Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ngữ văn 11 Phong cách ngôn ngữ chính luận, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

0cdc6cd35da0ac88a9450903ab341af8
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:36:32 | Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 13:45:44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 446 | Lượt Download: 4 | File size: 0.027968 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Phong cách ngôn ngữ chính luận

A Kiến thức cơ bản

1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận: 1.1. Tìm hiểu văn bản chính luận:  a. Thể loại: – Văn bản 1: Trích “Tuyên ngôn Độc lập”- Hồ Chí Minh): Tuyên ngôn. – Văn bản 2: Trích “Cao trào chống Nhật, cứu nước”- Trường Chinh): Bình luận thời sự. – Văn bản 3: Trích “Việt Nam đi tới”- Báo Quân đội nhân dân: Xã luận. b. Mục đích viết văn bản: – Văn bản 1: Trình bày một quan điểm chính trị. – Văn bản 2: Bình luận về tình hình chính trị. – Văn bản 3: Phân tích tình hình chính trị. c. Thái độ,  quan điểm –      Thái độ dứt khoát. –      Quan điểm chính trị rõ ràng. * Sự khác nhau giữa nghị luận và chính luận: – Nghị luận: là thao tác tư duy, có thể sử dụng ở nhiều lĩnh vực: khoa học, văn học, chính trị, lịch sử… – Chính luận: là phong cách ngôn ngữ độc lập dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với vấn đề chính trị, xã hội nào đó. 1.2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận Những thể loại của văn bản chính luận: hịch, cáo, chiếu, biểu, các cương lĩnh, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo, tác phẩm lí luận có quy mô lớn,… – Dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận: Ngôn ngữ chính luận không chỉ tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói. – Mục đích chung của ngôn ngữ chính luận: Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách chủ trương về văn hoá , xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định. – Phân biệt ngôn ngữ nghị luận và ngôn ngữ chính luận: + Ngôn ngữ nghị luận là ngôn ngữ dùng để bình luận về một vấn đề  nào đó được quan tâm trong đời sống xã hội, trong văn chương, trong các hội thảo khoa học. + Ngôn ngữ chính luận  dùng trong phạm vi liên quan đến việc trình bày một quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị. – Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học. *Ghi nhớ (SGK)

2. Các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận 2.1. Ngữ liệu: Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh.  2.2. Nhận xét: – Về từ ngữ:

+ Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ ngữ chính trị: Độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số…

+ Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên thấm vào lớp từ thông dụng đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa.

VD: đa số, thiểu số, dân chủ, phát xít, bình đẳng, tự do…

Về ngữ pháp:

+ Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận.

+ Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó…; tuy… nhưng; dù… nhưng để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ.

Về biện pháp tu từ:

+ Ngôn ngữ chính luận không phải phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ.

+ Tuy vậy việc dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, vì mục đích của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

+ Ở dạng nói (khẩu ngữ), ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm, người nói phải diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc. Trong trường hợp cần thiết thì ngữ điệu đóng vai trò quan trọng để thu hút người nghe.

3. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

3.1. Ngữ liệu: Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”  Hồ Chí Minh.

3.2. Nhận xét: Phong cách ngôn Ngữ chính luận có 3 đặc trưng cơ bản:

a). Tính công khai về quan điểm chính trị:

- Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.

- Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.

b). Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó văn chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy…

c). Tính truyền cảm, thuyết phục:

- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).

- Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.

B Bài tập.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

... Thời gian gần đây, bức tranh cổ động chống Covid-19 với nội dung "Ở nhà là yêu nước" của họa sĩ Lê Đức Hiệp được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều tờ báo quốc tế đã dành lời khen ngợi cho tác phẩm của họa sĩ trẻ Lê Đức Hiệp và những ý nghĩa tích cực của nó trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Bức vẽ hình một nhân viên y tế với chiếc khẩu trang trên khuôn mặt và dáng đứng hiên ngang như một người lính, bên cạnh là khẩu hiệu "Ở nhà là yêu nước". Bên dưới tranh cổ động là lời nhắn gửi người dân khai báo các triệu chứng hoặc báo cáo bất cứ ai trốn cách ly.

