Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

NHỮNG BÀI TẬP HAY VỀ HALOGEN ĐẶC SẮC

1349c7b65cf8079e19cf140b774b5156
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 10 2020 lúc 22:42:37 | Được cập nhật: 5 tháng 5 lúc 5:47:48 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 371 | Lượt Download: 5 | File size: 0.255484 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BÀI TẬP HAY VỀ HALOGEN THẦY NGUYỄN VĂN THÁI Câu 1 : Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác: A. Tất cả các muối AgX (X là halogen) đều không tan. B. Tất cả hiđro halogenua đều tồn tại thể khí, ở điều kiện thường. C. Tất cả hiđro halogenua khi tan vào nước đều tạo thành dung dịch axit. D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại. Câu 2 : Có 5 gói bột màu tương tự nhau là của các chất CuO, FeO, MnO2, Ag2O, (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây để phân biệt các chất trên? A. HNO3. B. AgNO3. C. HCl. D. Ba(OH)2. Câu 3: Hòa tan hỗn hợp X chứa 12 gam Fe và Cu vào dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). % Khối lượng Fe trong X là A. 6,67%. B. 46,67%. C. 53,33%. D. 93,33%. Câu 4: Nhiệt phân 17,54 gam gồm KClO3, KMnO4 thì thu được O2 và chất rắn gồm K2MnO4, MnO2, KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ thì thu được 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với oxi bằng 1. Phần trăm khối lượng của KClO3 trong X là. A. 72,06%. B. 74,92% C. 62,76% D. 27,94% Câu 5 : Cho các phản ứng: a. Mg + 2HCl MgCl2 + H2 b. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O c. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O d. MnO2 + 2HCl + H2SO4 MnSO4 + Cl2 + 2H2O ion Cl– chỉ đóng vai trò là chất khử trong phản ứng A. c, d B. b, a C. d D. a, c Câu 6 : Cho các phát biểu sau: (1) Axit flohidric là một axit yếu. (2) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa là 1-, +1, +3, +5 và +7. (3) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-. (4) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. (5) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (6) Các axit HX (X: F, Cl, Br) được điều chế bằng cách đun muối khan NaX với H2SO4 đặc. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 7: Nhiệt phân muối KMnO4 một thời gian thu được 3,36 lít O2 (ở đktc) và m gam hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết hoàn toàn X cần vừa đủ 3,4 mol dung dịch HCl đặc đun nóng, sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí clo (ở đktc). Giá trị của V là A. 21,28 B. 17,92 C. 16,80 D. 22,40 Câu 8: Cho sơ đồ điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm từ MnO2 và dung dịch HCl đặc (như hình vẽ bên). Nếu không dùng đèn cồn thì có thể thay MnO2 bằng hóa chất nào (các dụng cụ và hóa chất khác không thay đổi) sau đây? A. NaCl hoặc KCl B. CuO hoặc PbO2 C. KClO3 hoặc KMnO4 D. KNO3 hoặc K2MnO4 Câu 9: Hãy cho biết dãy các kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl đều cho cùng một muối. A. Al, Fe và Ba B. Fe, Zn và Mg C. Al, Mg và Cu D. Mg, Na và Al Câu 10: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lit khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là: A. 2,0 B. 0 C. 2,2 D. 8,5 Câu 11 : Nung nóng m gam hỗn hợp KClO3 với 4,35 gam MnO2 làm xúc tác sau 1 thời gian thu được m–3,33 gam hỗn hợp rắn X (cho rắng lượng xúc tác không thay đổi về chất và lượng). Cho chất rắn X tác dụng với dung dịch HCl đặc nóng dư thu được 1 lượng clo oxi hóa vừa đủ với 39,275 gam Ca. Giá trị của m là A. 57,65 B. 46,51 C. 48,59 D. 59,24 Câu 12: Hỗn hợp M gồm các kim loại Cr, Al, Mg, Cu. Lấy 50 gam M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 186 gam muối và có 3,2 gam chất rắn không tan. Cũng lấy 50 gam M tác dụng hoàn toàn với khí clo thì thu được 199,85 gam muối. Phần trăm khối lượng của Cr và Cu trong M lần lượt là A. 20,80% và 6,4% B. 17,84% và 12,8% C. 2,080% và 6,4% D. 30,67% và 23,4% Câu 13 : Một bình cầu đựng đầy khí HCl được đậy bằng một nút cao su cắm ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một cốc thủy tinh đựng nước đã cho thêm một ít dung dịch NaOH và một vài giọt dung dịch phenolphtalein (có màu hồng). Dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên? A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Nước ở trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và không mất màu hồng ban đầu. C. Nước ở trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và mất màu. D. Nước ở trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và đổi màu. Câu 14 : Hòa tan hết 4 gam oxit FexOy cần dùng 52,14 ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05 gam/ml). Để khử hóa hoàn toàn 4 gam oxit sắt này cần ít nhất thể tích khí CO (đktc) là A. 1,545 lít B. 0,056 lít C. 1,680 lít D. 1,240 lít Câu 15: Dùng muối iốt hàng ngày để phòng ngừa dịch bệnh bướu cổ. Muối iôt có thành phần A. I2 + NaCl B. NaCl + NaI C. NaCl + KI( hoặc KIO3) D. NaI3 + NaCl Câu 16 : Hỗn hợp X gồm ba kim loại M, N (đều hóa trị II) và Fe có tỉ lệ mol lần lượt là 1:1:2. Cho 2,01 gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 896 ml H2 (ở đktc) và dung dịch Y. Hai kim loại M, N là : A Ca và Zn. B Ni và Sn. C Zn và Ni. D Mg và Zn. Câu 17 : Cho 15,8gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư được khí Cl2. Chia lượng khí này làm 2 phần. Cho phần 1 tác dụng với Fe được 3,25 gam muối. Cho phần 2 tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1,0 M được dung dịch X. Giả sử thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ NaOH có trong dung dịch X là A. 0,04M. B. 0,06M. C. 0,12 M. D. 0,25M Câu 18 : Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Điều chế khí HBr bằng cách cho NaBr (rắn) tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc, đun nóng. B. Điều chế khí HF bằng cách cho CaF2 (rắn) tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc, đun nóng. C. Cho khí clo tác dụng với sữa vôi ở 30OC thu được clorua vôi. D. Flo có tính oxi hoá rất mạnh, oxi hoá mãnh liệt nước. Câu 19 : Cho 52 gam hỗn hợp X gồm Ni, Cr, Sn (trong đó số mol Cr gấp 2 lần số mol Ni) tác dụng hết với lượng dư dd HCl loãng, nóng thu được dd Y và 13,44 khí H2 (đktc). Nếu cho 52 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là A. 11,2 lít. B. 6,72 lít. C. 10,08 lít. D. 7,84 lít. Câu 20 : Trong công nghiệp HCl có thể được điều chế bằng phương pháp sunfat theo phương trình phản ứng: 2NaCl(tinh thể) + H2SO4(đặc) → 2HCl + Na2SO4 Tại sao phương pháp này không được dùng để điều chế HBr và HI: A. Do tính axit của H2SO4 yếu hơn HBr và HI B. Do NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm. C. Do HBr và HI sinh ra là chất độc. D. Do có phản ứng giữa HBr, HI với H2SO4 (đặc, nóng) Câu 21 : Hoà tan hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 400 ml HCl 2,5M, thu được dd Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là: A, Be và Ca B. Be và Mg C. Mg và Sr D. Mg và Ca Câu 22 : Cho 20,2 gam hỗn hợp A gồm Mg ; Zn vào 2 lít HCl xM thu được 8,96 lít H2. Mặt khác 20,2 gam hỗn hợp trên vào 3 lit HCl xM thu được 11,2 lít H2 (các khí ở đktc). Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp A và giá trị x lần lượt là: A. 40 % và 0,4M B. 60 % và 0,4M C. 40 % và 0,33M D. 60 % và 0,33M Câu 23 : Để tác dụng hết với 4,64g hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 160ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử hoàn toàn 4,64g hỗn hợp trên bằng khí CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng Fe thu được là: A. 3,36g B. 3,63g C. 4,36g D. 4,63g Câu 24 : Hoà tan m gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 2 chất tan có cùng nồng độ phần trăm và có 5,6 lít H 2 (đktc) sinh ra. Giá trị của m là A. 11,359 B. 10,575 C. 13,082 D. 8,414 Câu 25 : Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp Al,Mg,Zn,Cu thu được m+8,64 gam hỗn hợp các oxit. Hòa tan toàn bộ oxit sinh ra trong dung dịch HCl dư sau đó cô cạn dung dịch thu được 64,23 gam chất rắn khan. Giá trị của m là : A. 19,79 gam B. 22,99 gam C. 24,95 gam D. 25,89 gam Câu 26 : Cho m gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với oxi sau 1 thời gian thu được 8,08 gam hỗn hợp X gồm oxit và kim loại dư. Hoà tan hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 2,688 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa 23,75 gam chất tan. Giá trị của m là : A. 5,4 gam B. 6,0 gam C. 8,4 gam D. 9,1 gam Câu 27 : Hỗn hợp X gồm FeCl3 và KCl có tỉ lệ số mol FeCl3 : KCl =2:3. Hoà tan m gam hỗn hợp X vào 120 gam dung dịch HCl 18,25% sau đó thêm dung dịch AgNO 3 vừa đủ vào vừa đủ để kết tủa hết ion Cl– thu được 2,747m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 219,42 B. 317,84 C. 312,16 D. 246,16 Câu 28 : Thêm 1,9 g MnO2 vào 172,5 g hỗn hợp muối (X) gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng 136 g. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KClO3 và KCl trong hỗn hợp muối (X) là A. 56,2% và 43,8%. B. 56,81% và 43,19%. C. 85,21% và 14,79%. D. 84,28% và 15,72%. Câu 29: Hỗn hợp X gồm MO, MCO 3, M (M là kim loại trước H và có hoá trị không đổi). m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 255,5 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch chứa 33,25 gam chất tan và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 11,08. Giá trị của m là : A. 22,80 B. 17,20 C. 31,55 D. 28,40 Câu 30 : Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, lượng khí clo sinh ra được hấp thụ vào dung dịch KOH (dùng dư 20%) thu được dung dịch chứa 56,22 gam chất tan. Giá trị của m là A. 18,96 B. 14,22 C. 21,33 D. 17,78 Câu 31 : Nhiệt phân hoàn toàn gam hỗn hợp X gồm Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2 thu được hỗn hợp Y và 8,46 gam H2O. Thể tích dung dịch HCl 1M tối thiểu để hòa tan hết hỗn hợp rắn Y là : A. 0,84 lít B. 0,94 lít C. 1,20 lít D. 0,68 lít Câu 32 : Nung 13,85g muối KClOx thì khối lượng chất rắn thu được giảm 46,21% so với khối lượng muối ban đầu. Xác định công thức của muối. Nếu cho toàn bộ thể khí thu được trong phản ứng trên tác dụng với 32g Cu (phản ứng hoàn toàn). Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. A. KClO3; 36,8 g. B. KClO4; 40,0 g. C. KClO4; 38,4 g D.KClO3; 38,5 g. Câu 33: Hấp thụ 11,2 lít Clo (đktc) vào 400 ml dung dịch KOH x mol/l được đun nóng ở 750C thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 74,25 gam chất rắn khan. Giá trị của x là : A. 1,50 B. 2,25 C. 1,75 D. 0,75 Câu 34: Hỗn hợp X gồm CaCO3, MgO và Mg(OH)2. m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 146 gam dung dịch HCl 15% thu được dung dịch Y và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan Z. Phần trăm khối lượng CaCl2 trong hỗn hợp Z là A. 18,94% B. 16,48% C. 20,15% D. 26,42% Câu 35: Hấp thụ V lít Cl2 (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH và NaCl cùng nồng độ mol thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối có tổng khối lượng là 40 gam. Giá trị của V là A. 4,256 B. 3,136 C. 3,308 D. 3,584 Câu 36 : Hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3. Nung m gam hỗn hợp X ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,384 lít O2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl đặc vừa đủ thu được V lít khí Cl 2 (đktc) và dung dịch chứa 35,235 gam chất tan. Phần trăm khối lượng KClO3 và giá trị của V là A. 49,22% và 11,2 B. 48,16% và 16,8 C. 49,22 % và 16,8 D. 48,16% và 11,2 Câu 37 : Hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và MgO có số mol bằng nhau. Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y trong đó khối lượng FeCl3 nhiếu hơn khối lượng MgCl2 là 66,6 gam. Giá trị của m là : A. 61,56 B. 64,80 C. 46,17 D. 51,84 Câu 38 : Hỗn hợp X gồm FeCl2 và FeCl3. Hoà tan hỗn hợp X vào nước sau đó sục khí clo dư vào dung dịch tạo thành thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan bằng 1,17 lần khối lượng hỗn hợp X. Phần trăm khối lượng FeCl2 trong hỗn hợp X là : A. 58,76% B. 60,82% C. 55,18% D. 71,24% Câu 39 : Cho 28,8 gam Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl 12% , sau khi phản ứng kết thúc thu được 238,2 gam dung dịch . Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được : A. 21,45% B. 15,48% C. 16,37% D. 18,24% Câu 40: Hòa tan hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch HCl 10% vừa đủ thu được dung dịch X trong đó nồng độ FeCl2 là 2,935% và FeCl3 là x%. Giá trị của x là : A. 11,266 B. 12,448 C. 10,648 D. 13,112 Câu 41 : Hòa tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối KCl tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là: A. 8,94 gam B. 16,17 gam C. 7,92 gam D. 12,0 gam Câu 42 : Cho 28 gam hỗn hợp Fe2O3 và MgO tác dụng với 1,6 lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch chứa 76,5 gam chất tan. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp đầu là : A. 85,71% B. 68,57% C. 59,14% D. 78,86% Câu 43 : Hỗn hợp X gồm Al và 1 kim loại M. Cho 0,5 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,216 lít H2 (đktc). Mặt khác 12,83 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 590 ml dung dịch HCl 1 M. Kim loại M là : A. Mg B. Zn C. Ca D. Fe Câu 44 : Nung m gam KMnO4 sau 1 thời gian thu được m–1,6 gam hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp rắn X tác dụng với dung dịch HCl đặc nóng dư thu được 7,84 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của m là : A. 37,92 B. 25,28 C. 30,12 D. 28,44 Câu 45 : Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và 1 oxit của 1 kim loại hoá trị II. 19,32 gam hỗn hợp X tác dụng với 219 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Oxit đó là :A. MgO B. CaO C. CuO D. ZnO Câu 46 : Hỗn hợp X gồm KCl, MgCl2 và FeCl3 trong đó clo chiếm 64,61% khối lượng tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch chứa 73,3 gam chất tan. Giá trị của m là :A. 103,320 B. 108,486 C. 129,150 D. 118,225 Câu 47 : Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó oxi chiếm 27,70% khối lượng. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 35,56 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là : A. 78,0 B. 117,0 C. 175,5 D. 97,5 Câu 48 : Hỗn hợp X gồm NaHCO3, MgCO3 và K2CO3. Cho 37,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối clorua và 8,064 lít CO2 (đktc). Khối lượng KCl trong dung dịch Y là : A. 20,860 B. 26,075 C. 31,290 D. 28,060 Câu 49 : Cho m gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch Y và 15,12 lít khí clo (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 37,525 gam hỗn hợp muối khan. Phần trăm KClO3 trong hỗn hợp X là : A. 34,075% B. 36,125% C. 30,316% D. 32,425% Câu 50 : M là một kim loại. Hòa tan hết m gam M trong dung dịch HCl, thu được dung dịch muối có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HCl lúc đầu là 11m/12 gam. M là: A. Ca B. Mg C. Fe D. Al Câu 51 : 39,5 gam hỗn hợp X gồm MgCO3, MgCl2 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 41,7 gam chất tan. Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong hỗn hợp X là : A. 22,41% B. 25,18% C. 19,61% D. 24,30% Câu 52: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là A. 74,92%. B. 72,06%. C. 27,94%. D. 62,76%. Câu 53 : Nung m gam KClO3 một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y trong đó phần trăm khối lượng của oxi là 31,082%, của KClO3 dư là 28,330%. Phần trăm KClO3 bị phân hủy là: A. 68,00% B.75,00% C. 86,00% D. 84,00% Câu 54 : Hoà tan 17 gam hỗn hợp NaOH, KOH, Ca(OH)2 vào nước được 500 gam dung dịch X. Để trung hoà 50 gam dung dịch X cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được khối lượng muối khan là A. 3,16 gam B. 2,44 gam. C. 1,58 gam. D. 1,22 gam Câu 55 : Nhiệt phân hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 một thời gian thu được O2 và 28,33 gam chất rắn Y gồm 5 chất. Toàn bộ hỗn hợp rắn Y tác dụng tối đa với 1,2 mol HCl đặc thu được khí Cl 2 và dung dịch Z. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 66,01 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây? A. 40%. B. 70%. C. 50%. D. 60%. Câu 56 : Cho phương trình hóa học sau : K2Cr2O7 + CuFeS2 + HBr + H2SO4  K2SO4 + Br2 + CuSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O + Cr2(SO4)3 Tổng hệ số cân bằng trong phương trình ion rút gọn của phương trình trên là: A. 180 B. 360 C. 286 D. 98 Câu 57: Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được khí O2 và 29,9 gam chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2 và KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,7 mol HCl. Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là A. 50%. B. 80%. C. 75%. D. 60%. Câu 58: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl, đun nóng, sau phản ứng thu được x mol khí Cl2. Giá trị x gần nhất với? A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Câu 59: Cho các phát biểu sau: (1) Axit flohidric là một axit yếu. (2) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa là 1-, +1, +3, +5 và +7. (3) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-. (4) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. (5) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (6) Các axit HX (X: F, Cl, Br) được điều chế bằng cách đun muối khan NaX với H2SO4 đặc. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 60: Trong bình kín chứa 22,4 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2, Cl2 có tỉ khối so với H2 là 11,35. Đốt nóng bình để phản ứng xảy ra (hiệu suất phản ứng đạt 25%) thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ lượng HCl trong Y vào 94,525 gam nước thu được dung dịch Z. Lấy 50 gam dung dịch Z cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị gần nhất với m là: A. 21,5. B. 9,75. C. 14,35. D. 10,8.