Thông tin chung
-
-
-
-
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh - Doc24.vn Văn mẫu lớp 7:
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh Khuya - Bài tham khảo 1
Thơ đôi khi không cần nhiều từ ngữ, chỉ vài dòng ngắn thôi cũng đủ tạc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai. Đọc bài thơ "Cảnh khuya" của Bác Hồ kính yêu, chỉ vẹn vẻn có bốn dòng thơ bảy chữ nhưng khiến cho dòng cảm xúc trong ta mãi không chịu ngừng suy tư.
Bài thơ này được Bác sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt năm 1947 nhưng ngay từ câu mở đầu bài thơ, người đọc đã ấn tượng mạnh với khung cảnh thiên nhiên được vẽ ra trước mắt bằng một cảm quan hết sức thi sĩ. Điều đầu tiên mà người đọc nhận ra đó là âm thanh của tiếng suối được cảm nhận hết sức tinh tế:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Ngay từ nhan đề bài thơ ta cũng có thể đoán ra được không gian trong bài, đó vào thời gian đã về đêm và có lẽ không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh đến mức Người cảm nhận tiếng suối chảy xiết nghe du dương, lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa. Tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng, cảm giác như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng này. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Côn Sơn ca)Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Chỉ một từ "xa" thôi cũng đủ gợi sự rộng lớn hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc nhưng cũng chính nó mở ra một núi rừng hoang vu, xa vắng tiếng người.
Từ âm thanh xa gần của tiếng suối, điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ với:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Điệp từ "lồng" xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã "xà" xuống thế gian, lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, vào bóng cổ thụ. Phải chăng nhìn từ tán cổ thụ, trăng treo trên cao như hạ xuống, đậu lên tán, thậm chí đan cài vài tán, bóng trăng cũng vì thế mà lồng vào bóng lá, bóng hoa, tạo nên những bóng đen, bóng trắng như muôn vàn hình hoa trên mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng và hình ảnh con người đến lúc này mới lộ diện:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"
Đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn còn chưa ngủ, bóng Bác đổ dài theo ánh trăng in xuống lồng vào bóng hoa, bóng trăng, tưởng chừng chính cảnh khuya đang vẽ nên chân dung Bác trong đêm không ngủ. Nhưng Bác không ngủ không phải là để thưởng trăng cũng không phải để nghe "tiếng suối trong như tiếng hát" kia mà là vì Bác có những trăn trở về một sự nghiệp vĩ đại:
"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Người chưa ngủ vì lo cho nước, lo cho dân, lo cho những chiến sĩ, lo cho cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Hình ảnh ấy của Người thật đẹp, thật rạng rỡ, phần nào tưởng còn phát ánh hào quang mạnh hơn cả chính bóng trăng đang vẽ chân dung Người.
Sóng Hồng đã từng nói: "Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng". Người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự sắp xếp vần và con chữ mà còn bằng cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, khắc vào lòng người ta những ấn tượng khó phai. Và có lẽ đó là tất cả những gì mà ta có thể cảm thấy trong bài "Cảnh khuya". Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời khắc vào lòng những ấn tượng về một tượng đài có sức sống vĩnh hằng.
Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Khuya - Bài tham khảo 2
Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.
Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: Cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.
Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.
Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.
Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.
Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya mẫu 3
Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dù ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lay động tả một khung cảnh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: Dù là một vị lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì
“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.
Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya mẫu 4
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo…
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa – hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ…
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: Có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng… như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya mẫu 5
Bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp. Bài thơ cho em hiểu rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy, Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện được rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu trăm năm về trước Nguyễn Trãi đã từng nghe thấy:
Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bóng cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng phút Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên. Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng?
Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Đối với trẻ thơ Bác Hồ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp, đất nước chúng ta đã thanh bình, tự do, hạnh phúc. Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung, thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya mẫu 6
Thơ hay là thơ giản dị, hàm súc mà ám ảnh, những câu thơ vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh. Và thật lạ kì, đến với "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh ta bắt gặp những câu thơ giản dị mà xúc động đến vậy. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh mà thơ mộng, lung linh, để thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, chất thi sĩ nhưng cũng ẩn giấu sau bức tranh ấy là nỗi niềm tâm sự của một tấm lòng yêu nước.
Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối trong trẻo, du dương như một sự hé mở không gian nơi rừng khuya thanh tịnh:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".Tiếng suối như một giai điệu nhẹ nhàng du dương đang xâm chiếm không gian hoang vu của núi rừng, nơi mà Bác đang dừng chân. Rõ ràng tiếng suối là một cảm nhận âm thanh vô hình nay lại được hữu hình mang sắc độ trong trẻo, đã giúp cho tiếng suối thêm phần gợi cảm, như một áng trữ tình bàng bàng kêu róc rách, rì rập nơi rừng sâu. Tiếng hát xa, gợi sự sống của con người hưng rất thưa vắng và đượm buồn, vần "a" ở cuối câu như mở ra một không gian xa vắng, rộng lớn đến hoang vu trong tâm hồn con người. Nhưng bức tranh thiên nhiên đâu chỉ có âm thanh trong trẻo, du dương mà còn có sự hòa hợp giữa bóng trăng và bóng hoa.
Câu thơ thứ hai như một bức họa cổ điển, có sự đan cài thêu dệt giữa sắc trắng và sắc đen, giữa trăng và hoa. Bóng trăng lồng vào bóng hoa, bóng hoa lồng vào bóng lá tất cả như một bức tranh đẹp mà thanh, được soi chiếu bởi ánh sáng bạc trên cao như đang in hình xuống nền đất. Điệp từ "lồng" cho thấy sự quán quýt, đan cài giữa các sự vật, gây những trường liên tưởng thú vị cho người đọc. Trong thơ Bác, trăng đã trở thành người bạn tri kỉ, chứ không còn chỉ đơn thuần là tứ thú thanh cao "cầm, kì, thi, tửu" như các bậc tao nhân mặc khách thời xưa. Ánh trăng đẹp, rạng rỡ trong "rằm tháng giêng", ánh trăng cùng đối thoại đàm tâm trong "Ngắm trăng" và đến "cảnh khuya" lại âm thầm, tư lự dõi theo bước hành quân của Bác. Không gian hiện lên với tiếng nhạc trong trẻo, du dương kết hợp với vẻ đẹp dịu dàng, nên thơ trăng hoa trữ tình đã xua tan đi vẻ hoang sơ, heo hút nơi rừng sâu, qua đó cũng thấy được tâm hồn lãng mạn, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Để từ đó làm tiền để mở ra hai câu thơ thấm đẫm chân tâm thực ý ở phía sau:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".Thiên nhiên đẹp, như một bức tranh tài hoa và tinh tê mà tạo hóa tạo nên, nhưng trước cảnh thiên nhiên, với một tấm lòng trĩu nặng lòng thương đời, thương dân, yêu nước Bác vẫn không ngủ được, vẫn thao thức, bồn chồn. Bác chưa ngủ. chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Như vậy, nỗi lo lắng của Bác còn làm hiện lên một vẻ đẹp mới trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đó là, dù đang bận việc nước, lo việc dân, kháng chiến còn trường kì gian khổ đấy nhưng Bác vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu, một sự tri âm đồng điệu. Nhưng thiên nhiên tuyệt nhiên không làm sao nhãng tấm lòng của một người lãnh tụ nặng nợ với nước, với đời. đó là chất chiến sĩ trong con người của Bác. Như vậy chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn, đã tạc lên hình tượng Bác giao hòa, hòa thắm trong vẻ đẹp của người chiến sĩ- thi sĩ, giữa cái tài-cái tâm lớn.
Thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp điệp từ và cách sử dụng linh hoạt từ ngữ giản dị mà xúc động đã giúp "Cảnh khuya" cứ mãi làm bâng khuâng, vương vấn tâm hồn của độc giả, với tấm lòng, với tình yêu tha thiết mà cao cả của bác với đất nước, nhân dân và với cả thiên nhiên son thắm, nghĩa tình.
-
-
-
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Trường THCS ...............
MÔN: TIN HỌC 6
THỜI GIAN: 60 phút
NĂM HỌC: 2017 – 2018
Họ Và Tên:..............................................
Lớp:................................................
I. TRẮC NGHIỆM (7đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: (0.5đ) Các thành phần của văn bản là:
A. Dòng, đoạn, trang
C. Kí tự, dòng, đoạn, trang
B. Dòng, đoạn
D. Kí tự, trang
Câu 2: (0.5đ) Có bao nhiêu cách cơ bản để định dạng đoạn văn bản?
A. 1 cách
B. 2 cách
C. 3 cách
D. 4 cách
Câu 3: (0.5đ) Thanh công việc thường nằm ở đâu của màn hình:
A. Cạnh dưới của màn hình
B. Cạnh trên màn hình
C. Nằm giửa màn hình
D. Nằm bên phải của màn hình
Câu 4: (0.5đ) Nháy lần lượt các nút nào để được chữ in đậm và gạch chân :
A.
B.
C.
D.
Câu 5: (0.5đ) ) Biểu tượng nào là nút lệnh dùng để copy
A.
D.
B.
C.
Câu 6: (0.5đ) Định dạng chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân được gọi là kiểu định
dạng:
A. Định dạng phông chữ
B. Định dạng kiểu chữ
C. Định dạng màu chữ
D. Định dạng cỡ chữ
Câu 7: (0.5đ) Dưới đây đâu là phần cứng máy tính?
A. CPU
B. Bàn phím
C. Chuột
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: (0.5đ) Khi gõ văn bản, nếu muốn xuống dòng, em phải:
A. Nhấn phím End
B. Nhấn phím Enter
C. Gõ dấu chấm câu
D. Nhấn phím Home
Câu 9 (3đ) Điền các cụm từ đúng trong số các cụm từ: đặt sát vào bên trái, đặt sát vào từ,
đặt sát vào bên phải vào chỗ trống (……) trong các câu sau đây.
1. Các dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
phải được……………………………………………đứng trước nó, tiếp theo đó là một dấu
cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
2. Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy, gồm các dấu (, {, [, <, ‘ và “ phải được
…………………………………………… kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
3. Các dấu đóng ngoặc và các dấu đóng nháy tương ứng, gồm các dấu ), }, ], >, ’ và ” phải
được ………………………………………………kí tự cuối cùng của từ ngay trước nó.
II. TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1: (2đ) Định dạng văn bản là gì? Có mấy loại dịnh dạng văn bản, liệt kê?
Câu 2: (1đ) Nêu các bước sao chép phần văn bản? -
là một ngành khô khan, còn lập trình viên là những
thằng ngáo ngơ thiếu tinh tế, suốt ngày chỉ biết nhìn
đăm đăm vào máy tính và đó chính là suy nghĩ của
không ít người mỗi khi họ nghĩ về nghề lập trình
viên. Còn tôi, tôi lại có một cách nhìn về lập trình
viên thật khác, cũng bởi vậy mà tôi đã tìm đến và
học nghề này. Thực tế thì đây là 1 nghề phù hợp vs
thời buổi công nghệ 4.0 bây giờ khi mà mọi thứ đều
gắn liền với mạng di động nên là các lập trình viên
sẽ không lo về vấn đề việc làm. Chính vì thế ngay
từ khi còn ngồi trên ghế trường cấp 3 tôi đã tự hình
thành cho mình con đường tương lai và ngay khi thi đỗ vào khoa Công Nghệ Thông Tin của
Trường đại học Sư Phạm Hà Nội tôi tự nhủ rằng đã hoàn thành bước đi đầu tiên của mình nhưng
phía trước vẫn là cả một hành trình dài.
Nếu là một lập trình viên tương lai, tôi sẽ chứng minh cho họ thấy được những người làm
nghề lập trình viên như chúng tôi không hề khô khan như họ tưởng và cũng là những người vô
cùng tinh tế chẳng kém gì mấy anh nhà thơ hay mấy anh marketting ngoài kia.Thực tế các từ
“đụt, ngố” hoặc “ngáo ngơ, dở người” thường được
dùng để miêu tả lập trình viên. Trong mắt đa số người,
lập trình viên là những người khô khan, lầm lì, suốt
ngày chỉ biết cắm mặt vào máy tính. Thật vậy chăng?
Có một sự thật mà ít người biết là: đa số lập trình viên
có
tính cách hướng nội (Những bác hướng ngoại thì đi
làm một thời gian lên team leader hoặc quản lý hết cả
rồi). Họ có đầu óc logic, hành động dựa theo lý trí,
luôn muốn tìm hiểu bản chất vấn đề.Với đầu óc logic, lập trình chúng tôi thường muốn mọi việc
phải rõ ràng rành mạch. Do cả ngày chỉ biết dùng những dòng code khô khan nói chuyện với
máy tính nên chúng tôi không biết nói những lời lãng mạn bóng bẩy như các soái ca trong ngôn
tình, cũng như hơi thiếu sự tinh tế trong cư xử. Nhìn từ bên ngoài, công việc của một lập trình
viên chỉ là ngồi cắm mặt vào máy vi tính và gõ 8 tiếng một ngày. Đó là 1 suy nghĩ cực kỳ sai
lầm!!! Công việc của lập trình viên là thay đổi thể giới, tạo ra những ứng dụng hữu ích khiến
cuộc sống của chúng ta trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn, có thể ví dụ như các công việc về
quản lí ngày xưa rất tốn nhân lực và sức người thì bây giờ có thể quản lí dễ dàng chỉ với 1 ứng
dụng . Có thể thấy như những ứng dụng Tiki, Lazada, Camera360, hay những tựa game thú vị
thu hút rất nhiều người như Flappy Bird, Free Fire… đều là sản phẩm tâm huyết của lập trình
viên. Có thể thấy được những thứ mà những lập trình viên đi trước đã làm ra đã tạo ra thật nhiều
ứng dụng hữu ích giúp cho công việc thuận lợi trôi chảy hơn, cuộc sống dễ dàng thú vị thoải mái
hơn. Thậm trí tựa game Flappy Bird là game do người Việt làm ra và đã từng rất nổi trên thế
giới.
Thật lòng mà nói, lập trình là một công việc thú vị nhưng cũng… rất rất khó, nó đòi hỏi tính
chuyên môn rất cao, phải nỗ lực thật nhiều nếu không ta sẽ bị chính công việc bỏ lại. Thế nhưng
cái khó đó lại luôn lôi kéo vào thôi thúc ước mơ trở thành một lập trình viên thật tài giỏi trong
tương lai của tôi. Và ai trong chúng ta muốn sống hạnh phúc thì chúng ta phải khỏe mạnh về thể
chất lẫn đầu óc. Mà đối với mỗi thứ, cách tốt nhất để nó khỏe mạnh là phải vận động. Và với
tôi,làm phần mềm là cách tốt nhất để vật động đầu óc. Tôi luôn lấy Mark Elliot Zuckerberg là
một tấm gương để mình học hỏi, người đã đồng sáng lập ra Facebook , một người dám đánh
cược để theo đuổi chính đam mê và sự nghiệp yêu thích của mình để rồi sau đó anh mang đến và
góp phần không nhỏ cho sự thành công vô cùng lớn trong mảng công nghệ Internet của nước Mỹ
hiện nay và sản phẩm Facebook của anh hiện đang rất phổ biến trên Thế giới với lượng người
dùng đạt gần 2.5 tỉ người. Có thể thấy được, lập trình viên là một nghành vô cùng quan trọng và
không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay và nhất là thời đại công nghệ phát triển 4.0 như bây
giờ. Để cần cung cấp đủ mọi nhu cầu trong sinh hoạt, giải trí nghành lập trình viên chúng tôi có
thể đem đến cho cuộc sống của mọi người rất nhiều điều thú vị và hữu ích. Hiện nay ở Việt Nam
và trên toàn thế giới vẫn đang có rất nhiều lập trình viên vẫn đang cố gắng mỗi ngày để nghiên
cứu tạo ra những sản phẩm của riêng mình để phục vụ cho đời sống, cho xã hội, cho cộng đồng
và tương lai tôi cũng muốn góp mình vào trong đó. Và hơn hết tôi muốn mang đến cho đất nước,
cho thế giới thật nhiều phần mềm, ứng dụng thú vị hữu ích trong cuộc sống, công việc và sẽ thật
tốt nếu như những phần mềm đó được lam rộng, được bạn bè quốc tế đón nhận và trên hết là mọi
người trên thế giới sẽ biết đến đất nước Việt Nam qua phần mềm đó. -
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đăklăk
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đăklăk ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2015 - 2016
Trường PTTH Quang Trung Môn: Hóa Học Khối 10
------***------ Thời gian 45 phút (Đề có 02 trang)
Họ và Tên: ………………………… SBD: ……….. Lớp: ……. Điểm …… Chữ kí GT: ………
(Học làm trực tiếp vào đề và không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn)
(1đ) Viết công thức hoá học của các chất có tên sau:
Khí clo: …………… c. Axit hipoclorơ: …………………
Sắt (III) clorua: …………….. d. Bạc iotua: …………………
(1đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA, nguyên tử của chúng đều có ………. electron lớp ngoài cùng
Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính …………………… mạnh
Nguyên tắc để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là ………….. HCl đặc bằng chất oxi hoá mạnh như MnO2, KMnO4.
Dung dịch hỗn hợp NaCl , NaClO được gọi là ………………………….
(2đ) Hoàn thành các phương trình hoá học sau.
a. Cl2 + Fe
b. ………… + NaI → ..................... + I2
c. F2 + H2O → ................ + .........................
d. HCl + ................... → FeCl3 + ......................................
(1,5đ) Điền chữ Đ nếu phát biểu đúng, điền chữ S nếu phát biểu sai vào các ô vuông trong các câu sau.
Trong tự nhiên, các halogen chỉ tồn tại dạng hợp chất
Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iôt,
Flo và clo đều có tính oxi hoá mạnh và đều oxi hoá được nước.
Cùng số mol chất oxi hoá MnO2 và KMnO4, dùng MnO2 điều chế được nhiều clo hơn.
Dung dịch NaF không tác dụng được với dd AgNO3.
Dung dịch HF là một axit yếu, các axit HCl, HBr, HI đều là những axit mạnh.
(1đ) Hãy nối các hiện tượng được mô tả ở cột 2 sao cho phù hợp với các thí nghiệm ở cột 1.
Thí nghiệm
Hiện tượng
1. Nhỏ dd bạc nitrat vào dung dịch natri bromua
a. chất rắn tan thành dd màu vàng nâu.
2. Nhỏ dd HCl vào cốc chứa Fe2O3
b. chất rắn tự bốc cháy
3. Nhỏ Brom lỏng vào bột nhôm
c. dd chuyển sang màu xanh
4. Nhỏ dd iôt vào hồ tinh bột
d. xuất hiện kết tủa màu vàng
(0,5đ) Đốt cháy nhôm trong khí clo, người ta thu được 26,7 gam nhôm clorua. Tính thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng.
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
(0,5đ)Cho 3,6g kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl, được 3,36 lít khí hiđro (đkc).
Xác định tên kim loại R.
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
(
1đ) Làm thí nghiệm như mô tả trong hình vẽ bên, viết phương trình hoá học xảy ra trong các ống nghiệm
Ống (1) ........................................................................................
Ống (2) ........................................................................................
Ống (3) ........................................................................................
Ống (4) ........................................................................................
(1đ) Một dung dịch có hoà tan hai muối là NaBr và NaCl. Nồng độ % của mỗi muối trong dung dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy tính nồng độ % của hai muối trong dung dịch, biết rằng 50g dd hai muối trên tác dụng vừa đủ với 50ml dd AgNO3 8%, có khối lượng riêng D=1,0625g ml.
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
(0,5đ) Cho 25g nước clo vào một dd có chứa 2,5g KBr thấy dd chuyển sang màu vàng và KBr vẫn dư. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 1,61g chất rắn khan. Giả sử toàn bộ clo trong nước clo đã phản ứng hết. Hãy tính nồng độ % của clo trong nước clo ban đầu.
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
.................................................................................. ....................................................................................
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đăklăk ĐÁP ÁN
Trường PTTH Quang Trung Môn: Hóa Học Khối 10
------***------ Thời gian 45 phút
(Đề có 02 trang)
0,25đ cho mỗi ý đúng
Khí clo: …Cl2………… c. Axit hipoclorơ: ……HClO……………
Sắt (III) clorua: …FeCl3………….. d. Bạc iotua: ……AgI……………
(1đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống (0,25đ cho mỗi ý đúng)
Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA, nguyên tử của chúng đều có …7. electron lớp ngoài cùng
Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính ……OXI HOÁ……………… mạnh
Nguyên tắc để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là … OXI HOÁ ….. HCl đặc bằng chất oxi hoá mạnh như MnO2, KMnO4 ..
Dung dịch hỗn hợp NaCl , NaClO được gọi là ……NƯỚC JAVEN…………………….
(2đ) Hoàn thành các phương trình hoá học sau. (0,5đ cho mỗi phương trình đúng)
a. 3Cl2 + 2Fe
2FeCl3
b. ……Cl2…… + 2NaI → ......2NaCl....... + I2
c. 2F2 + 2H2O → .....4HF........... + ......O2 ...................
d. 6HCl + ........Fe2O3........... → 2FeCl3 + ............ H2O..........................
(1,5đ) 0,25đ cho mỗi ý đúng
Trong tự nhiên, các halogen chỉ tồn tại dạng hợp chất
Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iôt,
Flo và clo đều có tính oxi hoá mạnh và đều oxi hoá được nước.
Cùng số mol chất oxi hoá MnO2 và KMnO4, dùng MnO2 điều chế được nhiều clo hơn.
Dung dịch NaF không tác dụng được với dd AgNO3.
Dung dịch HF là một axit yếu, các axit HCl, HBr, HI đều là những axit mạnh.
(1đ) Hãy nối các hiện tượng được mô tả ở cột 2 sao cho phù hợp với các thí nghiệm ở cột 1.
0,25đ cho mỗi ý đúng
Thí nghiệm
Hiện tượng
1. Nhỏ dd bạc nitrat vào dung dịch natri bromua
a. chất rắn tan thành dd màu vàng nâu.
1 và d
2. Nhỏ dd HCl vào cốc chứa Fe2O3
b. chất rắn tự bốc cháy
2 và a
3. Nhỏ Brom lỏng vào bột nhôm
c. dd chuyển sang màu xanh
3 và b
4. Nhỏ dd iôt vào hồ tinh bột
d. xuất hiện kết tủa màu vàng
4 và c
(0,5đ) Đốt cháy nhôm trong khí clo, người ta thu được 26,7 gam nhôm clorua. Tính thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng.
........................ 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (0,25đ)
...........................
=>
(0,25đ)
(0,5đ)Cho 3,6g kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl, được 3,36 lít khí hiđro (đkc).
Xác định tên kim loại R.
.........................Bảo toàn electron:
(0,25đ)
Vậy R là Magie (0,25đ)
(
1đ) Làm thí nghiệm như mô tả trong hình vẽ bên, viết phương trình hoá học xảy ra trong các ống nghiệm (0,25đ cho mỗi ý đúng)
Ống (1) ...........2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O
Ống (2) .............. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O..........
Ống (3) ........... 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2...
Ống (4) .............. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.........
(1đ) Một dung dịch có hoà tan hai muối là NaBr và NaCl. Nồng độ % của mỗi muối trong dung dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy tính nồng độ % của hai muối trong dung dịch, biết rằng 50g dd hai muối trên tác dụng vừa đủ với 50ml dd AgNO3 8%, có khối lượng riêng D=1,0625g ml.
Giải:
NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
=>
(0,5đ)
Gọi x, y lần lượt là số mol NaBr và NaCl
Ta có : x + y = 0,025
103x - 58,5y = 0 (0,25đ)
x=9,0557.10-3 ; y = 0,01594
(0,25đ)
(0,5đ) Cho 25g nước clo vào một dd có chứa 2,5g KBr thấy dd chuyển sang màu vàng và KBr vẫn dư. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 1,61g chất rắn khan. Giả sử toàn bộ clo trong nước clo đã phản ứng hết. Hãy tính nồng độ % của clo trong nước clo ban đầu.
Giải:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (0,25đ)
(0,025đ)
-
-
Khoa CNTT Môn Tin Học Nâng Cao ÔN TẬP
Câu 1:
Điều gì xảy ra khi bạn đăng ký dịch vụ Internet?
Bạn sẽ tự động nhận được một kết nối bổ sung vào Internet trên thiết bị di động của bạn
Bạn nhận được một cáp điện thoại đặc biệt từ các nhà cung cấp để kết nối trực tiếp tới Internet
Bạn sẽ có được một kết nối tự động từ trường học hoặc doanh nghiệp của bạn để sử dụng tại nhà
Bạn phải trả phí kết nối Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
Câu 2:
HTML đại diện cho cái gì?
Liên kết đánh dấu siêu văn bản
Quản lý hợp lý siêu văn bản
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Trợ giúp quản lý liên kiết
Câu 3:
Nối tên miền phù hợp với miêu tả:
.Gov
Web chính phủ
.Org
Tổ chức phi lợi nhuận
.Com
Web công ty hoặc thương mại
.Edu
Web giáo dục
.Net
Web thương mại tổ chức bởi ISP
Câu 4:
Nhấn vào nút nào trên trình duyệt Internet Explorer để làm mới trang?
Search
Refresh
Stop
Show Address
Câu 5:
Chọn 3 phương thức của siêu liên kết trên 1 trang web
Văn bản xuất hiện trong một biểu ngữ vùng trên cùng của màn hình
Cửa sổ pop-up xuất hiện khi bạn di chuyển con trỏ chuột trên màn hình
Con trỏ hình bàn tay xuất hiện khi bạn di chuột qua một hình ảnh hoặc văn bản
Siêu liên kiết chỉ xuất hiện trên thanh điều hướng
Văn bản được gạch chân
Văn bản xuất hiện màu khác với văn bản xung quanh
Câu 6:
HTML là viết tắt của?
Hypertext Markup Links
Hypertext Markup Language
Help Management Links
Câu 7:
Hai lựa chọn nào là công cụ tìm kiếm?
Skype
Microsoft Windows Explorer
Google
YouTube
Yahoo
Câu 8:
Tính đến năm 2012, ba trình duyệt được sử dụng phổ biến nhất là gì?
Internet Explorer
Chrome
Firefox
Opera
Safari
Câu 9:
Hãy chọn bốn thuận lợi của việc sử dụng internet
Không phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng điện nào
Làm cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn
Ngăn chặn việc truy cập trái phép vào nội dung
Cho phép giao tiếp với mọi người trên toàn thế giới
Làm cho việc giao tiếp dễ dàng hơn
Internet thì rất an toàn
Cập nhật định kỳ hệ điều hành, phần sụn (firmware), và phần mềm này thường là đơn giản
Chứa đầy đủ các nguồn thông tin đáng tin cậy và xác thực
Câu 10:
Năm lựa chọn nào là trình duyệt internet?
Google Chrome
Finder
Nautilus
Windows Explorer
Mozilla Firefox
Dolphin
Opera
Microsoft IE
Safari
Câu 11:
Hai lựa chọn nào là chuẩn của web?
JPG
HTML
XML
AVI
GIF
Câu 12:
Hãy sắp xếp phù hợp mỗi từ tương ứng với định nghĩa chính xác của nó
Tải xuống
Quá trình chuyển một tập tin từ bất cứ nơi nào trên internet vào máy tính của người dùng
Tải lên
Quá trình chuyển một tập tin từ máy tính của người dùng lên internet
Bộ định vị tài nguyên thống nhất (URL)
Địa chỉ đến một nội dung cụ thể trên internet
World Wide Web
Một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên internet
Ngôn ngữ lập trình kịch bản
Một ngôn ngữ lập trình được sử dụng trên các trang web
Câu 13:
Hai lựa chọn nào cho biết rằng bạn đang ở trên một trang web an toàn?
Địa chỉ URL trong thanh địa chỉ sẽ bắt đầu với https://
Thanh địa chỉ sẽ có màu trắng và sẽ được xác nhận tên và địa chỉ của chủ sở hữu trang web
Một biểu tượng của một ổ khóa màu vàng sẽ được hiển thị trong thanh địa chỉ
Thanh địa chỉ sẽ có màu xanh và sẽ bao gồm một biểu tượng chìa khóa vàng
Câu 14:
URL là viết tắt của cụm từ nào?
Uniform Resource Location
Uniform Research Location
Uniform Resource Locator
Uniform Research Locator
Câu 15:
Tốc độ của mạng quay số là:
56 kbps
5 Mbps
3 kbps
16 Mbps
Câu 16:
Protocol (Giao thức) là gì?
Bộ nhớ đệm của trình duyệt lưu trữ các dữ liệu khi bạn duyệt web bao gồm hình ảnh, âm thanh cũng như các nội dung bạn tải xuống; giúp tăng tốc độ tải website khi bạn truy cập
Tập các luật cho phép các thiết bị giao tiếp với một thiết bị khác dựa trên những quy ước đã được chấp nhận
Mẩu văn bản lưu trữ trên ổ cứng cho phép các trang web lấy lại thông tin tại các trang mà người dùng đã truy cập và loại thông tin mà họ quan tâm.
Trình cắm, hay phần bổ trợ là một bộ phần mềm hỗ trợ thêm những tính năng đặc thù cho một phần mềm ứng dụng lớn hơn
Câu 17:
Giải pháp có thể thử, nếu bạn không thể truy cập Internet khi bạn đăng nhập vào máy tính?
Thay đổi dải địa chỉ trên máy chủ DHCP của bạn
Thử các chức năng trong Control Panel
Kiểm tra tất cả các đèn báo trên modem /router / router không dây có hoạt động hay không
Đảm bảo bạn có một tài khoản email hợp lệ
Câu 18:
Sắp xếp các bước để Router thực hiện gửi gói tin ở trong mạng
Bước 1
Xác định bảng định tuyến
Bước 2
Xác định đích đến
Bước 3
Xác định đường đi (đến đích)
Bước 4
Gửi gói tin đi
Câu 19:
WEP là gì?
Wireless Equivalent Policies
Wireless Encryption Protocol
Wired Encryption Protocol
Wired Equivalent Privacy
Câu 20:
Mục đích chính của việc thiết lập một Mạng máy tính là gì?
Để tạo danh sách liên hệ cho các cá nhân và doanh nghiệp
Để cho phép hai hoặc nhiều máy tính để giao tiếp, chia sẻ tài nguyên, trao đổi dữ liệu
Để truy cập vào bất kỳ thiết bị máy tính nào mà không cần mua chúng
Để truy cập được Internet
Câu 21:
Khi hai hay nhiều mạng LAN được kết nối với nhau sử dụng đường truyền công cộng, thì những gì sẽ được tạo ra?
Một mạng riêng ảo (VPN)
Một liên mạng được tạo ra
Một mạng truy cập từ xa (RAS)
Một mạng diện rộng (WAN)
Câu 22:
Phần nào trong địa chỉ IP 200.168.212.226 là phần host?
200
200.168
200.168.212
226
Câu 23:
Dòng thông tin tối thiểu bạn mong muốn tải Xuống với kết nối có dây
1Mbps hoặc cao hơn
640Kbs hoặc cao hơn
128-728Kbps hoặc cao hơn
3Mbps hoặc cao hơn
Câu 24:
Dòng thông tin tối thiểu bạn mong muốn tải lên với kết nối có dây
640Kbs hoặc cao hơn
3Mbps hoặc cao hơn
1Mbps hoặc cao hơn
128-728Kbps hoặc cao hơn
Câu 25:
Hãy nối tên các loại kết nối dưới đây cho đúng với định nghĩa
Dây Cáp (Cable)
Kết nối người dùng thông qua CATV
Quay Số (Dial-up)
Phải tạo 1 kết nối để sử dụng Internet
DSL
Cung cấp cho người dùng kết nối
Câu 26:
Mạng WAN nào sau đây được cho là lớn nhất thế giới ?
Google
Microsoft
Apple
Internet
Câu 27:
Sắp xếp các bước theo thứ tự đúng để chạy các công cụ khắc phục sự cố mạng trong Windows 7
Bước 1
Nhấp chuột vào nút Home
Bước 2
Nhấp chuột vào Control Panel
Bước 3
Chọn tùy chọn Network and Internet
Bước 4
Nhấp chuột vào tùy chọn Network and Sharing Center
Bước 5
Nhấp chuột vào tùy chọn các vấn đề về sự cố (Troubleshoot problems)
Câu 28:
Năm lựa chọn nào là các yêu cầu bạn cần để kết nối internet?
Modem
Card mạng
Nhà cung cấp dịch vụ internet
Máy in
Kết nối (Connection)
Webcam
Tài khoản thư điện tử
Microphone
Máy tính cá nhân
Headphones
Câu 29:
Việc sử dụng các tính năng đa phương tiện như video trong tin nhắn tức thời của bạn có ý nghĩa thế nào?
Sẽ có nhiều phiên bản miễn phí cho các chương trình trò chuyện
Bạn không cần phải thiết lập một tài khoản để có thể gửi tin nhắn tức thời
Cuộc trò chuyện trở thành thời gian thực khi bạn xem và trò chuyện với những người khác
Bạn có thể biết những người bạn đang nói chuyện cùng ở đầu dây bên kia
Câu 30:
Hai khung thời gian quan trọng trong truyền thông điện tử là gì?
Thời gian thực và thời gian ảo
Online và Offline
Thời gian thực và thời gian trì hoãn (trễ)
Văn bản và tức thời
Câu 31:
Trang web nơi mọi người có thể trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến về những vấn đề cần quan tâm được gọi là:
Mạng xã hội
Blog
Chat room
Forum
Câu 32:
Trong Outlook, Signature là chức năng cho phép
Làm cho thư chuyên nghiệp hơn
Chèn ảnh chụp chữ viết tay của bạn
Định dạng cho thư đẹp hơn
Chèn thêm chữ ký vào cuối thư
Câu 33:
SMS là gì?
Short Message Service
Show Message Security
Short Message Security
Show Message Service
Câu 34:
Cách thức giao tiếp nào là tốt nhất cho trường hợp không phải là khẩn cấp
Tin nhắn bằng văn bản
Thư điện tử
Gửi tin nhắn tức thời
Blog
Câu 34:
Câu nào sau đây là đúng khi nói đến tin nhắn tức thời và văn bản?
Bạn có thể đính kèm hình hoặc video vào tin nhắn tức thời, nhưng không là tin nhắn văn bản
Tin nhắn bằng văn bản được gửi đi qua mạng di động ; tin nhắn tức thời được gửi đi qua Internet
Tin nhắn bằng văn bản có thể bao gồm nhiều kí tự hơn tin nhắn tức thời
Tin nhắn tức thời được gởi đi sử dụng SMS (dịch vụ tin nhắn ngắn) trong khi tin nhắn bằng văn bản đang sử dụng giao thức TCP/IP
Câu 35:
Đâu là ba lợi ích của việc sử dụng chat để giao tiếp với những người khác?
Bạn có thể bật tính năng video để nhìn thấy nhau, tương tự như thời gian thực
Bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn muốn nói bởi vì không có người điều hành
Bạn có thể tham gia vào một cuộc thảo luận lớn với rất nhiều người
Đây là văn bản bằng chữ vì thế cuộc trò chuyện của bạn sẽ rất nhanh để gửi và nhận
Bạn có thể đi vào một khu vực khác để trò chuyện riêng tư
Câu 36:
Đâu là phần tên miền của địa chỉ e-mail này [email protected]?
josmith
com
ccilearning.com
ccilearning
Câu 37:
Hai lựa chọn nào gây khó khăn cho việc quản lý hộp thư đến (email box) của bạn?
Thư bao gồm các tệp tin đính kèm
Hộp thư quá tải (đầy)
Nhận thư từ các địa chỉ không có trong danh sách liên lạc của bạn
Thư không có chủ đề
Thư bao gồm greenware
Nhận thư với tên và họ cụ thể trong vùng from (from field)}
Câu 38:
Sắp xếp phù hợp thuật ngữ với định nghĩa chính xác của nó
Domain
Tên định danh một trang web
Streaming
Âm nhạc hoặc phim ảnh có sẵn và không cần tải về
Banner
Quảng cáo chiếm một phần của trang web
Http
Giao thức mạng cho phép bạn duyệt Internet
Https
Giao thức mạng cho phép bạn duyệt Internet một cách an toàn
Chat
Hệ thống hội thoại trực tuyến
Câu 39:
Bạn muốn ngăn chặn những người nhận thư khác từ việc biết bạn đang gửi cho ông chủ của bạn một bản sao của một thư quan trọng. Những tính năng gì bạn sẽ sử dụng để ẩn thông tin này từ những người nhận thư khác trên Outlook.com?
From
CC (Carbon Copy)
BCC (Blind Carbon Copy)
To
Câu 40:
Sắp xếp phù hợp mỗi từ từ vùng tiêu đề trong Outlook.com đúng với định nghĩa của nó
To
Những người mà bạn đang gửi thư điện tử đến họ
Cc
Người nhận phụ mà bạn đang gửi một thư điện tử đến
Bcc
Người nhận phụ mà bạn đang gửi một thư điện tử đến. Tuy nhiên, người nhận này được ẩn đối với tất cả những người nhận khác
Subject
Chủ đề mà nội dung thư liên quan đến
Câu 41:
Sắp xếp từng loại tin nhắn phù hợp với đặc điểm của nó
SMS
Tin nhắn có thể bao gồm từ 140 hoặc 160 ký tự
SMS
Có nhiều loại tin nhắn văn bản khác nhau: tin nhắn văn bản “pure”, tin nhắn cấu hình WAP và MMS, tin nhắn WAP Push, thông báo tin nhắn MM,…
SMS
Đây là một hệ thống tin nhắn văn bản dùng cho điện thoại di động
SMS
Là loại hình giao tiếp văn bản rất hiệu quả trong việc gửi lời mời đến các sự kiện hoặc các thông báo khác, phối hợp sơ tán quản lý thiên tai, xác nhận chuyển khoản ngân hàng, gửi xác nhận mua hàng…
MMS
Tin nhắn có thể bao gồm GIF và JPEG
MMS
Hệ thống này sẽ gửi tin nhắn đa phương tiện giữa các điện thoại di động
MMS
Hệ thống này cho phép tải hình ảnh lên nhật ký trực tuyến
MMS
Giới hạn kích thước của mỗi tin nhắn từ 100-300KB
Câu 42:
Chọn ba phương pháp bạn có thể sử dụng để chia sẻ tập tin khác có thể truy cập các tập tin một cách nhanh chóng và dễ dàng?
Gửi các tập tin đính kèm email
Lưu các tập tin trên ổ đĩa cục bộ của bạn chỉ dành cho mục đích an ninh
Lưu các tập tin đến một đích đến web như SkyDriver hoặc iCloud
Lưu trữ các tập tin trên một ổ đĩa di động
Lưu các tập tin vào một vị trí được chia sẻ như một mạng lưới tổ chức
Câu 43:
Một phần mềm được bí mật cài đặt trên hệ thống của bạn nhằm thu thập thông tin cá nhân hoặc riêng tư mà không được sự đồng ý của bạn hoặc bạn không hề hay biết, gọi là gì?
Spyware - phần mềm gián điệp
Virus
Trojan
Adware - Phần mềm quảng cáo
Câu 44:
Kiểu tấn công mà ai đó thử thực hiện để lừa bạn cung cấp ra thông tin cá nhân hay các thông tin nhạy cảm được gọi là:
Phishing
Fishing
Spoofing
Cheating
Câu 45:
Bất kỳ công việc tạo ra bản gốc hoặc phát minh được coi là gì?
Trong phạm vi công cộng
Sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký
Câu 46:
Bạn phát hiện ra một trò chơi phiêu lưu mà bạn sẽ chi phí $ 15 để mua sau 30 ngày, nếu bạn muốn tiếp tục chơi các trò chơi. Loại phần mềm nào cho loại game này ?
Mã nguồn mở
Phạm vi công cộng
Phần mềm chia sẻ
Phần mềm miễn phí
Câu 47:
Bạn đọc một câu chuyện ngắn mà dường như quen thuộc về vị trí, cốt truyện, và các nhân vật. Chỉ có tên nhân vật và các bộ phận của câu chuyện đã thay đổi, dẫn đến một kết thúc khác nhau. Đây là ví dụ về?
Vu oan
Vi phạm bản quyền
Đạo văn
Viết đơn kiện
Câu 48:
Khi bạn thấy một bài viết về một người bạn của bạn mà bạn biết là nội dung là sai và buộc tội, điều này là một ví dụ?
Vu oan
Phỉ báng
Vi phạm bản quyền
Đạo văn
Câu 49:
Chọn ba chiến lược bạn có thể sử dụng để tạo ra một mật khẩu an toàn?
Sử dụng một hỗn hợp của chữ cái và số
Cho phép các trình duyệt web để nhớ mật khẩu của bạn để dễ dàng truy cập vào một trang web cụ thể
Sử dụng tất cả các ký tự chữ cái cho một mật khẩu ba ký tự
Sử dụng một hỗn hợp của chữ hoa và chữ thường
Sử dụng tên của vợ hoặc chồng, con hoặc con vật cưng của bạn
Sử dụng tối thiểu tám ký tự
Câu 50:
Những mối đe dọa được thiết kế để gây tổn hại cho hệ thống máy tính?
Cookie
Phần mềm quảng cáo
Virus
Phần mềm gián điệp
Câu 51:
Mục đích chung của một tường lửa cá nhân là gì?
Để cảnh báo bạn khi cập nhật có sẵn cho bất kỳ phần mềm cài đặt trên hệ thống của bạn
Chỉ để quét cho bất kỳ nâng cấp phần mềm đi vào hệ thống của bạn
Để giám sát yêu cầu thông tin liên lạc đi vào hoặc đi ra ngoài từ trên hệ thống của bạn
Để ngăn chặn bất kỳ yêu cầu vào hệ thống của bạn
Câu 52:
Công thái học là gì?
Các khoa học về thiết kế các chương trình phần mềm cho các loại hoặc các ngành công nghiệp cụ thể
Các khoa học về thiết kế bao gồm phù hợp với phần cứng cụ thể
Các khoa học về thiết kế các thiết bị đặc biệt để cắm vào hệ thống để tăng năng suất
Các khoa học về thiết kế thiết bị nhằm tối đa hóa an toàn và giảm thiểu sự khó chịu
Câu 53:
Ba lựa chọn nào là những lựa chọn liên quan đến công thái học và máy tính ?
Bàn phím công thái
Vỏ bảo vệ máy tính xách tay
Chuột công thái
Tấm lót chuột với lót cổ tay
Tai nghe
Microphone
Câu 54:
Hai lựa chọn nào là đúng liên quan đến vị trí màn hình trên bàn của bạn?
Khoảng cách từ mắt đến màn hình nên nằm trong khoảng 10 và 20 inch (25,4 và 50,8 cm)
Khoảng cách từ mắt đến màn hình nên nằm trong khoảng 20 và 40 inch (50 và 100 cm)
Khoảng cách từ mắt đến màn hình nên nằm trong khoảng 45 và 65 inch (114,3 và 165,1 cm)
Bạn không nên đặt màn hình xa hơn 35 độ sang trái hoặc sang phải của bạn
Bạn không nên đặt màn hình xa hơn 45 độ sang trái hoặc sang phải của bạn
Bạn không nên đặt màn hình xa hơn 65 độ sang trái hoặc sang phải của bạn
Câu 55:
Hai lựa chọn nào là đúng liên quan đến việc sửa tư thế khi sử dụng một máy tính?
Các cánh tay, cẳng tay, cổ tay cần được thẳng với bàn làm việc
Bàn chân nên được đặt trên sàn và hợp với đầu gối tạo thành một góc vuông
Đầu và cằm của bạn nên nghiêng về phía sàn nhà, ngăn ngừa sự chênh lệch trọng lượng trên lưng và các vấn đề về cột sống
Một thanh hoặc bệ nghỉ chân nên luôn luôn được sử dụng
Đầu gối nên được ở một góc vuông nhưng ở một vị trí thấp hơn so với khung xương chậu
Câu 56:
Sắp xếp phù hợp mỗi từ với định nghĩa chính xác của nó
Worm
Phần mềm độc hại có khả năng tự nhân bản. Trên mạng, chúng có thể gây ra vấn đề bằng cách chiếm băng thông
Virus Hoax
Gửi thư điện tử thông tin về một mối đe dọa vi-rút, mà không thực sự tồn tại
Dialer
Chương trình quay một số đặc biệt bằng cách sử dụng modem. Những con số này có chi phí cao hơn so với các cuộc gọi trong nước bình thường
Trojan
Phần mềm độc hại được giới thiệu cho người sử dụng như một chương trình rõ ràng hợp pháp và vô hại nhưng gây thiệt hại khi nó được chạy
Retro Virus
Một loại vi-rút tấn công chương trình chống vi-rút bảo vệ máy tính
Câu 57:
Đâu là phép toán để thu hẹp kết quả tìm kiếm
And, Or, Not
If, And, then
and, but, or, not
and, xor
Câu 58:
Khi cần tìm chính xác từ hoặc cụm từ ta sử dụng thêm kí tự nào ở đầu và cuối cụm từ cần tìm kiếm
Dấu ngoặc vuông
Dấu ngoặc nhọn
Dấu nháy đơn
Dấu nháy kép
Câu 59:
Toán tử site trong máy tìm kiếm google được sử dụng để
Chỉ lấy thông tin từ 1 trang web
Không có toán tử này
Chỉ lấy thông tin từ tên miền
Lấy thông tin từ một trang web hoặc tên miền
Câu 60:
Trang web nào sau đây bao gồm các đối tượng đa phương tiện như video cá nhân hoặc đoạn phim?
Wikipedia
Microsoft
Kraft foods
Youtube
Câu 61:
Bấm vào nơi chứa tiêu đề trang và liên kết tới trang từ kết quả tìm kiếm
Lạc đà huấn luyện trong sa mạc Trung Quốc Vista, Trung Quốc tour du lịch, du lịch Trung Quốc ...
www.chinavista.com/kinh nghiệm/camel/camel.html
Trong hai ngàn năm qua, các đoàn lữ hành lạc đà trên đường vận chuyển hàng hóa lụa giữa Trung Quốc và khu vực phía Tây. Bây giờ nông dân trong Minquin Nước vẫn tăng ...
Tất cả đều sai
Câu 62:
Làm thế nào công cụ tìm kiếm xếp hạng được các kết quả?
Bởi tần số mà bạn thay đổi trang web của bạn
Bởi số lần truy cập trang web của bạn hàng tháng
Bởi nội dung và sự thường xuyên những người khác liên kết với trang của bạn
Bởi số lượng và loại của các từ khóa gửi đến công ty công cụ tìm kiếm
Câu 63:
Tên của tính năng cho phép bạn xem một danh sách gợi ý?
Search List
Webfill
Autocomplete
Autofill
Câu 64:
Chọn hai lý do tại sao bạn có thể sử dụng các tùy chọn tìm kiếm nâng cao cho công cụ tìm kiếm:
Để tìm kiếm một cụm từ chính xác
Giới hạn kích thước hoặc loại tập tin
Để thay đổi kích thước của màn hình để bạn có thể thấy kết quả khác trong danh sách
Để thay đổi trang chủ cho trình duyệt web để được công cụ tìm kiếm này
Để xóa lịch sử để tìm kiếm trong quá khứ
Câu 65:
Nếu bạn muốn tìm thông tin về những tập tin dll từ trang web của Microsoft chỉ, thì bạn phải thực hiện tìm kiếm theo mẫu nào dưới đây?
dll files link:microsoft
dll files site:microsoft.com
dll files host:microsoft
Câu 66:
…………là quá trình cải thiện một cách có hệ thống khả năng hiện thị của một trang web trong các công cụ tìm kiếm khác nhau
Xếp hạng tự nhiên
Đã cố định và các nội dung không thay đổi
Sử dụng nhiều chữ in hoa
Xếp hạng trong công cụ tìm kiếm
Câu 67:
Sử dụng…..……trước một từ để báo với các công cụ tìm kiếm loại trừ tất cả các trang có chứa từ đó
Từ Without
Dấu trừ -
Dấu ngoặc móc {}
Dấu ngoặc đơn ()
Câu 68:
Sắp xếp các bước để tiến hành tìm kiếm trên internet
Bước 1
Chạy một trình duyệt web và nhập địa chỉ của công cụ tìm kiếm mà bạn muốn sử dụng
Bước 2
Nhập các thuật ngữ cần tìm kiếm trong hộp tìm kiếm
Bước 3
Nhấp chuột vào nút Tìm kiếm
Bước 4
Một danh sách xuất hiện hiển thị các trang web liên quan đến các điều kiện tìm kiếm
Bước 5
Nhấp chuột vào liên kết phù hợp với trang web mà bạn muốn truy cập
Câu 69:
…….…là công cụ tìm kiếm chuyên về lĩnh vực cụ thể
Metasearchers
Công cụ tìm kiếm dọc
Công cụ tìm kiếm ngang
Spiders
Câu 70:
Hai hành động nào sẽ giúp bạn thực hiện thành công việc tìm kiếm trên internet
Cung cấp cho công cụ tìm kiếm chuỗi văn bản chính xác nếu bạn biết chuỗi văn bản đó
Viết các thuật ngữ tìm kiếm trong hai hay nhiều ngôn ngữ
Viết các thuật ngữ tìm kiếm bằng các chữ in hoa
Cung cấp cho công cụ tìm kiếm một số từ khác nhau liên quan đến chủ để cần tìm kiếm của bạn
Thêm các dấu chấm than để làm nổi bật tầm quan trọng của văn bản
Trang
24 /24
-
-
-
CHỦ ĐỀ: BÀI TIẾT
Bước 1: Xác định chủ đề, đặt tên:
Tên chủ đề: Bài tiết
Các bài tương ứng trong SGK Sinh học 8:
Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề :
Tên chủ đề
Bài tương ứng
Tổng số tiết dự kiến
Thứ tự trong KHDH
Hình thức tổ chức
Bài tiết
Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1
1
1
- Tiết ….
- Tiết….
- Tiết …
Trên lớp
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu rõ vai trò của sự bài tiết.
- Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.
- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
- Trình bày được cấu tạo của thận liên quan đến chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.
- Trình bày được: + Quá trình tạo thành nước tiểu.
+ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu.
+ Quá trình thải nước tiểu.
- Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của bài tiết, các cơ quan bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng tự tin khi xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết.
- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan bài tiết để có sức khỏe tốt.
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan bài tiết và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực cần đạt :
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức Thận và hệ bài tiết
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát (quan sát bằng mắt thường, quan sát bằng cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi)
Bước 4: Bảng mô tả mức độ, câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chủ đề
Bài tiết
- Vai trò của sự bài tiết
+ Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, và các chất dư thừa.
+ Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong
- Nêu cấu tạo thận: Có các đơn vị chức năng gồm cầu thận nang cầu thận và ống thận để lọc máu và hình hành nước tiểu
- Nêu quá trình bài tiết nước tiểu:
+ Tạo thành nước tiểu
+ Thải nước tiểu
- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
- Hiểu cấu tạo thận phù hợp với chức năng
- Bản chất quá trình bài tiết nước tiểu là quá trình lọc máu
- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
- Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết
+ Vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh
+ Khẩu phần ăn hợp lí: Để thận không làm việc quá sức,hạn chế tác hại của các chất độc, tạo điều kiện thuận lợi lọc máu.
+ Không nhịn tiểu: Để quá trình tạo nước tiểu liên tục, hạn chế tạo sỏi.
- Hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
- Biết vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết hàng ngày và không nhịn tiểu
- Cơ sở khoa học của một số bệnh liên quan đến Thận, bóng đái…
- Áp dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể…
2. Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá
a. Nhận biết
Câu 1: Qua nội dung chủ đề, học sinh nêu được:
a. Khái niệm bài tiết?
b. Kể tên các cơ quan trong bài tiết.
c. Nêu được quá trình bài tiết?
b. Thông hiểu
Câu 2: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:
a. Thế nào là bài tiết.? Vai trò của bài tiết với các hoạt động của cơ thể.
b. Cấu tạo các cơ quan bài tiết phù hợp với chức năng như thế nào?
c. Vận dụng
Câu 3: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:
a. Em hãy tìm ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ bài tiết mà em biết ?
b.Vậy nguyên nhân nào gây ra các hậu qủa tai hại đó là gì ?
c. Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?
d. Vận dụng cao
Câu 4:
a. Cơ chế quá trình lọc máu ở thận?
b. Cơ sở khoa khọc của máy chạy thận nhân tạo?
Bước 5: Thiết kế tiến trình bài học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Sử dụng SGK, SGV, KHDH, Tranh hình SGK phóng to. 38.1, 39.1. PHT - bảng đáp án PHT
PHIẾU HỌC TẬP (Học sinh)
Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hòa tan
- Chất độc chất cạn bã
- Chất dinh dưỡng
PHT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh
2- Khẩu phần ăn uống hợp lí
+ Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước
+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
+ Hạn chế tác hại của các chất độc.
+ Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được th
ận lợi.
3- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu
Hạn chế khả năng tạo sỏi
2. Học sinh: Chuẩn bị bài soạn.
III Phương pháp và kỷ thuật dạy học:
- Phương pháp: dạy học chủ đề, nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận..
- Kỷ thuật dạy học: khăn trải bàn, động não, mảnh ghép, xyz….
IV. Tiến trình bài dạy:
CHỦ ĐỀ: BÀI TIẾT
Tiết 1 Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1. Ổn định – 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
- GV nêu một số vấn đề sau:
+ Dự đoán hàng ngày ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào?
+ Vậy thực chất của hoạt động bài tiết là gì?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân
+ Mô hôi, nước tiểu ( Có thể hs nói thêm phân)
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
GV không cần giải quyết ngay các vấn đề trên, sử dụng để giới thiệu bài
Giới thiệu chủ đề Tên chủ đề: Bài tiết Thời lượng : 3 tiết
Tiết 1 Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Tiết 2 Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Tiết 3 Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Bài tiết
- Phương pháp: dạy học nhóm, quan sát, vấn đáp tìm tòi
- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm
- Phương tiện dạy học: KHDH, Tranh phóng to
GV: yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Các sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
+ Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?
- GV chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
- HS tự thu nhận và xử lý thông tin.
- Các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời. Yêu cầu nêu được:
+ Sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.
+ Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng là:
- Bài tiết CO2 của hệ hô hấp.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- Một HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung dưới sự điều khiển của GV.
I. Bài tiết
- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
- Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Phương pháp: dạy học nhóm, quan sát, vấn đáp tìm tòi
- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm
- Phương tiện dạy học: KHDH, - Tranh phóng to hình 38.1
GV: yêu cầu HS quan sát hình 38.1 Và ĐÄc kỹ phần chú thích
- Yều cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập SGK tr.123.
- GV gọi các nhóm lên bảng thực hiện bài tập ghi sẵn trong bảng phụ.
- GV công bố đáp án cho từng phần: 1 – d; 2 – a; 3 – d; 4 – d.
- Treo tranh phóng to hình 38.1 yêu cầu 1 – 2 HS lên bảng trình bày cấu tạo hệ bài tiết.
GV: đánh giá nhận xét phần trình bày của HS và cho điểm.
- Chỉ trên tranh vẽ giới thiệu chung cấu tạo hệ bài tiết và cấu tạo thận, đơn vị chức năng thận.
GV: đặt câu hỏi: Thận có vai trò gì?
HS: quan sát hình 38.1 và nhiên cứu phần chú thích -> ghi nhớ cấu tạo hệ bài tiết
- Thảo luận theo nhóm thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án.
HS1: Trình bày các cơ quan trong hệ bài tiết. Yêu cầu:
+ ống dẫn nước tiểu
+ 2 thận
+ Bóng đái
+ ống đái
HS2: Trình bày cấu tạo thận và các đơn vị chức năng thận.
HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
HS tự rút ra kết luận và ghi nhớ.
Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài.
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
C. Hoạt động luyện tập :
- Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
- Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
D. Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng để bảo vệ vệ sinh HBT nói chung và cơ thể nói riêng.
E. Tìm tòi mở rộng:
- Học và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục “ Em có biết”.
- Kẻ phiếu học tập vào vở:
- Xem lại bài tiết của Thú ( lớp 7)
TIẾT 2 Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
- GV nêu một số vấn đề sau:
+ Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu, quá trình đó diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
Giảng bài mới
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Tạo thành nước tiểu
- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan
- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm
- Phương tiện dạy học: KHDH, Tranh phóng to hình 39.1. PHT - bảng đáp án PHT
GV: yêu cầu HS quan sát hình 39.1 -> tìm hiểu quá trình hình thành nước tiểu.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá rình nào? diễn ra ở đâu?
- GV tổng hợp các ý kiến.
- GV yêu cầu HS đọc lại chú thích hình 39.1 -> Thảo luận:
+ Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở điểm nào?
+ Hoàn hành bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng ->gọi một vài nhóm lên chữa bài.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS thu nhận và xử lý thông tin mục 1, quan sát và đọc kỹ nội dung hình 39.1
- Trao đổi trong nhóm thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm để thống nhất đáp án.
+ Nước tiểu đầukhông có tế bào và Prôtêin.
+ Hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
I.Tạo thành nước tiểu
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
+ Quá trình lọc máu: ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu.
+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận.
+ Quá trình bài tiết tiếp:
* Hấp thụ lại chất cần thiết.
* Bài tiết tiếp chất thừa, chất thải.
-> Tạo thành nước tiểu chính thức.
Phiếu học tập
Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hòa tan
- Chất độc, chất cặn bã
- Chất dinh dưỡng
- Loãng
- Có ít
- Có nhiều
- Đậm đặc
- Có nhiều
- Gần như không có
Hoạt động 2: Thải nước tiểu 10 phút
- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan
- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm
- Phương tiện dạy học: KHDH, Tranh phóng to hình 39.1.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
+ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?
- HS tự thu nhận thông tin để trả lời.
+ Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức.
+ Thực chất quá trình tạo nước tiểu là lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.
- Một vài HS trình bày, lớp bổ sung để hoàn thành đáp án.
- HS nêu được:
+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận -> nước tiểu được hình thành liên tục.
+ Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên tới 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu -> Bài tiết ra ngoài.
II.Thải nước tiểu
- Nước tiểu chính thức -> bể thận -> ống dẫn nước tiểu -> tích trữ ở bóng đái -> ống đái -> ngoài.
C. Hoạt động luyện tập :
- Nước tiểu được tạo thành như thế nào?
- Trình bày sự bài tiết nước tiểu?
D. Hoạt động vận dụng:
- Vận dụng để bảo vệ vệ sinh HBT nói chung và cơ thể nói riêng.
E. Tìm tòi mở rộng:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em có biết”.
- Tìm các tác nhângây hại cho hệ bài tiết.
- Kẻ phiếu học tập vào vở
-
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
Cầu thận bị viêm và suy thoái
Ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả
Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi
TIẾT 3 Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.
- Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
- GV nêu một số vấn đề sau:
+ Có khi nào em nhịn tiểu không?
+ Qua kiến thức 2 bài đã học, theo em nhịn tiểu gây hại gì cho HBT?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Giảng bài mới: hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan
- Kỹ thuật: động não
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm
- Phương tiện dạy học: KHDH, - Tranh phóng to hình 38.1 và 39.1
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:
+ Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- GV điều khiển trao đổi toàn lớp.
-> HS tự rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kỹ thông tin, quan sát tranh hình 38.1 và 39.1 -> hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.
- GV tập hợp ý kiến các nhóm -> nhận xét.
- GV thông báo đáp án đúng.
- HS tự thu nhận thông tin, vận dụng hiểu biết của mình, liệt kê các tác nhân gây hại.
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung -> nêu được 3 nhóm tác nhân gây hại.
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp quan sát tranh -> ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm -> hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu đạt được: Nêu được những hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ.
- Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận lớp về ý kiến chưa thống nhất.
I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
- Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.
+ Các vi khuẩn gây bệnh.
+ Các chất độc trong thức ăn.
+ Khẩu phần ăn không hợp lý.
Hoạt động 2: Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết
- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan
- Kỹ thuật: khăn trải bàn, mảnh ghép
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm
- Phương tiện dạy học: KHDH, - Tranh phóng to hình 38.1 và 39.1. đáp án PHT
- GV yêu cầu HS đọc lại thông tin mục 1 -> hoàn thành bảng 40.
- GV tập hợp ý kiến của các nhóm.
- GV thông báo đáp án đúng
- HS tự suy nghĩ câu trả lời.
- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án cho bài tập điền bảng.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ xung.
II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết
Nôi dung : 1, 2, 3.
PHT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh
2- Khẩu phần ăn uống hợp lí
+ Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước
+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
+ Hạn chế tác hại của các chất độc.
+ Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi.
3- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu
Hạn chế khả năng tạo sỏi
- Từ bảng trên -> yêu cầu HS đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học.
C. Hoạt động luyện tập :
- Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?
D. Hoạt động vận dụng:
-Vận dụng để bảo vệ vệ sinh HBT nói chung và cơ thể nói riêng.
- Có thói quen sống khoa học, không nhịn tiểu, ăn uống đúng cách: không ăn quá chua, quá mặn, nhiều đạm….
- Giáo dục ý thức đi tiểu đúng nơi quy định
E.Tìm tòi mở rộng:
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.
- Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?
- Đọc mục “ Em có biết”.
IV – Tổng kết chung về chủ đề Bài tiết
1. Hoạt động thực hành luyện tập
Câu 1: Qua nội dung chủ đề, học sinh nêu được:
a. Khái niệm bài tiết?
b. Kể tên các cơ quan trong bài tiết.
c. Nêu được quá trình bài tiết?
Câu 2: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:
a. Thế nào là bài tiết.? Vai trò của bài tiết với các hoạt động của cơ thể.
b. Cấu tạo các cơ quan bài tiết phù hợp với chức năng như thế nào?
2. Hoạt động vận dụng
a. Em hãy tìm ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ bài tiết mà em biết ?
b.Vậy nguyên nhân nào gây ra các hậu qủa tai hại đó là gì ?
c. Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?
V. Tìm tòi mở rộng
a. Cơ chế quá trình lọc máu ở thận?
b. Cơ sở khoa khọc của máy chạy thận nhân tạo?
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.
- Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?
- Đọc mục “ Em có biết”.
Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………...……….………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......…………………………………………….......………………
……………………………………………………………………………...……….………………
-
-
-
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1.(1,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
Hãy sắp xếp các chất sau vào các nhóm lipit (lipit đơn giản, lipit phức tạp và lipit
dẫn xuất): steroid, mỡ, glicolipit, photpholipit, sáp, dầu, terpen, carotenoid, lipoprotein.
Cho biết sản phẩm thủy phân của mỗi nhóm ?
Câu 2 ( 1,0 điểm) Cấu trúc tế bào
Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng:
dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Câu 3 ( 1,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà không chọn
cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
Câu 4 ( 1,0 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
Tại sao không thể đưa ra một con số chính xác về số phân tử ATP tạo thành trong quá
trình hô hấp hiếu khí nội bào của tế bào nhân thực với nguyên liệu khởi đầu là 1 phân tử
glucose?
Câu 5 ( 1,0 điểm) Truyền tin tế bào và phương án thực hành
a.
b.
Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt
hóa gen.
Nêu cách tiến hành thí nghiệm quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc.
Vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là
vi khuẩn ?
Câu 6 ( 1,0 điểm) Phân bào
a. Các nhiễm sắc tử chị em gắn với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau
trong giảm phân II và trong nguyên phân. Hãy cho biết vì sao lại như vậy?
b. Thời gian của pha G1 ở tế bào hồng cầu, tế bào hợp tử, tế bào gan, tế bào thần kinh
có gì khác nhau? Giải thích.
Câu 7 ( 1,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường saccarozơ 10% vào
một chai nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai,
đậy nắp kín và để nơi có nhiệt độ 30-350C. Sau vài ngày đem ra quan sát.
a. Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
b. Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát
được có gì khác?
Câu 8 ( 1,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
Một học sinh làm thí nghiệm lên men rượu, sau khi nấu chín gạo, để nguội, thay vì cho
bột bánh men rượu để ủ thì học sinh này lại dùng men làm bánh mỳ. Kết quả là thí
nghiệm không thành công.
a. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công?
b. Một số cơ sở sản xuất bánh mỳ, để rút ngắn thời gian làm bánh cũng như để bánh mỳ
nở xốp hơn người ta dùng bột nở hóa học. Hãy nêu mô tả cơ chế làm nở bánh mỳ trong
hai trường hợp và trình bày lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ?
c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ?
Câu 9 ( 1,0 điểm) Virus
a. So sánh cơ chế một virut động vật và một virut vi khuẩn gắn vào và xâm nhập vào
1 tế bào vật chủ?
b. Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin cúm
của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích?
Câu 10 ( 1,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Hãy phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm.
Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo
thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người và H7N3 là chỉ gây bệnh ở
gia cầm, bạn hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng
đồng.
2. Hãy so sánh interferon và kháng thể?
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THÙY HOA
SĐT: 01695343931
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
Câ
u
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Sinh học – Lớp 10
Nội dung
* Lipit đơn giản: Mỡ, sáp, dầu.
Điể
m
0,25
- Sản phẩm thủy phân: Glicerol, axit béo.
* Lipit phức tạp: glicolipit, photpholipit, lipoprotein.
1
- Sản phẩm thủy phân: Alcol, axit béo dài, chất không phải lipit 0,50
(cacbohidrat, photpho hay protein)
* Lipit dẫn xuất: Steroid, terpen, carotenoid.
0,25
- Sản phẩm thủy phân: dẫn xuất từ sự thủy phân của 2 loại lipit đơn giản
và lipit phức tạp.
2
a. Dung hợp màng:
- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn
quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài). Tính kỵ nước của lớp kép
phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép 0,25
thành màng kín, còn phần tách ra hình thành túi tiết kín.
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ
dàng hòa nhập thành một.
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với
ligand – chất gắn) hoặc từ môi trường trong (protein tương thích trên
màng túi tiết), khởi động quá trình biến dạng màng.
b. Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử
của khối chất nền ngoại bào ở mặt ngoài màng
0,25
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn
với một phân tử chất nền ngoại bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ
môi trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong của
protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền
0,25
thông tin vào bên trong tế bào.
0,25
3
Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá
mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh
hơn?
- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ để các
phản ứng này xảy ra được thì đồng thời cũng làm biến tính protein và làm chết 0,25
tế bào.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không phân
biệt phản ứng nào là cần thiết hay không cấn thiết.
- Enzim được lựa chọn vì enzim xúc tác cho phản ứng bằng cách làm giảm 0,25
năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng
hơn.
- Enzim có tính đặc hiệu với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng
nào cần thiết thì enzim sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy ra.
0,25
0,25
4
Không thể đưa ra một con số chính xác về số lượng ATP thu được
sau quá trình hô hấp hiếu khí bởi các lý do sau:
+ Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra
trong quá trình đường phân, giai đoạn oxy hóa pyruvate hay chu trình
Crebs không nhất thiết phải đi hết tất cả con đường hô hấp hiếu khí, một
0,25
số sản phẩm có thể rẽ nhánh sang một quá trình chuyển hóa khác.
+ Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết
trực tiếp với các phản ứng sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do
vậy có sai lệch giữa năng lượng giải phóng ra và số ATP tổng hợp được.
+ NADH được tạo ra ở đường phân trong tế bào chất không được
vận chuyển vào trong ty thể (vì màng trong của ty thể không thấm với 0,25
NADH). Do đó NADH trong tế bào chất sẽ nhường e cho 1 số chất chuyền
e (hệ con thoi electron), và nhờ hệ con thoi này chuyển e đến NAD + hoặc
FADH2.
Từ 1 NADH tế bào chất, nếu chuyển đến NAD + thì sẽ hình thành 1
NADH trong ty thể, nếu chuyển đến FAD thì sẽ hình thành 1 FADH2 trong
ty thể. Do đó hiệu quả tạo ATP khác nhau.
+ Sự vận chuyển electron trên chuỗi vận chuyển điện tử có thể không cung
cấp toàn bộ lực khử cho quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có
thể còn cung cấp cho các quá trình khác
0,25
0,25
5
a.
Cơ chế chất truyền tin thứ hai
- Thụ thể ở màng sinh chất
Cơ chế hoạt hóa gen
- Thụ thể trong tế bào chất hoặc
trong nhân.
- Chất truyền tin khuếch tán trực
- Chất truyền tin không khuếch tán
tiếp được qua màng (bản chất lipit)
trực tiếp được qua màng (bản chất
protein, peptit,...)
- Đáp ứng nhanh chóng, ngắn hơn.
- Đáp ứng chậm hơn, lâu hơn.
- Không có sự phiên mã, dịch mã.
- Có sự phiên mã, dịch mã.
b. Cách tiến hành thí nghiệm quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị
mốc.
- Dùng que cấy vô trùng lấy một ít nấm sợi trên mẩu bánh mì (hoặc vỏ
cam...) đã bị mốc cho vào ống nghiệm đã có sẵn 5ml nước.
0,25
- Dùng que cấy lấy một giọt nước dung dịch này đưa lên một phiến kính
sạch.
- Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao ngọn lửa đèn cồn 0,25
rồi đưa lên soi kính.
Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi
khuẩn
Do nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong
dịch bào của rau quả thường có hàm lượng axit và đường cao không thích
hợp cho vi khuẩn.
0,25
0,25
6
- Các NST tử được gắn với nhau dọc theo chiều dọc của chúng bằng các
phức protein gọi là cohensin.
-Trong nguyên phân sự gắn kết này đến đến cuối kì giữa, sau đó enzim
phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực
đối lập của tế bào.
-Trong giảm phân, sự gắn kết của nhiễm sắc tử được giải phóng qua 2
bước: ở kì giữa 1, các NST được giữ nhau bởi sự gắn kết giữa các vai của
các nhiễm sắc tử trong các vùng mà ở đó ADN đã được trao đổi. Trong kì
sau I, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng tách
nhau.
0,25
- Các nhiễm sắc tử chị em vẫn được gắn với nhau nhờ 1 loại protein có tên 0,25
là shugoshin, protein này đã bảo vệ cohensin ở tâm động không bị phân
hủy bởi enzim, nhờ vậy duy trì sự gắn kết giữa các nhiễm sắc tử chị em
và đảm bảo cho chúng phân li bình thường trong giảm phân II.
- Ở cuối kì giữa II, enzim phân hủy cohensin cho phép các nhiễm sắc tử
tách rời nhau.
b. - Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên
không có pha G1.
- Tế bào hợp tử: pha G1 thường rất ngắn hợp tử phân chia rất nhanh, chủ
yếu là phân chia nhân.
- Tế bào gan: pha G1 kéo dài (ĐV có vú: 1 năm), do tế bào rất ít phân chia.
- Tế bào thần kinh: không bao giờ phân chia, pha G 1 kéo dài suốt đời sống
cơ thể.
0,25
0,25
7
a. Các hiện tượng quan sát được:
- Chai nhựa bị căng phồng.
- Dung dịch trong chai bị xáo trộn, có nhiều bọt khí nổi lên.
- Mở nắp chai thấy mùi rượu.
Giải thích:
- Trong bánh men rượu có chứa nấm men rượu. Trong môi trường
không có oxi, nấm men tiến hành phân giải saccarozơ thành glucozơ và
fructo zơ, sau đó sử dụng các loại đường này để tiến hành lên men rượu:
0,25
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6
2C2H5OH + 2CO2
- Quá trình lên men tạo ra khí CO 2 nên thấy bọt khí bay lên, do chai
đậy nắp kín nên CO2 không thoát ra ngoài, tích tụ lại làm cho chai bị căng
phồng.
- Hoạt động của tế bào nấm men làm cho dung dịch bị xáo trộn, đục.
- Quá trình lên men tạo ra rượu etylic nên ngửi thấy mùi rượu.
b. Nếu không đậy nắp chai, phần mặt thoáng dung dịch tiếp xúc với không
khí, có oxi nên các tế bào nấm men tiến hành phân giải đường saccarozơ,
0,25
rồi thực hiện hô hấp hiếu khí:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 + 6O2
6CO2 + 6H2O.
Ở trong lòng dung dịch, các tế bào nấm men không tiếp xúc được 0,25
với oxi nên tiến hành lên men rượu:
C6H12O6
2C2H5OH + 2CO2
Như vậy, trong chai vừa xảy ra hô hấp hiếu khí, vừa có quá trình lên
men rượu.
- Hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn, nấm sinh trưởng mạnh hơn,
độ xáo trộn dung dịch cao hơn.
- Số bọt khí tạo ra ít hơn do chỉ có một số tế bào tiến hành lên men,
0,25
cá tế bào mặt thoáng tiến hành hô hấp, có thải ra CO 2 nhưng không đi qua
dung dịch nên không tạo bọt khí.
- Mùi rượu nhẹ hơn do số tế bào lên men ít hơn.
8
a.
- Trong thí nghiệm lên men rượu từ gạo, sau khi nấu chín gạo, để nguội,
trộn với bột bánh men rượu để ủ. Trong bột bánh men rượu có các loại vi
sinh vật chủ yếu gồm: Nấm sợi, vi khuẩn và nấm men.
- Trong điều kiện có ôxi ban đầu nấm sợi và vi khuẩn sinh trưởng trước,
để sinh trưởng chúng tiết ra enzim amilaza, maltaza, các enzim này
chuyển tinh bột thành đường. Khi ôxi cạn nấm sợi và vi khuẩn bị chết, 0,25
nấm men trong điều kiện thiếu ôxi tiến hành lên men chuyển glucose
0,25
thành rượu etylic và CO2.
- Vì vậy khi học sinh này thay bột bánh men rượu bằng men làm bánh mỳ
thì không có quá trình chuyển tinh bột thành glucose nên quá trình lên
men không xảy ra.
b. Cơ chế làm nở bánh mỳ trong hai trường hợp đều là quá trình làm sản 0,25
sinh CO2. Khi CO2 gặp nhiệt độ cao khuếch tán nhanh ra ngoài tạo nên
các khoảng trống trong bánh mỳ làm cho bánh có độ xốp.
Việc sử dụng các loại bột nở làm bánh mỳ làm cho bánh vừa có độ giòn,
vừa có độ xốp đồng thời thời gian làm bánh được rút ngắn tuy nhiên trong
bột nở có các chất phụ gia và làm tăng hàm lượng muối trong bánh mỳ
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn.
- Lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ: Quá trình lên men tạo
CO2 làm nở bánh, đồng thời quá trình sinh trưởng và lên men của nấm
men khi làm bánh làm tăng giá trị dinh dưỡng trong bánh mỳ đồng thời
không làm tăng hàm lượng mối trong bánh mỳ.
0,25
c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ:
- kích thước lớn, các tế bào có độ đồng đều cao.
- Sinh trưởng nhanh, chịu được nhiệt độ cao.
- Có tốc độ lên men nhanh, ốc độ khuếch tán CO2 nhanh…
- Giàu dinh dưỡng…
9
a.
- Thông thường VR của VK chuyển genom VR vào tb chủ, để lại capxit
(vỏ) ở bên ngoài.
- Các VR ĐV gắn vào TB vật chủ đặc hiệu và chuyển vật chất di truyền
không được bao bọc bởi capxit vào tế bào vật chủ. Song thường gặp hơn là
các VR đi vào bằng cơ chế nhập bào hoặc bằng sự lõm vào của màng tế
bào. Capxit bị loại bỏ sau sự xâm nhập.
b.
0,25
*Virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao vì:
- Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân
bản nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn để tổng
hợp nên ADN- còn gọi là sao chép ngược).
- Enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất
di truyền của virut rất dễ bị đột biến.
*Nếu dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của
năm sau:
- Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra.
Nếu chủng virut vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi
vacxin.
- Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin
mới. VD: Năm trước là virut H5N1 năm sau là H1N1 thì phải dùng vacxin
để chống virut H1N1.
0,25
c.
Cấu trúc
- Phân tử ADN vòng, kép
- Có thể là mạch kép hoặc
ADN mạch đơn, ARN mạch
kép hoặc mạch đơn.
0,25
- Mang gen gây hại cho tế bào
chủ.
- Mang gen quy định các đặc
tính có lợi cho vi khuẩn (như
kháng kháng sinh, kháng độc
tố, chống hạn,...)
Chức năng
Luôn nằm trong tế bào chất ADN có thể cài vào ADN của
của vi khuẩn, không bao giờ tế bào chủ, khi có tác nhân
làm tan tế bào vi khuẩn.
kích thích thì có thể sẽ làm tan
tế bào chủ.
0,25
10
1. + Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm hập vào mô của cơ
thể.
+ Bệnh nhiễm trùng là bệnh chỉ xảy ra khi vi sinh vật sinh sản đủ mức
gây ảnh hưởng có hai đến cơ thể.
0,25
+ Bệnh truyền nhiễm cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng lây từ người này
sang người khác.
- Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và H7N1.
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch ở người.
0,25
+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì các kháng
nguyên của chúng là hoàn toàn mới với người, nên có thể gây dịch lớn ra 0,25
toàn vùng, đôi khi là đại dịch rất nghiêm trọng.
2- Giống nhau:
+ Đều có bản chất là prôtêin, đều do tế bào vật chủ tổng hợp.
+ Đều có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khác nhau
Interferon
Kháng thể
- Do các loại TB trong cơ thể tổng - Do tế bào bạch cầu tổng hợp khi
0,25
hợp khi có vi rút xâm nhập.
có kháng nguyên (vi rút, vi
khuẩn…) xâm nhập.
- Có tác dụng kháng virut
- Có tác dụng bao vây tiêu diệt vi
khuẩn, kháng độc…
- Không có tính đặc hiệu đối với - Có tính đặc hiệu cao đối với các
loại virut, đặc hiệu loài.
loại mầm bệnh, không đặc hiệu
loài. -
-
Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn-Doc24.vn PHÒNG GD-ĐT ĐỨC HÒA
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - KHỐI 9
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Hai dòng thơ sau trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
“Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Em hiểu nghĩa “Mai cốt cách tuyết tinh thần” là gì?
Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ trên? Em hiểu gì về bút pháp nghệ thuật ấy?
Câu 2: (1.0 điểm)
Giải thích nghĩa của thành ngữ: “Nói có sách, mách có chứng”.
Cho biết thành ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm của phương châm hội thoại đó.
Câu 3: (2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Vua Quang Trung tự mình đốc thúc đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưa đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
(Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái)
Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên thành dẫn gián tiếp
Nêu sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
-
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa ở đầu ý đúng trong các câu sau:
Câu 1. Biểu đồ dưới đây là biểu đồ khí hậu của môi trường nào?
A. Nhiệt đới.
B. Xích đạo ẩm.
C. Nhiệt đới gió mùa. D. Hoang mạc.
Câu 2. Các cây công nghiệp chủ yếu ở đới nóng là:
A. Cà phê, cao su, bông, ngô.
B. Cao su, lạc, chè, khoai.
C. Cà phê, cao su, bông, dừa, lạc, mía.
D. Cao su, cà phê, chè, ngô, lạc.
Câu 3. Dân số ở đới nóng chiếm:
A. Gần 50% dân số thế giới.
C. 40% dân số thế giới.
B. Hơn 35% dân số thế giới.
D. Khoảng 60% dân số thế giới.
Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc?
A. Chăn nuôi du mục, vận chuyển hàng hóa.
B. Trồng trọt trong các ốc đảo, chăn nuôi.
C. Khai thác dầu khí, khoáng sản.
D. Vận chuyển hàng và buôn bán qua các hoang mạc.
Câu 5. Chọn các cụm từ trong ngoặc (2 - 3 tháng, 3 - 4 tháng, thực vật, động vật,
-8 0C,
-100C, mùa hạ, mùa xuân) và điền vào các chỗ trống (…) trong câu sau cho phù hợp:
“ Ở gần cực khí hậu lạnh quanh năm, mùa hạ chỉ dài ……(1)… Nhiệt độ trung bình luôn
dưới ……(2)...... Đất đóng băng quanh năm, ……(3)…… chỉ phát triển được vào …….
(4)…… ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió, khi lớp băng trên mặt tan đi”.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Dựa vào biểu đồ dưới đây và kiến thức đã học, hãy:
- Nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ
XX.
- Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh.
Câu 2 (3,0 điểm): Dựa vào lược đồ dưới đây và kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao
châu Phi có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới.