Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập về phân số

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 148 sgk toán lớp 5

a) Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây:

Giải bài : Ôn tập về phân số - sgk Toán 5 trang 148

b) Viết số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình dưới đây:

Giải bài : Ôn tập về phân số - sgk Toán 5 trang 148

Hướng dẫn giải

a) Hình 1: Hình có 4 phần, đã tô màu 3 phần nên phân số chỉ phần đã tô màu là $\frac{3}{4}$

Hình 2: Hình có 5 ô, đã tô màu 2 ô nên phân số chỉ phần đã tô màu là: $\frac{2}{5}$;            

Hình 3: Hình có 8 phần, đã tô màu 5 phần nên phân số chỉ phần đã tô màu là: $\frac{5}{8}$;              

Hình 4: Hình có 8 phần, đã tô màu 3 phần nên phân số chỉ phần đã tô màu là: $\frac{3}{8}$;              

b) Hình 1: Có 2 hình tròn, trong đó đã tô màu 1 hình và hình còn lại có 4 phần đã tô màu 1 phần, nên hỗn số chỉ phần đã tô màu là :  $1\frac{1}{4}$          

Hình 2: Có 3 hình vuông, trong đó đã tô màu 2 hình và hình còn lại có 4 phần đã tô màu 3 phần, nên hỗn số chỉ phần đã tô màu là :  $2\frac{3}{4}$                     

Hình 3: Có 4 hình vuông, trong đó đã tô màu 3 hình và hình còn lại có 4 phần đã tô màu 3 phần, nên hỗn số chỉ phần đã tô màu là :  $3\frac{2}{3}$     

Hình 4: Có 5 hình tam giác, trong đó đã tô màu 4 hình đã tô màu và hình còn lại có 2 phần đã tô màu 1 phần, nên hỗn số chỉ phần đã tô màu là :  $4\frac{1}{2}$              

Câu 2: Trang 148 sgk toán lớp 5

Rút gọn các phân số:

\(\frac{3}{6}\);         \(\frac{18}{24}\);         \(\frac{5}{35}\);       \(\frac{40}{90}\);          \(\frac{75}{30}\);

Hướng dẫn giải

Ta thấy 3 và 6 đều chia hết cho 3 nên ta chia cả tử và mẫu cho 3: \(\frac{3}{6}\) = \(\frac{3:3}{6:3}\) = \(\frac{1}{2}\);

Ta thấy 18 và 24 đều chia hết cho 6 nên ta chia cả tử và mẫu cho 6:

\(\frac{18}{24}\) = \(\frac{18:6}{24:6}\) = \(\frac{3}{4}\);

Ta thấy 5 và 35 đều chia hết cho 5 nên ta chia cả tử và mẫu cho 5:

 \(\frac{5}{35}\) = \(\frac{5:5}{35:5}\) = \(\frac{1}{7}\);

Ta thấy 40 và 90 đều chia hết cho 10 nên ta chia cả tử và mẫu cho 10:

\(\frac{40}{90}\) = \(\frac{40:10}{90:10}\) = \(\frac{4}{9}\);

Ta thấy 75 và 30 đều chia hết cho 15 nên ta chia cả tử và mẫu cho 15:

\(\frac{75}{30}\) = \(\frac{75:15}{30:15}\) = \(\frac{5}{2}\);

Hay \(\frac{75}{30}\) = \(\frac{75:5}{30:5}\) = \(\frac{15}{6}\) = \(\frac{15:3}{6:3}\) = \(\frac{5}{2}\);

Câu 3: Trang 149 sgk toán lớp 5

Quy đồng mẫu số các phân số:

a) \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{2}{5}\)

b) \(\frac{5}{12}\) và \(\frac{11}{36}\)

c) \(\frac{2}{3}\), \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{4}{5}\)

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy 4 không chia hết cho 5 hay 5 chia hết cho 4.

Nên ta nhân cả tử và mẫu của phân số này cho mẫu của nhân số kia:

\(\frac{3}{4}\) = \(\frac{3.5}{4.5}\) = \(\frac{15}{20}\)

\(\frac{2}{5}\) = \(\frac{2.4}{5.4}\) = \(\frac{8}{20}\)

b) Ta thấy 36 : 12 = 3

Nên ta giữ nguyên phân số \(\frac{11}{36}\) , nhân cả tử và mẫu phân số \(\frac{5}{12}\) với 3:

\(\frac{5}{12}\) = \(\frac{5.3}{12.3}\) = \(\frac{15}{36}\)

c) Nhân cả tử và mẫu của phân số \(\frac{2}{3}\) với 4 và 5

\(\frac{2}{3}\) = \(\frac{2.4.5}{3.4.5}\) = \(\frac{40}{60}\);

Nhân cả tử và mẫu của phân số \(\frac{3}{4}\) 3 và 4

\(\frac{3}{4}\) = \(\frac{2.3.5}{4.3.5}\) = \(\frac{45}{60}\);

Nhân cả tử và mẫu của phân số \(\frac{4}{5}\)  3 và 4.

\(\frac{4}{5}\) = \(\frac{4.3.4}{5.3.4}\) = \(\frac{48}{60}\);

Câu 4: Trang 149 sgk toán lớp 5

Điền các dấu “>,<, =” vào chỗ trống:

\(\frac{7}{12}\) ....\(\frac{5}{12}\)              \(\frac{2}{5}\).....\(\frac{6}{15}\)            \(\frac{7}{10}\)....\(\frac{7}{9}\)

Hướng dẫn giải

\(\frac{7}{12}\) và \(\frac{5}{12}\) có cùng mẫu số 12 mà tử số 7 > nên   \(\frac{7}{12}\)  > \(\frac{5}{12}\)                                 

\(\frac{2}{5}\) và \(\frac{6}{15}\) chưa cùng mẫu số nên ta quy đồng 2 phân số;

Quy đồng:

Ta thấy 15 : 5 = 3 nên ta nhân cả tử và mẫu của phân số \(\frac{2}{5}\) với 3

\(\frac{2}{5}\) = \(\frac{2 \times 3}{5 \times 3}\) = \(\frac{6}{15}\)

Giữ nguyên phân số \(\frac{6}{15}\)

Vậy \(\frac{2}{5}\) = \(\frac{6}{15}\) 

Ta thấy \(\frac{7}{10}\) và \(\frac{7}{9}\) không cùng mẫu số nên ta quy đồng 2 phân số:

Quy đồng:

\(\frac{7}{10}\) = \(\frac{7 \times 9}{10 \times 9}\) = \(\frac{63}{90}\) 

\(\frac{7}{9}\) = \(\frac{7 \times 10}{9 \times 10}\) = \(\frac{70}{90}\)

Ta thấy \(\frac{63}{90}\) và \(\frac{70}{90}\) có cùng mẫu số là 90 mà tử số 70 > 63 nên

\(\frac{7}{10}\) < \(\frac{7}{9}\)

Câu 5: Trang 148 sgk toán lớp 5

Viết phân số thích hợp vào vạch ở giữa \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{3}\)  trên tia số:

Giải bài : Ôn tập về phân số - sgk Toán 5 trang 148

Hướng dẫn giải

Ta thấy \(\frac{1}{3}\) = \(\frac{1 \times 2}{3 \times 2}\) = \(\frac{2}{6}\)

\(\frac{2}{3}\) = \(\frac{2 \times 2}{3 \times 2}\) = \(\frac{4}{6}\)

Vậy phân số ở giữa là \(\frac{3}{6}\) = \(\frac{3 :3}{6 : 3}\) = \(\frac{1}{2}\)

Giải bài : Ôn tập về phân số - sgk Toán 5 trang 148

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm