Tỉ lệ thức
Bài 65 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ tỉ lệ thức sau :
\(6:\left(-27\right)=\left(-6\dfrac{1}{2}\right):29\dfrac{1}{4}\)
Hướng dẫn giải
6:(-27)=(\(-6\dfrac{1}{2}\))\(:29\dfrac{1}{4}\)
\(\Leftrightarrow\)6:(-27)=\(\left(-\dfrac{13}{2}\right):\dfrac{117}{4}\)
\(\Rightarrow\)\(\left(-\dfrac{13}{2}\right):\dfrac{117}{4}\)=\(\left(-\dfrac{13}{2}\right):\dfrac{4}{117}\)=\(-\dfrac{2}{9}\)
Ta có:\(\dfrac{6}{-27}=\dfrac{-2}{9}\)
hay\(\dfrac{6}{-2}=\dfrac{-27}{9}\);\(\dfrac{6}{-2}=\dfrac{27}{-9}\);\(\dfrac{2}{-9}=\dfrac{6}{-27}\)
Bài 7.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 21)
Cho tỉ lệ thức \(\dfrac{7,5}{4}=\dfrac{22,5}{12}\)
Điền dấu X vào ô thích hợp trong bảng sau :
Hướng dẫn giải
Câu |
Đúng | Sai |
a) Các số 7,5 và 12 là các ngọai tỉ | X | |
b) Các số 4 và 7,5 là các trung tỉ | X | |
c) Các số 4 và 22,5 là các trung tỉ | X | |
d) Các số 22,5 và 12 là các trung tỉ | X | |
e) Các số 7,5 và 22,5 là các ngoại tỉ | X |
Bài 67 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Chứng minh rằng từ đẳng thức \(ad=bc,\left(c,d\ne0\right)\), ta có thể suy ra được tỉ lệ thức :
\(\dfrac{a}{c}=\dfrac{b}{d}\)
Hướng dẫn giải
Chia cả hai vế của đẳng thức ad=bc cho cd \(\neq\)\(0\)
ta được:
\(\dfrac{a}{c}=\dfrac{b}{d}\)
Bài 71 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Cho tỉ lệ thức \(\dfrac{x}{4}=\dfrac{y}{7}\) và \(xy=112\)
Tìm \(x\) và \(y\) ?
Hướng dẫn giải
Đặt k = \(\dfrac{x}{4}=\dfrac{y}{7}\Rightarrow x=4k,y=7k\)
Từ x.y = 112, ta có: 4k.7k = 112
\(\Rightarrow\) \(28k^2\) = 112
\(\Rightarrow k^2=4\)
\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}k=-2\\k=2\end{matrix}\right.\)
Có 2 trường hợp xảy ra:
TH1: k = -2
\(\Rightarrow x=-8,y=-14\)
TH2: k = 2
\(\Rightarrow x=8,y=14\)
Vậy \(\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}x=-8\\y=-14\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}x=8\\y=14\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)
Bài 60 (Sách bài tập - tập 1 - trang 19)
Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên :
a) \(1,5:2,16\)
b) \(4\dfrac{2}{7}:\dfrac{3}{5}\)
c) \(\dfrac{2}{9}:0,31\)
Hướng dẫn giải
a)\(1,5:2,16=15:216=5:72\)
b)\(4\dfrac{2}{7}:\dfrac{3}{5}=\dfrac{30}{7}:\dfrac{3}{5}=\dfrac{30}{7}.\dfrac{5}{3}=\dfrac{50}{7}=50:7\)
c)\(\dfrac{\dfrac{2}{9}}{0,31}=\dfrac{2}{9}:\dfrac{31}{100}=\dfrac{2}{9}.\dfrac{100}{31}=\dfrac{31}{450}=31:450\)
Bài 7.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 21)
Từ tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d},\left(a,b,c,d\ne0\right)\) ta suy ra được :
(A) \(\dfrac{a}{d}=\dfrac{b}{c}\) (B) \(\dfrac{a}{c}=\dfrac{b}{d}\) (C) \(\dfrac{d}{c}=\dfrac{a}{b}\) (D) \(\dfrac{b}{c}=\dfrac{d}{a}\)
Hãy chọn đáp án đúng ?
