Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phân số và phép chia số tự nhiên

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 108 sgk toán lớp 4

Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số: 

7 : 9 ; 5 : 8; 6 : 19  ; 1 : 3

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn: Các con viết phân số với tử số là số bị chia và mẫu là số chia.

  • 7 : 9 =\({7 \over 9}\)
  • 5 : 8 = \({5 \over 8}\)
  • 6 : 19 = \({6 \over 19}\)
  • 1 : 3 = \({1 \over 3}\)

Câu 2: Trang 108 sgk toán lớp 4

Viết theo mẫu: 

Mẫu: 24 : 8 = \({24 \over 8}\) = 3

36 : 9; 88: 11; 0 : 5; 7 : 7

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn: Ta viết thương của phép chia dưới dạng phân số và số thông thường. Với phân số ta viết tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

Mẫu: 24 : 8 = \({24 \over 8}\) = 3

Kết quả như sau:

36 : 9 = \({36 \over 9}\)= 4

88: 11 = \({88 \over 11}\) = 8

0 : 5 = \({0 \over 5}\)

7 : 7 = \({7 \over 7}\) = 1

Câu 3: Trang 108 sgk toán lớp 4

a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu)

Mẫu: 9 = \({9 \over 1}\)

6 =.....; 1 = ......; 27 = .....; 0 = ....; 3 = .....

b) Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số là số tự nhiên đó và có mẫu số bằng 1

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn: Với mẫu số là 1 thì tử số chính là số tự nhiên đó. Vì một số chia cho 1 thì bằng chính nó.

Mẫu: 9 = \({9 \over 1}\)

6 = \({6 \over 1}\);  1 = \({1 \over 1}\);

27 = \({27 \over 1}\) ; 0 = \({0\over 1}\) ; 3 = \({3 \over 1}\)

Có thể bạn quan tâm