Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập trang 136 SGK Toán 4

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 136 sgk toán lớp 4

Tính rồi rút gọn

a) \(\frac{3}{5}\) : \(\frac{3}{4}\) ;   \(\frac{2}{5}\) : \(\frac{3}{10}\)  ;  \(\frac{9}{8}\) : \(\frac{3}{4}\) 

b) \(\frac{1}{4}\) : \(\frac{1}{2}\) ;   \(\frac{1}{8}\) : \(\frac{1}{6}\)   ; \(\frac{1}{5}\) : \(\frac{1}{10}\)  

Hướng dẫn giải

a) \(\frac{3}{5}\) : \(\frac{3}{4}\) =  \(\frac{3}{5}\) x \(\frac{4}{3}\) = \(\frac{3 \times 4}{5 \times 3}\) = \(\frac{4}{5}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 3)

\(\frac{2}{5}\) : \(\frac{3}{10}\) = \(\frac{2}{5}\) x \(\frac{10}{3}\) = \(\frac{2 \times 10}{5 \times 3}\) = \(\frac{2 \times 2 \times 5}{5 \times 3}\) =  \(\frac{4}{3}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 5)

\(\frac{9}{8}\) : \(\frac{3}{4}\) = \(\frac{9}{8}\) x \(\frac{4}{3}\) = \(\frac{9 \times 4}{8 \times 3}\) = \(\frac{3 \times 3 \times 4}{4\times 2 \times 3}\) =  \(\frac{3}{2}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 3 và 4)

b) \(\frac{1}{4}\) : \(\frac{1}{2}\) = \(\frac{1}{4}\) x \(\frac{2}{1}\) = \(\frac{1 \times 2}{4 \times 1}\) = \(\frac{1 \times 2}{2 \times 2 \times 1}\)=  \(\frac{1}{2}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 2)

\(\frac{1}{8}\) : \(\frac{1}{6}\) =  \(\frac{1}{8}\) x \(\frac{6}{1}\) = \(\frac{1 \times 6}{8 \times 1}\) = \(\frac{1 \times 2 \times 3}{2 \times 4 \times 1}\)=  \(\frac{3}{4}\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 2)

\(\frac{1}{5}\) : \(\frac{1}{10}\) = \(\frac{1}{5}\) x \(\frac{10}{1}\) = \(\frac{1 \times 10}{5 \times 1}\) = \(\frac{1 \times 2 \times 5}{5 \times 1}\)=  \(\frac{2}{1} = 2\)     (Rút gọn cả tử và mẫu cho 5)

Câu 2: Trang 136 sgk toán lớp 4

Tìm x

a) \(\frac{3}{5}\) x   \(x =\) \(\frac{4}{7}\)                 b) \(\frac{1}{8}:x = \frac{1}{5}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\frac{3}{5}\) x   \(x =\)   \(\frac{4}{7}\)         

\(x =\)  \(\frac{4}{7}\) : \(\frac{3}{5}\)   ( x = tích : thừa số đã biết)  

\(x =\)  \(\frac{4}{7}\) x \(\frac{5}{3}\)     

\(x =\)  \(\frac{4 \times 5}{7 \times 3}\)

\(x =\) \(\frac{20}{21}\)                          

b) \(\frac{1}{8}:x = \frac{1}{5}\)

\(x = \frac{1}{8}:\frac{1}{5}\) (x = số bị chia : thương)

\(x = \frac{1}{8} \times \frac{5}{1}\)

\(x =\)  \(\frac{1 \times 5}{8 \times 1}\)

\(x = \frac{5}{8}\)

Câu 3: Trang 136 sgk toán lớp 4

Tính rồi nêu nhận xét về hai phân số và kết quả:

a) \(\frac{2}{3}\) x  \(\frac{3}{2}\) ;             b) \(\frac{4}{7}\) x \(\frac{7}{4}\)          c) \(\frac{1}{2}\) x \(\frac{2}{1}\)

Hướng dẫn giải

a) \(\frac{2}{3}\) x  \(\frac{3}{2}\)  = \(\frac{2×3 }{3×2}=1\)

b) \(\frac{4}{7}\) x \(\frac{7}{4}\)   = \(\frac{4 ×7 }{7×4}=1\) 

c) \(\frac{1}{2}\) x \(\frac{2}{1}\) = \(\frac{2 ×1}{1×2}=1\)

Nhận xét: 

  • Ta thấy, ở mỗi phép tính, hai phân số đó là hai phân số đảo ngược nhau.

(ví dụ: \(\frac{3}{2}\)  là phân số đảo ngược của \(\frac{2}{3}\) )

  • Kết luận: Nhân hai phân số đảo ngược nhau ta được tích bằng 1.

Câu 4: Trang 136 sgk toán lớp 4

Một hình bình hành có diện tích \(\frac{2}{5}\)m, chiều cao \(\frac{2}{5}\)m .Tính độ dài đáy của hình đó?

Hướng dẫn giải

Shbh = chiều cao x đáy , nên độ dài đáy = Shbh­ : chiều cao.

Áp dụng công thức trên với hình bình hành có diện tích \(\frac{2}{5}\)m, chiều cao \(\frac{2}{5}\)m.

Độ dài đáy của hình hình hành là:

\(\frac{2}{5}\) : \(\frac{2}{5}\) =  \(\frac{2}{5}\) x \(\frac{5}{2}\) = 1 (m)

(theo kết luận của câu 3: \(\frac{5}{2}\) là phân số đảo ngược của \(\frac{2}{5}\) nên tích bằng 1)

Đáp số: 1 m

Có thể bạn quan tâm