Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập về phân số (tiếp theo)

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 149 sgk toán lớp 5

Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Giải bài : Ôn tập về phân số (tiếp theo) - sgk Toán 5 trang 149

Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy là:

A. \(\frac{3}{4}\)                B. \(\frac{4}{7}\)                   

C. \(\frac{4}{3}\)                D. \(\frac{3}{7}\)   

Hướng dẫn giải

Trong hình chia thành 7 phần, đã tô màu 3 phần nên phân số chỉ phần đã tô màu là   \(\frac{3}{7}\)   

Vậy khoanh tròn vào chữ cái D

Câu 2: Trang 149 sgk toán lớp 5

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh , 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy, \(\frac{1}{4}\) số viên bi có màu:

A. Nâu             B. Đỏ                 C.Xanh                D.Vàng

Hướng dẫn giải

Trong 20 viên bi:

  • Có 3 viên bi nâu nên phân số chỉ số viên bi nâu là: \(\frac{3}{20}\) 
  • Có 4 viên bi xanh nên phân số chỉ số viên bi xanh là: \(\frac{4}{20}\) = \(\frac{4 : 4}{20 : 4}\) = \(\frac{1}{5}\) 
  • Có 5 viên bi đỏ nên phân số chỉ số viên bi đỏ là: \(\frac{5}{20}\) = \(\frac{5 : 5}{20 : 5}\) = \(\frac{1}{4}\) 
  • Có 8 viên bi vàng nên phân số chỉ số viên bi vàng là: \(\frac{8}{20}\) = \(\frac{8 : 4}{20 : 4}\) = \(\frac{2}{5}\) 

Vậy \(\frac{1}{4}\) số viên bi có màu đỏ nên khoanh tròn vào chữ cái B

Câu 3: Trang 150 sgk toán lớp 5

Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:

\(\frac{3}{5}\);                  \(\frac{5}{8}\);            \(\frac{15}{25}\);            \(\frac{9}{15}\);           \(\frac{20}{32}\);        \(\frac{21}{35}\).

Hướng dẫn giải

Ta thấy 15 và 25 đều chia hết cho 5 nên:

\(\frac{15}{25}\) = \(\frac{15:5}{25:5}\) = \(\frac{3}{5}\)   ;

Ta thấy 20 và 32 đều chia hết cho 4 nên:

\(\frac{20}{32}\) = \(\frac{20:4}{32:4}\) = \(\frac{5}{8}\)   ;

Ta thấy 9 và 15 đều chia hết cho 3 nên:

 \(\frac{9}{15}\) = \(\frac{9:3}{15:3}\) = \(\frac{3}{5}\)   ;

Ta thấy 21 và 35 đều chia hết cho 7 nên:

 \(\frac{21}{35}\) = \(\frac{21:7}{35:7}\)  =  \(\frac{3}{5}\)  ;

Vậy \(\frac{3}{5}\) = \(\frac{15}{25}\) = \(\frac{9}{15}\) = \(\frac{21}{35}\).

\(\frac{5}{8}\) = \(\frac{20}{32}\)   ;

Câu 4: Trang 150 sgk toán lớp 5

So sánh các phân số:

a) \(\frac{3}{7}\) và \(\frac{2}{5}\)

b) \(\frac{5}{9}\) và \(\frac{5}{9}\)

c) \(\frac{8}{7}\) và \(\frac{7}{8}\)

Hướng dẫn giải

a) 2 phân số \(\frac{3}{7}\) và \(\frac{2}{5}\) khá mẫu số nên ta quy đồng để cùng mẫu số rồi so sánh

Quy đồng:

\(\frac{3}{7}\)  = \(\frac{3 \times 5}{7\times 5}\) = \(\frac{15}{35}\);

\(\frac{2}{5}\) = \(\frac{2\times 7}{5\times 7}\) = \(\frac{14}{35}\);

Ta thấy cùng mẫu số mà 15 >14 nên \(\frac{15}{35}\) > \(\frac{14}{35}\) 

Vậy  \(\frac{3}{7}\) > \(\frac{2}{5}\)

b) 2 phân số \(\frac{5}{9}\) và \(\frac{5}{8}\) khá mẫu số nên ta quy đồng để cùng mẫu số rồi so sánh.

Quy đồng:

\(\frac{5}{9}\) = \(\frac{5 \times 8}{9 \times 8}\) = \(\frac{40}{72}\) 

\(\frac{5}{8}\) = \(\frac{5 \times 9}{8 \times 9}\) = \(\frac{45}{72}\) 

Ta thấy cùng mẫu số mà 45 > 40 nên \(\frac{45}{72}\) > \(\frac{40}{72}\)

Vậy \(\frac{5}{9}\) < \(\frac{5}{8}\)

c) 2 phân số \(\frac{8}{7}\) và \(\frac{7}{8}\) khá mẫu số nên ta quy đồng để cùng mẫu số rồi so sánh.

\(\frac{8}{7}\) = \(\frac{8 \times 8}{7 \times 8}\) = \(\frac{64}{56}\);

 

\(\frac{7}{8}\) = \(\frac{7 \times 7}{8 \times 7}\) = \(\frac{49}{56}\);

 

 

Vì \(\frac{64}{56}\) > \(\frac{49}{56}\) nên  \(\frac{8}{7}\)  <  \(\frac{7}{8}\).

Câu 5: Trang 150 sgk toán lớp 5

a) Viết các phân số \(\frac{6}{11}\) ; \(\frac{23}{33}\) ; \(\frac{2}{3}\) theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết các phân số \(\frac{8}{9}\) ; \(\frac{8}{11}\) ; \(\frac{9}{8}\) theo thứ tự từ lớn đến bé.

Hướng dẫn giải

a) Ta quy đồng 3 phân số rồi so sánh.

Quy đồng:

Ta thấy 33 : 11 = 3 và 33 : 3 = 11 nên:

\(\frac{6}{11}\) = \(\frac{6 \times 3}{11 \times 3}\) = \(\frac{18}{33}\) ; 

\(\frac{2}{3}\) = \(\frac{2 \times 11}{3 \times 11}\) = \(\frac{22}{33}\) 

giữ nguyên phân số \(\frac{23}{33}\).

Cùng mẫu số so sánh tử nên \(\frac{18}{33}\) < \(\frac{22}{33}\) <  \(\frac{23}{33}\) 

Vậy các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: \(\frac{6}{11}\) ; \(\frac{2}{3}\) ; \(\frac{23}{33}\).

b) Ta quy đồng hai phân số \(\frac{8}{11}\) và \(\frac{8}{9}\) 

\(\frac{8}{11}\) = \(\frac{8 \times 9}{11 \times 9}\) = \(\frac{72}{99}\) 

\(\frac{8}{9}\) = \(\frac{8 \times 11}{9 \times 11}\) = \(\frac{88}{99}\) 

Cùng mẫu nên  \(\frac{8}{11}\) < \(\frac{8}{9}\) ; 

Ta thấy \(\frac{8}{11}\) và \(\frac{8}{9}\) đều nhỏ hơn 1, mà \(\frac{9}{8}\) > 1

Vậy các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé như sau:  hoặc  \(\frac{9}{8}\) >  \(\frac{8}{9}\) > \(\frac{8}{11}\).

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm