Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV

BÀI 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV 

 

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.

-  Lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động 20 vạn quân cùng hàng vạn dân phu tràn vào nước ta (11-1946)

- 1- 1407, quân Minh chiếm đóng Đông Đô và thành Tây Đô, tháng 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt.

giặc Minh xâm lược
Giặc Minh xâm lược

 

Quân đội nhà Minh
Quân đội nhà Minh

 

 

2. Chính sách cai trị của nhà Minh.

- Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thực hiện một loạt các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa,...để thống trị nước ta.

+ Chính trị: xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sáp nhập vào Trung Quốc.

+ Kinh tế - xã hội: bóc lột nhân dân ta một cách tàn bạo, đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em về Trung Quốc làm nô tì.

+ Văn hóa: thi hành chính sách đồng hóa ngu dân, bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu huỷ nhiều sách quý của ta.

3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần

a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409)

- Tháng 10- 1407 Trần Ngỗi lên làm minh chủ, tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình)

- Tháng 12- 1408 nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó thanh thế nghĩa quân vang dội, nhiều anh hùng hào kiệt từ các nơi kéo về theo nghĩa quân

- Tuy nhiên đến năm 1409, nội bộ thiếu đoàn kết, cuộc khởi nghĩa dần ta rã.

b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409- 1414)

- Năm 1409 Trần Qúy Khoáng lên ngôi lấy niên hiệu là Trùng Quang Đế, phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng
Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng

 

- Năm 1411, quân Minh tăng viện, tấn công vào Thanh Hóa, nghĩa quân phải rút vào Thuận Hóa

- Năm 1413, quân Minh tấn công Thuận Hóa, nghĩa quân tan rã dần, các thủ lĩnh Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dụ lần lượt bị bắt, cuộc khởi nghĩa thất bại.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :

1. Em hãy cho biết có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không ? Vì sao?

Trả lời : 

Quân Minh kéo vào xâm lược nước ta không phải vì lý do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần mà thực chất là mượn cớ để thực hiện mưu đồ cướp nước ta

2. Trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ ?

Trả lời :

- Tháng 11 - 1406, quân Minh tiến vào biên giới nước ta. Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn

- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị, lấy thành Đa Bang, làm trung tâm phòng ngự.

- Ngà 22-1-1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá)

- Tháng 4-1407, quân Minh tấn công vào Tây Đô, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407

3. Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng ?

Trả lời :

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng là vì :

- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệp quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc.

- Thêm vào đó, những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Lý làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh

4. Em có nhận xét gì về đường lối của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh so với đường lối kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần ? Qua đó em rút ra bài học gì ?

Trả lời :

Nhà Trần Nhà Hồ

- Biết dựa vào sức mạnh, đoàn kết toàn dân

- Được các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

- Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng chờ thờ cơ phản công giành thắng lợi quyết định.

- Không dựa vào sức mạnh, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc

- Không được nhân dân ủng hộ

- Quân Minh đang mạnh, quân nhà Hồ rút dần vào thành cố thủ

 

=> Rút ra bài học :

- Phải biết dựa vào sức mạnh, đoàn kết của nhân dân

- Quân dân trên dưới một lòng đoàn kết, quyết tâm đánh giặc

- Tin tưởng và biết quan tâm đến đời sống của nhân dân

- Có đường lối đánh giặc đúng đắn

- Khi giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà nên bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công.

5. Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta ?

Trả lời :

Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta và thi hành chính sách cai trị tàn bạo

- Chúng xoá bỏ quốchiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ; sáp nhập nước ta là Trung Quốc

- Thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân ta tàn bạo

- Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì, cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị

6. Em hãy nhận xét những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta ?

Trả lời :

- Nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc với nhân dân ta, đối với đất nước Đại Việt bấy giờ

- Chúng muốn nhân dân ta phải lệ thuộc vào phong tục tập quán của chúng (đồng hoá và muốn nô dịch đất nước ta để từ đó xoá tên nước ta trên bản đồ)

7. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ?

Trả lời :

- Do chế độ thống trị tàn bạo, thâm độc của nhà Minh

- Do tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân, với lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh vì độc lập dân tộc, nhân dân đã đứng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của quý tộc nhà Trần

8. Nêu tên và địa danh các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước khởi nghĩa Lam Sơn)

Trả lời :

Tên cuộc khởi nghĩa Địa danh

Phạm Ngọc

Lê Ngã

Phạm Chấn

Trần Nguyệt Hồ

Phạm Tất Đạt

Trần Nguyên Khôi

Trần Nguyên Khang

Trần Ngỗi

Trần Quý Khoáng

Đồ Sơn (Hải Phòng)

Quảng Ninh

Đông Triều

Đông Triều

Bắc Giang

Phú Thọ

Thái Nguyên

Bô Cô (Nam Định)

Thanh Hoá, Hoá Châu

9. Hãy thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi ?

Trả lời :

- Tháng 10 - 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần ngỗi lên làm minh chủ. Ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định Hoàng Đế.

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Cảnh Chân - trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Cô Bô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Cô Bô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

10. Trình bày vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng ?

Trả lời :

- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngỗi giết chết, con trai của ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá

- Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

11. Nêu đặc điểm các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh trong giai đoạn (1407-1413) ?

Trả lời :

Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh trong giai đoạn (1407-1413) có đặc điểm là khởi nghĩa nổ ra rất sớm, liên tục, mạnh mẽ nhưng chưa liên kết được với nhau, cuối cùng đều bị thất bại.

12. Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ?

Trả lời :

Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước khởi nghĩa Lam Sơn) đều bị thất bại vì :

- Các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa tạo nên phong trào chung để có sức mạnh tổng hợp.

- Thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn

13. Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh có ý nghĩa lịch sử gì ?

Trả lời :

Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được coi như là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm