Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 11 (Chuyên), trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021

adba4b52e4824c289291862d30a36d5c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:06:23 | Được cập nhật: hôm qua lúc 10:20:10 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 502 | Lượt Download: 9 | File size: 0.024255 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 11 - CHUYÊN Năm học: 2020 – 2021

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

I. Phần Tiếng Việt

HS cần lưu ý các đơn vị kiến thức sau để trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu: - Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.

- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ... trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ.

- Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.

- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

- Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại.

II. Phần Đọc văn

HS cần nắm vững những thông tin về thời đại, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản sau:

1. Bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

- Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. - Giọng thơ tâm huyết, sôi trào của tác giả

- Hình ảnh thơ kỳ vĩ, khoáng đạt.

2. Bài Hầu trời – (Tản Đà)

- Cảm nhận được hồn thơ lãng mạn, độc đáo; ý thức cá nhân, ý thức nghệ sỹ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà – một “cái tôi” ngông nghênh phóng túng. - Những cách tân về hình thức nghệ thuật theo hướng hiện đại: thể thơ trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn ngữ giản dị sống động, hóm hỉnh. 3. Bài Vội vàng (Xuân Diệu)

- Cảm nhận được lòng ham sống mãnh liệt và quan niệm nhân sinh tích cực, niềm khát khao giao cảm với đời; thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu.

- Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc luân lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.

III. Phần Làm văn

Câu 1. Nghị luận xã hội - nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

1

- Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí.

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí.

- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

Câu 2. Nghị luận văn học

HS cần nắm vững phương pháp viết đoạn văn, bài văn, các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để vận dụng vào việc viết bài văn nghị luận văn học; chú ý liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận.

- Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

- Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật... của bài thơ/đoạn thơ.

- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề: tình cảm quê hương, tư tưởng yêu nước; quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ…; sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hóa thơ ca về ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh,...

- Lí giải được một số đặc điểm của thơ hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả.

- So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

MA TRẬN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

năng

Mức độ nhận thức

Tổng

%

Tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

Tỉ

lệ

(%)

Thời

gian

(phút

)

Tỉ

lệ

(%)

Thời

gian

(phút

)

Tỉ

lệ

(%)

Thời

gian

(phút

)

Tỉ

lệ

(%)

Thời

gian

(phút

)

Số

câu

hỏi

Thời

gian

(phút

)

1

Đọc

hiểu

15

10

10

5

5

5

0

0

04

20

30

2

Viết

đoạn

văn

nghị

luận

hội

5

5

5

5

5

5

5

5

01

20

20

3

Viết

bài

văn

nghị

luận

văn

học

20

10

25

10

10

20

5

10

01

50

50

Tổng

40

25

30

20

20

30

10

15

06

90

100

Tỉ lệ %

40

30

20

10

100

Tỉ lệ

chung

70

30

100

B. ĐỀ THAM KHẢO

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn, lớp 11 Chuyên

Thời gian làm bài: 120 phút, không tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:..............................................................Mã số học sinh:................... I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ:

ĐI THUYỀN

(Xuân Diệu)

Thuyền qua, mà nước cũng trôi,

Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay;

Tôi đi trên chiếc thuyền này,

3

Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.

Cái bay không đợi cái trôi;

Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…

(Thơ thơ, 1938)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả sự chuyển động không ngừng của sự vật. Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau:

Cái bay không đợi cái trôi;

Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…

Câu 4. Chấp nhận sự thay đổi theo thời gian là tất yếu nhưng liệu chúng ta có còn là chính mình? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ để trả lời cho câu hỏi: Bản thân mỗi chúng ta cần làm gì trước dòng chảy của thời gian?

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhà thơ Xuân Diệu khẳng định: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên, hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 39)

-----------------------HẾT ------------------