 7 để viết thành phân số (mỗi số chỉ được viết một lần)
Cũng hỏi như vậy đối với hai số 0 và -2
Hướng dẫn giải
- Dùng cả hai số 5 và 7 để viết thành phân số. Ta được 2 phân số là:
- Dùng hai số 0 và -2 để viết thành phân số. Ta viết được 1 phân số, vì mẫu số không thể bằng 0, nên phân số viết được là: