Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Ngữ văn 11, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

d3dcfbcf8f06ad8c74cbd24ccb6bc381
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:35:53 | Được cập nhật: hôm qua lúc 0:18:32 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 582 | Lượt Download: 35 | File size: 0.046903 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử

A.Hệ thống kiến thức.

I. Tìm hiêu chung

1. Tác giả

- Hàn Mặc Tử (1912-1940), “một nguồn thơ dạt dào và lạ lùng”

- Ông là một hồn thơ mãnh liệt, nhưng hồn thơ ấy luôn chức đựng sự mâu thuẫn

- Nỗi đau đớn vì bệnh tật và khát vọng sống đã làm hồn thơ Hàn Mặc Tử có 2 trạng thái đối cực

+ Điên loạn, ghê rợn, ma quái – điên là trạng thái đỉnh cao của thơ ca

+ Hồn nhiên, trong sáng, thanh khiết

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Thi sĩ từ Sài Gòn về Quy Nhơn, biết rõ căn bệnh hiểm nghèo không thể chạy chữa, nhà thơ đối diện trực tiếp với ranh giới mong manh của sự sống và cái chết

+ Thi sĩ nhận được lá thư cùng tấm bưu ảnh phong cranh sông nước xứ Huế - lá thư của Hoàng Thị Kim Cúc, một thiếu nữ ông thầm thương trộm nhớ

Bài thơ là kết quả của một tâm hồn yêu đời, thèm yêu, khát sống mãnh liệt trong tình cảnh bệnh tình hoạn nạn, là lời tỏ tình vượt ra mọi biên giới, khung cảnh gửi đến người con gái thôn Vĩ và cũng là lời giã từ, chia lìa trước giờ phút sinh tử thiêng liêng của Hàn Mạc Tử.

- Cảm xúc chủ đạo:

+ Gợi hứng từ bức tranh phong cảnh: bức tranh sông Hương xứ Huế mộng mơ, hiền dịu

+ Tâm cảnh: Khát khao yêu đời, yêu sống mãnh liệt của một hồn thơ đang quần quại trong đau thương, sắp phải chia lìa với sự sống tất thảy.

3. Bố cục:

- Khổ 1: Mở ra với ý vui tươi, trong trẻo với hình ảnh thôn Vĩ

- Khổ 2: Cảnh như mộng ảo-dự cảm chia lìa

- Khổ 3: Hi vọng- hoài nghi vào tình đời, tình người

Dòng cảm xúc tưởng chừng đứt đoạn, rời rạc nhịp điệu nhưng thực chất lại thông nhất, liên kết chặt chẽ với nhau gợi nên tâm trạng đầy lưu luyến, xót xa trước cuộc đời bất hạnh của cuộc đời nhà thơ “điên” “trước không có ai sau, không có ai” (Chế Lan Viên)

* Nhan đề: Đây thôn Vĩ Dạ

+ Tiếng reo vui – ngay trước mắt ( trong tấm bưu thiếp)

+ Vĩ Dạ gần thế, thân thương thế mà sao xa quá, vì lòng người cách trở phương xa hay do bệnh tật rít mòn sự sống cạn kiệt đến nỗi phải nằm trên giường bệnh mà hồi nhớ, hồi thương

Nhan đề như một lời mời gọi bạn đọc ghé thăm vào thôn Vĩ Dạ để lắng nghe đôi lời tâm sự cuối cùng của nhà thơ xấu số, lời giãi bày thiết tha của một con người cố níu lấy sự sống bé nhỏ còn lại, cố gượng dậy lấy hết sinh lực, hơi thở yếu ớt để về với thôn Vĩ, nói lời yêu thôn Vĩ và lời yêu với người tình trong mộng

II. Đọc-hiểu văn bản

1. Khổ thơ 1:

- “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” câu thơ mang nhiều sắc thái, ý nghĩa

+ Gợi tình cảm gàn gũi, thân thiết

+ Người bị trách hẳn thấy hạnh phúc

+ Câu hỏi tu từ

+ Lời mời thiết tha

+ Lời trách móc, trách cứ

- Chủ thể của câu hỏi:

+ Có thể là cô gái thôn Vĩ mang hàm ý trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng, lời nhắc nhở, mời mọc duyên dáng

+ Cũng có thể là sự phân thân của thi sĩ để tự chất vấn mình hàm ý trách cứ, chức đựng một nỗi niềm u uất lớn từ sâu thẳm con tim.”Không về” trước đã không về giờ lại không về và sau này chắc có lẽ sẽ chẳng thể quay về nữa rồi

Dự cảm đau lòng về sự chia lìa xa cách

với Hàn Măc Tử, thôn Vĩ đâu chỉ là mảnh đất gắn bó biết bao kỉ niệm mà đó còn là nơi đựng chứa mảnh đời của tuổi hoa niên- mảnh tình đầy cảm xúc ( nơi có người con gái mà mình thầm thương trộm nhớ)

- Vẻ đep thôn Vĩ: vẻ đẹp trong buổi bình minh rực rỡ

+ “nắng hàng cau”: Cây cau là cây cao nhất trong khu vườn, đang vươn mình đắm chìm trong nguồn năng lượng của tự nhiên dồi dào, bất tận. Cây cau như một cây thước của tự nhiên đứng giữa vườn để đo mực nắng

+ “ nắng mới lên”: những tia nắng ban mai đầu tiên trong ngày đánh thức vận vật thức giấc

=> Không gian tràn ngập, đong đầy ánh sáng khoáng đạt, dịu nhẹ. Nắng mới dịu nhẹ, thanh tân, trong trẻo. Nắng của tuổi trẻ, tuổi xuân, nắng của một chàng thi sĩ chưa vướng bận ái, ố, sầu bi của trần gian.

- Không gian thôn Vĩ Dạ được nhìn bởi cặp mắt xanh non, biếc rờn của một chàng trai đang phơi phới xây đắp mộng thanh xuân

- “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: câu thơ vang lên như một lời reo vui trầm trồ

+ “xanh mướt: màu xanh của sự mơ màng, non tơ của cây lá gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ Dạ xứ Huế. “Mướt” là tính từ chỉ màu xanh, mưa ướt nước ướt do tưới tắm sương đêm hoặc tắm mưa

+ “Xanh như ngọc”: là cái nhìn ngước lên của thi nhân khi nhà thơ ngước lên. Ánh sáng chiếu xuyên qua phiến lá, mỗi phiến lá bừng sáng lên như những phiến ngọc. Đó là một màu xanh trong trẻo, tươi mát, long lanh gợi cảm giác dễ chịu đến quý phái đài cát

+ “Vườn ai-mướt quá”: tiếng reo vui trầm trồ, tán thưởng khu vườn thôn Vĩ đẹp đến mê hồn. Dù chỉ hiện lên thoáng chốc trong tâm tưởng bồi hồi của một con người nằm bất động trong không gian bốn bức tường nhưng những hình ảnh về khu vườn thôn Vĩ vẫn trào dâng, tạo nên những cơn sóng loạn nhịp đầy da diết trong cõi lòng có nhớ.

- Ai là đại từ phiếm chỉ gợi liên tưởng chủ nhân của khu vườn: là một cô gái dịu dàng, duyên dáng mà e lệ, tình tứ bức tranh cảnh vật có hồn, có tình, có sắc hơn

+ Khu vườn xinh xắn như một bài thơ

+Sắc xanh của xứ Huế mộng mơ

+ Màu xanh của tuổi trẻ của ký c ngọt ngào ấm áp

=> Chàng thi sĩ trẻ trung thiết tha gắn bó với đời, chưa vương chút mặc cảm bệnh tật nên hình ảnh thôn Vĩ hiện lên thật rực sáng, long lanh.

- Hình ảnh con người xuất hiện: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền

+ lá trúc: mềm mại thanh cao

+ mặt chữ điền: vuông vức, phúc hậu, hiền hòa, ngay thẳng

- Gợi liên tưởng câu ca dao:

Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng áo đen mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung

=> Sự kết hợp của lá trúc mềm mại sẽ làm giảm bớt đi sự vuông vức của khuôn mặt chữ điền và lá trúc che ngang khiến cho cho gương mặt kia hiện ra thấp thoáng kín đáo rất riêng của con người thôn Vĩ.

=> Thiên nhiên hài hòa với con người, nét duyên dáng kín đáo thủy chung rất riêng rất quen của xứ Huế

-n chứa sâu trong đó là ánh mắt đắm say tấm lòng tha thiết yêu đời, yêu thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử trong những ngày bệnh tật bủa vây, giày vò

=> Khổ 1 bừng sáng kỷ niệm sống lại của một quả tâm hồn yêu đời, hồn nhiên chưa hề có mặc cảm vì hoa nạn đau thương

2. Khổ 2: Thi sĩ trở về thực tại đau thương cho cảm về bệnh tật hiểm nghèo, chia lìa vĩnh viễn

- Hoàng hôn hiu hắt

- Dòng nước sầu bi

a. Hai câu đầu: Tả thực cảnh sông nước sông Hương buổi hoàng hôn chiều muộn - Nhịp chảy: khoan thai, nhẹ nhàng

- Mây trời, sóng nước mênh mông

- Gió nhẹ khe lay hoa bắp ở Cồn Hến

Hình ảnh quen thuộc là thần thái của sông hương xứ Huế đẹp nhưng buồn

- Nghệ thuật:

+ điệp- đối: gió-gió; mây – mây

+ tương phản: tĩnh (dòng nước buồn thiu) – động (hoa bắp lay)

+ nhân hóa: buồn thiu

+ ngắt nhịp: 4/3, hai câu thơ có 4 hình ảnh nhưng dường như vỡ tách thành 4 thế giới hoàn toàn khác nhau, không có sự giao hòa gắn kết

- Tâm cảnh: gió thổi mây bay thì thì giờ đây

Thế giới không có sự giao hòa gắn bó

+ gió đóng khung trong thế giới của gió

+ mây đóng khung trong thế giới của mây

+ mặt nước- bờ sông: dòng nước tĩnh lặng buồn thảm; Hoa khẽ lay sầu bi theo gió thổi

=> Không chỉ miêu tả nỗi buồn hiu hắt, quạnh quẽ của vật mà còn đặc tả nỗi buồn của tâm tưởng có lẽ bởi: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

=> Cái buồn của cảnh vật hòa vào cái buồn xa vắng của lòng người

=> Đó phải chăng là sự im lặng vĩnh hằng khi dự cảm chia lìa khi thi sĩ đã nhận ra rõ bệnh tật, hoàn cảnh đáng thương của mình. Thế giới ngoài kia đẹp đẽ hạnh phúc vui tươi đến thế ấy vậy mà trong này lại sầu não, cô đơn mà đau lòng tủi cực đến vô cùng vô tận. Nhận ra hai thế giới hoàn toàn tách biệt nhau “Ngoài kia xuân Đã thắm hay chưa?...”

b. Hai câu tiếp: Cảnh đêm khuya

- Cảnh thực: dòng sông Hương

+ Dưới ánh trăng mặt nước phẳng lặng, ánh trăng như dát vàng mặt nước

+ Dòng sông của sông nước - dòng sông của ánh sáng tuôn chảy khắp vũ trụ

ánh trăng vàng làm dát vàng mặt nước lấp lánh.

- Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử: trăng người bạn tri âm tri kỷ biết khóc, biết cười biết tình tứ, lả lơi: Trăng nằm sóng soài bên cạnh liễu/ Đợi gió đông về để lả lơi

=> Trong nỗi niềm tuyệt vọng thi sĩ tìm đến bạn trăng tri kỷ- người bạn muôn thủa để chia sẻ biết bao nỗi niềm, đó không còn là nguồn cảm hứng của thi nhân để dạo cảm xúc với thơ mà chính là nơi tâm sự, nỗi lòng được giải tỏa, gửi gắm yêu thương

- Câu cuối: Có chở trăng về kịp tối nay

+ Câu hỏi nhiều sắc thái: hi vọng- khắc khoải- thiết tha về kịp với thi sĩ để tâm hồn đau thương của thi sĩ được an ủi, xoa dịu.

- Tuyệt vọng- gấp gáp- vội vã: phải là tối nay chứ không thể là tối nào khác. Quỹ thời gian đang cạn dần, sự chia ly có thể đến bất cứ lúc nào.

- Tóm lại câu hỏi dù rơi vào hư vô, không có âm vọng hồi đáp nhưng cho thấy khát khao giao cảm, cho thấy một tiếng kêu chất chứa đầy hi vọng của một thi sĩ đang hoạn nạn nơi trần thế

3. Khổ 3

- “Mơ khách đường xa khách đường xa

+ “mơ”: mơ mộng - mong ngóng

+ đại từ: khách đường xa khắc khoải xót xa

=> Với người thôn Vĩ với cả người đời, thi sĩ chỉ là một vị khách đường xa, chợt đến rồi chợt chia xa

Một vị khách trong mơ, thực mà không có thực, gần mà lại xa xôi, mờ ảo

- Với Hàn Mặc Tử, ông đang mong ngóng một vị khách đến thăm dù chỉ là khách đường xa để vơi bớt đi nỗi đau, nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn

Khát khao hi vọng được giao cảm chia sẻ nhưng dường như điều đó thật mong manh, hư ảo

- Những câu tiếp:

+ đường xa khoảng cách xa xôi

+ áo em trắng quá màu áo trắng lóa

+ sương khói mờ ảo

=> Không chỉ là cái nhìn của thị giác mà còncái nhìn của tâm tưởng. Nhìn không ra mờ mờ ảo ảo: sắc áo hay sắc lòng

- Sắc áo trắng gợi nhiều nghi hoặc về tình đời, tình người, sự quan tâm kia là chân thành hay chỉ là sự xót thương cho một linh hồn đang đau thương

- Hai câu cuối :

+ “ai đại từ phiếm chỉ thi sĩ

Liệu tình người thôn Vĩ có đậm đà, tình người đời có chân thành mặn mà hay chóng tan như màn sương khói đang làm mờ nhân ảnh (thi nhân) kia

- Người thôn Vĩ: liệu người thôn Vĩ, người đời có thấu chăng lòng thi sĩ rất thiết tha với cảnh, với người, với tình xứ Huế dù sương khói kia đang làm nằm mơ nhân ảnh.

=> Một nỗi hoài nghi lẫn với nhiều thiết tha gắn bó với đời và người

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ xứ Huế mộng mơ qua đó bộc lộ tình yêu đời yêu người niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ

2. Nghệ thuật

- Thi tứ được gọi từ lời của người thôn Vĩ để tạo ra hệ thống hình ảnh thơ sáng tạo có sự hòa quyện giữa thực với o

- Nghệ thuật liên tưởng và so sánh, nhân hóa cùng với những tính từ xuyên suốt bài thơ

- Thi pháp Hàn Mặc Tử kết hợp đôi nét tả thực với tượng trung lãng mạn giữa thực và siêu thực

B .Phần Bài tập

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Lấy bút danh là Hàn Mặc Tử, nhà thơ có ngụ ý gì?

A. Ngụ ý coi mình là người sống nghèo khó nhưng thanh bạch (Hàn)

B. Ngụ ý coi mình là người có ngòi bút lạnh lùng (Hàn)

C. Ngụ ý coi mình là người làm nghề văn chương (Mặc)

D. Ngụ ý coi mình là công chức văn phòng (Mặc)

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?

Khởi đầu sự nghiệp văn chương bằng lối thơ truyền thống (Đường luật), phát triển sự nghiệp văn chương bằng lối thơ hiện đại, tân kì (lãng mạn, tượng trưng siêu thực), con đường thơ Hàn Mặc Tử là con đường:

A. hiện đại hóa thơ Việt C. liên tục làm cách mạng trong thơ

B. đi từ thơ cũ đến thơ mới D. không ngừng tự làm mới thơ mình

Câu 3: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ đầu bài thơ là bức tranh tả cảnh gì và mang vẻ đẹp như thế nào?

A. Một bức tranh bình minh tươi đẹp

B. Một cảnh tượng bình minh thôn quê giản dị, tha thiết.

C. Một bức tranh bình minh êm ả

D. Một bức tranh bình minh kì thú

Câu 4: Nhận xét nào đúng?

Việc láy lại hai lần từ nắng và sử dụng liên tiếp các phụ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ (Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên) đã góp phần làm cho:

A. Cảnh bình minh thêm đẹp

B.Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng, tươi mát, chan hòa của nắng

C. Không gian thêm rực rỡ, chói chang

D.Không gian như mở rộng đến vô cùng , vô tận.

Câu 5: Hình ảnh người Vĩ Dạ hiện lên giữa cảnh bình minh nơi khu vườn Vĩ Dạ không mang sắc thái nào trong những sắc thái sau?

A. Dịu dàng, đôn hậu C. Hài hòa với thiên nhiên

B. Duyên dáng, kín đáo D. Chân quê

Câu 6: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ sau của khổ thơ thứ hai thuộc loại nào trong những bức tranh sau?

A. Một bức tranh sông nước với đêm trăng huyền ảo, thơ mộng

B. Một bức tranh sông nước với đêm trăng buồn vắng

C. Một bức tranh sông nước với đêm trăng ảm đạm

D. Một bức tranh sông nước với đêm trăng tươi đẹp

Câu 7: Từ kịp trong câu thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trắng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi nên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả?

A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương

B. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương

C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian

D. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương

Câu 8: Không gian, cảnh vật được miêu tả trong khổ cuối bài thơ không phải là một không gian, cảnh vật nào sau đây?

A. Xa cách C. Tâm tưởng, mộng ảo

B. Sương khói hư ảo, nhạt nhòa D. Xa vắng, đìu hiu

Câu 9: Trong ba lần sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ ai (Vườn ai...? Thuyền ai...? Ai biết tình ai...?), lần nào người đọc cảm nhận câu hỏi tu từ ẩn giấu một niềm vui?

A. Không lần nào

B. Lần thứ nhất (Khổ đầu)

C. Lần thứ hai (Khổ giữa)

D. Lần thứ ba (Khổ cuối)

Câu 10: Trong ba lần sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ ai (Vườn ai...? Thuyền ai...? Ai biết tình ai...?), lần nào người đọc cảm nhận câu hỏi tu từ ẩn giấu một nỗi buồn da diết?

A. Lần thứ nhất (Khổ đầu)

B. Lần thứ hai (Khổ giữa)

C. Lần thứ ba (Khổ cuối)

D. Không lần nào

Câu 11: Hình thức câu trùng điệp ở khổ thơ giữa (Gió theo lối gió, mây dường mây) không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau?

A. Vẽ lên một không gian thi vị, giàu có, chan hòa gió, mây

B. Thể hiện một trạng thái mơ mộng vẩn vơ, một nỗi buồn vô cớ

C. Thể hiện trạng thái chia lìa, cách biệt hiện diện trong gió, mây

D. Thể hiện nhịp điệu trầm mặc, sâu lắng rất riêng của cuộc sống Huế

Câu 12: Hình thức câu trùng điệp ở khổ thơ cuối (Mơ khách đường xa, khách đường xa) không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau?

A. Làm cho khoảng cách không gian thêm cách xa vời vợi ngàn trùng

B. Thể hiện một niềm sợ hãi không gian

C. Thể hiện một niềm khao khát hội ngộ cháy bỏng

D. Làm cho hình ảnh khách đường xa càng có sức vẫy gọi

II. Tự luận

Câu 1: Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:

Sao anh không về thăm thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau lúc mới lên

Vườn ai mượt quá xanh như ngọc

Lá trúc chen ngang mặt chữ điền

(Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007,tr 39)

1. Chỉ ra các lỗi chính tả trong đoạn thơ, sửa lại cho đúng . Phân tích hiệu quả thảm mỹ của những từ được sửa đúng?

2. Phân tích ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của câu thơ đầu tiên ?

5. Nếu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh nắng hàng cau?

6. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ ba. Chỉ ra ý nghĩa biểu cảm của lời thơ ?

7. Mặt chữ điền là khuôn mặt như thế nào? Khuôn mặt chữ điền gợi vẻ đẹp gì trong tâm hồn con người xứ Huế?

8. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu), nếu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên xứ Huế lúc hửng đông.

Câu 2( nâng cao)

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi lâu bền trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc ?

10