Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chiều tối (Hồ Chí Minh) Ngữ văn 11, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

220ac0e6a2dbea87eaa8098688c2496b
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:36:09 | Được cập nhật: hôm qua lúc 5:23:38 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 606 | Lượt Download: 33 | File size: 0.033338 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHIỀU TỐI

Hồ Chí Minh

A. Kiến thức cơ bản

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh ra đời của tập thơ “ Nhật kí trong tù”

- Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc tế. Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Suốt 13 tháng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ.

- Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán đặt tên là “Ngục trung nhật kí”. Có thể nói “Nhật kí trong tù” là một tiếng lòng ngân rung lên từ trái tim vĩ đại, dù hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, gian khổ nhất nhưng người vẫn hướng về cuộc sống về ánh sáng và tương lai. Tập thơ “Nhật kí trong tù” chính là một bức chân dung tâm trạng tự họa của con người chiến sĩ Hồ Chí Minh với bản lĩnh kiên cường, chất thép, ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan và đặc biệt là tình yêu thiên nhiên tất thảy với nhân loại.

- Tập thơ “Nhật kí trong tù” được dịch ra Tiếng Việt và được in lần đầu năm 1960

2. Xuất xứ bài thơ “ Chiều tối”

- Là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Cảm hứng bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu 1942

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối

- Không gian: rộng lớn, thinh vắng được mở ra khoảnh khắc cuối cùng của ngày tàn

- Điểm nhìn: bầu trời (từ trên cao xuống)

- Thời gian: chiều tối mỏi mệt cần nghỉ ngơi

Bút pháp chấm phá, điểm vẽ diện chỉ gợi ra cốt để ghi lấy linh hồn của tạo vật. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp, thi liệu quen thuộc trong thơ xưa và nay.

a. Hình ảnh cánh chim

- Bay về tổ, về núi rừng thường mang biểu tượng cho buổi chiều tà

- Hình ảnh phác họa không gian gợi ý nghĩa về thời gian

+ “Chim bay về tổ”:

  • Biểu tượng cho buổi chiều tà

  • Sự gắn bó của tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên

+ “ Chim mỏi”:

  • Tả thực cánh chim mệt mỏi về tổ sau một ngày kiếm ăn

  • Hình ảnh người tù mệt mỏi sau một ngày dài bị tù đày

- Màu sắc hiện đại:

+ Trong thơ xưa:

  • Thường là những cách chim bay về nơi vô định gợi sự xa xăm chia lìa phiêu bạt

  • Thường được miêu tả trong trạng thái vận động bên ngoài, ước lệ tượng trưng

+ Trong thơ Bác:

  • Cánh chim bay có mục đích, có phương hướng (về tổ)

  • Được cảm nhận từ trạng thái vận động bên trong (mỏi) sau một ngày kiếm ăn

  • Gợi liên tưởng đến cảnh ngộ của Bác

  • Cánh chim giúp người tù CM vơi bớt đi nỗi cô đơn, trống trải đang rung lên bần bật trong cõi lòng người xa xứ.

Đưa cánh chim từ thế giới siêu hình về thế giới hiện tại

- Màu sắc cổ điển: Trong thi liệu xưa

+ “Chim bay về núi tối rồi” ( Ca dao)

+ “Chim hôm thoi thóp về rừng” ( Nguyễn Du)

+ “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” ( Bà huyện Thanh Quan)

+ “Chim nghiêng cảnh nhỏ: bóng chiều sa” ( Huy Cận)

Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, trong ý thơ có sự hòa hợp, đồng điệu của người tù với thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông mà Bác dành cho mọi sự sống chân chính trên cõi đời này.

b. Hình ảnh chòm mây

- Chòm mây: + “cô vân”: lẻ loi gợi buồn

+ “mạn mạn”: lững lờ trôi chầm chậm có hồn, có tâm trạng

+ “độ thiên không”: giữa bầu trời không gian cao rộng, trong trẻo, êm ả

=> Người tù nơi đất khách lẻ loi đơn độc, băn khoăn trăn trở tương lai sẽ đi về đâu

- Liên hệ: “Chòm mây” trong thơ của Người không phải là “áng mây trắng bây giờ ngàn bay” như trong “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay”, cũng không phải là tầng mây mang nỗi u uất của cuộc đời trong bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” mà đó là chòm mây mang tâm hồn, tâm trạng của người chiến sĩ yêu nước

=> Cảm giác tha phương của một người nơi đất khách quê người để cảm nhận thiên nhiên vì thế chòm mây không trôi vô tư mà mang 1 nỗi cô đơn, quạnh vắng, chưa biết tương lai phía trước ra sao.

