Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II Hóa 11 chương trình chuyên, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021

935b0c90462b26da1b9fa9301df13ef7
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:30:49 | Được cập nhật: 7 giờ trước (6:59:24) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 594 | Lượt Download: 8 | File size: 0.686895 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
TỔ HÓA – SINH
ĐỀ CƯƠNG
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Hóa học 11 Chuyên
I. Hình thức
- 70% trắc nghiệm, 30% tự luận.
- Thời gian làm bài: 60 phút.
II. Nội dung
A. Chuyên đề 10: Este - Lipit.
Biết
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà
phòng hoá).
- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
- Ứng dụng của một số este tiêu biểu.
- Khái niệm về phân loại lipit.
- Khi niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoáhọc (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá
chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.
Hiểu
- Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
- Cách đọc tên este.
Vận dụng
- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.
- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.
- Vận dụng kiến thức về liên kết hiđro để giải thích nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt
độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.
- Phân biệt được dầu ăn với mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
- Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an tồn, hiệu quả.
- Giải được các bài tập liên quan đến este và chất béo.
B. Chuyên đề 11: Nhôm.
Biết
- Tính chất vật lý của nhôm.
- Tính chất hóa học của nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dd axit, nước, dd
kiềm, oxit kim loại.
Hiểu
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
Vận dụng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
III. Bài tập minh họa
1. Xác định CTCT các chất của các bài tập sau
-1-

a. Este Y có CTPT là C7H12O4. Xà phòng hóa hoàn toàn Y bằng dung dịch KOH, thu được một muối hữu
cơ duy nhất và hỗn hợp hai ancol có số cacbon hơn kém nhau gấp 2 lần.
b. Este X có CTPT là C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ
Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm
NaOH và CaO, thu được CH4.Viết cơ chế cho các phản ứng sau
2. Xác định CTCT các chất theo dữ kiện sau
X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C6H8O4.
Các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol phản ứng):
(1) X + 2NaOH → Z + T + H2O
(2) T + H2 → T1
(3) 2Z + H2SO4 → 2Z1 + Na2SO4
Biết Z1 và T1 có cùng số nguyên tử cacbon; Z1 là hợp chất hữu cơ đơn chức.
3. Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 g Z, thu được
0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 g Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75
g muối. Xác định CTCT của X và Y.
4. Hỗn hợp X gồm hai este có cùng CTPT là C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 0,25
mol X cần tối đa 0,35 mol NaOH trong dung dịch, thu được m g hỗn hợp hai muối. Tính giá trị của m.
5. Cho 7,34 g hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; 𝑀X < 𝑀Y <
150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 6,74 g hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác
dụng với Na dư, thu được 1,12 lit khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2.
Tính thành phần % về khối lượng của X trong E.
6. Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lit và Al2(SO4)3 y mol/lit tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1 M,
sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2
dư thu được 33,552 gam kết tủa. Tính giá trị của x và y.

7. Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam
chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dun NaOH dư trong điều kiện không có không
khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ
chứa một chất duy nhất.

a. Xác định các chất có trong Z.
b. Tính a và thành phần phần trăm về khối lượng các chất có trong T.
c. Tính giá trị của m.
8. Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X,
thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9
gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị V1 và V2.

IV. Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
1.
2.

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
Số đồng phân mạch hở của hợp chất C4H8O2 có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là
A. 4

3.

B. 1

C. 2

D. 3

B. 2

C. 3

D. 4

Tên gọi của este: CH3COOCH2CH2CH3 là
A. Phenyl propionat

6.

D. 6

Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng CTPT C4H8O2, phản ứng được với dung dịch NaOH
nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 6

5.

C. 5

Số đồng phân este có CTPT C7H6O2 trong phân tử có chứa vòng benzen là
A. 4

4.

B. 3

D. 3.

B. Isopropyl butirat

C. Etyl benzoat

D. Propyl axetat

C. Metyl acrylat

D. Etyl acrylat

Tên gọi của este: CH2=CH-COOCH2CH3 là
A. Vinyl propionat

B. Vinyl axetat
-2-

7.

