Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Từ ấy (Tố Hữu) Ngữ văn 11, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

d597e841fef79baf71b8e8a382260e10
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:35:44 | Được cập nhật: 5 giờ trước (6:11:34) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 510 | Lượt Download: 22 | File size: 0.037298 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TỪ ẤY

Tố Hữu

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002)

- Quê quán tại Thừa Thiên Huế, - Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, cha mẹ yêu thích sưu tầm văn học dân gian -> hội tụ trong con người Tố Hữu tình yêu với văn học dân tộc, tạo lên âm hưởng đặc trưng trong thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

- Tố Hữu sớm tham gia cách mạng và tích cực hoạt động cách mạng c

- Các tác phẩm chính: tập thơ Từ Ấy, Việt Bắc, Gió lộng Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta,... phản ánh chặng đường cách mạng của dân tộc con đường cách mạng và thơ ca của Tố Hữu như hòa làm một

- Phong cách nghệ thuật: tính trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi, giọng điệu tâm tình, thương mến, đậm tính dân tộc

=> Với những đóng góp của mình cho sự nghiệp thơ ca cách mạng Tố Hữu đã trở thành “cánh chim đầu đàn” của thi ca cách mạng là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: in trong tập thơ Từ Ấy

- Thời gian sáng tác: 1937-1946

- Gồm 3 phần: Xiền xích, Máu lửa, Giải phóng

Nội dung: Chặng đường cách mạng đầu tiên của người thanh niên tìm thấy lý tưởng cách mạng, giác ngộ, trưởng thành và đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản

- Nghệ thuật: Cái tôi trữ tình say mê lý tưởng cách mạng, hình thức thơ Mới hiện đại đúng như một lời nhận định “tập thơ Từ ấy đã ghi dấu những cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn của một chàng trai trẻ khi mới bước vào đời đã gặp được ánh sáng lý tưởng đúng đắn nhất sáng suốt nhất của đời mình đó là tình yêu của lý tưởng Cộng sản”

=> Tập thơ Từ Ấy Tố Hữu đã hiện đại hóa thơ ca cách mạng để thơ ca cách mạng bước cùng những bước tiến với những bộ phận khác của thơ ca dân tộc nửa đầu thế kỷ XX

b. Bài thơ Từ Ấy

- Hoàn cảnh sáng tác: 7/1938

- Nhan đề Từ Ấy

+Được đặt làm nhan đề bài thơ

+Thời điểm bắt đầu giác ngộ lý tưởng cách mạng

+Thời điểm khơi nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca trong suốt sự nghiệp cuộc đời - Bố cục

+ Khổ 1: Niềm vui sướng say mê lý tưởng

+ Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống tư tưởng

+ Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm tư tình cảm

=> Bài thơ Từ ấy là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà thơ

II. Đọc hiểu văn bản

1. Khổ 1: Niềm vui sướng say mê lý tưởng

- Câu 1: “Từ ấy”: đánh dấu thời điểm diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ của các thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình. Thời điểm giác ngộ lý tưởng cách mạng đánh dấu một mốc son trong cuộc đời nhà thơ.

- Khu vườn đầy nắng hạ:

+ Hình ảnh: mặt trời, nắng chói, hoa lá, hương thơm, tiếng chim hót

+ Động từ và tính từ mạnh: bừng, chói, rất đậm, rộn khu vườn đầy sức sống, rực rỡ sắc màu.

+ Trong tôi- chân lý- tim- hồn tôi: hình ảnh thế giới nội tâm bên trong cái tôi của chủ thể trữ tình với những cảm biến mạnh mẽ từ khi giác ngộ lý tưởng

+ Ẩn dụ: “mặt trời chân lý”: đem đến lẽ sống soi đường chỉ lối cho thế hệ thanh niên.

- Các từ cùng trường nghĩa: mặt trời- bừng chói

+ bừng: ánh sáng bất ngờ lan tỏa

+chói: ánh sáng chiếu rọi nhanh, mạnh, xuyên thấu

diễn tả niềm vui sướng tột cùng khi được giác ngộ lý tưởng

Mặt trời chân lí chói qua tim”

( nhận định tình cảm)

( giác ngộyêu say mê)

=> Khẳng định chân lý cách mạng, lý tưởng cách mạng đã không chỉ soi rọi, nhận thức, giác ngộ cho con người mà nó còn làm bừng tỉnh tâm hồn, tình yêu và tình cảm của con người

- Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, bút pháp tự sự, trữ tình lãng mạn

=> Niềm vui sướng say mê của người thanh niên trẻ tuổi khi tìm thấy lý tưởng sống những chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn nhà thơ, từ đây những say mê lý tưởng sẽ trở thành suối nguồn cảm xúc cho thơ ca trong cuộc đời nhà thơ.

2. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống

- Đại từ “tôi”: khẳng định cái tôi cá nhân, thấm nhuần lý tưởng cách mạng- 1 cái tôi khác với các nhà thơ Mới đương thời (trong thế giới của Huy Cận Đó là một cái tôi “một chiếc linh hồn nhỏ mang thiên cổ sầu” hay với thơ Xuân Diệu “Tôi là con nai bị chiều răng lưới /Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối” hay như Chế Lan Viên “Tôi có chờ đâu có đợi đâu/ Đem chi xuân đến gợi thêm sầu/ Với tôi tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”.

- Cái tôi của thơ Mới chán nản hoài nghi bơ vơ chưa tìm ra được lối đi của cuộc đời mình

- Cái tôi trong thơ Tố Hữu là cái tôi náo nức, say mê tìm thấy lý tưởng cách mạng.

- Mối quan hệ của “tôi” với quần chúng lao khổ:

Tôi Quần chúng

Lòng tôi buộc mọi người

Tình trang trải muôn nơi

Hồn tôi gần gũi bao hồn khổ

+ Động từ: buộc: chủ động, tự nguyện gắn bó khăng khí quan tâm gắn kết mạnh mẽ đó là quan niệm vượt qua lối sống bó hẹp, đề cao cái tôi cá nhân của giai cấp tiểu tư sản, tư sản để đến với lẽ sống hòa cái tôi cá nhân với cái ta chung

+ “trang trải, gần gũi”: chia sẻ, trao gửi, lan tỏa, tình cảm yêu thương

+ hoán dụ: “trăm nơi”, “hồn tôi”, “bao hồn khổ” quần chúng nhân dân lao khổ ở khắp mọi nơi

=> Từ bỏ quan niệm đề cao cái tôi cá nhân đối lập với cuộc đời của giai cấp tiểu tư sản – tư sản, nhà thơ khẳng định quan niệm mới về lẽ sống: gắn bó mật thiết bằng tất cả tình yêu thương của tâm hồn với quần chúng nhân dân lao khổ trong cuộc đời

+ “khối đời”: ẩn dụ: cái tôi hòa cùng cái ta chung, nhà thơ gắn bó với cuộc đời, với nhân dân làm nên một khối vững chắc, một tập thể đoàn kết, đại đoàn kết, làm nên sức mạnh, làm nên thành công.

tình cảm giai cấp (chỉ có trong dòng văn học Cách mạng)

- Nghệ thuật: Giọng thơ mạnh mẽ, hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ, giàu sức biểu cảm

=> Những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về lẽ sống, vượt qua giới hạn cái tôi cá nhân tìm đến lẽ sống vì giai cấp, vì nhân dân.

3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Tạo giọng điệu khẳng định mạnh mẽ

Khẳng định sự gắn kết, sự tự nguyện, tác giả là người thân trong đại gia đình của quần chúng nhân dân

- Điệp cấu trúc: “tôi đã là” :

+ “con của vạn nhà”

+ “em của vạn kiếp phôi pha”

+ “anh của vạn đầu em nhỏ”

- Xưng hô gần gũi: con, em, anh tình cảm gia đình ruột thịt

+ “vạn kiếp phôi pha”: những kiếp người đau khổ, bất hjanh, lam lũ

+ “vạn đầu em nhỏ/không áo cơm cù bất cù bơ”: những em nhỏ côi cút, không đủ cơm ăn áo mặc, sống vất vưởng nay đây mai đó

=> Bộc lộ những thương xót, đồng cảm, chia sẻ mãnh liệt. Ánh sáng lí tưởng Cách mạng đã làm trái tim của nhà thơ được sưởi ấm, đậm tình người. Đồng thời thể hiện lòng căm hận, căm giận kẻ thù chung của giai cấp trước những bất công ngnag trái của cuộc đời.

+ “vạn”: số từ, lặp lại 3 lần, diễn tả số lượng động đảo của những kiếp người lao khổ mà nhà thơ xác định gắn bó như ruột thịt

+ dấu “...” cuối bài thơ đẩy cảm xúc lên cao trào, khẳng định tình yêu với Đảng, vơi nhân dân

- Mở rộng: Trong tập thơ “Từ ấy”: Đề tài chung của tập thơ Từ ấy, phản ảnh kiếp người bất hạnh trong xã hội bất công trước năm 1945, chị vú em, người đầy tớ, em bé bán bánh đêm, em nhỏ mồ côi, cô gái giang hồ....

Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi! Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.”

(Đi đi em, Tố Hữu)

Ngày mai bao lớp đời dơ Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay Cô ơi tháng rộng ngày dài Mỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàng

(Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu)

=> Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn

- Nghệ thuật: Giọng thơ mạnh mẽ, nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp từ,...

=> Diễn tả sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm của nhà thơ – tự nguyện găn kết cái tôi cá nhân với tập thơ, tìm đến với những tình cảm lớn của giai cấp cần lao với nhân dân.

III. Tổng kết

1. Nội dung: Từ ấy là tuyên ngôn của nhà thơ Tố Hữu

- Tuyên ngôn của thanh niên tìm thấy lẽ sống của đời mình, đó là lý tưởng cách mạng. Cũng là tuyên ngôn của người chiến sĩ cộng sản đặt cái tôi gắn bó với nhân dân, dâng hiến cho cuộc đời, chiến đấu vì những kiếp người lao khổ

- Tuyên ngôn của nhà thơ tìm thấy nguồn mặt của tâm hồn thơ ca, đó là những say mê lí tưởng, là lẽ sống lớn, tình yêu lớn với nhân dân với Cách mạng.

2. Nghệ thuật: Những cách tân nghệ thuật độc đáo

- Cách ngắt nhịp thơ linh hoạt

- Hệ thống hình ảnh phong phú: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ

- Sự gắn bó của tâm trạng được diễn tả: những hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm, bút pháp tự sự xen lẫn trữ tình, lãng mạn

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu: mạch cảm xúc dạt dào, mãnh liệt phù hợp với nội dung trữ tình.

TỪ ẤY

Tố Hữu

Câu 1: Tập thơ TỪ ẤY có mấy phần và tên từng phần xếp theo thức tự?

A. Hai phần: Từ ấy, Giải phóng

B. Ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng

C. Hai phần: Máu lửa, Từ ấy

D. Bốn phần: Từ ấy, Giải phóng, Xiềng xích, Máu lửa

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là nhận xét đúng?

A. Từ ấy là một bài bài thơ của Tố Hữu sáng tác năm 1945

B. Từ ấy là một phần trong tập thơ cùng tên của Tố Hữu

C. Từ ấy là bài thơ Tố Hữu viết ghi nhận sự kiện Đảng ra đời

D. Từ ấy là một bài thơ, đồng thời là tên tập thơ đầu tay của Tố Hữu

Câu 3: Nhan đề Từ ấy được hiểu như thế nào?

A. Giây phút bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng

B. Giây phút giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản

C. Thời điểm bị thực dân Pháp bắt giam vào ngục tù

D. Giây phút gặp được các chiến sĩ cộng sản hoạt động bí mật

Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ bài thơ Từ ấy là tình cảm gì của tác giả?

A. Niềm tự hào khi được gặp ánh sáng của cách mạng

B. Niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cộng sản

C. Niềm sung sướng của nhà thơ khi tham gia hoạt động cách mạng

D. Niềm hân hoan của tác giả khi Cách mạng tháng Tám thành công

Câu 5: Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu “Mặt trời chân lý chói qua tim”?

A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Phóng đại

Câu 6: Bao trùm lên khổ thứ hai của bài thơ là nội dung gì?

A. Nêu lên nhận thức và phương hước hành động

B. Nêu lên mục đích của mình sau khi giác ngộ lí tưởng

C. Nêu lên thái độ sống đối với nhân dân lao động

D. Nêu lên tình cảm yêu thương đối với dân nghèo

Câu 7: Hai từ để lặp lại ở đầu câu 2 và 3 trong khổ thơ thức hai có tác dụng gì?

A. Làm nổi bật thái độ sống đầy trách nhiệm

B. Làm nổi bật tình cảm khăng khít, gắn bó với người lao động

C. Làm nổi bật khát khao được hòa nhập, cống hiến

D. Làm nổi bật tinh thần tất cả vì nhân dân lao động

Câu 8: Bài thơ thể hiện rõ sức sống và hơi thở của tầng lớp nào trong xã hội lúc bấy giờ?

A. Những người cách mạng C. Thanh niên, tuổi trẻ

B. Học sinh, sinh viên D. Công nhân, thợ thuyền

Câu 9: Nhận xét nào sau đây đúng với bài thơ Từ ấy?

A. Một bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc, truyền thống

B. Một bài thơ mang phong cách trữ tình, chính trị

C. Một bài thơ lãng mạn và giàu chất sử thi

D. Một bài thơ mang sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại

Câu 10: Dòng nào khái quát được những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ Từ ấy?

A. Hình ảnh sinh động, giọng thơ trang trọng, từ ngữ chọn lọc

B. Giọng thơ trầm lắng, hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ khoan thai

C. Hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập

D. Nhịp thơ dồn dập, hình ảnh nhiều ước lệ, giọng thơ náo nức

II. Bài tâp tự luận

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tôi đã là con của vạn nhà.

Là em của vạn kiếp phôi pha.

Là anh của vạn đầu em nhỏ.

Không áo cơm cù bất cù bơ...

  1. Các từ con, em, anh thể hiện tình cảm gì trong lòng nhân vật trữ tình?

  2. Nêu cảm nhận về hình ảnh kiếp phôi pha,cù bất cù bơ được thể hiện trong đoạn thơ ?

  3. Viết đoạn văn ngắn ( 8 – 10 câu) nêu cảm nhận của anh chị về tình cảm lớn lao mà nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện trong văn bản ?

Bài 2 ( nâng cao):

Từ sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm chàng thanh niên tiểu tư sản trong bài Từ ấy ( Tố Hữu ) Hãy viêt bài văn suy nghĩ về động lực của lòng yêu thương con người ?