Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hóa 11 trắc nghiệm luyện tập phần Ankin, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

a3bae4e9da0cb10c6053e4dbe99f309b
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 8:00:25 | Được cập nhật: hôm qua lúc 16:53:38 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 499 | Lượt Download: 20 | File size: 0.11776 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP PHẦN AN KIN .

Câu 1: Ankin là hiđrocacbon :

A. có dạng CnH2n-2, mạch hở. B. có dạng CnH2n, mạch hở.

C. mạch hở, có 1 liên kết ba trong phân tử. D. A và C đều đúng.

Câu 2: Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là :

A. CnH2n+2 (n 2). B. CnH2n-2 (n 1). C. CnH2n-2 (n 3). D. CnH2n-2 (n 2).

Câu 3: Câu nào sau đây sai ?

A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng.

B. Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.

C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.

D. Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức.

Câu 4: Trong phân tử axetilen liên kết ba giữa 2 cacbon gồm :

A. 1 liên kết pi () và 2 liên kết xích ma ( ).

B. 2 liên kết pi () và 1 liên kết xích ma ( ).

C. 3 liên kết pi ().

D. 3 liên kết xích ma ( ).

Câu 5: Các ankin có đồng phân vị trí liên kết ba khi số cacbon trong phân tử lớn hơn hoặc bằng : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 6: Các ankin bắt đầu có đồng phân mạch C khi số C là :

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 7: Một trong những loại đồng phân nhóm chức của ankin là :

A. ankan. B. anken. C. ankađien. D. aren.

Câu 8: C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở ?

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 9: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10: Trong phân t ankin X, hiđro chiếm 11,111% khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11: A, B là 2 ankin đồng đẳng ở thể khí, trong điều kiện thường. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,35.Vậy A, B là :

A. etin ; propin. B. etin ; butin. C. propin ; butin. D. propin ; pentin.

Câu 12: A, B, C là 3 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tổng khối lượng 162 đvC. Công thức A, B, C lần lượt là :

A. C2H2 ; C3H­4 ; C4H6. B. C3H4 ; C4H6 ; C5H8.

C. C4H6 ; C3H­4 ; C5H8. D. C4H6 ; C5H­8 ; C6H10.

Câu 13: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau:

Tên của X là :

A. 4-metylpent-2-in. B. 2-metylpent-3-in.

C. 4-metylpent-3-in. D. 2-metylpent-4-in.

Câu 14: Cho hợp chất sau :

Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là :

A. 2,2-đimetylbut-1-in. B. 2,2-đimetylbut-3-in.

C. 3,3-đimetylbut-1-in. D. 3,3-đimetylbut-2-in.

Câu 15: Để chuyển hoá ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác :

A. Ni, to. B. Mn, to. C. Pd/ PbCO3, to. D. Fe, to.

Câu 16: Hỗn hợp A gồm hiđro và các hiđrocacbon no, không no. Cho A vào bình có niken xúc tác, đun nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp B. Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cho số mol CO2 và số mol nước luôn bằng số mol CO2 và số mol nước khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B.

B. Số mol oxi tiêu tốn để đốt hoàn toàn hỗn hợp A luôn bằng số mol oxi tiêu tốn khi đốt hoàn toàn hỗn hợp B.

C. Số mol A – Số mol B = Số mol H2 tham gia phản ứng.

D. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A bằng khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp B.

Câu 17: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng : Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3 ?

A. etan. B. etilen. C. axetilen. D. xiclopropan.

Câu 18: Cho phản ứng : C2H2 + H2O A

A là chất nào dưới đây ?

A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH.

Câu 19: Cho dãy chuyển hoá sau :

CH4 A B C Cao su Buna.

Công thức phân tử của B là :

A. C4H6. B. C2H5OH. C. C4H4. D. C4H10.

Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng (các chất tạo ra trong sơ đồ là sản phẩm chính) :

(Y) (X) (Y) (Z) (T) Axeton

X, Y, Z, T lần lượt là :

A. CH3CH2CH2Cl, CH3CH=CH2, CH3CHBrCH2Br, CHCCH.

B. CH3CH2CH2Cl, CH3CH2CH3, CH3CHBrCH2Br, CHCCH.

C. C2H4, C2H4Br2, C­2H2, CH3CCH.

D. CH3CHClCH3, CH3CH=CH2, CH3CHBrCH2Br, CHCCH.

Câu 21: Có chuỗi phản ứng sau:

N + H2 D E (spc) D

Xác định N, B, D, E biết rằng D là một hiđrocacbon mạch hở, D chỉ có 1 đồng phân.

A. N : C2H2 ; B : Pd ; D : C2H4 ; E : CH3CH2Cl.

B. N : C4H6 ; B : Pd ; D : C4H8 ; E : CH2ClCH2CH2CH3.

C. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CH3CHClCH3.

D. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CHCH2CH2Cl.

Câu 22: Ankin B có chứa 90% C về khối lượng, mạch thẳng, có phản ứng với AgNO3/NH3. Vậy B là :

A. axetilen. B. propin. C. but-1-in. D. but-2-in.

Câu 23: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3) ?

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 24: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 25: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 26: Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau : C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 ?

A. C4H10 ,C4H8. B. C4H6, C3H4. C. Chỉ có C4H6. D. Chỉ có C3H4.

Câu 27: Để phân biệt các khí propen, propan, propin có thể dùng thuốc thử là :

A. Dung dịnh KMnO4. B. Dung dịch Br2.

C. Dung dịch AgNO3/NH3. D. Dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 28: Để phân biệt 3 khí C2H4, C2H6, C2H2 người ta dùng các thuốc thử là :

A. dung dịch KMnO4.

B. H2O, H+.

C. dung dịch AgNO3/NH3 sau đó là dung dịch Br2.

D. Cả B và C.

Câu 29: Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần % về thể tích etilen và axetilen lần lượt là :

A. 66% và 34%. B. 65,66% và 34,34%.

C. 66,67% và 33,33%. D. Kết quả khác.

Câu 30: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở (thuộc dãy đồng đẳng ankin, anken, ankan). Cho 0,3 mol X làm mất màu vừa đủ 0,5 mol brom. Phát biểu nào dưới đây đúng ?

A. X có thể gồm 2 ankan. B. X có thể gồm 2 anken.

C. X có thể gồm1 ankan và 1 anken. D. X có thể gồm1 anken và một ankin.

Câu 31: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin A và H2 có V = 15,68 lít (đktc) cho qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp Y có V = 6,72 lít (Y có H2 dư). Thể tích của A trong X và thể tích H2 dư (đktc) là :

A. 4,48 lít ; 2,24 lít. B. 4,48 lít ; 4,48 lít.

C. 3,36 lít ; 3,36 lít. D. 1,12 lít ; 5,6 lít.

Câu 32: Hỗn hợp A gồm C2H2 và H2, tỉ khối của A so với hiđro là 5,8. Dẫn A (đktc) qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta được hỗn hợp B. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A và tỉ khối của B so với hiđro là :

A. 40% H2; 60% C2H2; 29. B. 40% H2; 60% C2H2 ; 14,5.

C. 60% H2; 40% C2H2 ; 29. D. 60% H2; 40% C2H2 ; 14,5.

Câu 33: Cho 10 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H2 tác dụng với 10 lít H2 (Ni, to). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16 lít hỗn hợp khí (các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Thể tích của CH4 và C2H2 trước phản ứng là :

A. 2 lít và 8 lít. B. 3 lít và 7 lít. C. 8 lít và 2 lít. D. 2,5 lít và 7,5 lít.

Câu 34: Hỗn hợp X gồm ba khí C3H4, C2H2, H2. Cho X vào bình kín dung tích 9,7744 lít ở 25­oC, áp suất trong bình là 1 atm, chứa một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y với dX/Y = 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là :

A. 0,75. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,1.

Câu 35: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2 là :

A. 11. B. 22. C. 26. D. 13.

Câu 36: Hỗn hợp ban đầu gồm 1 ankin, 1 anken, 1 ankan và H2 với áp suất 4 atm. Đun nóng bình với Ni xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với H2 lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là :

A. 18. B. 34. C. 24. D. 32.

Câu 37: Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là :

A. C3H6. B. C4H6. C. C3H4. D. C4H8.

Câu 38: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là :

A. C3H4 80% và C4H6 20%. B. C3H4 25% và C4H6 75%.

C. C3H4 75% và C4H6 25%. D. Kết quả khác.

Câu 39: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch thẳng. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 292 gam kết tủa. CTCT của X có thể là :

A. CH ≡C–C≡C–CH2–CH3. C. CH≡C–CH2–CH=C=CH2.

B. CH≡C–CH2–C≡C–CH3. D. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH.

Câu 40 :Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,2 mol Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20.

4