Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

SỰ ĐIỆN LI – NITƠ, PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG, PHÂN BÓN HÓA HỌC HÓA 11 NĂM HỌC 2020-2021, TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

766cd6d2b5faad303bb7711af51d6dc9
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:24:16 | Được cập nhật: 15 giờ trước (20:06:42) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 739 | Lượt Download: 47 | File size: 0.289114 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Luyện tập: SỰ ĐIỆN LI – NITƠ, PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

PHÂN BÓN HÓA HỌC

A. Kiến thức cần nhớ

I. Sự điện li

1. Sự điện li

- Sự điện li là quá trình phân li của các chất trong nước ra ion.

- Chất điện li là chất tan trong nước phân li ra ion.

- Phân loại chất điện li:

+ Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. Trong phương trình điện li, dùng mũi tên một chiều.

HCl → H+ + Cl-

AgCl → Ag+ + Cl-

+ Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion. Trong phương trình điện li, dùng mũi tên hai chiều.

HF ↔ H+ + F-

Mg(OH)2 ↔ Mg(OH)+ + OH-

Sự phân li của chất điện li yếu là một quá trình thuận nghịch, vì vậy cân bằng điện li tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.

2. Axit – Bazơ – Muối

- Định nghĩa axit, bazơ theo thuyết Areniut:

+ Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+. Vd: HCl, CH3COOH, H3PO4,…

+ Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. Vd: NaOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2,…

+ Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. Vd: Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2,…

- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc amoni) và anion gốc axit.

Vd: NaCl, Ba(NO3)2, KHCO3, (NH4)2SO4,…

+ Phân loại muối:

Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+.

Muối axit: là muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+.

+ Phản ứng thủy phân và môi trường của dung dịch muối:

Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh không bị thủy phân, dung dịch thu được có môi trường trung tính (pH = 7).

Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu bị thủy phân, dung dịch thu được có môi trường bazơ (pH > 7).

Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh bị thủy phân, dung dịch thu được có môi trường axit (pH < 7).

3. Tích số ion của nước. pH và môi trường của dung dịch

- Tích số ion của nước: Ở 25oC có KH2O = [H+].[OH-] = 10-14

- pH của dung dịch được quy ước: [H+] = 10-pH

- Môi trường của dung dịch:

Môi trường trung tính: pH = 7

Môi trường axit: pH < 7

Môi trường bazơ: pH >7

4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

+ Phản ứng tạo thành chất kết tủa

+ Phản ứng tạo thành chất khí

+ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu.

II. Nitơ, photpho và hợp chất của chúng. Phân bón hóa học

1. Nitơ, photpho và hợp chất của chúng:

2. Phân bón hóa học

- Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.

- Có 3 loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali

a. Phân đạm: cung cấp N cho cây dưới dạng NO3-, NH4+

- Tác dụng: Kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật, giúp cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

- Độ dinh dưỡng được tính theo tỉ lệ % khối lượng của nguyên tố N.

Phân đạm

Amoni

Nitrat

Urê

Thành phần

hóa học

Muối amoni: NH4Cl, NH4NO3,(NH4)2SO4,…

Muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2,…

(NH2)2CO

Phương pháp

điều chế

NH3 tác dụng với axit tương ứng

Axit nitric và muối cacbonat

CO2 + 2NH3 (NH2)2CO + H2O

Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hóa

NH4+, NO3-

NO3-

NH4+

b. Phân lân: cung cấp P cho cây dưới dạng PO43-

- Tác dụng: tăng quá trình sinh hóa, trao đổi chất trao đổi năng lượng của cây.

- Độ dinh dưỡng tính theo tỉ lệ % khối lượng của P2O5.

Phân đạm

Supephotphat đơn

Supephotphat kép

Phân lân nung chảy

Thành phần

hóa học

Hỗn hợp Ca(H2PO4)2 và CaSO4

Ca(H2PO4)2

Hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê

Hàm lượng

P2O5

14-20%

40-50%

12-14%

Phương pháp

điều chế

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc → Ca(H2PO4)2 + CaSO4

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → H3PO4 + 3CaSO4

Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2

Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở trên 1000oC

Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hóa

H2PO42-

H2PO42-

Không tan trong nước, tan trong môi trường axit

(đất chua)

c. Phân kali: cung cấp K cho cây dưới dạng K+

- Tác dụng: tăng cường tạo ra đường, bột, xơ, dầu và tăng khả năng chống rét, chống bệnh và chịu hạn cho cây.

- Độ dinh dưỡng tính theo tỉ lệ % khối lượng của K2O.

d. Phân hỗn hợp và phân phức hợp:

- Phân hỗn hợp: chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. Là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ N:P:K khác nhau, tùy theo loại đất và cây trồng.

- Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất. Ví dụ Amophot NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

e. Phân vi lượng:

- Cung cấp các nguyên tố vi lượng Bo, Mg, Zn, Cu, Mo,…ở dạng hợp chất.

- Cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ nên các nguyên tố trên đóng vai trò như vitamin cho thực vật.

B. Bài tập

I. Bài tập tự luận

Bài 1. Cho các chất sau: AgNO3, HClO4, KOH, CH3COOH, H2SO4, Fe(OH)3, HgCl2, Ba(OH)2, H3PO4, HClO, HNO3, Cu(OH)2, đường glucozơ, HF, H2SO3, H2S, HBr, Al2(SO4)3, C6H6, CaO. Hãy chỉ ra:

a. Chất không điện li.

b. Chất điện li yếu.

c. Viết phương trình điện li của chất điện li.

Bài 2. Những cặp chất nào sau đây không tồn tại trong dung dịch. Viết phương trình ion thu gọn.

a. NH4NO3 + Ca(OH)2 b. Cu(NO3)2 + KOH

c. NaNO3 + HCl d. KNO3 + H2SO4 + Cu

e. Al(NO3)3 + NaOH dư f. FeCl3 + KOH dư

Bài 3. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Bài 4. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Bài 5. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:

a. Các dung dịch: NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4

b. Các dung dịch: (NH4)2SO4, NH4NO3, K2SO4, Na2CO3, KCl

II. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X, Y tương ứng là:

A. KNO3 và Na2CO3 B. Ba(NO3)2 và K2SO4

C. Na2SO4 và BaCl2 D. Ba(NO3)2 và Na2CO3

Câu 2. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2, Ba(HSO3)2. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 3. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là:

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 4. Có 4 dung dịch riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là:

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 5. Dung dịch CH3COOH 0,1M sẽ có:

A. pH <1 B. 1< pH < 7 C. pH = 7 D. pH > 7

Câu 6. Cho các dung dịch sau có cùng nồng độ mol (0,1M): NH3, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, CH3COOH, KOH. Dung dịch có pH nhỏ nhất và lớn nhất là: (bỏ qua sự điện li của nước, coi H2SO4 và Ba(OH)2 điện li hoàn toàn).

A. NH3 và CH3COOH B. H2SO4 và Ba(OH)2

C. H2SO4 và NH3 D. CH3COOH và KOH

Câu 7. Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, AlCl3. Số dung dịch có pH > 7 là:

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 8. Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA?

A. ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4

Câu 9. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?

A. Li, Mg, Al B. Li, H2, Al C. H2, O2 D. O2, Ca, Mg

Câu 10. Một oxit nitơ có công thức NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức NOx là:

A. NO B. NO2 C. N2O2 D. N2O5

Câu 11. Trong phòng thí nghiệm nitơ tinh khiết được điều chế từ:

A. Không khí B. NH3 và O2 C. NH4NO2 D. Zn và HNO3

Câu 12. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ)?

A. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3 B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH

C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2 D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2

Câu 13. Cho các oxit: Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Số oxit bị khí NH3 khử ở nhiệt độ cao là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 14. NH3 có những tính chất đặc trưng nào trong số các tính chất sau:

(1) Hòa tan tốt trong nước (2) Nặng hơn không khí

(3) Tác dụng với axit (4) Khử được một số oxit kim loại

(5) Khử được Hidro (6) Dung dịch NH3 làm xanh quỳ tím

Những tính chất đúng là:

A. 1, 2, 3 B. 1, 4, 6 C. 1, 3, 4, 6 D. 2, 4, 5

Câu 15. Thêm 10 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 10 ml dung dịch NH4Cl 0,1M có vài giọt quỳ tím, sau đó đun sôi. Dung dịch sau phản ứng sẽ thay đổi màu như thế nào trước và sau khi đun sôi?

A. đỏ thành tím B. xanh thành đỏ

C. xanh thành tím D. Chỉ có màu xanh

Câu 16. Tổng hệ số cân bằng của các sản phẩm trong phản ứng sau:

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O

A. 14 B. 24 C. 38 D. 10

Câu 17. HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:

A. NaHCO3, CO2, FeS, Fe2O3 B. K2SO3, K2O, Cu, Fe(NO3)2

C. FeO, Fe2(SO4)3, FeCO3, Na2O D. CuSO4, CuO, Mg3(PO4)2.

Câu 18. Axit nitric đặc nguội có thể phản ứng được với các chất nào sau đây?

A. Al, CuO, Na2CO3 B. CuO, Ag, Al(OH)3

C. P, Fe, FeO D. C, Ag, BaCl2

Câu 19. Photpho có số dạng thù hình quan trọng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 20. Có những tính chất: (1) mạng tinh thể phân tử ; (2) khó nóng chảy, khó bay hơi; (3) phát quang màu lục nhạt trong bóng tối ở nhiệt độ thường; (4) chỉ bốc cháy ở trên 250oC. Những tính chất của photpho trắng là?

A. (1), (2), (3) B. (1), (3) , (4) C. (2), (3) D. (1), (2)

Câu 21. Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là:

A. (1), (2), (4) B. (1), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3)

Câu 22. Trong công nghiệp, nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc khoảng 1200oC trong lò điện để điều chế:

A. Photpho trắng B. Photpho đỏ

C. Photpho trắng và đỏ D. Tất cả các dạng thù hình của photpho

Câu 23. Kẽm photphua được ứng dụng dùng để:

A. làm thuốc chuột B. thuốc trừ sâu

C. thuốc diệt cỏ dại D. thuốc nhuộm

Câu 24. Dung dịch axit H3PO4 có chứa các ion nào? (không kể H+ và OH- của nước):

A. H+, PO43- B. H+, H2PO4-, PO43-

C. H+, HPO42-, PO43- D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-

Câu 25. Chọn phát biểu đúng:

A. Photpho trắng tan trong nước không độc.

B. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.

C. Ở điều kiện thường photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ

D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối

Câu 26. Magie photphua có công thức là:

A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg2P3 D. Mg3(PO4)3

Câu 27. Photpho trắng và photpho đỏ là:

A. 2 chất khác nhau. B. 2 chất giống nhau.

C. 2 dạng đồng phân của nhau. D. 2 dạng thù hình của nhau.

Câu 28. Chất nào bị oxi hoá chậm và phát quang màu lục nhạt trong bóng tối?

A. P trắng B. P đỏ C. PH3 D. P2H4

Câu 29. điều kiện thường, P hoạt động hoá học mạnh hơn N2 do:

A. Độ âm điện của photpho lớn hơn của nitơ.

B. Ái lực electron của photpho lớn hơn của nitơ.

C. Liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.

D. Tính phi kim của nguyên tố photpho mạnh hơn của nitơ.

Câu 30. Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quệt que diêm vào vỏ bao diêm là:

A. 4P + 3O2 2P2O3 B. 4P + 5O2 2P2O5

C. 6P + 5KClO3 3P2O5 + 5KCl D. 2P + 3S P2S3

Câu 31. Hai khoáng chất chính của photpho là:

A. Apatit và photphorit B. Photphorit và cacnalit

C. Apatit và đolomit D. Photphorit và đolomit

Câu 32. Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phương pháp sau:

A. 3P + 5HNO3 + 2H2O 3H3PO4 + 5NO

B. Ca3(PO­4)2 + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4

C. 4P + 5O2 P2O5 và P2O5 + 3H2O 2H3PO4

D. 2P + 5Cl2 2PCl5 và PCl5 + 4H2O H3PO4 + 5HCl

Câu 33. Urê được điều chế từ:

A. khí amoniac và khí cacbonic

B. khí cacbonic và amoni hiđroxit

C. axit cacbonic và amoni hiđroxit

D. Supephotphat đơn và supephotphat kép đều sản xuất qua 2 giai đoạn

Câu 34. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của:

A. K B. K+ C. K2O D. KCl

Câu 35. Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa:

A. KNO3 B. KCl C.2CO3 D. K2SO4

Câu 36. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của:

A. P B. P2O5 C. PO43- D. H3PO4

Câu 37. Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là: H3PO4 ↔ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch:

A. cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận

B. cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch

C. cân bằng trên không bị chuyển dịch

D. nồng độ PO43- tăng lên

Câu 38. Một dung dịch gồm 0,015 mol K+, 0,03 mol Ba2+, 0,025 mol NO3- và a mol anion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là:

A. HCO3- và 0,01 B. Cl- và 0,015 C. S2- và 0,02 D. OH- và 0,05

Câu 39. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là:

A. 0,15 B. 0,03 C. 0,30 D. 0,12

Câu 40. Cho 10 ml dung dịch HCl có pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều, thu được dung dịch có pH = 4. Giá trị của x là:

A. 90 B. 100 C. 10 D. 40

Câu 41. Cho m gam K vào 1 lit nước, thu được dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là:

A. 3,9 B. 5,85 C. 7,8 D. 6,25

Câu 42. Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:

A. KH2PO4 và K2HPO4 B. KH2PO4 và K3PO4

C. K2HPO4 và K3PO4 D. KH2PO4 K2HPO4 và K3PO4

Câu 43. Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

A. Na3PO4 và 50,0g B. NaH2PO4 và 49,2g; Na2HPO4 và 14,2g

C. Na2HPO4 và 15,0g D. Na2HPO4 và 14,2g; Na3PO4 và 49,2g

Câu 44. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được các muối:

A. NaH2PO4 Na2HPO4 B. NaH2PO4 Na3PO4

C. Na2HPO4 và Na3PO4 D. Na3PO4

Câu 45. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X (HCl 1M và H2SO4 0,5M), thu được 5,32 lit H2 (đktc) và dung dịch Y (coi V dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

A. 1 B. 2 C. 11 D. 7

Câu 46. Dung dịch X có chứa: 0,07 mol K+, 0,02 mol SO42-, a mol OH-. Dung dịch Y có chứa Cl-, NO3- và b mol H+, tổng số mol Cl-, NO3- là 0,04. Trộn X với Y được 100ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là (bỏ qua sự điện li của nước):

A. 1 B. 2 C. 12 D. 13

Câu 47. Trong một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa một hỗn hợp khí gồm: NO2, N2, NO ở 0oC và 2atm. Cho vào bình 600 ml nước và lắc cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một hỗn hợp khí mới có áp suất là 1,344 atm ở nhiệt độ ban đầu. Hỗn hợp khí sau phản ứng có tỉ khối so với không khí bằng 1. Giả sử rằng thể tích nước không thay đổi trong thí nghiệm thì thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là:

A. 60% N2; 30% NO2; 10% NO. B. 60% NO; 30% NO2; 10% N2

C. 60% NO2; 30% N2; 10% NO. D. 60% N2; 30% NO; 10% NO2

Câu 48. Cho dung dịch HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dung dịch có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Khối lượng ZnO trong hỗn hợp là:

A. 26 gam B. 22 gam C. 16,2 gam D. 26,2 gam.

Câu 49. Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí ôxi ở đktc đã tham gia vào quá trình trên là bao nhiêu?

A. 100,8 lít B. 10,08 lít C. 50,4 lít D. 5,04 lít

Câu 50. Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là

A. 31,95% B. 19,97% C. 23,96% D. 27,96%