Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 23 : Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII

BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI – XVIII

I. KINH TẾ

1. Nông nghiệp

* Đàng ngoài

-  Thời Mạc Đăng Doanh, khi mà chưa diễn ra chiến tranh Nam - Bắc triều, nông nghiệp yên ổn, nhà nhà no đủ.

- Từ khi diễn ra những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến, sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

+  Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói khổ.

* Đàng trong

- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng đế củng cố cát cứ.

- Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

-  Năm1698, đặt phủ Gia Định, sau đó sáp nhập vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên vào dinh này, lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

- Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kết quả của quá trình khai hoang mà nông nghiệp Đảng Trong phát triển rõ rệt, năng suất lúa rất cao.

=> Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. Đồng thời. Đàng Trong xuất hiện tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất

2.  Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

* Thủ công nghiệp

-  Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,...

- Nhiều làng thủ công nổi tiếng như Gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), các làng làm đường mía ở Quảng Nam,...

Bát trà chân cao, gốm Việt Nam, thế kỷ XVI
Bát trà chân cao, gốm Việt Nam, thế kỷ XVI

 

* Thương nghiệp

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị. Ở Đàng Ngoài có Thăng Long, Phố Hiến, ở Đàng Trong có Thanh Hà, Hội An, Gia Định.

- Trong thế kỉ XVII, ngoại thương phát triển, nhiều thương nhân châu Á và châu Âu đã đến Phố Hiến, Hội An buôn bán.

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII các chúa Trịnh, chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy các thành thị suy tàn dần. 

Tranh vẽ thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVIII
Tranh vẽ thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVIII

 

 II.  VĂN HÓA

1. Tôn giáo

-  Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

-  Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển.

- Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.

Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kỉ XVII)
Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kỉ XVII)

 

-  Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm.

2.  Sự ra đời chữ quốc ngữ

-  Đến thế kỷ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ

-  Đây là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, dễ phổ biến.

- Giáo sĩ A- lec- xăng đơ Rôt là người có đóng góp quan trọng trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự La-tinh ghi lại giọng nói của người Việt
Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự La-tinh ghi lại giọng nói của người Việt

 

3. Văn học, nghệ thuật dân gian

a. Văn học

- Văn học chữ Nôm phát triển

+   Tiêu biểu có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

+   Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.

- Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát.

b. Nghệ thuật dân gian

- Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật

-  Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn ra cảnh sinh hoạt thường ngày như: chèo thuyền, chọi gà, đấy vật, đi cày,...Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

 

-  Nghệ thuật sâu khấu: chèo, tuồng đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người

=> Điểm nổi bật ở các thế kỉ XVI - XVIII là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 

1. Sau chiến tranh Nam - Bắc triều tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài ra sao ?

Trả lời :

Tình hình nông nghiệp Đàng Ngoài sau chiến tranh Nam - Bắc triều :

- Sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Nhà nước ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán

- Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa đói kém xảy ra dồn dập

2. Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào ?

Trả lời :

Bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho diện tích ruộng công bị thu hẹp, nông dân mất ruộng đất cày cấy, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân phải bỏ làng phiêu dạt đi nơi khác

3. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Trả lời :

- Ở Đàng Trong, các chúa Nguyên ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng, tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp

- Riêng ở Thuận Hóa năm 1711, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyên khích họ trở về quê quán làm ăn. Tính đến năm 1776, số dân tăng lên 126.857 suất, số ruộng đất tăng lên 265.507 mẫu

4. Phủ Gia Định gồm mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?

Trả lời :

- Năm 1968, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó, vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng sáp nhập vào phủ này

- Phủ Gia Định gồm hai dinh : dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và dinh Phiên Trấn (thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh)

5. Kết quả của những chính sách phát triển nông nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong ?

Trả lời :

- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng Đồng Bằng sông Cửu Long

- Năng suất lúa rất cao

- Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạn nhiều ruộng đất

6. Vì sao  sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng ?

Trả lời :

Sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng vì :

- Xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến

- Nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất

- Do bọn địa chủ, cường hào chiếm ruộng công làm ruộng tư nên đất công bị thu hẹp, nông dân mất ruộng đất cày cấy, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân phải bỏ làng phiêu dạt đi nơi khác

- Chế độ tô, thuế, binh dịch nặng nề

- Do nạn tham ô quan lại hoành hành, chỉ lo ăn chơi, hà hiếp, bóc lột nhân dân

7. Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng còn nông nghiệp ở Đàng Trong lại phát triển như vậy ?

Trả lời :

Sản suất nông nghiệp ở Đàng Trong lại phát triển hơn ở Đàng Ngoài vì :

- Chúa Nguyên có những chính sách tích cực để phát triển nông nghiệp

- Nhờ đất đai màu mỡ, hạn hán lụt bão ít xảy ra, tạo điều kiện cho năng suất lúa cao

8. Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta từ xưa và hiện nay mà em biết ?

Trả lời :

Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, bàn giấy, khắc bản in,..) Nhiều làng thủ công nổi tiếng như :

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội)

- Làng dệt La Khê (Hà Tây)

- Làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên - Huế)

- Làng làm đường mía ở Quảng Nam....Nhiều lái buôn phương tây khen đường của nước ta tốt nhất trong khu vực, là mặt hàng bán chạy, đường rất trắng và mọn hạt, đường phèn tinh khiết, trong suốt.

9. Quan sát hình 51 SGK trang 11, em có nhận xét gì về gốm Bát Tràng ?

Trả lời :

- Gốm Bát Tràng rất được ưa chuộng, nổi tiếng không chỉ ở thời bấy giờ mà cho đến ngày nay làng gốm Bát Tràng vẫn là một tâm sản xuất nổi tiếng ở nước ta

- Gốm Bát Tràng rất được ưa chuộng nên có câu :

"Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây"

10. Những biểu hiện nào chứng tỏ sự phát triển của thương nghiệp trong các thế kỉ XVII - XVIII ?

Trả lời :

- Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá

- Xuất hiện thêm một số đô thị

- Nhiều thương nhân châu Âu, châu Á và buôn bán với nước ta

11. Quan sát hình 52, SGK trang 112 "Một cảnh của Thăng Long thế kỉ XVII", em thấy có những hình ảnh gì ?

Trả lời :

- Bức ảnh trong SGK chụp lại bức vẽ về Thăng Long thế kỉ XVII của S.Ba-ron - một thương nhân Hà Lan, một cuốn "Miêu tả vương quốc Đàng Ngoài" - 1680

- Tranh của Ba-ron diễn tả cảnh duyệt quân ở hồ Tả Vọng và sông Nhị Hà (sông Hồng) trước vương phủ và lầu Ngũ Long - một công trình kiến trúc lộng lẫy của Thăng Long, vừa là pháo đài luyện tập quân sự, vừa là nơi bái mạng của các tân khoa thế kỉ XVII - XVIII

- Bức vẽ còn diễn ta cảnh thuyền bè đi lại tấp nập trên sông Hồng, trên bờ là hình ảnh những phố phường sầm uất, những ngôi nhà nhấp nhô. Đặc biệt, trong bức vẽ tác giả còn tái hiện các thương điếm của người Hà Lan, người Anh dựng ngay ven bờ sông một cách sinh động

12. Trong bức ảnh (trang 112, Sgk), hình ảnh trên bờ sông có nhiều ngôi nhà và phố phường gợi cho em suy nghĩ gì về Thăng Long lúc bấy giờ ?

Trả lời :

- Sự giàu có, sầm uất của Thăng Long là do hoạt động buôn bán đem lại, chứng tỏ kinh tế phát triển, đặc biệt là thủ công nghiệp, thương nghiệp

- Qua bức vẽ, ta thấy Thăng Long ngoài là trung tâm chính trị, văn hóa còn thực sự là trung tâm kinh tế, là nơi hội tụ của các phường thủ công, trung tâm thu hút các thương nhân châu Á, châu Âu đến trao đổi, buôn bán, tạo nên sự phát triển phồn thịnh của đô thị nước ta thời bấy giờ

13. Ngoài Thăng Long, em hãy kể tên một số đô thị xuất hiện ở thời kì này ?

Trả lời :

Ngoài Thăng Long (Kẻ chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài còn có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu "Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến" . Ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)

14. Tại sao Hội An trở thành Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong ?

Trả lời :

Hội An trở thành Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong vì :

- Đây là địa điểm tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa

- Là nơi các thương nhân nước ngoài lui tới buôn bán tấp nập

- Vị thế gần cửa biển thuận lợi cho các thuyền buôn nước ngoài ra vào

15. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ở các thế kỉ XVI - XVII có gì đáng chú ý so với thế kỉ XV ?