Este etyl fomat có công thức là
A. CH3COOCH3.

8.

C. HCOOCH=CH2.

D. HCOOCH3.

Este được tổng hợp từ phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol etylic có công thức là
A. CH3CH2OH.

9.

B. HCOOC2H5.
B. CH3COOH.

C. CH3COOC2H5.

D. CH3CHO.

Benzyl axetat là một loại este có mùi thơm của hoa nhài. CTCT của benzyl axetat là
A. C6H5COOCH3

B. C6H5OOC-CH3

C. CH3COOCH2C6H5

D. CH3COOC2H5

10. CTCT của este có tên gọi vinyl axetat, một chất dùng trong tổng hợp chất dẻo, là
A. CH2=CHCOOCH3

B. CH3COOCH=CH2

C. CH3COOC2H5

D. CH2=CHCOOC2H5

11. Isobutyl axetat, một este có trong quả phúc bồn tử và quả lê, có CTCT là
A. CH3COOCH(CH3)CH2CH3

B. CH3OOC-CH2CH(CH3)2

C. CH3COOCH2CH(CH3)2

D. CH3CH2CH2COOCH3

12. Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH.

B. HO-C2H4-CHO.

C. CH3COOCH3.

D. HCOOC2H5.

13. Hợp chất có công thức CH3COOC6H5 có tên gọi:
A. Vinyl axetat
B. Phenyl axetat
C. Etyl axetat
D. Metyl acrylat
14. CTPT chung của este không no (có 1 nối C=C), đơn chức là
A. CnH2nO2
B. CnH2n+2O2
C. CnH2n-2O4
D. CnH2n-2O2
15. Hợp chất X khi xà phòng hóa thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ gồm CHO2Na và C2H5OH. CTPT của X là
A. C3H6O2
B. C3H4O2
C. C3H8O2
D. C3H6O3
16. Số đồng phân đơn chức của hợp chất C4H8O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
17. Số đồng phân mạch hở của hợp chất có CTPT C3H6O2 có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
18. Hợp chất có tên gọi benzyl fomat có CTCT là
A. HCOO-C6H5.
B. CH3COO-C6H5.
C. HCOO-CH2C6H5.
D. HCOO-C6H4CH3-p.
19. Hợp chất CH3COOC2H5 có tên gọi là
A. Metyl propionat.
B. Etyl fomat.
C. Propyl axetat.
D. Etyl axetat.
20. Số đồng phân mạch hở của hợp chất C5H10O2 khi phản ứng hoàn toàn với NaOH thu được muối axetat là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
21. Cho dãy các chất hữu cơ: CH3COOCH=CH2; CH3CH2OH; CH3COONa; C6H5OH; CH2=CH-COOH. Số chất có
khả năng phản ứng làm mất màu nước brom là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
22. Thủy phân hợp chất X trong môi trường kiềm, đun nóng một thời gian thu được C2H5COONa và CH3CHO. X có
tên gọi:
A. Etyl propionat
B. Vinyl propionat
C. Etyl axetat
D. Metyl propionat
23. Cho các chất: CH3COOCH3; CH2=CHCOOH; CH3CHO; C6H5OH; C2H5OH. Số chất có khả năng phản ứng với
dung dịch NaOH, đun nóng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
24. Đun nóng hỗn hợp CH3OH và CH3COOH trong H2SO4 đặc tạo ra sản phẩm hữu cơ có tên gọi:
A. Etyl axetat
B. Etyl propionat
C. Metyl axetat
D. Metyl propionat
25. Tính chất không phải của este:
A. Thường có mùi thơm dễ chịu, giống mùi quả chín.

B. Thường là chất lỏng, dễ bay hơi.

C. Có nhiệt độ sôi cao hơn so với axit và ancol có cùng số C.

D. Nhẹ hơn nước, ít tan trong nước.

26. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có khả
năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 3.

B. 6.

C. 4.

D. 5.

27. Dầu chuối, dùng trong thực phẩm là este có tên gọi:
A. Etyl axetat

B. Anlyl axetat

C. Benzyl benzoat

D. Isoamyl axetat

28. Phát biểu đúng là
A. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
-3-

C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
29. (B-2007) Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với:
Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

30. Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic.

