Tam giác
Bài 42 (Sách bài tập - tập 2 - trang 95)
Tính số tam giác có được trong hình 22.
Viết tên các tam giác đó ?
Hướng dẫn giải
Các tam giác có trong hình 22 là:
tam giác EBC; tam giác EDA
tam giác EDC; tam giác EAB
tam giác CBD; tam giác ADB
tam giác BAC; tam giác DCA
Vậy hình 22 có 6 tam giác.
Bài 9.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 96)
Vẽ hình để thấy được mỗi câu sau đây là sai
a) Hình gồm 3 đoạn thẳng được gọi là tam giác
b) Hình gồm 3 đoạn thẳng đôi một cắt nhau được gọi là tam giác
c) Hình gồm 3 đoạn thẳng đôi một cắt nhau tạo ra 3 giao điềm (phân biệt) được gọi là tam giác
d) Hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là tam giác ABC
e) Hình gồm 3 điểm không thẳng hàng A, B, C được gọi là tam giác ABC
f) Một điểm không thuộc cạnh của tam giác ABC thì phải là đỉnh của tam giác đó
g) Một điểm không phải là đỉnh của tam giác ABC thì phải nằm trong tam giác đó
h) Một điểm không nằm bên trong tam giác ABC thì phải nằm ngoài tam giác đó
i) Hình gồm 3 góc được gọi là tam giác
k) Hình gồm 3 góc mà các cạnh của nó đôi một cắt nhau tạo ra 3 giao điểm được gọi là tam giác
Hướng dẫn giải
Bài 9.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 96)
Vẽ hình liên tiếp theo các cách diễn đạt sau đây :
a) Vẽ tam giác ABC, có AB = 6cm, BC = 6cm, CA = 6cm
b) Vẽ tiếp các điểm M, N, P tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng AB, BC, CA
c) Vẽ tiếp tam giác MNP
d) Đọc tên các đỉnh, các góc, cách cạnh của những tam giác có 3 đỉnh lấy trong số các điểm A, B, C, M, N, P
Hướng dẫn giải
Bài 9.3 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 97)
a) Vẽ tam giác ABM có AB = 5cm, BM = AM = 6,5 cm
b) Vẽ tiếp góc AMx kề bù với góc AMB
c) Vẽ tam giác AMC, sao cho MA = MC và điểm C thuộc tia Mx
d) So sánh MB, MA, MC
e) Cho biết độ dài của đoạn thẳng BC
f) Đo và cho biết số đo của góc BAC
g) Đo và cho biết độ dài của đoạn thẳng AC
Hướng dẫn giải
Ta có MA = MB = MC = 6,5cm
Do C thuộc tia đối của tia MB nên điểm M ở giữa hai điểm B, C đồng thời MB = MC = 5,6cm nên M là trung điểm của BC. Từ đó BC = 13cm.
Dùng thước đo góc, ta có ∠(BAC) = 90o
Sau khi đo đoạn thẳng AC có độ dài là 12cm.
Bài 44 (Sách bài tập - tập 2 - trang 96)
a) Vẽ \(\Delta EDF\), biết \(ED=5cm,EF=4cm,DF=4cm\)
b) Vẽ \(\Delta PMU\), biết \(PM=4cm,MU=4cm,PU=4cm\)
c) Vẽ \(\Delta ART\), biết \(AR=5cm,RT=4cm,AT=3cm\)
Mỗi tam giác trên có gì đặc biệt ?
Hướng dẫn giải
Vẽ hình trên:
* Mỗi tam giác có điều đặc biệt là:
-Tam giác ở câu a có 2 cạnh bằng nhau
-Tam giác ở câu b có 3 cạnh bằng nhau
-Tam giác ở câu c có góc ATR vuông
Bài 43 (Sách bài tập - tập 2 - trang 96)
Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời sau :
Vẽ tam giác ABC. Lấy điểm M là điểm trong của tam giác ABC. Vẽ các tia AM, BM, CM cắt các cạnh của tam giác ABC tương ứng tại các điểm N, P, Q. Vẽ tam giác NPQ. Hỏi điểm M có nằm trong tam giác NPQ hay không ?
Hướng dẫn giải
Giải
Ta có hình vẽ
Điểm M nằm trong ΔNPQ
Bài 41 (Sách bài tập - tập 2 - trang 95)
Cho 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tính số tam giác có 3 đỉnh là 3 trong 4 điểm trên. Viết tên các tam giác đó ?
Hướng dẫn giải
Có bốn tam giác thỏa mãn yêu cầu đề bài, tên các tam giác đó là:
Tam giác ABC, tam giác CAD, tam giác BCD và tam giác ABD
Bài 40 (Sách bài tập - tập 2 - trang 95)
Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó 3 điểm A, B, C thẳng hàng
a) Vẽ tất cả các tam giác có đỉnh là 3 trong 4 điểm A, B, C, D
b) Với các tam giác có được, hãy điền vào bảng sau :
Hướng dẫn giải
Tên tam giác |
Tên 3 đỉnh |
Tên 3 góc |
Tên 3 cạnh |
ABI |
A,B,I |
|
AB, BI, IA |
AIC |
A,I,C |
|
AI, IC, CA |
ABC |
A,B,C |
|
|