Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập trang 120 SGK Toán 4

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 120 sgk toán lớp 4

So sánh hai phân số:

a) \(\frac{3}{5}\) và \(\frac{1}{5}\)                                         

b) \(\frac{9}{10}\) và \(\frac{11}{10}\)

c) \(\frac{13}{17}\) và \(\frac{15}{17}\)                                   

d) \(\frac{25}{19}\) và \(\frac{22}{19}\)

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy hai phân số \(\frac{3}{5}\) và \(\frac{1}{5}\) có cùng mẫu số là 5, mà 3 > 1 nên:

\(\frac{3}{5}\)  >  \(\frac{1}{5}\)                                         

b) Ta thấy hai phân số \(\frac{9}{10}\) và \(\frac{11}{10}\) có cùng mẫu số là 10, mà 9 > 11 nên:

\(\frac{9}{10}\)  <  \(\frac{11}{10}\)

c) Ta thấy hai phân số  \(\frac{13}{17}\) và \(\frac{15}{17}\) có cùng mẫu số là 17, mà 13 < 15 nên:

\(\frac{13}{17}\)  < \(\frac{15}{17}\)                                   

d) Ta thấy hai phân số \(\frac{25}{19}\) và \(\frac{22}{19}\) có cùng mẫu số là 19, mà 25 > 22 nên:

\(\frac{25}{19}\)  > \(\frac{22}{19}\)

Câu 2: Trang 120 sgk toán lớp 4

So sánh các phân số sau với 1: 

\(\frac{1}{4}\); \(\frac{3}{7}\) ;\(\frac{9}{5}\); \(\frac{7}{3}\); \(\frac{14}{15}\) ; \(\frac{16}{16}\) ; \(\frac{14}{11}\)

Hướng dẫn giải

b) Hướng dẫn : Dựa vào phần nhận xét để ta so sánh các phân số trên với 1.

  • Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
  • Nếu tử số lớn hơn mẫu thì phân số lớn hơn 1.

Trong phân số \(\frac{1}{4}\) có 1 < 4 nên phân số \(\frac{1}{4}\) < 1

Trong phân số \(\frac{3}{7}\) có 3 <7 nên phân số \(\frac{3}{7}\) <1; 

Trong phân số \(\frac{7}{3}\) có 7 > 3 nên phân số \(\frac{7}{3}\) > 1; 

Trong phân số \(\frac{9}{5}\) có 9 > 5 nên phân số \(\frac{9}{5}\) > 1;

Trong phân số \(\frac{14}{15}\) có 14 < 15 nên phân số \(\frac{14}{15}\) < 1; 

Trong phân số \(\frac{16}{16}\) có 16 = 16 nên phân số \(\frac{16}{16}\) = 1; 

Trong phân số \(\frac{14}{11}\) có 14 > 11 nên phân số \(\frac{14}{11}\) > 1

Câu 3: Trang 120 sgk toán lớp 4

Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

a) \(\frac{1}{5}; \frac{4}{5}; \frac{3}{5}\)                   

b) \(\frac{6}{7}; \frac{8}{7}; \frac{5}{7}\)

c) \(\frac{8}{9}; \frac{5}{9}; \frac{7}{9}\)                   

d) \(\frac{12}{11}; \frac{16}{11}; \frac{10}{11}\)

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy 3 phân số \(\frac{1}{5}; \frac{4}{5}; \frac{3}{5}\)   có cùng mẫu số là 5 mà tử số 1 < 3 ; 3 < 5.

Vậy các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là : \(\frac{1}{5}; \frac{3}{5}; \frac{4}{5}\)

b) Ta thấy 3 phân số \(\frac{6}{7}; \frac{8}{7}; \frac{5}{7}\  có cùng mẫu số là 7 mà tử số  5 < 6; 6 < 8.

Vậy các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là : \(\frac{5}{7}; \frac{6}{7}; \frac{8}{7}\)

c) Ta thấy 3 phân số \(\frac{6}{7}; \frac{8}{7}; \frac{5}{7}\ có cùng mẫu số là 7 mà tử số  5 < 7; 7 < 8.

Vậy các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{5}{9}; \frac{7}{9}; \frac{8}{9}\)

d) Ta thấy 3 phân số \(\frac{6}{7}; \frac{8}{7}; \frac{5}{7}\ có cùng mẫu số là 7 mà tử số 10 < 12; 12 < 16.

Vậy các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{10}{11}; \frac{12}{11}; \frac{16}{11}\)

Có thể bạn quan tâm