Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phép chia phân số

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 136 sgk toán lớp 4

Viết phân số đảo ngược của mỗi phân số sau:

\(\frac{2}{3} ;\frac{4}{7};\frac{3}{5};\frac{9}{4};\frac{10}{7}\)

Hướng dẫn giải

Phân số đảo ngược là phân số có mẫu là tử ; tử là là mẫu của phân số cũ.

Phân số đảo ngược của các phân số : \(\frac{2}{3}\) là  \(\frac{3}{2}\)

Phân số đảo ngược của các phân số : \(\frac{7}{4}\) là  \(\frac{4}{7}\)

Phân số đảo ngược của các phân số : \(\frac{5}{3}\) là  \(\frac{3}{5}\)

Phân số đảo ngược của các phân số : \(\frac{4}{9}\) là  \(\frac{9}{4}\)

Phân số đảo ngược của các phân số : \(\frac{7}{10}\) là  \(\frac{10}{7}\)

Câu 2: Trang 136 sgk toán lớp 4

Tính:

a) \(\frac{3}{7}\) : \(\frac{5}{8}\)

b) \(\frac{8}{7}\) : \(\frac{3}{4}\)

c) \(\frac{1}{3}\) : \(\frac{1}{2}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\frac{3}{7}\) : \(\frac{5}{8}\) = \(\frac{3}{7}\) x \(\frac{8}{5}\) = \(\frac{3 \times 8}{7 \times 5}\) = \(\frac{24}{35}\)

b) \(\frac{8}{7}\) : \(\frac{3}{4}\) = \(\frac{8}{7}\) x \(\frac{4}{3}\) = \(\frac{8 \times 4}{7 \times 3}\) = \(\frac{32}{21}\)

c) \(\frac{1}{3}\) : \(\frac{1}{2}\) = \(\frac{1}{3}\) x \(\frac{2}{1}\) = \(\frac{1 \times 2}{3 \times 1}\) = \(\frac{2}{3}\)

Câu 3: Trang 136 sgk toán lớp 4

Tính:

a) \(\frac{2}{3}\) x \(\frac{5}{7}\)   ; \(\frac{10}{21}\) : \(\frac{5}{7}\)   ;     \(\frac{10}{21}\) : \(\frac{2}{3}\)     

b) \(\frac{1}{5}\) x \(\frac{1}{3}\)   ;   \(\frac{1}{15}\) : \(\frac{1}{5}\)   ;    \(\frac{1}{15}\) : \(\frac{1}{3}\) 

Hướng dẫn giải

a)   \(\frac{2}{3}\) x \(\frac{5}{7}\) =  \(\frac{2 \times 5}{3 \times 7}\) = \(\frac{10}{21}\)

\(\frac{10}{21}\) : \(\frac{5}{7}\) = \(\frac{10}{21}\) x \(\frac{7}{5}\) = \(\frac{10 \times 7}{21 \times 5}\) =  \(\frac{2\times 5 \times 7}{3 \times 7 \times 5}\) = \(\frac{2}{3}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 7 và 5)

\(\frac{10}{21}\) : \(\frac{2}{3}\) = \(\frac{10}{21}\) x \(\frac{3}{2}\) = \(\frac{10 \times 3}{21 \times 2}\) =  \(\frac{2\times 5 \times 3}{3 \times 7 \times 2}\) = \(\frac{5}{7}\) (Rút gọn cả tử và mẫu cho 2 và 3)

b) \(\frac{1}{5}\) x \(\frac{1}{3}\)  =  \(\frac{1 \times 1}{5 \times 3}\) = \(\frac{1}{15}\) 

\(\frac{1}{15}\) : \(\frac{1}{5}\) =   \(\frac{1}{15}\) x \(\frac{5}{1}\) = \(\frac{1 \times 5}{15 \times 1}\) =  \(\frac{1\times 5 }{3 \times 5 \times 1}\) = \(\frac{1}{3}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 5)    

\(\frac{15}{5}\) : \(\frac{1}{3}\) = \(\frac{1}{15}\) x \(\frac{3}{1}\) = \(\frac{1 \times 3}{15 \times 1}\) =  \(\frac{1\times 3}{3 \times 5 \times 1}\) = \(\frac{1}{5}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 3)    

Câu 4: Trang 136 sgk toán lớp 4

Một hình chữ nhật có diện tích \(\frac{2}{3}\) m2 , chiều rộng \(\frac{3}{4}\)m. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.

Hướng dẫn giải

Ta có: Shcn = chiều dài  x chiều rộng

Nên chiều dài = Shcn : chiều rộng

Hình chữ nhật có diện tích \(\frac{2}{3}\) m2 , chiều rộng \(\frac{3}{4}\)m. Áp dụng công thức ta có:

Chiều dài của hình chữ nhật đó bằng:

\(\frac{2}{3}\) : \(\frac{3}{4}\) =   \(\frac{2}{3}\) x  \(\frac{4}{3}\) = \(\frac{2 \times 4}{3 \times 3}\) = \(\frac{8}{9}\) (m)

Đáp số: = \(\frac{8}{9}\)m

Có thể bạn quan tâm