Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tràng Giang (Huy Cận) Ngữ văn 11, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

651ce5a630a6d4d627bd2714d20599b9
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:36:01 | Được cập nhật: 13 tháng 4 lúc 23:08:45 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 523 | Lượt Download: 26 | File size: 0.04642 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRÀNG GIANG

Huy Cận

A. Kiến thức cơ bản

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Huy Cận (1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận

- Quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh

- Cuộc đời:

+ Ông đã có nhiều công hiến trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giữ chức vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ Việt Nam

+ Năm 1939, ông học ở trường Cao đẳng Canh nông

+ Năn 1942, Huy Cận hoạt động trong Mặt trận Việt Minh

+ Sau CMT8, ông tham gia cùng CM, giữ nhiều trọng trách quan trọng

- Sự nghiệp: Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới với các tác phẩm thơ: Lửa thiêng (1939), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960) pha trộn giữa chất cổ điển và hiện đại.

- Phong cách thơ Huy Cận: Ông yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng và triết lý.

- Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật (1996)

- Phong cách nghệ thuật:

+ Trước CMT8, hồn thơ Huy Cận mang đâm nỗi sầu nhân thế, nỗi sầu vũ trụ.

+ Là một nhà thơ lớn, một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới

+ Nét đặc sắc nghệ thuật: màu sắc cổ điển, lãng mạn hiện đại, hàm xúc, giàu suy tưởng

+ Các tác phẩm chính: Lửa Thiêng (1939), Trời mỗi ngày lại sáng ( 1958), Đất nở hoa (1960)

=> Nét đặc trưng của thơ Huy Cận là nỗi sầu vũ trụ, sầu nhân thế. Nếu nói Thơ Mới là một dàn hợp xướng thì thơ Huy Cận là nỗi buồn ảo não nhất. Hồn thơ ấy thường tìm đến những không gian buồn vắng, mênh mông như núi đèo heo hút, sông nước quạnh hiu, trăng phơi đầu bãi và tiêu biểu nhất cho nỗi buồn trong thơ cổ là Tràng Giang.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Tràng Giang được viết vào năm 1939, in trong tập thơ Lửa thiêng, tập thơ đầu tay của Huy Cận

- Nhan đề bài thơ:

+Tràng Giang (sông dài, sông lớn)

+ Từ Hán Việt gợi sự trang trọng, không gian mênh mang sóng nước, cổ kính, xa xăm

+ Tràng Giang có hai âm “ang” đi liền, song song gợi dòng sông mênh mang, sông nước như được mở rộng cả 3 chiều

=> Tràng Giang không phải là con sông của đời thực mà là con sông của lịch sử, của văn hóa, con sông đã chảy qua biết bao áng cổ thi

- Bố cục:

+ Khổ 1: Nỗi cô đơn, lạc lõng trước sông nước mênh mang

+ Khổ 2: Niềm bâng khuâng, trống trải, bơ vơ trước trời rộng sông dài

+ Khổ 3: Cảm giác trống trải, bơ vơ trước không gian đứt gãy, hoang vắng

+ Khổ 4: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi trước khoảnh khắc hoàng hôn

=> Bức tranh sông nước và tâm trạng của nhà thơ ( khi nào cũng lặng lẽ u buồn). Bao trùm thi phẩm là cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trước sông nước bao la rộng lớn.

II. Đọc-tìm hiểu văn bản

1. Khổ 1: Nỗi cô đơn, lạc lõng trước sông nước mênh mang

- Mở đầu là không gian sông nước:

+ Sóng gợn: gợi hình ảnh những con sóng khẽ loang ra, lan xa, xô đuổi nhau đến tít tắp chân trời

+ Tràng giang: dòng sông bao la rộng lớn, mênh mang sông nước

+ Buồn điệp điệp: từ láy gợi ra nhiều trường liên tưởng:

  • Vô biên của những con sóng điệp trùng

  • Vô vàn nỗi buồn của lòng người trỗi dậy

=> Dường như trên sóng nước có bao những con nước, có bao những con sóng thì có bấy nhiêu nỗi buồn đang trào dân trong lòng người

=> Câu thơ thấp thoáng âm hưởng của Đường thi: Trong bài Đăng Cao, Đỗ Phủ có câu:

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ

Bất tận trường giang cổn cổn lai

( Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc

Dòng sông dằng dặc nước cuộn cuộn trôi)

- “Con thuyền xuôi mái nước song song”: buông trôi theo dòng nước, theo những luồng nước rong ruổi mãi về cuối trời.

