Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II Hóa 11 chương trình cơ bản, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021.

c1fa38e3046a26b430fef970b04d29bf
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:30:40 | Được cập nhật: hôm qua lúc 9:05:56 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 952 | Lượt Download: 29 | File size: 0.452675 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 11 CƠ BẢN
GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. ANKAN
Nhận biết:
 Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no
 Đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
 Công thức chung
 Đồng phân mạch cacbon.
 Danh pháp của ba chất đầu dãy.
 Tính chất vật lí chung
 Tính chất hóa học đặc trưng
Thông hiểu:
 Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng
riêng, tính tan).
 Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).
 Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp.
 Ứng dụng của ankan.
 Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của một số ankan đầu dãy đồng đẳng.
Vận dụng:
 Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.
 Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
 Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
Vận dụng cao:
 Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
 Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của
phản ứng cháy.
2. ANKEN
Nhận biết:
 Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử,
 Đồng phân cấu tạo.
 Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của một số anken quen thuộc.
 Tính chất vật lí chung (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
 Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX; phản ứng trùng hợp;
phản ứng oxi hoá.
Thông hiểu:
 Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính
tan) của anken.
 Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
 Phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
 Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.

 Tính toán theo phương trình phản ứng cơ bản.

Vận dụng:
 Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Maccôp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
 Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
Vận dụng cao:
 Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử
(không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
 Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
 Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
3. ANKAĐIEN - ANKIN
Nhận biết:
 Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien.
 Đặc điểm cấu tạo của buta-1,3-đien và isopren.
 Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin.
 Tính chất hóa học của ankin.
Thông hiểu:
 Tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,
tính tan) của ankin
 Tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1,
4).
 Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan.
 Ứng dụng của buta – 1,3 – đien và isopren.
 Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của
ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).
 Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
 Tính toán theo các phương trình đơn giản.
Vận dụng:
 Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien và
ankin.
 Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể.
 Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
 Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien và axetilen.
 Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.
Vận dụng cao:
 Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.
 Viết phương trình điều chế một số chất cơ bản.
4. TỔNG HỢP HIĐROCACBON NO VÀ KHÔNG NO
Vận dụng:
 Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số hiđrocacbon.
 Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của hiđrocacbon.
 Xác định được công thức phân tử và hàm lượng các chất trong hỗn hợp.

Vận dụng cao:
 Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
 Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng hiđrocacbon trong hỗn hợp.
 Viết được phản ứng liên hệ giữa các loại hiđrocacbon.
II. HÌNH THỨC:
- Trắc nghiệm khách quan: 7 điểm
- Tự luận: 3 điểm
III. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO
Mức độ Nhận biết
Câu 1.
Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1).
B. CnH2n (n ≥2).
C. CnH2n-2 (n ≥2).
Câu 2.
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sai khi nói về ankan?
A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.
B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.
C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.
Câu 3.
Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10.
B. C2H6.
C. C3H8.
Câu 4.
Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?
A. Nước.
B. Benzen.
C. Dung dịch axit HCl.
Câu 5.
Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. phản ứng tách.
B. phản ứng thế.
C. phản ứng cộng.
Câu 6.
Các ankan không tham gia loại phản ứng
A. thế.
B. cộng.
C. tách.
Câu 7.
Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là
A. metan.
B. etan.
C. propan.
Mức độ Thông hiểu
Câu 8.
Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây?
A. Metan là chất khí.
B. Phân tử metan không phân cực.
C. Metan không có liên kết đôi.
D. Phân tử khối của metan nhỏ.
Câu 9.
Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butan.
B. Etan.
C. Metan.
Câu 10. Ankan X có công thức cấu tạo như sau
CH3

CH2

CH
CH

CH2

D. CnH2n-6 (n ≥6).

D. C5H12.
D. Dung dịch NaOH.
D. phản ứng oxi hóa.
D. cháy.
D. n-butan.

D. Propan.

CH3

CH3

CH3

Tên gọi của X là
A. 3-isopropylpentan.
B. 2-metyl-3-etylpentan.
C. 3-etyl-2-metylpentan.
D. 3-etyl-4-metylpentan.
Câu 11. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít C2H6 (đktc) thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và a gam H2O.
Giá trị của a là
A. 37,8.
B. 9,45.
C. 12,6.
D. 18,9.

Câu 12. Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1
: 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. Isopentan.
B. Neopentan.
C. Pentan.
D. Butan.
Câu 13. Khi brom hóa một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối
với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là
A. 2,2,3,3-tetrametylbutan.
B. 3,3-đimetylhecxan.
C. 2,2-đimetylpropan.
D. isopentan.
Mức độ Vận dụng
Câu 14. Gọi tên các hợp chất hữu cơ sau
CH3 CH3
CH3

C

C

CH3 CH3

a.

CH3

CH3

CH

CH2

CH3

b.

CH

CH2

CH2

CH3

CH3

CH3

CH3

CH
CH

CH3

CH3

C

CH2

CH3

CH

3
3
c.
d.
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác
dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định công thức cấu
tạo và gọi tên của X.
Mức độ Vận dụng cao
Câu 16. Một loại khí thiên nhiên (X) có thành phần phần trăm về thể tích như sau: 85,0% metan,
10,0% etan, 2,0% nitơ, 3,0% cacbon đioxit. Biết rằng: khi đốt cháy 1 mol metan, 1 mol etan thì lượng nhiệt
thoát ra tương ứng là 880,0 kJ và 1560,0 kJ, để nâng 1 ml nước lên thêm 1oC cần 4,18 J. Tính thể tích khí X
ở điều kiện tiêu chuẩn dùng để đun nóng 100,0 lít nước từ 20oC lên 100oC.

HIĐROCACBON KHÔNG NO
Mức độ Nhận biết
Câu 17. Chọn khái niệm đúng về anken?
A. Những hiđrocacbon có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
B. Những hiđrocacbon mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
C. Anken là những hiđrocacbon có liên kết ba trong phân tử.
D. Anken là những hiđrocacbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.
Câu 18. Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2).
C. CnH2n-2 (n ≥2).
D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 19. Ankađien là
A. hiđrocacbon có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.
B. hiđrocacbon mạch hở, có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.
C. hiđrocacbon có công thức là CnH2n-2.
D. hiđrocacbon, mạch hở có công thức là CnH2n-2.
Câu 20. Ankin là hiđrocacbon không no
A. có dạng CnH2n-2, mạch hở.
B. có dạng CnH2n, mạch hở.
C. mạch hở, có 1 liên kết ba trong phân tử.
D. mạch hở, có 2 liên kết đôi trong phân tử.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ankin?

A. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng.
B. Một số ankin có đồng phân hình học.
C. Hai ankin đầu dãy không có đồng phân.
D. C4H6 có 2 đồng phân về vị trí liên kết ba.
Câu 22. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân hình học?
A. CHCl=CHCl.
B. CH3CH2CH=C(CH3)2.
C. CH3CH=CHCH3.
D. CH3CH2CH=CHCH3.
Câu 23. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH3  C  C  CH3 .
B. CH3  CH  CH  CH3 .
C. CH2Cl  CH2Cl.

D. CH2  CCl  CH3 .

Câu 24. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu
chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen
trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
A. C2H6.
B. C2H2.
C. C2H4.
D. CH4.
Câu 25. Trong các chất sau, chất nào là axetilen?
A. C2H2.
B. C6H6.
C. C2H6.
D. C2H4.
Câu 26. Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. ( CH2  CH2 )n .
B. ( CH2  CH2 )n .
C.

( CH  CH )n .

D.

( CH3  CH3 )n .

Câu 27. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là
A. MnO2, C2H4(OH)2 và KOH.
C. K2CO3, H2O và MnO2.
B. C2H5OH, MnO2 và KOH.
D. C2H4(OH)2, K2CO3 và MnO2.
Mức độ Thông hiểu
Câu 28. Ứng với công thức C4H8 có bao nhiêu đồng phân anken khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ
cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 29. Cho các chất sau: toluen, etilen, stiren, vinylaxetilen, propilen, benzen. Số chất làm mất màu
dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 30. Để phân biệt but-1-in và but-2-in người ta dùng thuốc thử sau đây?
A. Dung dịch KMnO4/H2SO4.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch H2SO4, HgsO4.
Câu 31. Chọn phát biểu đúng về hiện tượng quan sát được khi sục khí etilen lần lượt vào ống nghiệm
thứ (1) chứa dung dịch KMnO4; ống thứ (2) chứa dung dịch AgNO3.
A. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa màu đen, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.
B. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa màu đen, ống nghiệm (2) không có hiện tượng.
C. Ống nghiệm (1) không có hiện tượng, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.
D. Cả 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng.
Câu 32. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C4H6. Khi cho X tác dụng với HBr theo
tỉ lệ mol 1 : 1 thu được tối đa 3 sản phẩm cộng. Chất X là
A. buta-1,3-đien. B. but-1-in.
C. butin-2.
D. vinylaxetilen.
Câu 33. Hợp chất hữu cơ X có chứa 90% cacbon về khối lượng. X là hiđrocacbon mạch thẳng, có
phản ứng với AgNO3/NH3. Vậy X là
A. axetilen.
B. propin.
C. but-1-in.
D. but-2-in.
Mức độ Vận dụng
Câu 34. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau

a. CH2=CH2 + HCl 
c. CH2=CH2 + KMnO4 + H2O 

b. C2H2 + O2(dư) →
d. CH2=CH-CH=CH2 + Br2(dư) 

e. CH2=CH-CH3 + HBr 
f. nCH2=CH2 →
Câu 35. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4 ; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với
bột Ni xúc tác 1 thời gian được hỗn hợp Y. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn hỗm
hợp Y.
Mức độ Vận dụng cao
Câu 36. Cho m gam hỗn hợp A gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dung dịch X, a gam kết tủa
Y và khí hỗn hợp khí Z. Lọc bỏ kết tủa, sau đó đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Z rồi dẫn sản phẩm cháy vào
dung dịch X thu được thêm a gam kết tủa nữa. Tính tỷ lệ mol của Al4C3 và CaC2 trong hỗn hợp A.
Câu 37. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken Y có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy
nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được hỗn hợp khí Z không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Z so với H2 bằng 13. Xác định công thức
cấu tạo của anken Y.
Đáp án phần trắc nghiệm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
0
A
D
D
B
B
B
A
B
C
1
C
D
C
C
B
B
B
2
C
B
B
B
C
A
B
A
A
A
3
B
B
B
B
IV. ĐỀ THAM KHẢO

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc hiđrocacbon?
A. C2H6.

B. C2H5OH.

C. CH3CHO.

D. C2H5NH2.

Câu 2. Chất nào sau đây có chứa liên kết ba trong phân tử?
A. C2H6.

B. C2H2.

C. C2H4.

D. CH4.

Câu 3. Ankan có công thức tổng quát là
A. CnH2n + 2 với (n

 1).

C. CnH2n – 2 với (n

 3).

 2).
D. CnH2n – 6 với (n  6).
B. CnH2n với (n

Câu 4. Số nguyên tử hiđro trong phân tử propan là
A. 4.

B. 6.

C. 8.

D. 10.

C. C4H10.

D. C3H6.

Câu 5. Butan có công thức phân tử là
A. C2H6.

B. C3H8.

Câu 6. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?
A. C3H8.

B. C7H16.

C. C8H18.

D. C10H22.

Câu 7. Chất nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử?
A. Metan.

B. Axetilen.

C. Etilen.

Câu 8. Ankan có khả năng tham gia phản ứng nào sau đây?

D. Propilen.

A. Phản ứng thế với halogen.

B. Phản ứng cộng với hiđro.

C. Phản ứng trùng hợp.

D. Phản ứng thủy phân.

Câu 9. Propen có tên gọi khác là
A. propilen.

B. etilen.

C. axetilen.

D. propan.

Câu 10. Chất nào sau đây thuộc cùng dãy đồng đẳng với etlien?
A. Benzen.

B. Buten.

C. isopren.

D. axetilen.

Câu 11. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. CH4.

B. C2H4.

C. C3H8.

D. C4H10.

Câu 12. Chất nào sau đây là đồng phân của but – 1 – en?
A. But – 2 – en.

B. But – 2 – in.

C. But – 1 – in.

D. Buta – 1,3 – đien.

Câu 13. Có bao nhiêu liên kết đôi trong phân tử buta – 1,3 – đien?
A. 1.

B. 2.

`

C. 3.

D. 4.

C. C4H8.

D. C5H10.

Câu 14. Công thức phân tử của isopren là
A. C5H8.

B. C4H6.

Câu 15. Chất đầu dãy đồng đẳng ankin là chất nào sau đây?
A. C2H2.

B. C2H4.

C. C2H6.

D. C6H6.

Câu 16. Chất nào sau đây có đồng phân cấu tạo?
A. C2H2.

B. C2H6.

C. C3H8.

D. C3H4.

Câu 17. Có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 18. Cho dãy các chất: CH4; C2H6; C3H8; C6H14. Có bao nhiêu chất trong dãy ở thể khí điều kiện
thường?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19. Trong phòng thí nghiệm, CH4 được điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây?
A. CH3COONa.

B. CaC2.

C. C2H2.

D. C2H4.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. C2H6 ở trạng thái lỏng điều kiện thường.
B. C3H8 tan tốt trong nước.
C. C2H6 tham gia phản ứng thế với clo khi chiếu sáng.
D. C3H8 tham gia phản ứng cộng với H2.
Câu 21. Ankan X có % khối lượng cacbon bằng 80%. Công thức phân tử của X là
A. CH4.

B. C2H6.

C. C3H8.

D. C4H10.

Câu 22. Chất nào sau đây là sản phẩm chính khi hiđrat hóa but – 1 – en?
A. CH3CH2CH(OH)CH3.

B. CH3CH2CH2CH2OH.

C. CH3CH2CH2CH3.

D. CH3CH2CH2CH2Cl.

Câu 23. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. But – 1 – en.

B. But – 2 – en.

C. But – 1 – in.

C. But – 2 – in.

Câu 24. Hỗn hợp X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối so với H2 bằng 17,5. Đốt cháy hoàn toàn
3,5 gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.

B. 5,60.

C. 8,40.

D. 8,96.

Câu 25. Trùng hợp hiđrocacbon X, thu được polibutađien (cao su buna). Chất X là
A. But – 1 – en.

B. But – 2 – en.

C. Buta – 1,3 – đien.

D. But – 2 – in.

Câu 26. Buta – 1,3 – đien phản ứng với HBr (tỉ lệ mol 1 : 1) theo kiểu 1,4, thu được sản phẩm chính là chất
nào sau đây?
A. CH2 = CH – CHBr – CH3.

B. CH3 – CH = CH – CH2Br.

C. CH2 = CH – CH2 – CH2Br.

D. CH3 – CH2 – CH2 – CH2Br.

Câu 27. Cho CaC2 vào H2O, thu được khí X. Chất nào sau đây là X?
A. CH4.

B. C2H2.

C. C2H4.

D. CO2.

Câu 28. Cho 0,1 mol C2H2 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam
kết tủa vàng. Giá trị của m là
A. 24,0.

B. 13,3.

C. 10,8.

D. 21,6.

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29 (1 điểm).
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng (ghi rõ điều kiện) theo sơ đồ sau:
CH3COONa 
 CH4 
 C2H2 
 C2H4 
 C2H5OH
Câu 30 (1 điểm).
Hỗn hợp X (gồm CH4 và C2H6) có tỉ khối so với không khí bằng 0,6. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít X (đktc)
rồi hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính khối lượng kết
tủa thu được?
Câu 31 (0,5 điểm).
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ankan X và anken Y, thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O.
Xác định công thức và tính khối lượng của X trong m gam hỗn hợp trên.
Câu 32 (0,5 điểm).
Từ CH4 (các chất vô cơ, điều kiện cần thiết có đủ) viết phương trình phản ứng điều chế
a) CH3CHBr2.
b) CH2Br – CH2Br.
---HẾT---