Hướng dẫn giải
B
Bài 64 (Sách bài tập - tập 1 - trang 19)
Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ các đẳng thức sau :
a) \(7.\left(-28\right)=\left(-49\right).4\)
b) \(0,36.4,25=0,9.1,7\)
Hướng dẫn giải
a) Với đẳng thức 7.(-28) =(-49).4 ta lập được các tỉ lệ thức sau:
\(\dfrac{7}{-49}=\dfrac{4}{-28};\dfrac{-49}{7}=\dfrac{-28}{4};\dfrac{4}{7}=\dfrac{-28}{-49}\) ;\(\dfrac{7}{4}=\dfrac{-49}{-28}\)
b) Với đẳng thức 0,36.4,25= 0,9.1,7 ta lập được các tỉ lệ thức sau:
\(\dfrac{0,36}{0,9}=\dfrac{1,7}{4,25};\dfrac{0,9}{0,36}=\dfrac{4,25}{1,7};\dfrac{1,7}{0,36}=\dfrac{4,25}{0,9};\) \(\dfrac{0,36}{1,7}=\dfrac{0,9}{4,25}\)
Bài 72 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Chứng minh rằng từ tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\) (với \(b+d\ne0\)) suy ra được \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{a+c}{b+d}\)
Hướng dẫn giải
\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=>ad=bc=>ab+ad=ab+bc\)
\(a\left(b+d\right)=b\left(a+c\right)\)
\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{a+c}{b+d}\)
Bài 68 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Hãy lập tất cả các tỉ lệ thức từ bốn trong năm số sau đây :
\(4;16;64;256;1024\)
Hướng dẫn giải
*Ta có : 4.256=16.64 =1024
\(\Rightarrow\) Có thể lập được tất cả 4 tỉ lệ thức sau :
\(\dfrac{4}{16}=\dfrac{64}{256};\dfrac{4}{64}=\dfrac{16}{256};\dfrac{256}{16}=\dfrac{64}{4};\dfrac{256}{64}=\dfrac{16}{4}\)
*Ta có : 16.1024 = 64.256 = 16384
\(\Rightarrow\) Có thể lập được tất cả 4 tỉ lệ thức sau :
\(\dfrac{16}{64}=\dfrac{256}{1024};\dfrac{64}{16}=\dfrac{1024}{256};\dfrac{16}{256}=\dfrac{64}{1024}\); \(\dfrac{64}{1024}=\dfrac{16}{256}\)
*Ta có : 4.1024 = 16.256 = 4096
\(\Rightarrow\) Có thể lập được tất cả 4 tỉ lệ thức sau :
\(\dfrac{4}{16}=\dfrac{256}{1024};\dfrac{4}{256}=\dfrac{16}{1024};\dfrac{256}{4}=\dfrac{1024}{16}\); \(\dfrac{16}{4}=\dfrac{1024}{256}\)
Bài 63 (Sách bài tập - tập 1 - trang 19)
Có thể lập được tỉ lệ thức từ các số sau đây không ? Nếu lập được hãy viết tỉ lệ thức đó :
a) \(1,05;30;42;1,47\)
b) \(2,2;4,6;3,3;6,7\)
Hướng dẫn giải
a) \(1,05 . 42 = 30 . 1,47 ( =44,1 )\)
Ta có tỉ lệ thức : \(1,05:30=1,47 : 42\)
b) Vì :
\(2,2.4,6\ne3,3.6,7\)
\(2,2.3,3\ne4,6.6,7\)
\(2,2.6,7\ne4,6.3,3\)
\(\Rightarrow\) 4 số này không lập thành 1 tỉ lệ thức
Bài 7.3 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 21)
Cho \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\left(a,b,c\ne0,a\ne b,c\ne d\right)\)
Chứng minh rằng :
\(\dfrac{a}{a-b}=\dfrac{c}{c-d}\)
Hướng dẫn giải
\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=>\)\(ad=bc\)
\(\dfrac{a}{a-b}=\dfrac{ad}{d\left(a-b\right)}=\dfrac{bc}{ad-bd}=\dfrac{bc}{bc-bd}=\dfrac{bc}{b\left(c-d\right)}\dfrac{c}{c-d}\)
Bài 73 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Cho \(a,b,c,d\ne0\). Từ tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\) hãy suy ra tỉ lệ thức \(\dfrac{a-b}{a}=\dfrac{c-d}{c}\)
Hướng dẫn giải
Đặt \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}=k\) thì \(a=b.k\) , \(c=d.k\)
Ta tính giá trị của các tỉ số \(\dfrac{a-b}{a};\dfrac{c-d}{c}\) theo \(k\)
\(\dfrac{a-b}{a}=\dfrac{b.k-b}{b.k}=\dfrac{b.\left(k-1\right)}{b.k}=\dfrac{k-1}{k}\left(1\right)\)
\(\dfrac{c-d}{c}=\dfrac{d.k-d}{d.k}=\dfrac{d\left(k-1\right)}{d.k}=\dfrac{k-1}{k}\left(2\right)\)
Từ \(\left(1\right);\left(2\right)\) suy ra \(\dfrac{a-b}{a}=\dfrac{c-d}{c}\)
Bài 61 (Sách bài tập - tập 1 - trang 19)
Chỉ rõ ngoại tỉ và trung tỉ của các tỉ lệ thức sau :
a) \(\dfrac{-5,1}{8,5}=\dfrac{0,69}{-1,15}\)
b) \(\dfrac{6\dfrac{1}{2}}{35\dfrac{3}{4}}=\dfrac{14\dfrac{2}{3}}{80\dfrac{2}{3}}\)
c) \(0,375:0,875=-3,63:8,47\)
Hướng dẫn giải
* Ngoại tỉ :
a) \(-5,1\) và \(-1,15\)
b) \(6\dfrac{1}{2}\) và \(80\dfrac{2}{3}\)
c) \(-0,375\) và \(-3,63\)
* Trung tỉ :
a) \(0,69\) và \(8,5\)
b) \(14\dfrac{2}{3}\) và \(35\dfrac{3}{4}\)
c) \(0,875\) và \(8,47\)
Bài 69 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Tìm \(x\), biết :
a) \(\dfrac{x}{-15}=-\dfrac{60}{x}\)
b) \(-\dfrac{2}{x}=-\dfrac{x}{\dfrac{8}{25}}\)
Hướng dẫn giải
a) \(x^2=\left(-15\right).\left(-60\right)=900=>x=\)\(\pm\)\(30\)
b) \(-x^2=\dfrac{-16}{25}=>x^2=\dfrac{16}{25}=>x=\)\(\pm\)\(\dfrac{4}{5}\)
Bài 62 (Sách bài tập - tập 1 - trang 19)
Các tỉ số sau đây có lập thành tỉ lệ thức không ?
a) \(\left(-0,3\right):2,7\) và \(\left(-1,71\right):15,39\)
b) \(4,86:\left(-11,34\right)\) và \(\left(-9,3\right):21,6\)
Hướng dẫn giải
a) Có
b) Không
Bài 66 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ các số sau :
\(5;25;125;625\)
Hướng dẫn giải
Giải
Ta có: 5.625 = 3125 ; 25. 125 = 3125
Suy ra: 5.625 = 25.125
Vậy:
5/25=125/625;625/25=125/5;5/125=25/625;625/125=25/5
Bài 70 (Sách bài tập - tập 1 - trang 20)
Tìm \(x\) trong các tỉ lệ thức sau :
a) \(3,8:\left(2x\right)=\dfrac{1}{4}:2\dfrac{2}{3}\)
b) \(\left(0,25x\right):3=\dfrac{5}{6}:0,125\)
c) \(0,01:2,5=\left(0,75x\right):0,75\)
d) \(1\dfrac{1}{3}:0,8=\dfrac{2}{3}:\left(0,1x\right)\)
Hướng dẫn giải
a)\(3,8:\left(2x\right)=\dfrac{1}{4}:2\dfrac{2}{3}\)
\(2x=3,8:\dfrac{3}{32}\)
\(x=\dfrac{608}{15}:2\)
\(x=\dfrac{304}{15}\)
b)\(\left(0,25x\right):3=\dfrac{5}{6}:0,125\)
\(0,25x=\dfrac{20}{3}\times3\)
\(x=20:0,25\)
\(x=80\)
c) \(0,01:2,5=\left(0,75\times x\right):0,75\)
\(0,004=0,75\times x:0,75\)
\(0,004=x\times0,75:0,75\)
\(0,004=x\times1\)
\(0,004=x\)
\(\Rightarrow x=0,004\)
d)\(1\dfrac{1}{3}:0,8=\dfrac{2}{3}:\left(0,1x\right)\)
\(\dfrac{5}{3}=\dfrac{2}{3}:0,1\times x\)
\(\dfrac{5}{3}=\dfrac{20}{3}\times x\)
\(\Rightarrow x=\dfrac{20}{3}:\dfrac{5}{3}\)
\(x=4\)
Bài 7.4* - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 21)
Cho tỉ lệ thức \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\)
Chứng minh rằng :
\(\dfrac{ac}{bd}=\dfrac{a^2+c^2}{b^2+d^2}\)
Hướng dẫn giải
ta có:
\(\dfrac{ac}{bd}=\dfrac{a^2+c^2}{b^2+d^2}\)
mà \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\)\(\Rightarrow\)\(\dfrac{aa}{bb}=\dfrac{a^2+a^2}{b^2+b^2}\)
\(\Rightarrow\dfrac{a^2}{b^2}=\dfrac{a^2.2}{b^2.2}\)
\(\Rightarrow\)\(\dfrac{a^2}{b^2}=\dfrac{a^2}{b^2}\)
\(\Rightarrow\dfrac{ac}{bd}=\dfrac{a^2+c^2}{b^2+d^2}(ĐPCM)\)