=> Con thuyền không làm không gian bát ngát hiu quạnh mà trái lại còn tô đậm hơn ấn tượng về không gian trống vắng, u buồn.

- thuyền về/ nước lại (2/2): gợi chiều chuyển động ngước chiều song song, thuyền và nước vốn không có gì gắn bó, đáng lẽ “nước chảy thuyền trôi” thế nhưng trong câu thơ của Huy Cận, thuyền về nước lại -> gợi sự tan tác, chia lìa, -> sầu li biệt đã bao phủ cả đất trời (sầu trăm ngả)

=> Tác giả như nhìn về tất cả những nẻo đường chỉ là những nẻo sầu dặm tủi.

+ Nghệ thuật tương phản:

Con thuyền >< Nước song song, trăm ngả

( bé nhỏ, buông xuôi) ( không gian bao la vô tận)

=> Không gian tĩnh vắng, mênh mông, tuyệt đối. Con thuyền hiện ra thoáng chốc ròi nép vào bờ bãi mất hút trên sông nước chỉ còn lại “sầu trăm ngả”

- Cành củi: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”

+ Đảo ngữ: “Củi một cành khô”: nhấn mạnh cái lẻ loi, đơn chiếc của một cành củi đã lìa khỏi cây, khô xác, cạn kiệt sức sống

=> Chất hiện thực: Các nhà thơ cổ điển phương Đông khi muốn diễn tả thân phận bé nhỏ, chìm nổi của kiếp người sẽ sử dụng hình ảnh: hoa trôi, bèo nổi, mây dạt. Thế nhưng với Huy Cận, ông đặc biệt hơn khi đã ném vào dòng chảy đó một cành củi khô chưa từng xuất hiện trong thơ ca truyền thống.

+ Tương phản:

Củi một cành khô >< Lạc mấy dòng

( đơn độc, bé nhỏ) ( những dòng chảy cuộn xoáy dữ dội)

-> củi bị giằng xé, xoay đảo lênh đênh của mấy dòng trường giang

=> hình ảnh củi gợi hình ảnh kiếp người của dòng nhân thế

*Tiểu kết:

Không gian trường giang>< Cõi nhân gian

(trăm ngả, mấy dòng) ( thuyền, củi)

=> - Bức tranh sông nước mênh mang, vắng lặng

- Tâm trạng con người lạc lõng, lẻ loi

- Kết hợp hài hòa giữa cổ điện và hiện đại

=> 4 câu thơ mở đầu hàm súc trọn vẹn như một bức tranh tứ tuyệt cổ điển mà vẫn in đậm dấu ấn hồn thơ lãng mạn của Huy Cận

2. Khổ 2: Niềm bâng khuâng, trống trải, bơ vơ trước trời rộng sông dài

- Nhà thơ lắng nghe cảm nhận từng dấu hiệu của sự sống

+Hình ảnh cồn nhỏ:

  • Đảo ngữ: “lơ thơ” gợi sự lẻ loi, thưa thớt, tiêu điều của những cồn cát gò đất của sông nước mênh mang

  • Gió đìu hiu: từ láy gợi sự vắng lặng, hoang sơ, quanh hiu

* Liên hệ:

Non Ki quạnh quẽ trăng treo

Bến phi gió thổi, đìu hiu mấy gò”

=> Hai tiếng “đìu hiu” trong thơ Huy Cận mới gợi buồn, nó xóa mờ ấn tượng về sự sống chỉ còn lại không gian u buồn hoang vắng. Nó khiến người đọc cảm giác dường như ở đó chỉ có cỏ dại, lau lách và những ngọn gió lặng lẽ lướt qua

+ Âm thanh: “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có 2 cách hiểu:

  • Khẳng định: đâu đây có tiếng làng xa vọng lại, âm thanh mơ hồ, gợi sự im vắng, tĩnh lặng trong khoảnh khắc hoàng hôn. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, bút pháp quen thuộc của thơ Đường thi

  • Phủ định: đâu có tiếng chợ chiều không có dấu vết của sự sống con người. Trống vắng tuyệt đối, không cầu, không khói

=> Dụng ý của tác giả muốn khắc họa không gian quạnh vắng, cô liêu

+ không gian mở rộng: vô cùng, vô tận “ Nắng xuống.... cô liêu”

  • Các từ đối lập: lên-xuống, dài-rộng, cao-sâu không gian được mở rộng, tận cùng không giới hạn, vô biên, vô cùng

  • Khắc họa sáng tạo: “sâu chót vót”, “chót vót” vốn là một từ láy độc quyền để chỉ chiều cao, nhưng ở đây nhà thơ sử dụng ngôn từ mới lạ: “sâu chót vót” gợi ra bầu trời không chỉ cao rộng mà còn sâu hút, không có điểm dừng.

=> Sự mới lạ trong ngôn từ bắt nguồn từ cách nhìn, trong cảnh giác: Ánh mắt của nhà thơ như nhìn sâu vào đáy vũ trụ để thấy độ sâu nên mới có cái nhìn ngước lên thành sâu chót vót.

  • Nghệ thuật tương phản:

Sông dài, trời rộng >< Bến cô liêu

(thiên nhiên vũ trụ ( nơi con người gặp gỡ, gắn bó nương náu, yêu thương

vô cùng vô tận) hữu hạn, bé nhỏ, cô đơn, bơ vơ)

=> Cấu tứ đối lập quen thuộc trong thơ Đường

Bút pháp “họa vân hiển nguyệt” ( vẽ mây nẩy trăng)

*Tiểu kết:

Không gian mở rộng vô cùng >< Cõi nhân gian mơ hồ, bé nhỏ

( trời sâu rộng, sông dài) ( đâu tiếng...chợ chiều, bến cô liêu)

Bức tranh trời nước bao la, hoang vắng, rợn ngợp

Tâm trạng con người trống trải, cô đơn, khao khát gắn bó với cuộc đời

=> Sức cuốn hút của đoạn thơ: mang phong vị Đường thi nhưng vẫn in đậm dấu ấn của một hồn thơ lãng mạn, hiện đại

3. Khổ 3: Cảm giác trống trải, bơ vơ trước không gian đứt gãy, hoang vắng

- Những cánh bèo dạt trôi:

+ Thi liệu cổ điển “bèo”: gợi thân phận nhỏ nhoi, nổi chìm của con người trên dòng nhân thế, quen thuộc trong thơ ca phương Đông:

Nghĩ mình mặt nước cách bèo

Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân”

+ Động từ “dạt”: hàng động bị xô đẩy phũ phàng, không thể cưỡng lại được

+ Câu hỏi tu từ: “về đâu”:

  • Tình cảnh vô định, không phương hướng, không biết đi đâu về đâu

  • Nỗi xót xa, bàng hoàng, thảng thốt

- Nhưng nếu thơ xưa chỉ miêu tả những cánh bèo đơn lẻ thì Huy Cận miêu tả cách bèo theo điệp từ “hàng nối hàng” nhấn mạnh số lượng nhiều không kể siết

=> Dụng ý của nhà thơ khi miêu tả “những cánh bèo trôi dạt hàng nối hàng”: liên tưởng đến thân phận nổi chìm bơ vơ lạc lõng của hàng ngàn vạn kiếp người trên dòng đời.

=> Nỗi sầu thời thế, nỗi buồn của thế hệ thanh niên, tri thức, nghệ sĩ lúc bấy giờ chưa tìm được lẽ sống cho mình.

- Nhà thơ Tố Hữu cũng có lúc như vậy:

Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước

Biết chọn dòng nào hay để nó trôi”

- Sông nước hoang vu:

+ Đảo ngữ: “mênh mông”: nhấn mạnh không gian sông nước vời vợi, xa hút đến vô cùng. Dường như trước mắt nhà thơ chỉ là hàng vạn lớp sóng điệp trùng nối tiếp song song trải dài vô tận

Nơi con người giao hòa gắn kết

Phủ định mang sắc thái mạnh mẽ

+ Điệp từ phủ định:

Không – một chuyến đò

Không – cầu

=> Chung quanh chỉ là trời nước mênh mông, hoang vắng, cõi nhân gian đứt gãy, không sự sống con người. Nhà thơ khao khát hơi ấm tình người

- Bờ bãi bên sông: đảo ngữ “lặng lẽ”: không gian vắng lặng, im lìm, hoang vu

- Bờ xanh, bãi vàng: không cho thấy sự sống của cây lá, không gợi các màu mỡ, phì nhiêu của đất mà chỉ là những bờ bãi nối tiếp song song trải dfai đến vô tận.

không gian bát ngát quạnh hiu

*Tiểu kết: Hình ảnh đối lập:

Nhìn thấy >< Không thấy

bèo dạt, mênh mông, bờ bãi” “không một chuyến đò, không cầu”

( hiện thực) ( khao khát)

- Đăc sắc nghệ thuật:

+ Màu sắc cổ điển: cấu tứ đối lập, thi liệu quen thuộc

+ Thiên nhiên hoang vắng, không dấu vết con người

+ Tâm mong “cầu” nên mắt mới kiếm tìm trái tim đã định hướng cho đôi mắt cho nên dấu không có những “cây cầu, con đò” cũng thể hiện niềm mong muốn thiết tha gắn bó với cõi đời cái tôi đầy khát khao giao cảm

=> Hóa ra điều con người muốn nhất là gần người bởi chúng ta mong muốn được chia sẻ nỗi buồn vui, hạnh phúc, khổ đau. Đó là những nhu cầu mạnh mẽ của con người. Đôi khi ở chốn hoang vu ta lại cần một người lạ, giữa những người lạ ta cần một người quen, giữa những người quen ta cần một người yêu, giữa những người yêu ta cần một người hiểu, giữa những người hiểu ta cần một người tin, bởi con người chúng ta sinh ra là để gần nhau đó chính là giá trị nhân vắn sâu sắc của Huy Cận

4. Khổ 4: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi trước khoảnh khắc hoàng hôn

a. Cảnh hoàng hôn

- “Bầu trời”: “ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”

+ đảo ngữ: “ lớp lớp mây cao”: những đám mây chồng chất lên cao mãi; bầu trời hùng vĩ khoáng đạt

+động từ : “đùn núi bạc” : những đụn mây khổ lồ đang vận động, nối tiếp nhau điệp trùng được ánh nắng chiếu vào huy hoàng như núi bạc

Cái mới của Huy Cận là diễn tả một hình ảnh thơ sinh động, đang vận động. Nhà thơ khắc họa không gian bao la, hùng vĩ tráng lệ của trời chiều

- “ Cánh chim”: “ Chim nghiêng...sa”

+ Hình ảnh quen thuộc: Cánh chim bé nhỏ của trời chiều, thi liệu cổ điển

Cái nhìn mới mẻ, tái hiện chuyển động vô hình của vũ trụ. Cách miêu tả của Huy Cận khiến cho ta có cảm giác dường như đúng lúc cánh chim khẽ trao nghiêng cũng là lúc mà cả bầu trời, cả hoàng hôn đột ngột rơi xuống tưởng như cánh chim bé nhỏ kia phải chở cả trời chiều.

- Hai câu thơ đầu: Cảnh hoàng hôn

Bầu trời >< Cánh chim

(bao la, hùng vĩ ) (đơn chiếc, nhỏ nhoi)

Vô hạn Hữu hạn

Vẻ đẹp cổ điển: thi liệu quen thuộc, cấu tứ thơ Đường

Vẻ đẹp hiện đại: cái nhìn của nhà thơ lãng mạn ( thơ Mới )

- Không gian:

Sông dài Trời rộng Cành củi cánh bèo Bờ xanh bãi vàng

Vô biên vô cùng vô định vô tận => con người cảm thấy đơn đọc, lẻ loi

- Liên hệ: Trong thơ Đường, ta bắt gặp cảm hứng này trong thơ của Trần Tử Ngang qua bài “Đăng U Châu Đài ca”

Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Đọc sảng nhiên nhi thế há”

(Phía trước không thấy người xưa Phía sau không thấy ai đến Ta nghĩ rằng trời đất rộng lớn mênh mông Riêng ta đau lòng rơi lệ.)

- Huy Cận không chìm sâu trong cảm giác cô đơn ấy , nhà thơ tìm đến một điểm tựa: nỗi nhớ nhà

b. Nỗi nhớ quê hương

- Lòng quê: hương tâm: tấm lòng đối với quê hương

- Từ láy: : “dợn dợn”: nỗi nhớ quê hương lan tỏa theo những con sóng tràng giang thấm đẫm phong vị Đường thi

- Liên hệ:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Thôi Hiệu)

- Đối lập:

Không >< có

Khói hoàng hôn nhớ nhà

phủ định ngoại cảnh để khẳng định tâm cảnh

- Trong bài thơ “ Tống biệt hành” của Thâm Tâm:

Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”

Nỗi nhớ quê hương sâu nặng, tha thiết, nỗi nhớ trong lòng tác giả tỏa vào không gian

Quê nhà ở đây không chỉ là quê của nhà thơ mà còn chính là quê hương đất nước, khặng định bài thơ dọn đường cho tình yêu quê hương đất nước

Hình ảnh “ nhớ nhà” cuối bài thơ làm ấm cả không gian, ấm cả lòng người. Nó giống như gạch nối gắn liền các khoảng cách đứt gãy, chia lìa. Nỗi nhớ thương này đủ sức thay thế một con đò, một cây cầu để đư con người về nương náu trong tình quê, tình đời ấm áp

III. Tổng kết

- Gía trị nội dung:

+ Không gian trời nước mênh mông, vô tận, hoang vắng

+ Nỗi cô đơn, nỗi sầu nhân thế của con người

+ Tình yêu của nhà thơ với tạo vật, với quê hương với đất nước thâm kín mà da diết

- Gía trị nghệ thuật:

+ Ngôn từ hình ảnh tinh tế, trong sáng

+ Các biện pháp nghệ thuật sử dụng hiệu quả

+ Màu sắc cổ điển, hiện đại, lãng mạn.

B. Bài tập.

I. Bài tâp trắc nghiệm:

Câu 1: Bài thơ Tràng giang introng tập thơ nào :

  1. Trời mỗi ngày lại sáng.

  2. Lửa thiêng

  3. Đất nở hoa

  4. Bài thơ cuộc đời

Câu 2: Câu thơ nào sau đây chép sai so với bài Tràng Giang của Huy Cận?

A. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

B. Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

C. Lòng quê dờn dợn vời con nước

D. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Câu 3: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nghệ thuật nào dưới đây không gây cảm giác cô đơn và nỗi buồn bâng khuâng của nhân vật trữ tình

A. Sóng B. Không có chi tiết nào C. Thuyền D. Nước

Câu 4: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật nào dưới đây khôngchỉ gợi cảm giác cô đơn và nỗi buồn bâng khuâng mà còn gợi lên rất rõ nối ưu tư về thân phận của nhân vật trữ tình trước dòng “tràng giang” của vũ trụ, của cuộc đời?

A. Sóng B. Nước C. Cành củi khô D. Thuyền

Câu 5: Ấn tượng về một vòm trời mỗi lúc một thêm cao, sâu, dài, rộng đến rợn ngợp trong hai dòng thơ dẫn ở câu 13 chủ yếu được tạo ra từ đâu?

A. Từ kết hợp, từ độc đáo (sâu chót vót)

B. Từ cấu trúc đăng đối (nắng xuống, trời lên)

C. Từ các động từ vận động (xuống, lên), tính từ (dài, rộng, cô liêu)

D. Từ tương quan chiều rộng, chiều cao giữa hai dòng thơ

Câu 6: Không gian “tràng giang” được gợi lên trong khổ thơ thứ ba là một không gian như thế nào?

A. Rất rộng C. Rộng mà không vắng

B. Rất trống vắng D. Càng vắng càng rộng

Câu 7: Phong vị cổ điển trong câu thơ “Chim nghiêng cảnh nhỏ: bóng chiều sa” chủ yến toát ra từ đâu?

A. Từ hình ảnh cánh chim nhỏ nhoi

B. Từ bút pháp tương phản ( cánh chim và bầu trời)

C. Từ bóng hoàng hôn mênh mang

D. Từ cảm giác lẻ loi, đơn chiếc của nhân vật trữ tình

Câu 8: Viết: “ Lòng quê dợn dợn vời con nước – Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” trong sự liên tưởng, gợi nhăc đến thơ Thôi Hiệu, Huy Cận không có ý định bộc lộ điều gì trong những điều sau đây?

A. Một ý thức vượt thoát những khuôn mẫu của thơ cổ điển

B. Một ý thức tiếp thu thơ cổ điển

C. Một ý thức thể hiện “cái tôi” rất riêng, rất mới của nhà thơ mới

D. Một ý thức phủ nhận thành tựu sáng tạo của thơ truyền thống

II. Bài tập tự luận .

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 – 12 câu cảm nhận về bức tranh sông nước được thể hiện trong khổ thơ :

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng:

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Câu 2:( Bài tâp nâng cao) :

Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài Tràng giang ( Huy Cận), có ý kiến cho rằng: Thi phẩm sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển. Ý kiến khác lại khẳng định; Sáng tác mang đậm tinh thần hiện đại của một bài thơ mới.

Từ cảm nhận về tác phẩm , anh \ chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.

11