Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 110 sgk toán lớp 4

Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:

9 : 7; 8 : 5; 19 : 11; 3 : 3; 2 : 15

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn: Các con viết phân số với tử số là số bị chia và mẫu là số chia.

9 : 7 = \(\frac{9}{7}\)             

8 : 5 =    \(\frac{8}{5}\)           

19 : 11   = \(\frac{19}{11}\)         

3 : 3 = \(\frac{3}{3}\)         

2 : 15 = \(\frac{2}{15}\)

Câu 2: Trang 110 sgk toán lớp 4

Có hai phân số \(\frac{7}{6}\) và \(\frac{7}{12}\), phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình 1? Phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình 2?

Giải bài : Phân số và phép chia số tự nhiên

Hướng dẫn giải

Hình 1: có 2 hình có 6 ô, trong đó 1 hình đã được tô màu hết hình còn lại thì tô được 1 ô. Vậy nên, phân số \(\frac{7}{6}\) chỉ phần đã tô màu.

Hình 2: có 1 hình có 12 ô, trong đó tô màu được 7 ô. Vậy nên, phân số \(\frac{7}{12}\) chỉ phần đã tô màu.

Câu 3: Trang 110 sgk toán lớp 4

Trong các phân số : \(\frac{3}{4}\); \(\frac{9}{14}\); \(\frac{7}{5}\); \(\frac{6}{10}\); \(\frac{19}{17}\); \(\frac{24}{24}\)

a) Phân số nào bé hơn 1?

b) Phân số nào bằng 1?

c) Phân số nào lớn hơn 1?

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn: 

  • Phân số có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1.
  • Phân số có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1.
  • Phân số có tử số bé hơn mẫu số, phân số đó bé hơn 1.

a) \(\frac{3}{4}\) < 1;   \(\frac{9}{14}\) < 1;   \(\frac{6}{10}\) < 1

b) \(\frac{24}{24}\) = 1

c) \(\frac{7}{5}\) > 1; \(\frac{19}{17}\) > 1

Có thể bạn quan tâm