Trả lời :

Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cứ và tuyển lựa quan lại, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi

16. Quan sát hình 53 SGK trang 113 "Biểu diễn võ nghệ", em thấy có những hình ảnh gì ?

Trả lời :

- Đây là ảnh chụp lại bức vẽ biểu diễn võ nghệ ở thế kỉ XVII. Nhìn vào bức tranh ta thấy phía trên là hình ảnh hai chiến sĩ đang cưỡi ngựa đấu thương - một trong những loại vũ kí chủ yếu của kị binh

- Ở giữa bức tranh là cảnh hai người đang đấu kiếm, bàn tay họ phối hợp nhịp nhàng, điều khiển kiếm và khiên, tạo nên sự linh hoạt của bộ binh

- Phía trái, bên dưới bức tranh là hình ảnh hai người đang trong tư thế chuẩn bị biểu diễn điệu võ tay không, một trong những môn võ cổ truyền của dân tộc, bên cạnh là trọng tài điều khiển trận đấu

- Phía dưới bên phải bức tranh là hình ảnh một xạ thủ đang giương cung biểu diễn loại vũ khí đặc trưng của các dân tộc miền núi

17. "Cảnh biểu diễn võ nghệ" (Hình 53, trang 113) nói lên điều gì ?

Trả lời :

Ở thế kỉ XVII, truyền thống thượng võ của dân tộc vẫn được phát huy, mọi người đều chú ý luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước.

18. Bên cạnh truyền thống thượng võ, em hãy nêu một số nếp sống văn hóa truyền thống khác của dân tộc ta ?

Trả lời :

Một số nếp sống văn hóa truyền thống khác của dân tộc ta :

- Tín ngưỡng : Làng xã thờ thành hoàng, gia đình thờ tổ tiên

- Hàng năm, làng mở hội tại đình, có nơi tại chùa dân làng tổ chức biểu diễn chèo, tuồng, múa rối, đánh vật, đua thuyền..

19. Em hãy nêu một số tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc ta hiện nay vẫn còn bảo lưu và phát triển ?

Trả lời :

Tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc ta hiện nay vẫn còn bảo lưu và phát triển :

- Làng xã thờ Thành hoàng

- Gia đình thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.................

- Thờ cúng ông Địa, Táo Quân, Quan Âm.............

- Cúng đất, cúng Tất niên, cúng rằm, mồng một, cúng đầu năm...

- Cúng cầu mưa, lễ cầu ngư, cầu an gia quyến...........

20. Công việc thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì ?

Trả lời :

Việc thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với các đấng sinh thành. Việc thờ cúng tổ tiên vừa là tình cảm thành kính thiêng liêng, vừa là ý thức, trách nhiệm của mỗi người trong việc đền đáp công ơn tổ tiên

21. Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước thì thương nhau cùng" nói lên điều gì ?

Trả lời :

Câu ca dao đã nói lên tình cảm đoàn kết tương thân, tương ái trong thôn xóm, làng bản, người dân một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau

22. Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đâu ? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta ?

Trả lời :

- Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời Cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rooma-Ý)

- Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lọi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng

23. Thái độ của chính quyền Trịnh - Nguyễn đối với đạo Thiên Chúa giáo như thế nào ?

Trả lời :

Đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Do vậy, các chúa đã nhiều lần ngăn cấm nhưng các giáo sĩ vẫn tiếp tục tìm cách truyền đạo

24. Ở thế kỉ XVI - XVII, nước ta có những tôn giáo nào ?

Trả lời :

Thế kỉ XVI - XVII, nước ta có những tôn giáo : Nho giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo

25. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời :

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phúc và trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây vào nước ta để truyền đạo đã dùng chữ cái La-tinh (a,b,c...) ghi âm tiếng Việt để tiện việc biên soạn và giảng giáo lí Thiên Chúa.

26. Ai đã đóng vai trò quan trọng trong việc dùng chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt ?

Trả lời :

Người đã đóng vai trò quan trọng trong việc dùng chữ La tinh ghi âm tiếng Việt là A - lêc - xăng đơ Rốt

27. Em hãy giới thiệu vài nét về A - lêc - xăng đơ Rốt ?

Trả lời :

- A - lêc - xăng đơ Rốt là giáo sĩ người Pháp. Năm 1627, A - lêc - xăng đơ Rốt thành lập Đoàn truyền giáo ở Đàng Ngoài. Năm 1649, ông về Rô-ma (Italia) vận động thành lập ở nước ta một giáo đoàn Thiên Chúa

- Sau đó, ông trở về Pa ri cho xuất bản nhiều kí sự, bản đồ giới thiệu nước ta. Ít lâu sau, Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp chính thức thành lập, đẩy mạnh hoạt động truyền giáo ra khắp vùng Đông Á và Đông Nam Á

28. Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?

Trả lời :

- Chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.

- Chữ Quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt là trong văn học viết

29. Trong các thế kỉ XVI - XVII văn học chữ Nôm phát triển như thế nào ?

Trả lời :

Trong các thế kỉ XVI - XVII , tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử "Thiên Nam ngữ lục"

30. Các tác phẩm văn học chữ Nôm thế kỉ XVI có gì khác với các tác phẩm văn học ở thế kỉ XV ?

Trả lời :

- Khác với các tác phẩm văn học ở thế kỉ XV có xu hướng ca tụng cảnh "thái bình thịnh trị", từ thế kỉ XVI, văn học Nôm thường phản ánh tâm trạng bi quan, trăn trở của kẻ sĩ trước thế sự đảo điên (ví dụ như thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Mặt khác, tư tưởng nhân đạo và khuynh hướng trữ tình bắt đầu phát triển qua những truyện Nôm dài, đặc biệt là truyện Nôm khuyến danh (như "Trê Cóc", " Trinh Thử'.", "Nhị Độ Mai".....)

31. Em biết gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm ?

Trả lời :

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ trạng nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi là Trạng Trình. Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "Lo trước những việc lo của thiên hạ".

32. Em biết gì về Đào Duy Từ ?

Trả lời :

- Đào Duy Từ (1572-1834) vừa là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa, vừa là nhà quân sự có tài. Ông sinh tại làng Hoa Trai (Tĩnh Gia - Thanh Hóa), có tài nhưng không được chúa Trịnh cho đi thi

- Vào Đàng Trong, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn phong tước hầu và trọng việc trong việc xây dựng hệ thống Lũy Thầy. Ông còn viết một số các tác phẩm, có công phát triển nghề hát bội ở Đàng Trong và là người khởi thảo tuồng Sơn Hậu

33. Các tác phẩm văn học Nôm thế kỉ XVI - XVIII tập trung phản ánh vấn đề gì ?

Trả lời :

Nội dung các truyện Nôm đề cập đến những vấn đề thiết thực của cuộc sống và hạnh phúc của con người, qua đó tố cáo những bất công xã hội, phơi bày sự thối nát của bộ máy quan liêu

34. Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc ?

Trả lời :

- Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình

- Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, nền văn học dân tộc ngày càng phát triển

- Thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc

35. Hãy kể tên một số nghệ thuật dân gian nước ta thế kỉ XVII - XVIII ?

Trả lời :

- Biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật

- Điêu khắc gỗ trong các đình chùa

- Chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, tắm áo, đánh cờ,...

36. Cho biết công trình điêu khắc nổi tiếng nhất thời bấy giờ ?

Trả lời :

Nổi tiếng nhất là công trình điêu khắc Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

37. Quan sát hình 54 (SGK trang 115), "Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay", em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc gỗ lúc bấy giờ ?

Trả lời :

Công trình nghệ thuật Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay do Nam tước Trương Văn Thọ thực hiện trong 3 năm. Trên bức tượng, các cánh tay to xòe ra uyển chuyển như động tác múa. Những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang. Bức tượng có vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại. Đó là một công trình nổi tiếng, thể hiện tài năng điêu khắc gỗ trong nền nghệ thuật dân gian Việt Nam thời bấy giờ

38. Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này (thế kỉ XVI - XVIII) phát triển cao ?

Trả lời :

Do đời sống con người ngày càng phát triển nên sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả.

Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển lại, tạo điều kiện cho phong các dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền...

Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên ánh xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm