Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HÓA HỌC 11 NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ, TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

a97adadf8a4f8e7a7cf94b4d15c28b85
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:23:22 | Được cập nhật: hôm qua lúc 16:48:54 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 452 | Lượt Download: 21 | File size: 0.046056 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Luyện tập: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

& HÓA HỌC VỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

A. Kiến thức cần nhớ

I. Nhận biết một số chất vô cơ

1. Nhận biết một số ion trong dung dịch

- Nguyên tắc: Thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion cần nhận biết một sản phẩm đặc trưng như một chất kết tủa, một hợp chất có màu, hoặc một chất khí.

- Nhận biết một số cation trong dung dịch:

Ion

Thuốc thử

Hiện tượng

Phản ứng

Li+

Đốt trên ngọn lửa đèn khí không màu

Ngọn lửa màu đỏ tươi

Na+

Ngọn lửa màu vàng tươi

K+

Ngọn lửa màu tím hồng

NH4+

Dung dịch kiềm, đun nóng nhẹ

Khí mùi khai bay ra

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

Ag+

Dung dịch Cl-

Kết tủa màu trắng

Ag+ + Cl- → AgCl↓

Dung dịch Br-

Kết tủa màu vàng nhạt

Ag+ + Br- → AgBr↓

Dung dịch I-

Kết tủa màu vàng đậm

Ag+ + I- → AgI↓

Dung dịch NH3

Kết tủa trắng, tan trong dung dịch NH3

Ag+ + OH- → AgOH↓

AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH

Dung dịch H2S

Kết tủa đen

2Ag+ + S2- → Ag2S↓

Ba2+

Dung dịch SO42-

Dung dịch CO32-

Kết tủa màu trắng

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Ba2+ + CO32- → BaCO3

Dung dịch Na2CrO4

Kết tủa màu vàng

Ba2+ + CrO42- → BaCrO4

Al3+

Dung dịch kiềm

Kết tủa trắng, tan trong dung dịch kiềm dư

Al2+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

Fe2+

Dung dịch kiềm

Kết tủa trắng, sau một thời gian kết tủa hoá nâu ngoài không khí

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2(trắng)

4Fe(OH)2 +O2+2H2O→Fe(OH)3(nâu đỏ)

Fe3+

Dung dịch kiềm hoặc dung dịch NH3

Kết tủa màu nâu đỏ

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

Fe3++3NH3+3H2O→Fe(OH)3↓+ 3NH4+

Dung dịch thioxianat (SCN-)

Phức chất màu đỏ máu

Fe3+ + nSCN- → Fe(SCN)n3-n

Cu2+

Na2S hoặc H2S

Kết tủa màu đen

Cu2+ + S2- → CuS↓

Dung dịch NH3

Kết tủa màu xanh lục, tan trong dung dịch NH3 dư tạo phức màu xanh lam

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Dung dịch kiềm

Kết tủa trắng, tan trong dung dịch kiềm dư

Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O

- Nhận biết một số anion trong dung dịch:

Ion

Thuốc thử

Hiện tượng

Phản ứng

NO3-

Dùng Cu kim loại trong môi trường axit

Kim loại Cu tan tạo dung dịch màu xanh, có khí NO không màu bay lên hoá nâu trong không khí.

3Cu+2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

SO42-

Dung dịch BaCl2

Kết tủa trắng không tan trong axit

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Cl-

Dung dịch AgNO3

Kết tủa màu trắng

Ag+ + Cl- → AgCl↓

CO32-

Dung dịch HCl

Sủi bọt khí

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

Dung dịch Ba2+

Tạo kết tủa tan trong axit

Ba2+ + CO­32- → BaCO3

BaCO3 + 2H+ → Ba2+ + CO2↑ + H2O

S2-

Dung dịch AgNO3

Kết tủa màu đen

2Ag+ + S2- → Ag2S↓

Dung dịch Pb(NO3)2

Kết tủa màu đen

Pb2+ + S2- → PbS↓

Dung dịch HCl

Sủi bọt khí mùi trứng thối

2H+ + S2- → H2S↑

SO32-

Dung dịch HCl

Sủi bọt khí mùi hắc

SO32- + 2H+ → SO2 + H2O

Dung dịch Ba2+

Tạo kết tủa tan trong axit

Ba2+ + SO­32- → BaSO3

BaSO3 + 2H+ → Ba2+ + SO2↑ + H2O

OH-

Quỳ tím

Hoá xanh

HCO3-

Đun nóng

Sủi bọt khí

2HCO3- → CO2↑ + CO32- + H2O

HSO3-

Sủi bọt khí mùi hắc

2HSO3- → SO2↑ + SO32- + H2O

2. Nhận biết một số chất khí

- Nguyên tắc: Dựa vào tính chất vật lý hoặc tính chất hóa học đặc trưng của chất khí cần nhận biết.

- Nhận biết một số chất khí:

Ion

Thuốc thử

Hiện tượng

Phản ứng

CO2

Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước

Dung dịch Ca(OH)2

(hoặc Ba(OH)2) dư

Kết tủa trắng tan trong axit

CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + H2O

SO2

Chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, gây ngạt và độc

Dung dịch Ca(OH)2

(hoặc Ba(OH)2) dư

Kết tủa trắng tan trong axit

SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3↓ + H2O

Nước brom

Làm nhạt màu nước brom

SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + 2HBr

H2S

Chất khí, không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí, độc

Quỳ tím ẩm

Quỳ tím chuyển màu đỏ

Dung dịch Pb2+

(hoặc Cu2+)

Kết tủa màu đen

H2S + Pb2+ → PbS↓ + 2H+

NH3

Chất khí, không màu, mùi khai, nhẹ hơn không khí, kích thích mắt và hệ thống hô hấp mạnh

Quỳ tím ẩm

Quỳ tím chuyển màu xanh

Dung dịch Cu2+ thiếu

Kết tủa màu xanh lục, tan khi NH3 dư tạo phức màu xanh lam

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

II. Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường

1. Hóa học với các vấn đề kinh tế

- Vấn đề năng lượng và nhiên liệu.

- Vấn đề vật liệu.

2. Hóa học với các vấn đề xã hội

- Vấn đề lương thực, thực phẩm.

- Vấn đề may mặc.

- Vấn đề bảo vệ sức khỏe con người.

3. Hóa học với các vấn đề môi trường

- Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất.

- Vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường.

B. Bài tập

I. Bài tập tự luận

Bài 1. Hoà tan hỗn hợp gồm Fe3O4 và Al2O3 bằng dung dịch H2SO4. Hãy chứng minh trong dung dịch thu được có các ion Fe2+, Fe3+ và Al3+?

Bài 2. a. Chỉ có CO2 và H2O làm thế nào để nhận biết được các chất sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4?

b. Nhận biết các dung dịch mất nhãn: NH4HCO3, (NH4)2CO3, NaHCO3, NH4NO3, BaCO3, Na2CO3, HCl, H2SO?

c. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí Cl2, O2, HCl, N2?

Bài 3. Có 4 dung dịch trong suốt. Mỗi dung dịch chứa một loại ioi âm và một loại ion dương trong các ion sau: Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO42-, Cl-, CO32-, NO3-.

a. Tìm các dung dịch?

b. Nhận biết từng dung dịch bằng phương pháp hoá học?

Bài 4. a. Không dùng thêm hoá chất khác, phân biệt các dung dịch sau: K2SO4, Al(NO3)3, (NH4)2SO4, Ba(NO32 và NaOH?

b. Dùng thêm một hoá chất hãy tìm cách nhận biết các dung dịch sau: NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl và H2SO4?

c. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí O2, O3, SO2, CO2?

Bài 5. Hãy nêu phương pháp để nhận biết các dung dịch sau đây: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Được dùng thêm một trong các thuốc thử sau: quỳ tím, Cu, Zn, dung dịch NH3, HCl, NaOH, BaCl2, AgNO3, Pb(NO3)2?

II. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Chỉ dùng một dung dịch hóa chất thích hợp, có thể phân biệt 3 kim loại riêng biệt: Na, Ba, Cu. Dung dịch đó là:

A. HNO3 B.NaOH C. H2SO4 D. HCl

Câu 2. Có 3 bình chứa các khí SO2, O2 và CO2. Phương pháp thực nghiệm để nhận biết các khí trên là:

A. Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ

B. Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, sau đó lội qua dung dịch Ca(OH)2

C. Cho cánh hoa hồng vào các khí, sau đó lội qua dung dịch NaOH

D. Cho từng khí qua dung dịch Ca(OH)2, sau đó lội qua dung dịch Br2

Câu 3. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: dung dịch NaCl, nước Javen, dung dịch KI ta có thể dùng một thuốc thử, đó là:

A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch KMnO4 D. Dung dịch NaOH

Câu 4. Để phân biệt các dung dịch (riêng biệt): CrCl2, CuCl2, NH4Cl, CrCl3 và (NH4)2SO4 ta chỉ cần dùng một dung dịch thuốc thử là:

A. dung dịch NaOH B. Ba(OH)2 C. BaCl2 D. AgNO3

Câu 5. Có 5 lọ đựng 5 chất bột trắng riêng biệt sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4 có thể dùng nhóm hóa chất nào sau đây để phân biệt từng lọ?

A. H2O và CO2 B. H2O và NaOH C. AgNO3 và H2O D. H2O và quỳ tím

Câu 6. Có 4 ống nghiệm mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch không màu gồm NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa, C2H5OH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt bốn dung dịch trên?

A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl C. Khí CO2 D. Dung dịch BaCl2

Câu 7. Để phân biệt 6 dung dịch: NaNO3, Fe(NO3)3, Al(NO3)2, Mg(NO3)2, NH4NO3, (NH4)2SO4 chỉ cần dùng thuốc thử sau:

A. Dung dịch H2SO4 B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch NH3 D. Dung dịch Ba(OH)2

Câu 8. Để phân biệt hai chất khí CO2 và SO2 ta chỉ cần dùng một thuốc thử là:

A. Nước vôi trong B. Nước brom C. Dung dịch quỳ tím D. Dung dịch BaCl2

Câu 9. Để nhận biết các chất rắn riêng biệt gồm: Mg, Al, Al2O3 ta dùng:

A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl C. H2O D. Dung dịch NH3

Câu 10. Để phân biệt O2 và O3, người ta dùng thuốc thử nào?

A. Dung dịch CuSO4 B. Dung dịch H2SO4

C. Dung dịch KI và hồ tinh bột D. Nước

Câu 11. Để phân biệt hai bình khí HCl và Cl2 riêng biệt, có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây?

A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein B. Giấy tẩm hồ tinh bột và dung dịch KI

C. Giấy tẩm dung dịch NaOH D. Giấy tẩm dung dịch CuSO4

Câu 12. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được những chất nào sau: AgNO3, MgCl2, HCl, HNO3, BaCl2?

A. HCl, HNO3, MgCl2 B. HNO3, BaCl2, MgCl2

C. HCl, AgNO3, BaCl2 D. AgNO3, MgCl2, HCl, HNO3, BaCl2

Câu 13. Chỉ dùng NaOH có thể nhận biết được dãy hóa chất nào trong các dãy sau đây?

A. Na2CO3, AgNO3, CaCl2, HCl B. H2SO4, Na2SO4, MgSO4, AlCl3

C. CuCl2, AlCl3, CaCl2, NaCl D. AlCl3, Zn(NO3)2, FeCl3, MgSO4

Câu 14. Dung dịch nước của chất X làm quỳ tím ngả màu xanh, còn dung dịch nước của chất Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. X và Y có thể là:

A. NaOH và K2SO4 B. K2CO3 và Ba(NO3)2 C. KOH và FeCl3 D. Na2CO3 và KNO3

Câu 15. Cho các dung dịch: HCl (X1), KNO3 (X2), HCl + KNO3 (X3), Fe2(SO4)3 (X4). Dung dịch có thể dùng bột Cu để nhận biết là:

A. X1, X3, X4 B. X1, X4 C. X3, X4 D. X1, X3, X2, X4

Câu 16. Dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu?

A. K2CO3 B. NaOH C. Na2SO4 D. AgNO3

Câu 17. Để phân biệt FeS, FeS2, FeCO3, Fe2O3 có thể dùng:

A. Dung dịch HNO3 B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng D. Dung dịch HCl

Câu 18. Để phân biệt 3 khí H2S, NH3, SO2 có thể dùng:

(1) Giấy tẩm dung dịch KMnO4 + H2SO4 loãng

(2) Giấy quỳ tím ẩm

(3) Giấy tẩm Pb(CH3COO)2

A. 2 B. 2 và 3 C. 3 D. 1

Câu 19. Để làm khan CO2 có lẫn nước dùng chất nào sau đây?

A. Na B. NaOH C. P2O5 D. CaO

Câu 20. Để tách hỗn hợp gồm Al2(SO4)3, CaCO3, MgSO4 có thể dùng phương pháp nào sau đây?

A. Dùng nước, NaOH dư, dung dịch H2SO4

B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH dư, dung dịch H2SO4

C. Dung dịch NaOH dư, dung dịch H2SO4

D. HNO3, NaOH dư, dung dịch H2SO4

Câu 21. Người ta sử dụng clo để diệt khuẩn nước vì lý do nào sau đây?

A. Clo độc nên có tính sát trùng

B. Clo có tính oxi hóa mạnh

C. Trong nước clo có mặt HClO là chất oxi hóa mạnh

D. Trong nước clo có mặt HCl là chất khử mạnh

Câu 22. Ta tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) MnO2 tác dụng với tác dụng với dung dịch HCl đặc

(2) Nhiệt phân KClO3

(3) Nung hỗn hợp CH3COONa + NaOH/CaO

(4) Nhiệt phân NaNO3

Các thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường là:

A. (1) và (2) B. (1) và (4) C. (1) và (3) D. (2) và (3)

Câu 23. Con người đã sử dụng các nguồn năng lượng: năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Số lượng nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường trong các nguồn năng lượng nói trên là:

A. 1 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 24. Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì lý do nào sau đây:

A. Photpho đỏ không độc hại đối với con người

B. Photpho đỏ không dễ gây hỏa hoạn như photpho trắng

C. Photpho trắng là hóa chất độc hại

D. Cả A, B, C

Câu 25. Nhận xét nào đúng về vật liệu nano?

A. Vật liệu nano có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao dùng trong sinh học, y học, điện tử

B. Vật liệu nano có tính năng bền, chắc không bị axit, kiềm và một số hóa chất phá hủy

C. Vật liệu nano có kích thước cỡ nanomet, có thể có độ rắn siêu cao, siêu dẻo và nhiều tính năng khác

D. Vật liệu nano có năng lượng siêu lớn dùng để sản xuất năng lượng nguyên tử thay cho uraninum khan hiếm

Câu 26. Câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Nói về hiện tượng hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng của các phân tử O2 thành O3

B. Mưa rào là nguồn cung cấp nước cho lúa

C. Phản ứng của N2 và O2, sau đó biến đổi chuyển thành đạm nitrat

D. Có sự phân hủy nước, cung cấp oxi

Câu 27. Trong quá trình thí nghiệm thường có khí thải gây độc hại cho sức khỏe như Cl2, H2S, SO2, HCl. Có thể giảm thiểu các khí thải đó bằng cách nào sau đây?

A. Nút bông tẩm nước vôi trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước vôi

B. Nút bông tẩm ancol etylic hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng ancol etylic

C. Nút bông tẩm giấm ăn hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng giấm ăn

D. Nút bông tẩm nước muối hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước muối

Câu 28. Nhờ bảo quản bằng ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai đã có thể chuyên chở vào thị trường TP. Hồ Chí Minh, mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi được lâu?

A. Ozon là một khí có tác dụng làm hoa quả chín từ từ để kéo dài ngày sử dụng

B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi

C. Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi

D. Ozon kích thích cho hoa quả chín có mùi vị đặc trưng

Câu 29. Vật liêu compozit được coi là:

A. Vật liệu có nguồn gốc vô cơ

B. Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ

C. Vật liệu mới

D. Vật liệu có tác dụng xúc tác trong công nghiệp hóa dầu

Câu 30. Thủy ngân dễ bay hơi và hơi thủy ngân rất độc. Khi đo nhiệt độ chẳng may làm vỡ nhiệt kế và thủy ngân rơi xuống sàn nhà, chọn chất nào sau đây để loại bỏ thủy ngân?

A. Oxi B. Lưu huỳnh C. Nitơ D. Clo

Câu 31. Khi làm thí nghiệm với P trắng cần phải:

A. Cầm bằng tay có đeo găng

B. Dùng cặp gắp nhanh mẫu P ra khỏi lọ và cho ngay vào chậu đựng đầy H2O khi chưa sử dụng

C. Tránh cho tiếp xúc với nước

D. Để ngoài không khí

Câu 32. Một ruộng lúa mới cấy được một tháng cần bón thúc bằng phân đạm urê. Tuy nhiên rêu xanh đã phủ kín mặt đất, cần phải bón vôi để diệt rêu. Cách làm nào sau đây giúp bà con nông dân vừa diệt rêu vừa bón đạm cho lúa tốt?

A. Bón vôi trước một lúc rồi bón đạm B. Bón đạm trước một lúc rồi bón vôi

C. Bón vôi bột trước vài ngày sau mới bón đạm D. Trộn đều vôi bột với đạm rồi bón cùng một lúc

Câu 33. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang nóng lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. SO2 B. N2 C. CO2 D. SO3

Câu 34. Những chất cho dưới đây, chất nào là nguồn nguyên liệu tự nhiên: canxi cacbua, cát, khoáng vật pirit, nước biển và đại dương, ancol etylic, axit sunfuric, tơ nilon-6,6, không khí?

A. Cát, pirit, nước biển, axit sunfuric, không khí

B. Canxi cacbua, cát, pirit, nước biển, tơ nilon-6,6, không khí

C. Cát, pirit, nước biển, không khí

D. Cát, pirit, ancol etylic, nước biển, không khí

Câu 35. Những quặng và khoáng vật cho dưới đây chủ yếu để sản xuất những kim loại gì? Criolit, manhetit, cancopirit (FeCuS2), boxit, xiđerit, đolomit và đá vôi, muối ăn, cromit, apatit, cát, pirit, cacnalit.

A. Fe, Cu, Al, Ca, Mg,Na, Si B. Fe, Cu, Al, Ca, Mg, Na, Cr

C. Fe, Cu, Al, Cu, Cr, P D. Fe, Al, Na, Cr, Ag

Câu 36. Magie kim loại đóng vai trò rất quan trọng trong công nghiệp ôtô, máy bay, và đặc biệt các con tàu vũ trụ. Một nguồn Magie quan trọng được lấy từ nước biển bằng cách cho nước biển tác dụng với vôi sữa (Ca(OH)2), lọc kết tủa Mg(OH)2, hòa tan trong dung dịch HCl, lấy MgCl2 khan và điện phân nóng chảy. Cho biết trong 1 lít nước biển có 1350 mg Mg2+. Hỏi từ 1000 m3 nước biển có thể điều chế được bao nhiêu tấn Mg, biết hiệu suất điều chế là 70%.

A. 0,48 tấn B. 0,752 tấn C. 0,945 tấn D. 1,350 tấn

Câu 37. Cho biết cứ 1 mol Cacbon (rắn) khi bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra 94 kcal nhiệt. Nếu tính trên đầu mỗi người dân mỗi ngày tiêu tốn trung bình 5640 kcal thì một thành phố có số dân 1 triệu sẽ tiêu tốn bao nhiêu tấn than (chứa 85% cacbon) mỗi năm (365 ngày)?

A. 2,628.105 tấn B. 2,234.105 tấn C. 3,209.105 tấn D. 3,092.105 tấn

Câu 38. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:

6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2

Cho biết cứ mỗi phút (trời nắng) mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Hỏi 1 cây xanh có 10 lá, mỗi lá 10 cm2 thì cần thời gian bao lâu để tổng hợp được 0,18 gam glucozơ?

A. 269,2 phút B. 134,6 phút C. 67,3 phút D. 262,9 phút

Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn 56 lít khí tự nhiên (đktc) chứa (% thể tích) 89,6% CH4, 2,24% C2H6, 4% H2 và 4,16% N2. Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào lượng dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng xôda (Na2CO3) thu được?

A. 249,3 gam B. 284,6 gam C. 312,1 gam D. 355,8 gam

Câu 40. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. Hỏi nguồn nước nào sau đây bị ô nhiễm nặng Pb2+ với các kết quả xác định Pb2+ như sau:

A. có 0,02 mg Pb2+ trong 0,5 lít nước B. có 0,04 mg Pb2+ trong 0,75 lít nước

C. có 0,15 mg Pb2+ trong 4 lít nước D. có 0,20 mg Pb2+ trong 2 lít nước