Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nửa mặt phẳng

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (Sách giáo khoa trang 73)

Hãy nêu một số hình ảnh của mặt phẳng ?

Hướng dẫn giải

Giải:

Mặt nước yên lặng, mặt gương, mặt bàn, mặt bảng

Bài 2 (Sách giáo khoa trang 73)

Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau không ?

Hướng dẫn giải

co mat phang doi nhau

Bài 3 (Sách giáo khoa trang 73)

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau :

a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai ...............

b) Cho ba điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa hai tia OB, OB khi tia Ox cắt .......

 

Hướng dẫn giải

a) nửa mặt phẳng đối nhau.

b) đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A và B.

Bài 4 (Sách giáo khoa trang 73)

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng a cắt các đoạn thẳng AB, AC và không đi qua A, B, C

a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a ?

b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a không ?

Hướng dẫn giải

a) Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A; nửa mặt phẳng bờ a chứa B(hoặc chứa

b) Đoạn thẳng BC không cắt đường thẳng a.

Bài 5 (Sách giáo khoa trang 73)

Gọi M là điểm nẳm giữa hai điểm A, B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ 3 tia A, OB, OM

Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại ?

Hướng dẫn giải

Giải:

M nằm giữa A và B nên tia OM cắt AB tại M, do đó tia OM nằm giữa ha itia OA, OB.

Nhận xét: Bài toán này cho tay thấy quan hệ giữa điểm nằm giữa của đoạn thẳng và tia nằm giữa hai tia; Nếu M nằm giữa hai điểm A và B à điểm O không nằm trên đường thẳng AB thì OM nằm giữa hai tia OA,OB và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm