Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 26 : Quang Trung xây dựng đất nước

BÀI 26: QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

 

1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc.

- Vào cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua những cuộc chiến tranh, loạn lạc kéo dài, đồng ruộng bỏ hoang, làng xóm tiêu điều, kinh tế đình trệ.

=> Sau chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng đất nước, đóng đô ở Phú Xuân.

-  Nông nghiệp:

          + Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

          + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.

=> Chỉ trong vòng vài năm, đất nước khôi phục được phần nào cảnh thái bình.

-  Công thương nghiệp.

          + Giảm thuế.

          + Mở cửa ải, thông thương chợ búa.

=> Hàng hóa không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán cũng được phục hồi dần.

-  Văn hóa, giáo dục.

          + Ban chiếu lập học.

          + Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.

Chiếu Nôm- Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Chiếu Nôm- Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

         

          + Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập

          + Khuyến khích mở trường học

2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao.

*Bối cảnh

- Nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước vẫn đang bị đe dọa:

+ Thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) vẫn lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung.

+ Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định

* Chính sách quốc phòng:

 + Thi hành chế độ quân dịch: cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính.

 + Củng cố quân đội về mọi mặt, xây dựng nhiều binh chủng, tạo chiến thuyền lớn.

* Ngoại giao:

Ấn triện thời Tây Sơn
Ấn triện thời Tây Sơn

 

+ đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết, vua Thanh phải công nhận độc lập của nước ta.

+ Đối với phương Tây: mở cửa.

- Ở Phía nam, Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn, Quang Trung lên kế hoạch lấy lại Gia Định, nhưng ngày 16/9/1792 Ông mất, Quang Toản lên ngôi nhưng bất lực  nên cải cách của ông không thực hiện được.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra như thế nào ?

Trả lời :

Trước khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, tình hình kinh tế, xã hội nước ta hết sức khủng hoảng

- Ở Đàng Ngoài, giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng, chúa Trịnh ăn chơi xa hoa, quan lại tham ô, đục khoét của dân. Ruộng đất bị bỏ hoang, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Công thương nghiệp sa sút.

- Ở Đàng Trong, từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại cường hào kết thành bè đảng, đàn áp bóc lột nhân dân. Trong triều, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Cuộc sống cơ cực, nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với họ Nguyễn ngày càng dâng cao.

2. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?

Trả lời :

- Về nông nghiệp :

  + Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng bỏ hoang và nạn lưu vong

  + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế

- Về công thương nghiệp 

  + Mở cửa ải thông thương chợ búa

  + Giảm thuế

- Về văn hóa, giáo dục :

  + Ban bố Chiếu lập học, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức

  + Lập Viện Sùng chính dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập

3. Tại sao "mở cửa ải, thông chợ búa" thì công thương nghiệp lại phát triển ?

Trả lời :

"Mở cửa ải" để buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước, "thông chợ búa" để trao đổi buôn bán trong nước phát triển, do đó khi hàng hóa được lưu thông và ngoài nước thuận lợi và nhanh chóng thì tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Vì thế mở cửa ải, thông chợ búa thì công thương nghiệp phát triển

4. "Chiếu lập học" nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung ?

Trả lời :

"Chiếu lập học" nói lên hoài bão : Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ trí thức tài giỏi để góp phần xây dựng đất nước

5. Việc sử dụng chữ Nôm có ý nghĩa gì ?

Trả lời :

- Việc sử dụng chữ Nôm thể hiện ý thức, tinh thần dân tộc sâu sắc của Quang Trung

- Đánh dấu một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo tồn nền văn hóa dân tộc

6. Việc Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập nói lên điều gì ?

Trả lời :

Việc Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập nói lên hoài bãi rất lớn của Quang Trung, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài

7. Sau khi quân xâm lược Thanh bị đánh tan, đất nước đứng trước những khó khăn gì ?

Trả lời :

Quân xâm lược nhà Thanh đã bị đánh tan nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc vẫn còn bị đe dọa

- Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung

- Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định

8. Trước những khó khăn của đất nước, vua Quang Trung đã thực hiện chính sách gì để củng cố chính sách quốc phòng và mở rộng ngoại giao ?

Trả lời :

Vua Quang Trung đã thực hiện những chính sách :

- Thi hành chế độ quân địch, ba suất đinh lấy một suất đinh

- Xây dựng quân đội mạnh gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh

- Xây dựng chiến thuyền nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến và hàng chục đại bác

9. Quang Trung thực hiện đường lối ngoại giao như thế nào ?

Trả lời :

Chủ trương đường lối ngoài giao vua Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc

10. Đường lối ngoài giao của vua Quang Trung có ý nghĩa gì ?

Trả lời :

- Mong muốn quan hệ bang giao hòa hảo giữa hai nước để có điều kiện hòa bình xây dựng đất nước nhưng không vi phạm nguyên tắc chủ quyền và độc lập

- Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của tổ quốc và sự toàn vẹn của lãnh thổ

11. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung ?

Trả lời :

- Mùa xuân 1771 : Nguyễn Huệ cùng anh em lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.

- Năm 1774 : Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem đại quân đánh úp Phú Yên. Đây là chiến thắng đầu tiên của Nguyễn Huệ lúc ông mới 23 tuổi

- Tháng 1 - 1785 : Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút

- Hè 1786 : Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân

- Cuối năm 1786 đến giữa năm 1788 : Nguyễn Huệ hai lần tiến quân ra Bắc, thu phục Bắc hà; lật đổ các tập đoàn phong kến Lê - Trịnh

- 1788 : Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế

- 1789 :Quang Trung đại phá quân Thanh, đánh tan 29 vạn quân Thanh

- 1789 - 1792 : Quang Trung đã đề ra những chính sách để khôi phục xây dựng đất nước

* Quang Trung đã có công thống nhất đất nước, đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh, giữ vững nền độc lập dân tộc, củng cố ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa ngoại giao.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm