Ước chung và bội chung
Bài 171 (Sách bài tập - tập 1 - trang 27)
Có 30 nam, 36 nữ. Người ta muốn chia đều nam và nữ vào các nhóm. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được ? Điền vào chỗ trống trong trường hợp chia được
Cách chia | Số nhóm | Số nam ở mỗi nhóm | Số nữ ở mỗi nhóm |
a b c |
3 5 6 |
........... ........... ........... |
.......... .......... .......... |
Hướng dẫn giải
Cách chia | Số nhóm | Số nam ở mỗi nhóm | Số nữ ở mỗi nhóm |
a | 3 | 10 bạn | 12 bạn |
b | 5 | ||
c | 6 | 5 bạn | 6 bạn |
Bài 170 (Sách bài tập - tập 1 - trang 27)
Viết tập hợp :
a) Ư(8), Ư(12), ƯC(8,12)
b) B(8), B(12), BC(8,12)
Hướng dẫn giải
a)Ư(8)={1;-1;2;-2;4;-4;8;-8}
Ư(12)={1;-1;2;-2;3;-3;4;-4;6;-6;12;-12}
ƯC(8;12)={1;-1;2;-2;4;-4}
b)B(8)={8;-8;16;-16;24;-24;32;-32;40;-40.....}
B(12)={12;-12;24;-24;36;-36.............}
BC(8;12)={24;-24;...................}
Bài 16.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 28)
Điền các từ thích hợp ( ước chung, bội chung) vào chỗ trống :
a) Nếu \(a⋮15\) và \(b⋮15\) thì 15 là ..........của a và b
b) Nếu \(8⋮a\) và \(8⋮b\) thì 8 là ..........của a và b
Hướng dẫn giải
a)ước chung
b)bội chung
Bài 175 (Sách bài tập - tập 1 - trang 27)
Trên hình 5, A biểu thị tập hợp các học sinh biết tiếng Anh và P biểu thị tập hợp các học sinh biết tiếng Pháp trong một nhóm học sinh
Có 5 học sinh biết cả 2 thứ tiếng Anh và Pháp, 11 học sinh chỉ biết tiến Anh, 7 học sinh chỉ biết tiếng Pháp
a) Mỗi tập hợp \(A,P,A\cap P\) có bao nhiêu phần tử ?
b) Nhóm học sinh đó có bao nhiêu người ?
(Mỗi học sinh đều biết ít nhất một trong hai thứ tiếng Anh và Pháp)
Hướng dẫn giải
a) Tập hợp A có: 11+5=16( phần tử)
Tập hợp P có: 7+5=12( phần tử)
Tập hợp A\(\cap\) P có 5 phần tử
Bài 172 (Sách bài tập - tập 1 - trang 27)
Tìm giao của hai tập hợp A và B, biết rằng :
a) A = {mèo, chó}; B = {mèo, hổ, voi}
b) A = {1; 4}; B = {1; 2; 3; 4}
c) A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ
Hướng dẫn giải
a) A\(\cap\)B={mèo}
b) A\(\cap\)B={1;4}
c) A\(\cap\)B=\(\varnothing\)
Bài 16.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 28)
Gọi A là tập hợp các ước của 72, gọi B là tập hợp các bội của 12. Tập hợp \(A\cap B\) là :
(A) {24; 36} (B) {12; 24; 36; 48}
(C) {12; 18; 24} (D) {12; 24; 36}
Hãy chọn phương án đúng ?
Hướng dẫn giải
Chọn D
Bài 174 (Sách bài tập - tập 1 - trang 27)
Tìm giao của hai tập hợp \(\mathbb{N}\) và \(\mathbb{N}^{\circledast}\) ?
Hướng dẫn giải
giao của tập hợp N và tập hợp N* là tập hợp N*
Bài 169 (Sách bài tập - tập 1 - trang 27)
a) Số 8 có là ước chung của 24 và 30 hay không ? Vì sao ?
b) Số 240 có là bội chung của 30 và 40 hay không ? Vì sao ?
Hướng dẫn giải
a) 8 không là ước chung của 8 và 30 vì 8 không là ước của 30
b) 240 là bội chung của 30 và 40 vì 240 chia hết cho 30 và chia hết cho 40
Bài 16.4* - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 28)
Số 4 có thể là ước chung của hai số \(n+1\) và \(2n+5,\left(n\in\mathbb{N}\right)\) không ?
Hướng dẫn giải
Giả sử 4 là ước chung của \(n+1\) và \(2n+5\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n+1⋮4\\2n+5⋮4\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow3⋮4\) \(\rightarrow\) vô lí
\(\Rightarrow4\) ko là ước chung của \(n+1\) và \(2n+5\)
Bài 173 (Sách bài tập - tập 1 - trang 27)
Gọi X là tập hợp các học sinh giỏi văn của lớp 6A
Gọi Y là tập hợp các học sinh giỏi toán của lớp 6A
Tập hợp \(X\cap Y\) biểu thị tập hợp nào ?
Hướng dẫn giải
X giao Y là tập hợp các học sinh vừa giỏi toán vừa giỏi văn
Bài 16.3* - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 28)
Tìm ước chung của hai số \(n+3\) và \(2n+5\) với \(n\in\mathbb{N}\) ?
Hướng dẫn giải
Gọi d là ước chung của n+3 và 2n+5
Ta có n+3\(⋮\) d và 2n+5 \(⋮\)d
Suy ra (2n+6)-(2n+5)\(⋮\) d \(\Rightarrow\) 1\(⋮\)d
Vậy d=1