Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập chung trang 139 SGK Toán 4

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 139 sgk toán lớp 4

Cho các phân số: \(\frac{3}{5}\); \(\frac{5}{6}\) ; \(\frac{25}{30}\) ; \(\frac{9}{15}\); \(\frac{10}{12}\)  ; \(\frac{6}{10}\).

a) Rút gọn các phân số trên;

b) Cho biết trong các phân số trên có những phân số nào bằng nhau.

Hướng dẫn giải

a) Các phân số có thể rút gọn được là: \(\frac{25}{30}\) ; \(\frac{9}{15}\); \(\frac{10}{12}\)  ; \(\frac{6}{10}\)

\(\frac{25}{30}\) =  \(\frac{25 : 5}{30 : 5}\) = \(\frac{5}{6}\)

\(\frac{9}{15}\) = \(\frac{9 : 3}{15 : 3}\) = \(\frac{3}{5}\)

\(\frac{10}{12}\) = \(\frac{10 : 2}{12 : 2}\) = \(\frac{5}{6}\)

\(\frac{6}{10}\) = \(\frac{6 : 2}{10 : 2}\) = \(\frac{3}{5}\)

b) Sau khi rút gọn ở câu a, ta thấy có các phân số bằng nhau là:

\(\frac{25}{30}\) = \(\frac{10}{12}\) = \(\frac{5}{6}\)

\(\frac{9}{15}\) = \(\frac{6}{10}\) = \(\frac{3}{5}\)

Câu 2: Trang 139 sgk toán lớp 4

Lớp 4A có 32 học sinh được chia đều thành 4 tổ. Hỏi :

a) 3 tổ chiếm mấy phần số học sinh của lớp ?

b) 3 tổ có bao nhiêu học sinh ?

Hướng dẫn giải

a) Lớp 4A được chia đều thành 4 tổ.

3 tổ chiếm số phần học sinh của lớp là: \(\frac{3}{4}\) (phần học sinh của lớp)

Lớp 4A có 32 học sinh, mà 3 tổ chiếm \(\frac{3}{4}\) phần học sinh của lớp.

b) Nên số học sinh 3 tổ là \(\frac{3}{4}\) của 32.

3 tổ có số học sinh là:

32 x \(\frac{3}{4}\) = \(\frac{32 \times 3}{4}\) = \(\frac{4\times 8 \times 3}{4}\) =  8 x 3 = 24 (học sinh)

Đáp số: a) \(\frac{3}{4}\) phần học sinh của lớp.

              b) 24 học sinh.

Câu 3: Trang 139 sgk toán lớp 4

Quãng đường từ nhà anh Hải đến thị xã dài 15 km. Anh Hải đi từ nhà ra thị xã, khi đi được \(\frac{2}{3}\)  quãng đường thì dừng lại nghỉ một lúc. Hỏi anh Hải còn phải đi tiếp bao nhiêu ki-lô-mét nữa thì đến thị xã ?

Hướng dẫn giải

Anh Hải đã đi được \(\frac{2}{3}\)  quãng đường, mà quãng đường dài 15km.

Nên quãng đường anh Hải đi được là \(\frac{2}{3}\)  của 15.

Quãng đường anh Hải đi được là:

15 x \(\frac{2}{3}\)  = \(\frac{15 \times 2}{3}\)  = \(\frac{3 \times 5 \times 2}{3}\)  =  5 x 2 =10 (km)

Quãng đường cần đi tiếp = 15 – quãng đường đã đi được.

Anh Hải còn phải đi tiếp số ki-lô-mét nữa thì đến thị xã là:

15 – 10 = 5 (km)

Đáp số: 5km

Câu 4: Trang 139 sgk toán lớp 4

Có một kho xăng. Lần đầu người ta lấy ra 32 850l xăng, lần sau lấy ra bằng \(\frac{1}{3}\)   lần đầu thì trong kho còn lại 56 200l xăng. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu lít xăng?

Hướng dẫn giải

Lần đầu người ta lấy ra 32 850l xăng, lần sau lấy ra bằng \(\frac{1}{3}\) lần đầu thì số lít xăng lần sau lấy ra là \(\frac{1}{3}\) của 32 850.

Lần sau lấy ra số lít xăng là:

32 850  x  \(\frac{1}{3}\) = \(\frac{32 850 \times 1}{3}\)  =  10 950 (l)

Cả hai lần lấy ra được số lít xăng là:

32 850 + 10 950 = 43 800 (l)

Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:

43 800 + 56 200= 100000 (l)

Đáp số:  100000l.

Có thể bạn quan tâm