Hãng thông tấn Đức (DPA) trong bài viết với tiêu đề "Việt Nam dùng tranh cổ động trong cuộc chiến với virus corona" đã giới thiệu rằng: "Poster cổ động đã tái sinh giữa thời đại dịch ở Việt Nam. Đó là một trong những món quà lưu niệm được du khách nước ngoài ưa thích. Tấm poster mang dáng dấp của một bức tranh cổ động thời chiến, nội dung là lời kêu gọi người dân thực hiện cách ly xã hội "Ở nhà là yêu nước", đã xuất hiện trên nhiều đường phố. Tác giả của nó là một họa sĩ trẻ có tên Lê Đức Hiệp".

Thoạt nhìn ban đầu, bức vẽ mang phong cách của những bức tranh tuyên truyền của Chính phủ Việt Nam trên đường phố cách đây vài chục năm. Họa sĩ Lê Đức Hiệp đã chọn một thiết kế mà anh cảm thấy có thể tuyên truyền vận động tớinhững người không tuân theo các quy tắc. Tuy nhiên, nó vẫn ẩn chứa sự trẻ trung,hiện đại với lời nhắn nhủ: "Ai họ báo y tế. Ai tung tin giả, báo công an ".

Vốn làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa đã hơn 10 năm, Hiệp cho rằng, nghệ thuật là thứ dễ đi vào nhận thức người khác nhất lúc này. Anh biết bản thân không thể tác động tới người khác bằng lời nói, nên đã lựa chọn vẽ một bức tranh để tuyên truyền cho cộng đồng.

Chia sẻ với The Guardian, Lê Đức Hiệp nói: "Sau khi Chính phủ kêu gọi mọi người ở nhà để giúp ngăn chặn Covid-19, tôi thấy trên mạng xã hội nhiều người vẫn chia sẻ ảnh tụ tập, ra quán cà phê và nhà hàng. Điều đó thực sự làm tôi bực mình. Tôi muốn vẽ lên một thứ gì đó có thể lan truyền nhanh chóng, nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho mọi người để làm điều đúng đắn. Tôi chọn phong cách tuyên truyền vì nó quen thuộc với người Việt Nam và phong cách này luôn khơi gợi những cảm xúc yêu nước".

Poster cổ động của họa sĩ trẻ được lan tỏa nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhiều người ngỏ ý muốn mua tranh của anh làm kỷ niệm và tặng bạn bè nhưng Hiệp từ chối. Bởi mục đích sáng tác của anh không phải để kinh doanh. Tuy nhiên, đến đầu tháng 4, khi TP. HCM xuất hiện cây ATM gạo hỗ trợ người nghèo đầu tiên, sau đó nhiều người hảo tâm cùng góp sức, góp gạo giúp đỡ đồng bào, Hiệp đã nảy ra một ý tưởng. Anh quyết định bán tranh để lấy tiền mua gạo, ủng hộ cây ATM gạo.

( Theo vnexpress.net 19.4.2020)

Câu 1 : phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là gì?

Câu 2: Họa sĩ trẻ Lê Đức Hiệp đã vẽ bức tranh gì để cổ động chống Covid- 19?

Câu 3; Tại sao “Tấm poster mang dáng dấp của một bức tranh cổ động thời chiến ” ?

Câu 4:Nhiều người ngỏ ý muốn mua tranh của anh làm kỷ niệm và tặng bạn bè nhưng Hiệp từ chối. ... sau đó... Hiệp đã nảy ra một ý tưởng. Anh quyết định bán tranh để lấy tiền mua gạo, ủng hộ cây ATM gạo.Em có đồng tình với quyết định của Hiệp không? Tại sao ?

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1(2điểm) Anh /chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ về thông điệp “ ở nhà là yêu nước ”trong thời điểm hiện nay