Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phép cộng phân số (tiếp theo)

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 127 sgk toán lớp 4

Tính

a) \(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\);                   b) \(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\)     

c) \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\)                    d) \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\)

Quy đồng hai mẫu số: 

\(\frac{2}{3} =\frac{2 \times 4}{3 \times 4}=\frac{8}{12}\);   

\(\frac{3}{4} =\frac{3 \times 3}{4 \times 3}=\frac{9}{12}\)

Cộng hai phân số cùng mẫu  là 12:

\(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}= \frac{8}{12}+\frac{9}{12}= \frac{8 + 9}{12} = \frac{17}{12}\)

b) \(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\)

Quy đồng mẫu số: 

\(\frac{9}{4}= \frac{9 \times 5}{4 \times 5}=\frac{45}{20}\);   

\(\frac{3}{5}= \frac{3 \times 4}{5 \times 4}=\frac{12}{20}\)

Cộng hai phân số  cùng mẫu  là 20:

\(\frac{9}{4}+\frac{3}{5}\) = \(\frac{45}{20}+ \frac{12}{20}= \frac{45 + 12}{20} = \frac{57}{20}\)

c) \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\)

Quy đồng mẫu số: 

\(\frac{2}{5}= \frac{2 \times 7}{5 \times 7}=\frac{14}{35}\) ;      

\(\frac{4}{7}= \frac{4 \times  5}{7\times 5} =\frac{20}{35}\)

Cộng hai phân số cùng mẫu  là 35:

 \(\frac{2}{5}+\frac{4}{7}\) = \(\frac{14}{35}+ \frac{20}{35}=\frac{14+20}{35} = \frac{34}{35}\)

d) \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\)

Quy đồng mẫu số : 

\(\frac{3}{5}= \frac{3 \times 3}{5\times 3}=\frac{9}{15}\);     

\(\frac{4}{3}= \frac{4\times  5}{3\times  5}=\frac{20}{15}\)

Cộng hai phân số có cùng mãu là 15:

 \(\frac{3}{5}+ \frac{4}{3}\) = \(\frac{9}{15}+\frac{20}{15}= \frac{9 + 20}{15} = \frac{29}{15}\)

Câu 2: Trang 127 sgk toán lớp 4

Tính (theo mẫu)

Mẫu: \(\frac{13}{21}+\frac{5}{7}=\frac{13}{21}+\frac{5×3}{7×3}=\frac{13}{21}+\frac{15}{21}=\frac{28}{21}\)

a) \(\frac{3}{12}+\frac{1}{4}\)     b) \(\frac{4}{25}+\frac{3}{5}\)     

c) \(\frac{26}{81}+\frac{4}{27}\)    d) \(\frac{5}{64}+\frac{7}{8}\)

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy 12 : 4 = 3, nên ta giữ nguyên \(\frac{3}{12}\) và nhân của tử và mẫu của $\frac{1}{4}$ với 3:

\(\frac{3}{12}+\frac{1}{4}= \frac{3}{12}+ \frac{1×3}{4×3}=\frac{3}{12}+\frac{3}{12}= \frac{3 + 3}{12}  = \frac{6}{12}\)

b) Ta thấy 25 : 5 = 5 nên ta nhân cả tử và mẫu của $\frac{3}{5}$ với 5 ; giữ nguyên $\frac{4}{25}$

\(\frac{4}{25}+\frac{3}{5}= \frac{4}{25}+\frac{3×5}{5×5}= \frac{4}{25} +\frac{15}{25}= \frac{4 + 15}{25} =\frac{19}{25}\)

c) Ta thấy 81 : 27 = 3 nên ta nhân cả tử và mẫu của $\frac{4}{27}$ với 3 ; giữ nguyên $\frac{26}{81}$

\(\frac{26}{81}+\frac{4}{27}= \frac{26}{81}+\frac{4×3}{27×3}= \frac{26}{81}+\frac{12}{81}= \frac{26 +12}{81}= \frac{38}{81}\)

d) \(\frac{5}{64}+\frac{7}{8}= \frac{5}{64}+\frac{7×8}{8×8}= \frac{5}{64}+\frac{56}{84}=\frac{61}{84}\)

Câu 3: Trang 127 sgk toán lớp 4

Một xe ô tô giờ đầu chạy được \(\frac{3}{8}\) quãng đường, giờ thứ hai chạy được \(\frac{2}{7}\) quãng đường. Hỏi sau hai giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường?

Hướng dẫn giải

Giờ đầu, ô tô chạy được \(\frac{3}{8}\) quãng đường.

Giờ thứ hai, ô tô chạy được \(\frac{2}{7}\) quãng đường

Sau hai giờ ô tô chạy được:

\(\frac{3}{8}\) + \(\frac{2}{7}\) = $\frac{3\times 7}{8\times 7} + \frac{2\times 8}{7\times 8} = $ \(\frac{21}{56}+\frac{16}{56}=\frac{37}{56}\) (quãng đường)

Đáp số: \(\frac{37}{56}\) quãng đường

Có thể bạn quan tâm