B. axit fomic và ancol propylic.

C. axit axetic và ancol propylic.

D. axit propionic và ancol metylic.

31. Có các phát biểu:
(1) Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
(2) Etyl fomat không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(3) Este có nhiệt độ sôi cao hơn axit cacboxylic có cùng số C.
(4) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 1
32. Chọn phát biểu không đúng.

D. 3

A. Thủy phân este trong môi trường kiềm luôn cho muối và ancol.
B. Hợp chất (C17H35COO)3C3H5 thuộc loại este.
C. Xà phòng hóa phenyl axetat thu được 2 muối hữu cơ và nước.
D. Etyl fomat có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
33. Trong các chất: axit axetic, ancol etylic, metyl fomat, axetandehit chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. axit axetic

B. ancol etylic

C. metyl fomat

34. Hợp chất isopropyl axetat có CTCT là
A. CH3 – CH – COOCH3
CH3

D. axetandehit

B. CH3COOCH2CH2CH3

C. CH3 – COO – CH – CH3
D. CH3CH2COOCH2CH2CH3
CH3
35. Este không thể được điều chế từ ancol và axit hữu cơ tương ứng là
A. Etyl axetat.
B. Metyl fomat.
C. Vinyl axetat.
D. Benzyl benzoat.
36. (B-2011) Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy
khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư) đun nóng sinh ra ancol là
A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

37. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, vinyl axetat, benzyl fomat. Số chất trong
dãy khi thuỷ phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là
A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

38. (B-2012) Este X là hợp chất thơm có CTPT là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối
đều có phân tử khối lớn hơn 80. CTCT thu gọn của X là
A. CH3COOCH2C6H5

B. HCOOC6H4C2H5

C. C6H5COOC2H5

D. C2H5COOC6H5

39. Hợp chất X (C9H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành H2O và 2 muối đều có khối lượng phân tử lớn hơn
90 đvC. Cấu tạo của X là
A. HCOOC6H4CH=CH2

B. CH2=CHCOOC6H5

C. CH3COOC6H4CH3

D. CHºC-COOC6H5

40. Số đồng phân có chứa vòng thơm của hợp chất C8H8O2 khi tham gia phản ứng thuỷ phân cho sản phẩm gồm 2
muối hữu cơ và nước là
A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

41. (B-2010) Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có
số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. CTCT của X là
A. CH3OOC-CH2-COOC2H5

B. C2H5OOC-COOCH3

C. CH3OOC-COOC3H7

D. CH3OOC-CH2CH2-COOC2H5
-4-

42. (B-2013) Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).

B. CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3.

C. CH3OOC−COOCH3.

D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).

43. (B-2012) Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là
A. 9
B. 4
C. 6
D. 2
44. Este X vừa có khả năng tham gia phản ứng cộng nước brom, vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Mặt
khác, khi xà phòng hóa X trong môi trường bazơ thu được sản phẩm là muối và ancol. Cấu tạo phù hợp với X là
A. CH3COOCH=CH2.
B. HCOOCH2CH=CH2.
C. HCOOCH=CH2.
D. CH3COOCH2CH=CH2.
45. (B-2012) Thủy phân este X mạch hở có CTPT C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa
mãn tính chất trên là
A. 4
B. 3
C. 6
D.
5
46. CTPT chung của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n ≥ 1)

B. CnH2n-2O2 (n ≥ 2)

C. CnH2nO2 (n ≥ 2)

D. CnH2nO2 (n ≥ 3)

C. CnH2nO4 (n ≥ 4)

D. CnH2nO4 (n ≥ 3)

47. CTPT chung của este no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2n-2O4 (n ≥ 4)

B. CnH2n-2O2 (n ≥ 4)

48. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6g CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được m(g) muối. Giá trị của m

A. 19,2
B. 9,6
C. 8,2
D. 16,4
49. Đốt cháy hoàn toàn 2,22g một este X, sau phản ứng thu được 3,256g CO2 và 1,332g H2O. CTCT của X là
A. HCOOCH3
B. CH3COOCH3
C. HCOOC2H5
D. CH3COOC2H5
50. Xà phòng hóa hoàn toàn 2,64g một este đơn chức Y trong dung dịch kiềm, sau phản ứng thu được 1,38g một
ancol no, đơn chức có tỉ khối hơi so với H2 là 23. CTCT của Y là
A. CH3COOC2H5
B. CH3COOCH3
C. HCOOC2H5
D. HCOOCH3
51. (A-2014) Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác
dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là
A. CH3COO-CH=CH2

B. HCOO-CH2CHO

C. HCOO-CH=CH2

D. HCOO-CH=CHCH3

52. (A-2007) X là một este no, đơn chức, có tỉ khối hơi so với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch
NaOH dư, thu được 2,05 gam muối. CTCT X là
A. CH3COOCH2CH3

B. C2H5COOCH3

C. HCOOCH2-CH2-CH3

D. CH3COOCH=CH2

53. Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu
được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat

B. Etyl axetat

C. Etyl propionat

D. Propyl fomat

54. Cho 0,1 mol este X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH đun nóng, tổng khối lượng sản phẩm hữu
cơ thu được là 12,8 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là
A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

55. (A-2007) Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng:
A. 8,56g

B. 3,28g

C. 10,4g

D. 8,20g

56. (CĐ-2007) Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lit
CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 4,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn
toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Chất X là
A. Etyl propionat

B. Metyl propionat

C. Isopropyl axetat

D. Etyl axetat

57. Xà phòng hoá hoàn toàn m(g) hỗn hợp X gồm 2 este C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 cần 0,04 mol NaOH. Giá
trị của m là
A. 5,92
B. 7,04g
C. 3,52g
D. 5,28g
58. Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng.
Khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng là
A. 80 gam

B. 200 gam

C. 160 gam
-5-

D. 120 gam

59. (CĐ-2007) Đun 12g axit axetic với 13,8g etanol với xúc tác H2SO4 đặc đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân
bằng thu được 11g este. Hiệu suất phản ứng este hoá là
A. 55%

B. 50%

C. 62,5%

D. 75%

60. Cho 45g axit axetic phản ứng với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng thu được 41,25g etyl
axetat. Hiệu suất phản ứng este hoá là
A. 62,5%

B. 50%

61. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là
A. 4.
B. 3.
62. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. Na2SO4, KOH.

B. NaOH, HCl.

C. 40%

D. 31,25%

C. 1.

D. 2.

C. KCl, NaNO3.

D. NaCl, H2SO4.

63. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.

B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.

C. Kim loại nhẹ, có nhiều ứng dụng thực tế.

D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

64. Kim loại nhôm:
A. có tính oxi hóa mạnh.

B. có tính khử mạnh.

C. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

D. vừa có tính axit, vừa có tính bazơ.

65. Phản ứng hóa học không thuộc loại nhiệt nhôm là
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

66. Nhôm oxit thuộc loại oxit:
A. Axit

B. Bazơ

C. Lưỡng tính

D. Trung tính

C. H2SO4 đặc, nóng.

D. H2SO4 loãng.

C. KOH.

D. Al(OH)3.

67. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch:
A. NaOH loãng.

B. H2SO4 đặc, nguội.

68. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Mg(OH)2.

B. Ca(OH)2.

69. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch:
A. NaOH.

B. HCl.

C. NaNO3.

D. H2SO4.

B. quặng boxit.

C. quặng manhetit.

D. quặng đôlômit.

B. Al(OH)3.

C. AlCl3.

D. NaOH.

70. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit.
71. Chất có tính chất lưỡng tính là
A. NaCl.

72. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm
vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

73. Quặng nhôm (nguyên liệu chính) được dùng trong sản xuất nhôm là
A. Boxit

B. Criolit

C. Alumino silicat

D. Mica

74. Dãy chất đều có thể tác dụng với Al là
A. O2, dung dịch NaOH, dung dịch NH3, CuSO4.
B. Cl2, Fe2O3, dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 (đặc, nguội).
C. S, Cr2O3, dung dịch HNO3 loãng, HNO3 (đặc, nóng).
D. Br2, CuO, dung dịch HCl, HNO3 (đặc, nguội).
75. Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Ag.

B. Cu.

C. Fe.

76. Nhận biết 3 dung dịch NaCl, MgCl2 và AlCl3 có thể dùng:
A. dung dịch AgNO3
B. dung dịch Ba(OH)2
-6-

D. Al.

C. dung dịch NH3
77. Chọn phát biểu sai:

D. dung dịch Ba(NO3)2

A. Nhôm hidroxit là bazơ lưỡng tính.

B. Nhôm hidroxit nhiệt phân tạo Al2O3

C. Nhôm hidroxit không tan trong nước.

D. Muối nhôm có thể thủy phân tạo Al(OH)3.

78. Dãy gồm các chất đều có tính lưỡng tính là
A. ZnO, Ca(OH)2, KHCO3

B. Al2O3, Al(OH)3, KHCO3

C. Al2O3, Al(OH)3, K2CO3

D. ZnO, Zn(OH)2, K2CO3

79. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:
A. 5.

B. 4.

C. 7.

D. 6.

80. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch:
A. H2SO4 đặc, nguội.

B. Cu(NO3)2.

81. Tính chất khiến Al có nhiều ứng dụng trong thực tế:
A. kim loại nhẹ
B. dẫn nhiệt tốt
82. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3.

B. MgO.

C. HCl.
C. không gỉ

D. NaOH.
D. nhẹ, dẫn nhiệt tốt, không gỉ

C. KOH.

D. CuO.

C. Al(OH)3.

D. Al2O3.

C. HNO3 loãng

D. H2SO4 đặc

83. Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. NaHCO3.

B. AlCl3.

84. Ở nhiệt độ thường, nhôm không tác dụng với:
A. HCl

B. H2SO4 loãng

85. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.

D. không có kết tủa, có khí bay lên.

86. Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
B. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.
87. Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng phương pháp:
A. thủy luyện
B. nhiệt luyện
C. điện phân nóng chảy
D. điện phân dung dịch
88. Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch:
A. NaOH.

B. HNO3.

C. HCl.

D. NaCl.

89. Để tách riêng SiO2 khỏi hỗn hợp gồm SiO2, Fe2O3 và Al2O3 cần dùng:
A. Ca(OH)2 dư

B. NaOH dư

C. HCl dư

D. CO dư

90. Cho 2,7g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (đktc) thoát
ra là
A. 3,36 lit.
B. 2,24 lit.
C. 4,48 lit.
D. 6,72 lit.
91. Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lit khí H2 (đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản
ứng là
A. 2,7 g.
B. 10,4 g.
C. 5,4 g.
D. 16,2 g.
92. Cho 5,4g bột Al tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V(l)
khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 lit.

B. 0,672 lit.

C. 0,448 lit.

D. 4,48 lit.

93. Hòa tan m gam Al2O3 trong HNO3 tạo thành (m + 81)g muối. Giá trị m là
A. 20,4

B. 10,2

C. 30,6

D. 25,5

C. Fe3O4, SnO, BaO

D. FeO, CuO, Cr2O3

94. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. FeO, MgO, CuO

B. PbO, K2O, SnO

-7-

95. Để khử hoàn toàn m(g) hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1g kim loại nhôm, sau phản ứng thu được 50,2g hỗn hợp 2
kim loại. Giá trị của m là
A. 54,4 g.

B. 53,4 g.

C. 56,4 g.

D. 57,4 g.

96. Cho 20g hợp kim nhôm vào dung dịch NaOH đặc, nóng, dư thu được 10,08 lit khí (đktc). Thành phần % khối
lượng Al trong hợp kim là
A. 20,25%

B. 40,5%

C. 81%

D. 91,13%

97. 2,67g muối kim loại MCl3 tác dụng vừa hết với dung dịch AgNO3 thu được 4,26g muối nitrat. Công thức muối
MCl3 là
A. AlCl3
B. CrCl3
C. FeCl3
D. AuCl3
98. Cho m(g) hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lit khí (đktc). Nếu cho m(g) hỗn
hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lit khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp
đầu là :
A. 10,8g Al và 5,6g Fe.

B. 5,4g Al và 5,6g Fe.

C. 5,4g Al và 8,4g Fe.

D. 5,4g Al và 2,8g Fe.

99. 31,2g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lit khí (đktc). Khối lượng mỗi
chất trong hỗn hợp đầu là :
A. 21,6g Al và 9,6g Al2O3

B. 5,4g Al và 25,8g Al2O3

C. 16,2g Al và 15,0g Al2O3

D. 10,8g Al và 20,4g Al2O3

100. Xử lý 9g hợp kim nhôm bằng dung dịch NaOH đặc, nóng (dư) thoát ra 10,08 lit khí (đktc), còn các thành phần
khác của hợp kim không phản ứng. Thành phần % của Al trong hợp kim là
A. 75%.

B. 80%.

C. 90%.

D. 60%.

101. Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al-Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lit khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng
hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lit khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo
khối lượng của Al trong hợp kim là
A. 69,2%.

B. 65,4%.

C. 80,2%.

D. 75,4%.

102. Cho m1(g) Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được m2(g) chất rắn X. Nếu cho m2(g) X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 0,336 lit khí
(đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 8,10 và 5,43

B. 1,08 và 5,16

C. 0,54 và 5,16

D. 1,08 và 5,43

103. Chia m(g) Al thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH sinh ra x mol khí H2.
- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan
hệ giữa x và y là
A. x = 2y
B. y = 2x
C. x = 4y
D. x = y
104. Khối lượng Al tối đa thu được khi điện phân nóng chảy 10,2 tấn Al2O3 nguyên chất là (H = 100%):
A. 1,35 tấn

B. 2,7 tấn

C. 5,4 tấn

D. 10,8 tấn

105. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 8,96 lit khí H2 (đktc) và m(g) rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8

B. 5,4

C. 7,8

D. 43,2

106. Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí)
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3
B. Al2O3, Fe và Fe3O4
C. Al2O3 và Fe
D. Al, Fe và Al2O3
107. Nung hỗn hợp gồm 10,8g Al và 16g Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là
A. 16,6g

B. 11,2g

C. 5,6g

D. 22,4g

108. Cho dung dịch chứa 2,8g NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42g Al2(SO4)3. Sau phản ứng khối lượng kết tủa
thu được là
A. 3,12 g.
B. 2,34 g.
C. 1,56 g.
D. 0,78 g.
-8-

109. Cho 120 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Chất tan có trong dung dịch thu
được là
A. NaOH và NaAlO2
B. NaAlO2 và Na2SO4
C. Al(OH)3, NaAlO2 và Na2SO4

D. NaOH, NaAlO2 và Na2SO4

110. Cho V lit dung dịch NaOH 1M tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol AlCl3 và 0,1 mol MgCl2 thu được lượng kết
tủa lớn nhất, giá trị V là
A. 0,2
B. 0,3
C. 0,5
D. 0,6

-ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Câu
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80

Đ.A
C
D
B
D
D
D
B
C
C
B
Đ.A
B
B
A
C
D
B
A
B
A
A

Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Câu
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90

Đ.A
C
C
B
D
A
A
B
C
C
D
Đ.A
D
A
B
D
B
B
C
A
C
A

Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Câu
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100

Đ.A
B
B
C
C
A
D
D
C
B
C
Đ.A
C
B
D
D
D
B
A
B
D
C

Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Câu
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110

Đ.A
A
D
A
C
C
B
A
D
B
B
Đ.A
A
D
C
C
B
D
A
D
D
C

-9-

Câu
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

Đ.A
A
C
B
B
A
C
A
D
A
A

Câu
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60

Đ.A
B
A
B
D
B
B
C
B
C
A

Câu
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70

Đ.A
B
B
A
B
D
C
B
D
A
B