- Hai câu thơ đầu gợi liên tưởng đến hai câu thơ của Lý Bạch:

Chúng điểu cao phi tận

Cô vân đọc khứ nhàn”

(Bầy chim đồng loạt bay cao

Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình)

* So sánh:

- Cánh chim trong thơ Lý Bạch bay mất hút vào cõi vô tận, siêu thoát

- Áng mây trong thơ Lý Bạch bay nhàn nhã, thoát tục, lánh đời

- Cánh chim trong thơ Bác lại bay về rừng tìm chốn ngủ, là cánh chim của hiện thực hướng về cuộc sống

- Chòm mây trong thơ Bác làm toát lên không gian yên ả, thanh bình của cuộc sống

=> Người muốn gửi nỗi niềm khao khát tự do mãnh liệt dù biết rằng sắp tới người sẽ phải dấn thân vào một cuộc hành trình không có điểm dừng nhưng người ta vẫn bảo “ Nhật kí trong tù” là một cuộc hành tình đi tìm tự do”.

* Tiểu kết: Hai câu thơ đầu là một bức tranh tả cảnh ngụ tình thấm đượm nỗi buồn của người tù nơi đất khách quê người, qua đó thể hiện bản lĩnh kiên cường, chất thép, ý chị nghị lực, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

2. Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người

- Tấm lòng tha thiết hướng về vẻ đẹp dung dị cuộc sống đời thường của Bác

Trẻ trung, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống Liên hệ bài thơ Qua đèo Ngang

- Điểm nhìn thay đổi: Mặt đất

- Hình ảnh: + cô gái xay ngô

+ lò than rực hồng

- Con người lao động là chủ thể, là điểm sáng trung tâm của bức tranh

- Nhà phê bình Hoài Thanh nhận định: “Đó là hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời lao động vất vả mà vẫn ấm cúng, vẫn đáng yêu”

- Cảm hứng bài thơ đã vận động, chuyển sang hướng khác, hướng về sự sống, ánh sáng và con người. Cảnh tượng bình yên giản dị, đời thường. Đó là minh chứng cho tình yêu thương bao la của Bác dành cho cuộc sống người lao động.

a. Hình ảnh con người

- Nghệ thuật láy âm, vắt dòng, nhịp 2, 3: “ma bao túc”. “bao túc ma hoàn”

vòng quay nhịp nhàng của động tác xay ngô

dòng lưu chuyển của thời gian và vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động miền núi

=> Vẻ đẹp của quan niệm mĩ học mới mẻ vè mối quan hệ của con người với thiên nhiên: con người là trung tâm nổi bật chứ không bị lu mờ trước thiên nhiên

- Câu thơ cuối có sắc thái tươi vui, cho thấy sự phấn khích của tác giả, thích thú trước vẻ đẹp cuộc sống, để đồng cảm để sẻ chia với những người lao động

b. Hình ảnh “lò than đỏ rực hồng”

- “Lò than đỏ rực hồng”:

+Ánh sáng: làm sáng lên không gian, khuôn mặt của người thiếu nữ và tâm hồn thiếu nữ

+ Hơi ấm: làm ấm không gian núi rừng âm u heo hút, ấm lòng người cách mạng

Ngọn lửa của cuộc sống sinh hoạt ấm cúng, là ngọn lửa của lao động, của sự sống tạo nên âm hưởng lạc quan cho toàn bài

- Nhãn tự của bài: chữ “hồng”: bừng sáng không gian, xua tan đi cái giá lạnh, tăm tối đem lại sự ấm áp, yên bình cho không gian và lòng người. Đó cũng là tinh thần lạc quan, ý chí, bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ CM.

- Chữ “hồng” tạo nên cho người đọc hình dung được bóng tối đang buông xuống ở xóm núi, trời phải rất tối thì người đi mới thấy được ánh sáng rực hồng của lò than đỏ rực.

* Liên hệ:

- GS, nhà phê bình văn học Lê Trí Viễn đã nhận định: “Đúng là xay ngô tối nhưng đặt chữ tối ở đây thì sớm quá, lộ liễu quá. Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, thoe những vòng quay của cối ngô, quay mãi, ma bao túc...bao túc ma hoàn và đến khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng, tức trời đã tối, trời tối thì lò rực lên.”

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng từng viết: “ Với một chữ “hồng”, Bác đã làm bừng sáng lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu thơ đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt thơ” (thi nhãn) hoặc là nhãn tự (chữ mắt) nó sáng bừng lên, chỉ một chữ thôi nó đã cân lại 27 chữ còn lại của bài dẫu nặng đến mấy đi chăng nữa...”

*Tiểu kết: Hình tượng thơ vận động khỏe khoắn từ buồn đến vui, hướng về ánh sáng, tương lai, cho thấy niềm lạc quan yêu đời, chất thép kiên cường của nhà thơ Hồ Chí Minh.

III. Tổng kết

1. Nội dung: Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sí Hồ Chí Minh.

2. Nghệ thuật: Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại sự kết hợp hài hòa giữa chất thép và chất trữ tình

B. Bài tập

I.Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên văn chữ Hán, tên bài Chiều tối là gì?

A. Tấu giải B. Vãn cảnh C. Mộ D. Hoàng hôn

Câu 2: Bài thơ được sáng tác theo thể nào?

A. Thất ngôn bát cú C. Thất ngôn

B. Thất ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 3: Dòng nào khái quát đúng về đối tượng gây cảm hứng cho nhà thơ trong bài Chiều tối ?

A. Đàn chim tìm về tổ và đám mây lưng trời

B. Thiên nhiên và cuộc sống con người

C. Cảnh đẹp của núi rừng vào buổi chiều

D. Hình ảnh cô thiếu nữ xay ngô tối

Câu 4: Hai câu thơ 3 và 4 gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì ?

A. Sung sướng C. Ấm cúng

B. Băn khoăn D. Mệt mỏi

Câu 5: Dòng nào nêu đúng những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển của bài?

A. Thể thơ và cách miêu tả

B. Thể thơ và thi liệu

C. Ngôn từ và hình ảnh

D. Âm hưởng và cách ngắt nhịp

Câu 6: Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài Chiều tối cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh?

A. Luôn hướng tới niềm vui, lạc quan, yêu đời

B. Luôn hướng tới con người, cảnh vật, lao động

C. Luôn hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai

D. Luôn hướng tới lao động, hoạt động, vận động

Câu 7: Đặc điểm nào chứng tỏ Chiều tối là thơ hiện đại?

A. Nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí nổi bật trong bức tranh phong cảnh

B. Nhân vật trữ tình thường chìm đi giữa thiên nhiên, nhường chỗ cho cảnh vật thiên nhiên

C. Nhân vật trữ tình xưng “tôi” và trực tiếp thổ lộ trước thiên nhiên, đất nước và con người

D. Nhân vật trữ tình thường nhập vai một người khác, không xuất hiện để tâm sự giãi bày

Câu 8: Trong nguyên bản, câu thơ thứ ba không có chữ “tối” (chỉ là: Thiếu nữ xóm núi xay ngô) nhưng người đọc vân hiểu được trời tối nhờ chiếc lò than đỏ rực ở cuối câu. Thủ pháp nghệ thuật ấy gọi là gì?

A. Lấy động tả tĩnh C. Lấy điểm tả diện

B. Lấy sáng tả tối D. Lấy cảnh tả tình

Câu 9: Đặt trong hoàn cảnh sáng tác (trong tù khốn khổ, đói rét, mệt mỏi, gầy đen như quỷ đói – ghẻ lở mạc đầy thân...), bài Chiều tối cho ta thấy vẻ đẹp gì ở con người Hồ Chí Minh?

A. Yêu cảnh vật, thiên nhiên say đắm

B. Yêu con người lao động, công việc lao động

C. Yêu đời, luôn luôn tin tưởng ở tương lai

D. Quên mình, yêu cuộc sống, yêu con người

II. Bài tập tự luận:

Câu 1:

Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10-12 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Chiều tối ” của Hồ Chí Minh

Câu 2: ( Bài tập nâng cao)

Từ bài thơ “Chiều” tối của Hồ Chí Minh, anh \ chị hãy viết bài nghị luận ( khoảng 400 – 600 từ) bàn về nghị lực sống phi thường của con người.

7