Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

a80964bc821b6fc7b04669cf2d2564a9
Gửi bởi: Lời Giải Hay 6 tháng 9 2016 lúc 17:44:41 | Được cập nhật: hôm qua lúc 13:51:07 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 527 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn BínhĐề bài: Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn BínhBài làmVới phong cách thơ bình dị, nhẹ nhàng, chân chất; Nguyễn Bính được xem là nhà thơ củađồng nội. Thơ Nguyễn Bính đi sâu vào tâm hồn người đọc bằng chất “quê” đặc biệt, chất“quê” của nông thôn Việt Nam. Tình yêu trong thơ ông rất đỗi ngọt ngào, sâu lắng và dìudặt như chính con người ông. Bài thơ “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang”giãi bày tâm sự thầm kín của một người đang yêu, đang thương nhớ, đang khắc khoải vàmong chờ đau đáu.Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Bính đặt tên bài thơ là “Tương tư”, đây là cảm giácnhớ thương của một kẻ đang yêu, nói đúng hơn là của kẻ yêu đơn phương, đang mongchờ được đáp lại. Mối tình ấy được ấp ủ, được dồn nén thành lời qua những vần thơ mộcmạc, chân thành nhất:Thôn Đoài ngồi nhớ thôn ĐôngMột người chín nhớ mười mong một ngườiNắng mưa là bệnh của giờiTương tư là bệnh của tôi yêu nàngMột không gian thôn quê hiện lên thật bình dị, đơn sơ, và yên bình đến lạ. Thủ pháp nhânhóa được sử dụng rất tài tình, tinh tế. Tác giả mượn “thôn Đoài” và “thôn Đông” để nóilên nỗi nhớ từ tận sâu đáy lòng của mình. Chắc hẳn rằng người mà tác giả đang tương tưở thôn Đông, còn tác giả lại thôn Đoài. Mối tình ấy ẩn mình trong sự thanh mát và bìnhdị của đồng quê.Tinh tế và sâu sắc hơn nữa tác giả đã mượn chuyện nắng của của giời để trải lòng mình.Tác giả coi “tương tư” là một căn bệnh đã tiềm ẩn trong chính con người mình, cũng rấtđỗi bình thường như bao chuyện khác, giống như quy luật của đất trời.Chỉ với câu thơ ấy, đã khiến người đọc thích thú muốn tìm hiểu về mối tương tư củaanh chàng thôn Đoài và cô nàng thôn Đông này.Tuy nhiên đến những câu thơ tiếp theo, dường như lại là lời trách móc nhẹ nhàng và rấtchừng mừng. Trách cô gái hững hờ, trách người ta sao lại vờ như không biết gì như thế:Hai thôn chung lại một làng,Doc24.vnCớ sao bên ấy chẳng sang bên này?Ngày qua ngày lại qua ngày,Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.Bảo rằng cách trở đò giang,Không sang là chẳng đường sang đã đành.Những đây cách một đầu đình,Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?Tương tư thức mấy đêm rồi,Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?Bao giờ bến mới gặp đò?Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?Những câu hỏi dồn dập, nối tiếp nhau tạo nên sự nối rối, lo lắng và chồng chất nỗi niềmtrong lòng chàng trai đang yêu. Tác giả đã mượn lối nói dân gian của ca dao, dân ca đểhỏi dò cô gái sao lại hững hờ như vậy.Giọng điệu của câu thơ nhẹ nhàng, uyển chuyển, tha thiết như truyền tải thông điệp đếncho cô gái. Từ “cớ sao” như một lời trách nhưng lại rất tế nhị, đáng yêu. Mối tương tưcủa chàng trai trằn trọc suốt bao nhiêu đêm, nhưng chẳng biết ngỏ cùng ai, rồi cũngchẳng ai thấu cho. Bởi vậy mà chàng trai chỉ chờ đợi “bến gặp đò” để mình có thể gặpnàng. Nỗi băn khoăn trong lòng chàng trai cứ chồng chất, cứ dai dẳng và đợi chờ.Và rồi chàng trai lại tự hỏi:Nhà em có một giàn giầu,Nhà anh có một hàng cau liên phòng.Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?Nhịp điệu của thơ lục bát uyển chuyển, nhẹ nhàng, tha thiết. Tác giả mượn “giàn trầu” và“hàng cau” để diễn tả nỗi nhớ da diết và quấn quýt như dây trầu quấn lấy thân cau.Nguyễn Bính thật khéo léo và tài hoa khi diễn tả nỗi nhớ bằng những hình ảnh thân quenvà mộc mạc ấy. câu thơ này, người đọc nhận ra có sự thay đổi giữa cách xưng hô, tácgiả đã mạnh dạn chuyển “tổi-nàng” thành “anh-em” rất táo bạo. Dấu hiệu này chứng tỏmối tình này đã quá lớn, đã quá sâu và chàng trai muốn giãi bày trực tiếp với cô gái.Doc24.vnCái “tôi” trữ tình của Nguyễn Bính đã được đẩy cao lên, dám bày tỏ, dám yêu. Nhưngtình cảm đó không táo bạo mà ngược lại rất chân thành, mãnh liệt, đồng thời lại rất tế nhị.Bằng những vần thơ gần gũi, chân thành, đậm hương vị đồng quê, tác giả đã gieo vàolòng người đọc những tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết nhất của những người đang yêu. Bàithơ như một nốt nhạc trong lành và yên bình nhất.Doc24.vnTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.