Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

b983454020cfc6c0a270dea16e5f3a54
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:35:08 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 6:59:06 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 325 | Lượt Download: 5 | File size: 0.052286 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

A. Hệ thống kiến thức

1. Văn học Việt Nam

2. Văn học nước ngoài

I. Các vấn đề ôn tập

1. Sự khác biệt giữa thơ mới và thơ hiện đại

Thơ Trung đại

Thơ Mới

- Nội dung tư tưởng: Là thời đại chữ “ta” nặng tính cộng đồng, xem nhẹ tính cá nhân

- Cảm nhận thế giới bằng con mắt già cỗi, ước lệ, khuôn sáo

- Cảm hứng chủ đạo là phò vua giúp nước, tỏ lòng, nói chí, yêu nước là trung quân ái quốc

- Hình thức thể hiện: Viết bằng chữ Hán, chữ Nôm

- Thể thơ truyền thống Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát

- Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích, điển cố

- Tính quy phạm nghiêm ngặt

- Cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn tuyệt vọng của cái tối cá nhân trước hiện thực đau thương, bế tắc. Yêu nước, gắn với tình yêu thiên nhiên, gửi gắm vào tình yêu tiếng Việt

- Viết bằng chữ quốc ngữ

- Thể thơ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

- Luật lệ đơn giản: diễn đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày

- Phá bỏ tính quy phạm

2. Quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỷ XIX đến CMT8-1945 qua Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Hầu trời (Tản Đà), Vội vàng (Xuân Diệu )

*Lưu biệt khi xuất dương -Phan Bội Châu -1905

- Giai đoạn: giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa từ đầu thế kỷ XX đến 1920

- Nội dung:

+ Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của người chiến sĩ cách mạng

+ Tuyên truyền cổ động cách mạng

- Nghệ thuật: giọng thơ tâm huyết sôi sục sôi mạnh mẽ

- Viết bằng chữ Hán, thể thơ Đường luật, hình tượng thơ là trượng phu, quân tử nói chí

- Đánh giá: Có sự đổi mới rõ rệt về tư tưởng, chính trị xã hội, cái tôi cá nhân xuất hiện với sự thao thức đầy trách nhiệm về về sự tồn vong của đất nước. Cái tôi ấy cất lên tiếng nói khát vọng của kẻ làm trai và ý thức rõ ràng về bổn phận,về sự sống, cái chết, về lẽ được mất, thành bại của chính mình tư tưởng có sự mạnh mẽ hiện đại

- Hình thức nghệ thuật vẫn bị ảnh hưởng rõ rệt của thơ ca trung đại, cho thấy tính chất giao thời của giai đoạn thứ nhất một

* Hầu trời- Tản Đà

- Giai đoạn: thứ hai của quá trình hiện đại hóa khoảnh từ 1920-1930

- Nội dung:

+ Cái ngông của nhà Nho tài tử,

+ Ý thức khẳng định tài năng giá trị và vị trí đích thực của mình giữa cuộc đời

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn trường thiên tự do

+ Giọng điệu thoải mái tự nhiên

+ Ngôn ngữ giản dị sống động hóm hỉnh

- Đánh giá nội dung: Cái ngông của nhà nho tài tử kết hợp với cái tôi cá nhân thể hiện những quan điểm mạnh mẽ về văn chương nghệ thuật coi nó là một nghề chuyên nghiệp

- Hình thức: phá bỏ niêm luật, pha trộn các thể thơ dấu hiệu hiện đại hóa có phần rõ nét chân thực hơn

*Vội Vàng- Xuân Diệu

- Giai đoạn thứ ba của quá trình hiện đại hóa khoảng từ 1930 đến CMT8-1945

- Nội dung:

+ Thể hiện quan niệm sống, triết lý sống của Xuân Diệu: sống hết mình, quý trọng từng giây phút

+ Thể hiện tình yêu đời, ham sống cuồng nhiệt

- Nghệ thuật:

+Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lý thể thơ tự do

+Giọng điệu say mê, có những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh

- Đánh giá:

+ Cách nhìn thế giớ trẻ trung, thể hiện một cái tôi yêu đời bộc lộ những quan niệm mới mẻ về thời gian

+ Hệ thống thi pháp trung đại bị phá bỏ hoàn toàn

=> Hoàn tất quá trình hiện đại hóa

- Giai đoạn thứ nhất

+ Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình hiện đại hóa

+ Có sự thay đổi về nội dung, tư tưởng nhưng thể loạ,i ngôn ngữ vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại

- Giai đoạn thứ hai

+ Mang tính giao thời, quá trình hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và đạt được những thành tựu

+ Một số yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại ở cả nội dung và hình thức nhưng mờ nhạt hơn giai đoạn trước

- Giai đoạn thứ ba

+ Hoàn tất quá trình hiện đại hóa với những cách tân sâu sắc triệt để

+ Hiện đại hóa thể hiện ở cả phương diện nghệ thuật và phương diện nội dung

3. Nội dung, tư tưởng đặc sắc nghệ thuật của các các bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử )

* Vội vàng (Xuân Diệu)

- Giọng điệu say mê sôi nổi

- Những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh

- Kết hợp nhuần nhuyễn mạch cảm xúc và mạch luận lý

- Tình yêu cuộc sống đắm say:

+ Bức tranh mùa xuân giữa trần thế tươi đẹp tràn đầy xuân sắc, xuân tình

+ Cảm thức, lý giải mạnh mẽ về thời gian: thời gian một đi không trở lại, đặc biệt là tuổi trẻ của con người thì vô cùng ngắn ngủi

+ Đề ra tuyên ngôn, giục giã sống hết mình, sống trọn vẹn tận hưởng cuộc sống

* Tràng giang (Huy Cận)

- Nội dung: Không gian trời nước mênh mang vô tận hoang vắngNỗi cô đơn bơ vơ của con người giữa cuộc đời Tình yêu của nhà thơ với tạo vật với quê hương, đất nước với cõi đời thầm kín tha thiết

- Nghệ thuật:

+ Ngôn từ hình ảnh tinh tế trong sáng

+ Các biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả

+ Màu sắc cổ điển hiện đại lãng mạn

* Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

- Nội dung:

+ Bức tranh tươi đẹp của thôn Vĩ dưới ánh nắng ban mai tinh khôi tràn đầy sức sống và đó còn là cảnh dòng sông Hương thơ mộng trong đêm trăng, đó cũng là vẻ đẹp của xứ Huế hay của chính cuộc đời ngoài kia trong tâm trí Hàn Mặc Tử + Tình yêu tha thiết say đắm và tuyệt vọng với cuộc đời với con người của thi sĩ - Nghệ thuật:

+ Hệ thống ngôn ngữ giàu hình tượng với biện pháp gợi tả với những hình ảnh liên hệ nội tâm âm giàu giá trị biểu cảm

=> Chốt:

- Thể hiện cái tôi cá nhân tràn đầy cảm xúc: có khát khao sung sướng, lo âu, vội vã trong Vội vàng (Xuân Diệu), có sầu não đơn côi, thương nhớ trong Tràng giang (Huy Cận), có khắc khoải hy vọng, tuyệt vọng trong Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

- Hoàn tất quá trình hiện đại hóa nền văn học với sự cách tân triệt để không chỉ ở nội dung cảm hứng mà còn ở cả hình thức thể hiện

- Thể hiện sự phong phú đa dạng của các phong cách trong phong trào Thơ mới “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”( Hoài Thanh- Thi nhân Việt Nam)

4. Nội dung, tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ Chiều Tối (Hồ Chí Minh) và Từ Ấy (Tố Hữu)

* Chiều Tối (Hồ Chí Minh)

- Tư tưởng, nội dung:

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chí Minh gửi gắm qua bức tranh thiên nhiên và đời sống nơi miền sơn Cước

+ Ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh khắc nghiệt

- Đặc sắc nghệ thuật: Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại

+ Cổ điển: thể thơ, văn tự sự, đề tài, bút pháp phong thái ung dung tự tại của nhân vật trữ tình

- Sự vận động của mạch thơ hướng về sự sống ảnh nhân vật trữ tình tự chủ hành động chất thép của người chiến sĩ cách mạng

* Từ ấy (Tố Hữu)

- Tư tưởng nghệ thuật:

+ Là tuyên ngôn của một nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống của đời mình cũng là tuyên ngôn của người chiến sĩ cộng sản đặt cái tôi gắn bó với đời sống nhân dân, dâng hiến cuộc đời, chiến đấu vì những những người lao khổ khổ

+ Là tuyên ngôn của một một nhà thơ tìm thấy nguồn mạch của tâm hồn thơ ca đó là những say mê lý tưởng là lẽ sống lớn, tình yêu lớn với nhân dân và cách mạng

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Hệ thống, hình ảnh thơ phong phú, tươi sáng

+ Các biện pháp tu từ được khai thác và sử dụng hiệu quả

+ Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, mạch cảm xúc dạt dào

*Thơ ca cách mạng

- Thuộc bộ phận văn học không công khai

- Thơ ca trở thành vũ khí sắc bén chiến đấu chống lại kẻ thù của dân tộc, truyền bá tư tưởng yêu nước cách mạng

- Thể hiện hình ảnh con người mới của thời đại - những chiến sĩ kiên cường bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng cách mạng vì sự nghiệp giúp đỡ dân tộc vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Với thơ ca cách mạng, quá trình hiện đại hóa gắn liền với quá trình cách mạng hóa văn học

- Mang hơi thở mới cho thơ ca hiện đại, không chỉ một cái tôi buồn bã, ảo não, bế tắc mà còn là một cái tôi tràn đầy ý chí của người cộng sản

* Lưu ý khi phân tích thơ

- Đặc trưng của thơ:

+ Thơ là tiếng nói của tình cảm phản ánh thế giới tâm hồn thế giới con người như Lê Quý Đôn từng nói “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”

+ Ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc giàu tính biểu tượng giàu hình ảnh nhạc điệu * Phong trào Thơ mới

- Hoàn cảnh mới Nhà thơ mới Phong trào thơ mới Một thời đại thi ca mới

- Trào lưu thơ ca xuất hiện từ 1932 -1945 có sự cách tân táo bạo về về nội dung và hình thức của các tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo

I. Hoàn cảnh xuất hiện phong trào Thơ mới

- Công cuộc xâm lược và bình định ảnh Đông Dương của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam

- Sự xuất hiện những đô thị mới tầng lớp xã hội mới có nhu cầu tư tưởng, thẩm mỹ mới

- Sự ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của văn hóa phương Tây đặc biệt là ảnh hưởng của văn học Pháp ngày càng thấm sâu vào ý thức tâm hồn con người Việt Nam

- Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ khiến cho văn học được đón nhận ở tầng nhiều tầng lớp xã hội

- Sáng tác văn học trở thành một nghề để kiếm sống cần có công chúng, nhà xuất bản cần sự thẩm bình, có sự cạnh tranh

- Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học với khát vọng cách tân đất nước đổi mới đất nước từ trong tư tưởng chính họ đã tạo ra một thời đại mới trong thi ca Việt Nam

- Thi pháp văn học trung đại trong thời kỳ này không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ mới

=> Thơ mới ra đời như một sự tất yếu dẫn đường cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

II. Quá trình phát triển

1. 1932 – 1935: Đấu tranh thơ cũ >< Thơ mới

- Giáo sư Trần Đình Sử:

Hệ thống thi pháp

Thơ lãng mạn

Khoáng đạt, tự do

Hệ thống thi pháp

Thơ trung đại

Viết theo ước lệ tượng trưng khô cứng gò bó

><

- Có nhiều cuộc tranh luận gay gắt trên diễn đàn thi ca: giữa thơ trung đại và thơ mới; nhà thơ Lưu Trọng Lư lúc đó đã đã lên tiếng: “Chúng ta không thể vui cái vui ngày trước, không thể buồn cái buồn ngày trước” còn Thế Lữ không kèn, không trống nhưng Thế Lữ đã bênh vực cho thơ mới bằng chính cái sáng tác của mình

- Ngọn cờ thơ mới đã được phát lên từ thủ lĩnh đầu tiên Thế Lữ

2. 1936- 1939: Phát triển rực rỡ của Thơ mới

- Phản ánh sinh động cái tôi phong phú của các tác giả, tốc độ quyết liệt như vũ bão áo

- Đó là một cuộc chạy tiếp sức đầy quyết liệt tạo nên tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử văn học dân tộc. Theo lời của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “ Một năm của ta có thể bằng 30 năm của người”

- Nhà thơ tiêu biểu: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính

3. 1940- 1945: Giai đoạn thoái trào

- Nguyên nhân: quá đào sâu vào cái tôi cá nhân mà ít phản ánh hiện thực đời sống

- Hình thức được tiếp nối ở thơ ca cách mạng, thơ hiện đại

- Sự phân hóa của Thơ mới:

+ Dòng thơ Pháp tiếp thu sự hiện đại của thơ ca lãng mạn; tiêu biểu Xuân Diệu:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa mà xanh”

(Đây mùa thu tới)

+ Dòng thơ Đường, ảnh hưởng nét cổ điển của thơ Đường tiêu biểu Huy Cận:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

(Tràng Giang)

+ Dòng thơ Việt, phát huy chất dân gian, hồn hậu, mộc mạc của thơ ca Việt Nam, tiêu biểu Nguyễn Bính nhà thơ quen thuộc nhất:

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”

(Tương tư)

III. Đặc trưng Thơ mới

* Kiểu nhà Thơ mới: cái tôi tôi trong thơ mới khi các thi nhân cảm nhận thế giới bằng cái tôi, qua cái tôi cái tôi. Cái tôi là tư tưởng cốt lõi để phản chiếu cuộc sống chứ không phải diễn tả tả tượng trưng ước lệ có sẵn đông đặc như thơ Trung đại. Cái tôi trong thơ mới sống thực với cảm giác bên trong điều mà tác giả Thi nhân Việt Nam từng khẳng định “Đó là khát vọng được thành thực, khát vọng đi khẳng định giá trị của bản thân”. Ý nghĩa nhân văn của thơ mới là đó khi thi nhân làm đúng cái đạo đức sáng tác cơ bản nhất của người cầm bút đó là sống trọn vẹn tận cùng bản thể của mình nỗi cô đơn

- Nỗi buồn, cô đơn

- Tình yêu đôi lứa

- Tình yêu thiên nhiên

- Tình yêu cuộc sống

- Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ

- Ngôn từ phong phú tinh tế

- Câu thơ điệu nói, thể loại tự do

- Phong cách độc đáo sáng tạo

1. Giá trị nội dung:Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.” (Hoài Thanh)

* Nỗi buồn cô đơn

- Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của các nhà thơ mới là niềm mong ước được trải lòng với đời:

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa của nhìn xa nghĩ ngợi gì”

(Xuân Diệu)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa

Lòng quê dợn dợn, vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

(Huy Cận)

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn hiu, hoa bắp lay”

(Hàn Mặc Tử)

=> “Nỗi buồn trở thành cội nguồn của hồn thơ” (Hoài Thanh)

* Tình yêu đôi lứa : “Cái tình của ta thì trăm hình muôn dạng, cái tình say đắm cái tình thoáng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút cái tình ngàn thu...” (Lưu Trọng Lư)

- Thể hiện mọi cung bậc của tình yêu

- Những rung cảm đầu đời trong sáng tác như bài thơ Duyên của Xuân Diệu

Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều. Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu rung động nỗi thương yêu.”

Con đường như dụi đầu vào gió, còn cành hoang như ngả mình vào nắng, còn đôi bạn trẻ thì nghe được những xao động những rung cảm thương yêu đầu đời trong lòng nhau. Quả là cái thuở ban đầu lưu luyến ấy ngàn năm chưa dễ mấy ai quên

- Nỗi nhớ chính là sức sống của tình yêu và Nguyễn Bính đã diễn tả nó thành một căn bệnh rất đáng yêu:

Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

=>Khát khao sự đồng cảm sẻ chia

* Yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương

- Khắc họa phong phú vẻ đẹp và linh hồn của thiên nhiên và tạo vật :

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”

(Chiều xuân, Anh Thơ)

- Xứ Huế mộng mơ trong thơ Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

( Đây thôn Vĩ Dạ)

=> Bức tranh Xứ Huế thanh tú tràn đầy sức sống, ấm áp bầu trời bầu xuân, chỉ bằng vài nét chấm phá nhà thơ đã lưu lại cái hồn của xứ Huế mộng mơ 4 câu thơ cũng cho ta thấy tình yêu và sự gắn bó của Hàn Mặc Tử với vùng đất, với xứ sở. Xứ sở đó đã cho nhà thơ những tháng ngày an lành của tuổi thanh xuân với tình yêu trong sáng đẹp đẽ, thiêng liêng

=> Tình yêu với tao vật với quê hương đất nước

* Yêu con người, yêu cuộc sống: nhà thơ Vũ Đình Liên xót xa khi hình bóng ông đồ không còn nữa:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

(Ông đồ)

Tình yêu đời đam mê, cuồng nhiệt của nhà thơ Xuân Diệu:

Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng)

Thiết tha gắn bó với cõi đời

=> Tiếng thơ của những tình cảm phong phú, đẹp đẽ, nhân văn

2. Giá trị nghệ thuật

* Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ

- Thơ mới là thông điệp của cái đẹp trong đó con người là chuẩn mực của cái đẹp

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp với muôn hình muôn vẻ”

(Cây đàn muôn điệu- Thế Lữ)

Hay trong thơ Xuân Diệu, chúng ta thấy bóng dáng của những người thiếu nữ:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

(Đây mùa thu tới)

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

(Vội vàng)

* Ngôn ngữ phong phú, tinh tế:

- Phát huy hết tài năng của của tiếng Việthiện đại để diễn tả vẻ đẹp của non sông, đất nước con người Việt Nam. “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng.” (trích Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh)

Hay

Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.”

(Nằm trong tiếng nói-Huy Cận)

=> Tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nước thầm kín mà thiết tha

* Câu thơ điệu nói với thể loại tự do:

Thơ Trung Đại

Thơ Mới

- Câu thơ trữ tình điệu ngâm

- Lấy con chữ luật bằng trắc

Kiến trúc bất biến, tĩnh lặng

- Câu thơ trữ tình điệu nói

- Lấy tiếng nói, giọng lời, hơi thở của con người

Thế giới sống động với bao nhiêu tiếng gọi, lời thưa, tiếng giãi bày, lời tâm sự

- Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất Thể hiện rõ ràng tư tưởng tình cảm của cá nhân chất văn học là tiếng lòng, hơi thở, là nhịp cảm xúc tạo nên:

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng)

-Mang cả tiếng lòng gần gũi, mang tiếng đời hổn hển dạt dào vào thơ mở cửa cho tiếng nói hàng ngày chất văn xuôi vào thơ

Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành. Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy cho tình xa xôi...”

(Tương tư-Nguyễn Bính)

Thơ Trung đại

Thơ mới

- Câu thơ trữ tình điệu ngâm

- Thể thơ gò bó, đông cứng

- Câu thơ trữ tình điệu nói

- Thể thơ tư do

*Phong cách độc đáo, sáng tạo

- Thơ mới cảm nhận cuộc sống bằng cái tôi cá nhân hình thành nên những cá tính sáng tạo, những phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo

Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”( Hoài Thanh- Thi nhân Việt Nam)

=> Thơ Mới là cuộc cách mạng thơ ca vĩ đại nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam (GS Trần Đình Sử)

II. Bài tập

TRƯỜNG THPT QUỐC OAI

TỔ: NGỮ VĂN – GDCD

------------------------------

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0điểm)

Câu chuyện cậu bé Sơn La đạp xe hơn 100 cây số thăm em.

Có ý kiến cho rằng con liều quá, con là đứa trẻ hành động như vậy là quá nguy hiểm, thiếu suy nghĩ và thiếu kĩ năng… Cô không hoàn toàn đồng ý với cách suy luận đơn thuần như vậy. Cô chỉ thấy yêu con hơn, thấm thía điều con gợi cho người lớn chúng ta hơn, bằng hành động có phần bản năng ấy của con.

Sợ hãi là một bản năng của con người. Nó là một trong những bản năng gốc. Yêu em thương em thì nhiều bạn nhỏ có tình cảm đó như con. Vì yêu thương cũng là một trong những bản năng gốc của con người.Trong phần lớn trường hợp, kể cả người lớn chúng ta, bị cái bản năng sợ hãi trì kéo mà không dám vượt qua nhiều chuyện lắm. Đôi khi biết rằng chỉ cần vượt qua sợ hãi, bờ bên kia sẽ là yêu thương, mà chúng ta không làm được, không sẵn sàng. Bởi chúng ta sợ rủi ro, sợ đói khát, sợ cô độc, sợ bị coi thường, sợ mất. Chúng ta thường đứng run rẩy bờ bên này. Chúng ta bao bọc quanh mình nhiều lý luận để giải thích bao biện cho mình. Thay vì hành động, chúng ta tìm lý do. Chúng ta tự hào mình tỉnh táo, thông thái, hiểu biết

Vâng, vì chúng ta tinh khôn lắm, làm sao chúng ta chọn nguy hiểm để bước vào. Dù chúng ta thèm yêu thương lắm và chúng ta biết nó có ở bờ bên kia. Còn con thì sao, cậu bé. Bản năng yêu thương của con đã thắng. Cô nghĩ rằng con có nỗi sợ chứ không phải không có đâu. Nhưng trái tim của con kìa, nó tràn ngập yêu thương, nó dẫn lối để con đi về phía yêu thương

Phía ấy, có bố mẹ con đang lo lắng cho em bé vừa mới chào đời. Em nhỏ xíu và em bị ốm. Con thương em, thương bố mẹ, con nghĩ con cần gặp họ, cả gia đình sẽ bên nhau trong thời khắc này.

Phía ấy là Hà Nội. Một địa chỉ để con đến, vậy thôi”

( Trích báo Tuổi trẻ Online)

  1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

  2. Văn bản sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào? Nêu hiệu quả của việc sử dụng kết hợp đó.

  3. Theo tác giả, cậu bé có những bản năng nào? Bản năng nào đã chiến thắng để làm nên sự khác biệt giữa cậu với một bộ phận người được đề cập đến trong văn bản.

  4. Em sẽ có thái độ và hành động như thế nào khi đọc đến lời người viết gửi gắm cậu bé: “ Nhưng trái tim của con kìa, nó tràn ngập yêu thương, nó dẫn lối để con đi về phía yêu thương”. Viết câu trả lời bằng đoạn văn ngắn 5-7 câu.

  1. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về nét đẹp trong hai khổ thơ sau.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

( Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11 tập 2)

------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

13