Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BẢY CHUYÊN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 26 tháng 10 2020 lúc 21:46:41 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 1:22:25 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 506 | Lượt Download: 12 | File size: 0.133963 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BẢY CHUYÊN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC( ST)
1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là
con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan
hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học,
đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời
sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều
sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.
Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng
tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.
“Ramayana” có 24.000 câu thơ đôi, “Tam quốc diễn nghĩa” với hàng triệu chữ, bài thơ “Cây chuối”
của Nguyễn Trãi, bài thơ tình của Xuân Diệu… đó là văn học.
2. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý
tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực)
dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một
quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả,
cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt.
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được
(Nguyễn Trãi)
“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân…
(Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
“Yêu biết mấy, những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên”
(“Mùa thu tới” – Tố Hữu)
3. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật
Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô khan. Vì sao mà
có thơ nồi đồng, con cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm
vào lòng người, bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình
tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm văn học phải phát

hiện ra và cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá được cái hay, cái đẹp của hình tượng
nghệ thuật.
Vậy hình tượng nghệ thuật là gì?
- Trong thơ văn, hình tượng nghệ thuật có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một
nàng Kiều, một Trương Phi – cũng có thể là một nét của tâm trạng, tình cảm như “Tương tư” của
Nguyễn Bính, v.v…
- Vậy, hình tượng là bức vẽ về con người, về cuộc đời, về thiên nhiên cụ thể được nhà văn sáng tạo
nên qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách thẩm mĩ
- Có cảm nhận được hình tượng mới thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ
1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học
Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất
liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ.
Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ,
văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của
ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ
Hán. Thật là kì tài.
2. Những đặc điểm của ngôn từ văn học
Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu
có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau:
- Tính hệ thống
- Tính chính xác
- Tính truyền cảm
- Tính hình tượng
- Tính hàm súc, đa nghĩa
- Tính cá thể hoá
Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói rằng “Văn hoa
dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy. Kim Trọng khen Kiều khi nàng
làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới vẽ:
“Khen tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”
Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn
không được thoát li văn bản và ngôn từ

3. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của nghệ
thuật ngôn từ
- Xem tranh xem ti vi… đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta phải tưởng
tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, mới hình dung được cảnh vật,
sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”. Con chứ đấy, câu thơ đấy nhưng
không phải ai cũng hiểu và cảm như nhau.
- Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua hàng trăm năm,
hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn.
- Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người.
Thật là kỳ diệu khi Nguyễn Trãi viết:
“Ngư ca tam xướng yên hồ khoát,
Mục đích nhất thanh thiên nguyệt cao!”
(Ức Trai thi tập)
Nếu không hiểu được ngôn từ sao có thể cảm được cái hay của hai câu thơ trên?

Nh à v ăn v à qu á tr ình s áng t ạo
1Vai trò của nhà văn với đời sống văn học
Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể
làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời
sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà
văn thì mới có thơ văn. Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết
mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học.
Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói:
“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”
(“Sổ tay thơ – Đối thoại mới)

Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng
không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn
chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”.
2 Những nhân tố cần có đối với một nhà văn
Một vạn học sinh đỗ tú tài, sau 5, 6 năm học tập ở đại học có thể đào tạo thành
những kĩ sư, bác sĩ… nhưng rất ít hoặc không thể đào tạo thành nhà văn. Có một hiện
tượng kỳ lạ là trong xã hội ta ngày nay sao mà nhiều “nhà thơ” thế. Thật ra đó là
những “thi sĩ – vè”, “thi sĩ – con cóc”,… Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật,
không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”. Vậy nhà văn cần những nhân tố gì?
– Phải có năng khiếu, có tài.
– Phải có cái tâm đẹp. (chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” – Kiều)
– Phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học). Học vấn thấp hạn chế chẳng khác nào đất ít
mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì.
– Phải có vốn sống như con ong giữa rừng hoa. Phải sống hết mình.
– Phải có một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp: sống và viết vì chủ nghĩa nhân văn.
– Phải có tay nghề cao. Xuân Diệu gọi đó là “bếp núc làm thơ”.
– Ngoài ra còn có một điều kiện khách quan ấy là môi trường sáng tác. Nhà
văn phải được sống trong tự do, dân chủ, phải có vật chất tạm đủ (cơm áo không đùa
với khách thơ) …
– Với nhà văn, kiêng kị nhất là thói kiêu ngạo, xu nịnh bợ đỡ… Vì thế văn chương có
ngôi thứ: kẻ làm thơ, nhà thơ, thi nhân, thi sĩ, thi hào, đại thi hào. Còn có loại “đẽo câu
đục vần” được ngồi một chiếu riêng. Loại bồi bút thì bị độc giả khinh bỉ.
Trong tập “Văn 10” tập 2 có viết:
“Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật
độc đáo. Nói như thế là đúng nhưng chưa đủ.

3 Quá trình sáng tạo
Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải có hứng, nếu
không có hoặc chưa có cảm hứngthì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng
tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ
trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại.
Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang
ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt,
đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp
vọng về:
“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…”
(“Về Kinh Bắc”, trang 160 – 161)
Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí
các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động
sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng.
Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5
thế kỷ.
Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên
hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.
Yêu văn học ta càng yêu kính và biết ơn nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm của họ đã làm
tâm hồn ta thêm giàu có. Văn chương là cái đẹp muôn đời. Văn chương, văn hiến, văn
hóa là niềm tự hào của mỗi quốc gia.
Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội
và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên
để có những tác phẩm lớn người viết cẩm phải có những tư tưởng, quan niệm và phải
có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo”.Bình luận
ý kiến trên.
Đề văn
Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn
đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm
hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cẩm phải có những tư
tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và
những kĩ năng sáng tạo”.Bình luận ý kiến trên.

Bài làm
Ý kiến có thể nói đó là một bao quát chung về tất cả mọi hoạt động của nhà văn và
họ phải thật sự là một con người với tất cả tình cảm, lí trí, sự tưởng tượng... cho nghề
nghiệp của mình!
Chúng ta cần biết rằng “chủ thể sáng tạo” của một tác phẩm phải có thế giới quan
và nhân sinh quan, cả hai bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau để tạo nên cách
nhìn. Đó là “đôi mắt tình thương”, là lòng nhân đạo của tác giả về cuộc sống và con
người, nó là tư tưởng của tác phẩm: Một Nguyên Hồng nhân đạo đã để lại cho nhân
vật Huệ Chi chết – một cái chết thanh thản và đầy đức tin nơi đấng Chúa...Và mỗi nhà
văn họ đều nhìn nhân vật của mình một cách khác nhau. Nam Cao nhìn người nông
dân có tính hệ thống riêng, ông trân trọng nhân vật của mình và vì vậy ông miêu tả họ
với một giọng văn đồng cảm, thương mến: Lão Hạc trong cái đói khổ vẫn không nỡ
giết chết con chó thân thương; Chí Phèotrong cái buổi sáng thức dậy không còn là con
quỷ dữ của làng Vũ Đại, mà anh Chí giờ đây lại hiền hậu, chân chất với một ước mơ
bình dị, của một người lương thiện ngày nào. Và Thị Nở sau khi thấy được tình yêu
giữa mình và Chí Phèo, Thị không còn là một con người dở hơi nữa mà là một người
phụ nữ với đủ bản năng làm vợ...Trong Đôi mắt Nam Caođã nhìn người nông dân
tuyên truyền đầy chất phác thật thà với bó tre trên vai đã đi ngăn quân thù, ông đã
nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong của anh nông dân...Nói tóm lại, các nhà
văn đều có quan điểm riêng trong cái nhìn của mình và quán triệt quan điểm đó, họ
nhìn nhân vật của mình với đầy đủ cái đẹp cái tốt, nhìn với đôi mắt tình thương và
nhìn toàn vẹn nhân vật, tóm gọn mọi cái đẹp phía nhân vật chính diện của mình. Đối
tượng của văn học là cuộc sống cho nên mỗi nhà văn dều có khả năng chiếm lĩnh một
phạm vi đề tài chứ không phải là một nhà văn phải “lấy” tất cả mọi đề tài từ cuộc
sống ngồn ngộn, bởi cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ, cả ngàn đề tài về con người
đất nước, cuộc sống, tri thức, nông dân... Nếu một nhà văn tự “ôm” hết tất cả mọi đề
tài ấy vào trong tác phẩm của mình thì văn chương lúc ấy sẽ sơ sài, sẽ xô bồ, sẽ mất
đi cái chất văn chương mà lúc ấy chỉ còn là một bài phóng sự, một bài báo không hơn
không kém! Có thể thấy rằng, Nam Cao quan tâm đến nông dân và trí thức và khi nói
về nông dân ông hiểu rất sâu sắc vào vấn đề ấy nên ông đã thật sự tạo nên một tác
phẩm văn chương độc đáo: Một Chí Phèo ra đời từ đề tài về người nông dân! Và Vũ
Trọng Phụng lấy đề tài từ xã hội tư sản thành thị với mặt trái của nó cho nên một tuyệt
tác “văn chương ra đời” – Số đỏ đã đưa ông lên một đỉnh cao của một nhà
văn “trào phúng hiện thực”! Nếu Nam Cao đi sâu vào đề tài,khoét sâu vào đề tài thì
ngược lại ở thiên tài họ Vũ là khả năng bao quát đề tài – là chiều rộng chứ không phải
chiều sâu, là cái “rộng” của những mặt trái của xã hội thành thị lúc ấy. Cho nên ta
thường thấy văn chương bi kịch thường sâu, thường đi vào tim của con người để rồi
tìm thấy ở đấy một giọt nước mắt, một sự “bi” trong số phận của nhân vật, để rồi cảm

thông, thương xót nhân vật; còn văn chương trào lộng thì thường lôi bản chất sự vật
lên bề nổi để phê phán, để tìm ở đấy những tiếng cười chua chát và mỉa mai một xã
hội thối nát, một nhân cách đê mạt...
Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời “tức là nhà văn phải thấu hiểu cả mọi
ngõ ngách của cuộc đời, phải tận hiểu mọi cái biến thái từ vật chất đến con người, từ
đồ vật đến động vật, từ tâm lí đến tình cảm...Nói chung nhà văn phải thật sự “sống”
cuộc sống mà tác phẩm cần viết, nhà văn phải hòa nhập vào “cuộc đời” của tác phẩm
– mà cuộc sống đã ban phát. Nam Cao thường nắm bắt bản chất sự việc cho nên cốt
truyện hiện thực không rắc rối nhưng tình huống trong đời sống nội tâm rất căng
thẳng, bởi vì Nam Cao thường là “sống sâu” đi sâu vào cuộc sống của nông dân,
thường khoét sâu vào những nỗi đau của những con người bần cùng của xã hội, cho
nên văn chương của ông bắt người đọc phải suy ngẫm rất nhiều, rất nhiều...và cũng
bởi vì sống sâu cho nên họ Vũ đã phát hiện ra sự tha hóa của bọn thượng lưu. Bọn
chúng bịa ra một thằng Xuân tóc đỏ rồi đi tin nó và đã để cho nó ngồi lên, chà lên mặt
của nhiều người. Khi đã sống sâu với cuộc sống thì đời nhà văn “hết sức nhạy cảm với
vấn đề xã hội”, bởi vì xã hội là một quan hệ phong phú và đa dạng của người với người
cho nên vấn đề xã hội nó có ý nghĩa phổ quát và văn chương bây giờ vượt lên giới hạn
của nó. Nam Cao sống với cuộc sống của người nông đân cho nên ông rất “ nhạy” với
sự cùng cực của người nông dân. Nam Cao đã cho chúng ta thấy không chỉ là một
người nông dân trong nghĩa hẹp mà nó bao quát đủ cả mọi lớp người cùng cực trong
xã hội. Có thể nói cái “phổ quát” là ở đấy! “Những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà
văn biến chúng thành cảm hứng”, cái cảm hứng mà như Nam Cao mong muốn: “khơi
những nguồn chưa ai khơi...” cái cảm hứng đó có thể là sự bất chợt cần nắm bắt ngay,
chẳng hạn là một bài thơ về một bông hoa hải đường; cái cảm hứng đó cũng có thể là
sự suy ngẫm trong suốt một đời người, chẳng hạn tác phẩm “Những người khốn khổ”
của Victo Huygô phải viết ba mươi năm. Phaoxt-Gớt sáng tác dường như suốt một đời
người và cũng như Nguyễn Đình Thi viết Đất nước một chủ đề bắt ông phải suy ngẫm
trong mấy năm trời! Cái cảm hứng ấy hòa nhập cả hai mặt tình cảm và lí trí: Đó chính
là hiện thực ngoài đời và hiện thực tâm trạng, cả hai hòa nhập, đan xen vào nhau để
tạo nên cảm hứng đặc biệt cho nhà văn và gián tiếp cho cả tác phẩm văn chương
ấy. Nhà văn thấy số phận của nhân vật giống như chính số phận của mình, thấy sự
đau khổ của nhân vật và mình giống nhau, hoặc nhà văn thấy sự bứt rứt của nhân vật
chính là nỗi đau dai dẳng ở mình thì lúc ấy chính là sự đồng điệu, lúc ấy tình cảm và lí
trí của tác giả hòa nhập vào nhau và nó tạo thành một cảm hứng thực sự độc đáo, nó
gây phấn khích cho nhà văn sáng tạo. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn, người viết
cần phải có những tư tưởng, quan niệm. Những tư tưởng, quan niệm ấy nó như là một
sự “tiên quyết” cho sự trường tồn của chính tác phẩm ấy. Cho nên, chúng ta thường
thấy đôi lúc tư tưởng quan niệm được phát biểu một cách trực tiếp, “Chao ôi, nghệ
thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật

chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...” (Nam Cao) và đôi
lúc tư tưởng quan niệm ấy được phát biểu một cách gián tiếp có thể thấy tác phẩm:
“Ông già và biển cả” là một trường dụ. Sự chiến thắng nhưng ý nghĩa thực là một thất
bại: - Con người có thể chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không vượt qua
được chính mình: Thế giới bên trong có thể phong phú hơn, mạnh mẽ hơn, nắm bắt
được bản ngã biết đâu con người lại hạnh phúc hơn!Nhưng tác phẩm ấy cũng chính để
nói lên cái suy nghĩ của nhà văn với cuộc kiếm tìm vất vả và tư tưởng, chủ đề tác
phẩm của mình. Cuộc kiếm tìm ấy bằng chính mồ hôi, nước mắt, bằng máu và cả lòng
dũng cảm.
Và để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là
sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo. Cho nên để hiểu rằng không phải ai cũng
ngẫu nhiên sẽ trở thành một nhà văn, mà nó đòi hỏi ở người muốn làm nhà văn có
một năng khiếu riêng - năng khiếu nghệ thuật! Chuyện văn chương quả là không dễ,
cũng như là một bọc trăm trứng của Âu Cơ - thì chỉ có một Nguyễn Du, Nguyễn Du là
quả trứng “lép” ấy (Chế Lan Viên đã viết về Nguyễn Du : “Trong trăm trứng Âu Cơ anh
là trứng lép. Anh nở ra thành một thi nhân”). Năng khiếu nghệ thuật đó chính là sự
tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo của nhà văn. Vi hành là chuyện thật hay bịa?
Chỉ có một bộ óc tưởng tượng thông minh sắc sảo mới có thể viết lên, vẽ lên một đôi
trai gái trên chuyến tàu Pháp như vậy, họ nói chuyện với nhau về một người khác địa
vị, khác màu da...Có thể nói Vi hành là một ví dụ hết sức độc đáo về sức tưởng tượng
phong phútuyệt đỉnh của Nguyễn ái Quốc và bên cạnh sự tưởng tượng ấy là sự sáng
tạo cụ thể trong văn chương có thể nói đó là “kĩ năng sáng tạo” trong chuyện “bếp
núc” của nhà văn, đó là sự khó nhọc của người viết, để có một sự độc đáo riêng, một
phong cách riêng cho chính mình. Huy Cận đã phải rất cực nhọc, nhẫn nại trong việc
chọn các hình ảnh cho câu thơ của mình:
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Tác giả đã từng thử bút bằng các hình ảnh: “Cánh bèo trôi, cánh bèo đơn”,”chút
bèo đơn “gót bèo xanh”,”gỗ lạc rừng xa”, “củi một cành xuôi” và cuối cùng đã chọn
hình ảnh “củi một cành khô”.Đó là một hình ảnh rất độc đáo của một Huy Cận, cho
người đọc một hình tượng mới lạ, sắc sảo, gợi nên một cuộc đời khô héo trôi nổi, dằn
vặt trong lòng người đọc...
Nói tóm lại, làm một nhà văn không phải là một chuyện dễ dàng bởi vì ở họ không
chỉ hội tụ sự khẳng định về nhân cách bản chất thẩm mĩ của cuộc sống, của con người
mà họ còn phải nắm bắt được sự trọn vẹn phong phú, đa dạng của tâm hồn con người
trước cuộc sống. Và vì thế, cho nên họ luôn phải sống sâu để cảm nhận được hết cả
mọi sự “phong phú đa dạng” ấy. Bên cạnh đó họ phải là một con người “lớn” và rành
rọt tất cả chuyện “bếp núc” của văn chương: Đó chính là cái năng khiếu nghệ thuật
riêng của một nhà văn – bởi vì nó cũng chính là một nhân tố quyết định cho “hơi thở”,
sức sống của một tác phẩm vĩ đại, của một nhà văn vĩ đại!.

Lê Quý Đôn cho rằng “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” còn Ngô Thì
Nhậm thì nhấn mạnh : “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ ý
kiến trên, hãy nêu vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ.
BÀI LÀM
Sáng tạo nghệ thuật quả là một công trình đầy khó khăn, phức tạp, không phải ai
múôn cũng làm được. Một nhà văn, muốn sáng tác một tác phẩm ahy , tồn tại mãi với
thời gian, thì ngoài sự hiểu biết rộng rãi, tài năng bẩm sinh, còn phải có một tấm lòng
quảng đại, bao dung, phải biết trải qua đau khổ, cay đắng trong cuộc đời thì mới thấu
hiểu được những nỗi đau của người khác, phải có cảm xúc thật sự tự đáy lòng mình,
thì mới sáng tác được. Và nhà thơ cũng vậy. “Thơ là tiếng nói của trái tim”, một ki đã
nói đến “trái tim” tức là đề cập đến tình cảm. Muốn sáng tác tiếp được bài thơ, Lê Quý
Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” và Ngô Thì Nhậm cũng đã nhấn
mạnh : “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem
sao?
Thường thì khi nói đến thơ là người ta múôn nhấn mạnh đến vai trò tình cảm của
thơ. Nó là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình sáng tacs thơ. Bởi lẽ thơ là
sự giao cảm tâm hồn giữa con người với nhau, cho nên không phải ngẫu nhiên mà Lê
Quý Đôn cho rằng : “thơ phát khởi từ trong lòng người ta”.
Con người làm thơ để làm gì? Thường htì khi người ta làm thơ khi có nhu cầu bộc
lộ tình cảm, muốn bày tỏ tình cảm tâm tư, tình cảm của mình để người khác có thể
thông cảm và hiểu đựơc phần nào của mình. Thơ là thể loại trữ tình , cho nên khi sáng
tác , nhà nghệ sĩ phỉa có những rung động thật sự trước cuộc sống, trước cái đẹp. Nhà
hoạ sĩ múôn tạo một bức trang hoàn hảo, không phải trong một phút, một giây, một
khoảnh khắc mà có thể làm được, có khie cả mấy tháng ngồi vẽ hoài mà cũng vẫn
không làm được. Có khi chỉ cần một chút gì đó làm rung động thì cảm hứng vọt trào và
tất nhiên sẽ tạo ra một bức tranh thật đẹp
Nếu không có rung động, không có cảm xúc thì sẽ không thể nào tạo nên một bài
thơ, mà có được thì thơ chỉ có xác, không có hồn. Chính vì thế mà Ngô Thì Nhậm đã
nói “ Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Bãn hãy để tự “nàng thơ” tìm đến
mình, chứ đừng có đi van cầu, gõ cửa “nàng” sẽ không tiếp đâu.
Khi đọc một bat thơ ,trước mắt bạn không chỉ hiện ra khung cảnh thiên nhiên,
cuộc sống với những buồn vui lẫn lộn mà qua đó bạn sẽ tấhy được đôi điều về tâm sự
của tác giả. Đó chính là những tâm sự , suy nghĩ, những nỗi niềm của chính tác giả.
Bài thơ bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, có những chất liệu được khai thác trực tiếp từ
hiện thực cuộc sống, có những suy nghĩ được nâng lên thành triết lí, có phần cảm xúc
và có tình cảm. Tuy nhiên, tình cảm - chủ thể trữ tình, vẫn là vấn đề cốt lõi trong thơ.
Nếu không có tình cảm, tình thương đồng loại thì Nguyễn Du đâu thể nào thốt ra được
những lời thơ giàu cảm xúc nhân đạo như :
Thương thay cũng một kiếp người

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân
Nếu không có tình yêu đối với non sông đất nước, thì Chế Lan Viên đâu có được
những câu thơ rạo rực khi viết về Tổ Quốc
Ôi Tổ quốc,ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, nếu không có sự đồng cảm mãnh liệt và
tâm hồn quảng đại, thì đâu thể nào nghe đựơc âm thanh của đứa bé trong nhà lao
đang khóc , vì :
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha
Và nếu có sự đồng cảm ấy thì chắc chắn Bác không thể nào thấy được cái cảnh
mà tưởng chừng như không ai để ý trong chốn lao tù:
Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt
Miệng nói chẳng nên lời
Họ gần nhau như lại không thể nào tâm sự, nói chuyện cùng nhau, và thật cảm
động thay trước tấm chân tình của Bác khi Bác chợt nhận ra, họ tâm sự bằng mắt:
Nói lên bằng khoé mắt
Chưa nói, lệ tuôn đầy
Tình cảnh thật đáng thương
Nói đến thơ là nói lên sự đồng cảm của nhà thơ đối với cái đẹp, với con người
trong cuộc sống quanh mình. Mà hễ nói đến sự đồng cảm là nói đến gốc thiện cảu tình
cảm, hiểu theo cách khác; đó chính là tấm lòng nhân dân là cái “tâm” của nhà thơ. Vì
sao mà thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí
Minh... cứ sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi với thời gian? Phải chăng các bậc
tiền nhân ấy là những người có tài sáng tác thơ hay? Có lẽ điều đó chỉ đúng một phần.
Lê Quý Đôn cho rằng : “Thơ phát khởi từ trong lòng ta”. Nếu lòng ta trơ lạnh thì làm
sao có thơ hay? Điều đó giải thích vì sao Nguyễn Du nói :
Thiện căn ở lại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Nhà thơ, trước hết phải có cái tâm, phải có một tấm lòng đôn hậu, biết quý trọng,
thông cảm, san sẻ những nỗi đau của người khác. Không có chữ Tâm thì cái tài kia

cũng trở nên vô dụng. Mở rộng vấn đè, ta thấy mỗi nhà văn, nhà thơ một khi đã cầm
bút thì phải có trách nhiệm, trách nhiệm với xã hội, với người tiếp xúc với tác phẩm
của mình.
Nhìn chung trong sáng tác thơ, các tác giả đều chú trọng đề cập đến cái gốc tình
cảm, phỉa có “cái gốc tình cảm của thơ” thì thơ mới đi vào lòng người được. Tố Hữu đã
có lần nhấn mạnh “ Thơ là nhịp điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu, thơ là tiếng nói
đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí...”Rõ ràng quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn và
Ngô Thì Nhậm cho đến nay vẫn mang một ý nghĩa nhất định với công việc sáng tác
thơ văn.
SU SANG TAO CUA NHA VAN
Bài làm
Ý kiến có thể nói đó là một bao quát chung về tất cả mọi hoạt động của nhà văn và
họ phải thật sự là một con người với tất cả tình cảm, lí trí, sự tưởng tượng... cho nghề
nghiệp của mình!
Chúng ta cần biết rằng “chủ thể sáng tạo” của một tác phẩm phải có thế giới quan
và nhân sinh quan, cả hai bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau để tạo nên cách
nhìn. Đó là “đôi mắt tình thương”, là lòng nhân đạo của tác giả về cuộc sống và con
người, nó là tư tưởng của tác phẩm: Một Nguyên Hồng nhân đạo đã để lại cho nhân
vật Huệ Chi chết – một cái chết thanh thản và đầy đức tin nơi đấng Chúa...Và mỗi nhà
văn họ đều nhìn nhân vật của mình một cách khác nhau. Nam Cao nhìn người nông
dân có tính hệ thống riêng, ông trân trọng nhân vật của mình và vì vậy ông miêu tả họ
với một giọng văn đồng cảm, thương mến: Lão Hạc trong cái đói khổ vẫn không nỡ
giết chết con chó thân thương; Chí Phèotrong cái buổi sáng thức dậy không còn là con
quỷ dữ của làng Vũ Đại, mà anh Chí giờ đây lại hiền hậu, chân chất với một ước mơ
bình dị, của một người lương thiện ngày nào. Và Thị Nở sau khi thấy được tình yêu
giữa mình và Chí Phèo, Thị không còn là một con người dở hơi nữa mà là một người
phụ nữ với đủ bản năng làm vợ...Trong Đôi mắt Nam Caođã nhìn người nông dân
tuyên truyền đầy chất phác thật thà với bó tre trên vai đã đi ngăn quân thù, ông đã
nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong của anh nông dân...Nói tóm lại, các nhà
văn đều có quan điểm riêng trong cái nhìn của mình và quán triệt quan điểm đó, họ
nhìn nhân vật của mình với đầy đủ cái đẹp cái tốt, nhìn với đôi mắt tình thương và
nhìn toàn vẹn nhân vật, tóm gọn mọi cái đẹp phía nhân vật chính diện của mình. Đối
tượng của văn học là cuộc sống cho nên mỗi nhà văn dều có khả năng chiếm lĩnh một
phạm vi đề tài chứ không phải là một nhà văn phải “lấy” tất cả mọi đề tài từ cuộc
sống ngồn ngộn, bởi cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ, cả ngàn đề tài về con người
đất nước, cuộc sống, tri thức, nông dân... Nếu một nhà văn tự “ôm” hết tất cả mọi đề
tài ấy vào trong tác phẩm của mình thì văn chương lúc ấy sẽ sơ sài, sẽ xô bồ, sẽ mất
đi cái chất văn chương mà lúc ấy chỉ còn là một bài phóng sự, một bài báo không hơn

không kém! Có thể thấy rằng, Nam Cao quan tâm đến nông dân và trí thức và khi nói
về nông dân ông hiểu rất sâu sắc vào vấn đề ấy nên ông đã thật sự tạo nên một tác
phẩm văn chương độc đáo: Một Chí Phèo ra đời từ đề tài về người nông dân! Và Vũ
Trọng Phụng lấy đề tài từ xã hội tư sản thành thị với mặt trái của nó cho nên một tuyệt
tác “văn chương ra đời” – Số đỏ đã đưa ông lên một đỉnh cao của một nhà
văn “trào phúng hiện thực”! Nếu Nam Cao đi sâu vào đề tài,khoét sâu vào đề tài thì
ngược lại ở thiên tài họ Vũ là khả năng bao quát đề tài – là chiều rộng chứ không phải
chiều sâu, là cái “rộng” của những mặt trái của xã hội thành thị lúc ấy. Cho nên ta
thường thấy văn chương bi kịch thường sâu, thường đi vào tim của con người để rồi
tìm thấy ở đấy một giọt nước mắt, một sự “bi” trong số phận của nhân vật, để rồi cảm
thông, thương xót nhân vật; còn văn chương trào lộng thì thường lôi bản chất sự vật
lên bề nổi để phê phán, để tìm ở đấy những tiếng cười chua chát và mỉa mai một xã
hội thối nát, một nhân cách đê mạt...
Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời “tức là nhà văn phải thấu hiểu cả mọi
ngõ ngách của cuộc đời, phải tận hiểu mọi cái biến thái từ vật chất đến con người, từ
đồ vật đến động vật, từ tâm lí đến tình cảm...Nói chung nhà văn phải thật sự “sống”
cuộc sống mà tác phẩm cần viết, nhà văn phải hòa nhập vào “cuộc đời” của tác phẩm
– mà cuộc sống đã ban phát. Nam Cao thường nắm bắt bản chất sự việc cho nên cốt
truyện hiện thực không rắc rối nhưng tình huống trong đời sống nội tâm rất căng
thẳng, bởi vì Nam Cao thường là “sống sâu” đi sâu vào cuộc sống của nông dân,
thường khoét sâu vào những nỗi đau của những con người bần cùng của xã hội, cho
nên văn chương của ông bắt người đọc phải suy ngẫm rất nhiều, rất nhiều...và cũng
bởi vì sống sâu cho nên họ Vũ đã phát hiện ra sự tha hóa của bọn thượng lưu. Bọn
chúng bịa ra một thằng Xuân tóc đỏ rồi đi tin nó và đã để cho nó ngồi lên, chà lên mặt
của nhiều người. Khi đã sống sâu với cuộc sống thì đời nhà văn “hết sức nhạy cảm với
vấn đề xã hội”, bởi vì xã hội là một quan hệ phong phú và đa dạng của người với người
cho nên vấn đề xã hội nó có ý nghĩa phổ quát và văn chương bây giờ vượt lên giới hạn
của nó. Nam Cao sống với cuộc sống của người nông đân cho nên ông rất “ nhạy” với
sự cùng cực của người nông dân. Nam Cao đã cho chúng ta thấy không chỉ là một
người nông dân trong nghĩa hẹp mà nó bao quát đủ cả mọi lớp người cùng cực trong
xã hội. Có thể nói cái “phổ quát” là ở đấy! “Những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà
văn biến chúng thành cảm hứng”, cái cảm hứng mà như Nam Cao mong muốn: “khơi
những nguồn chưa ai khơi...” cái cảm hứng đó có thể là sự bất chợt cần nắm bắt ngay,
chẳng hạn là một bài thơ về một bông hoa hải đường; cái cảm hứng đó cũng có thể là
sự suy ngẫm trong suốt một đời người, chẳng hạn tác phẩm “Những người khốn khổ”
của Victo Huygô phải viết ba mươi năm. Phaoxt-Gớt sáng tác dường như suốt một đời
người và cũng như Nguyễn Đình Thi viết Đất nước một chủ đề bắt ông phải suy ngẫm
trong mấy năm trời! Cái cảm hứng ấy hòa nhập cả hai mặt tình cảm và lí trí: Đó chính
là hiện thực ngoài đời và hiện thực tâm trạng, cả hai hòa nhập, đan xen vào nhau để

tạo nên cảm hứng đặc biệt cho nhà văn và gián tiếp cho cả tác phẩm văn chương
ấy. Nhà văn thấy số phận của nhân vật giống như chính số phận của mình, thấy sự
đau khổ của nhân vật và mình giống nhau, hoặc nhà văn thấy sự bứt rứt của nhân vật
chính là nỗi đau dai dẳng ở mình thì lúc ấy chính là sự đồng điệu, lúc ấy tình cảm và lí
trí của tác giả hòa nhập vào nhau và nó tạo thành một cảm hứng thực sự độc đáo, nó
gây phấn khích cho nhà văn sáng tạo. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn, người viết
cần phải có những tư tưởng, quan niệm. Những tư tưởng, quan niệm ấy nó như là một
sự “tiên quyết” cho sự trường tồn của chính tác phẩm ấy. Cho nên, chúng ta thường
thấy đôi lúc tư tưởng quan niệm được phát biểu một cách trực tiếp, “Chao ôi, nghệ
thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật
chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...” (Nam Cao) và đôi
lúc tư tưởng quan niệm ấy được phát biểu một cách gián tiếp có thể thấy tác phẩm:
“Ông già và biển cả” là một trường dụ. Sự chiến thắng nhưng ý nghĩa thực là một thất
bại: - Con người có thể chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không vượt qua
được chính mình: Thế giới bên trong có thể phong phú hơn, mạnh mẽ hơn, nắm bắt
được bản ngã biết đâu con người lại hạnh phúc hơn!Nhưng tác phẩm ấy cũng chính để
nói lên cái suy nghĩ của nhà văn với cuộc kiếm tìm vất vả và tư tưởng, chủ đề tác
phẩm của mình. Cuộc kiếm tìm ấy bằng chính mồ hôi, nước mắt, bằng máu và cả lòng
dũng cảm.
Và để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là
sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo. Cho nên để hiểu rằng không phải ai cũng
ngẫu nhiên sẽ trở thành một nhà văn, mà nó đòi hỏi ở người muốn làm nhà văn có
một năng khiếu riêng - năng khiếu nghệ thuật! Chuyện văn chương quả là không dễ,
cũng như là một bọc trăm trứng của Âu Cơ - thì chỉ có một Nguyễn Du, Nguyễn Du là
quả trứng “lép” ấy (Chế Lan Viên đã viết về Nguyễn Du : “Trong trăm trứng Âu Cơ anh
là trứng lép. Anh nở ra thành một thi nhân”). Năng khiếu nghệ thuật đó chính là sự
tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo của nhà văn. Vi hành là chuyện thật hay bịa?
Chỉ có một bộ óc tưởng tượng thông minh sắc sảo mới có thể viết lên, vẽ lên một đôi
trai gái trên chuyến tàu Pháp như vậy, họ nói chuyện với nhau về một người khác địa
vị, khác màu da...Có thể nói Vi hành là một ví dụ hết sức độc đáo về sức tưởng tượng
phong phútuyệt đỉnh của Nguyễn ái Quốc và bên cạnh sự tưởng tượng ấy là sự sáng
tạo cụ thể trong văn chương có thể nói đó là “kĩ năng sáng tạo” trong chuyện “bếp
núc” của nhà văn, đó là sự khó nhọc của người viết, để có một sự độc đáo riêng, một
phong cách riêng cho chính mình. Huy Cận đã phải rất cực nhọc, nhẫn nại trong việc
chọn các hình ảnh cho câu thơ của mình:
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Tác giả đã từng thử bút bằng các hình ảnh: “Cánh bèo trôi, cánh bèo đơn”,”chút
bèo đơn “gót bèo xanh”,”gỗ lạc rừng xa”, “củi một cành xuôi” và cuối cùng đã chọn
hình ảnh “củi một cành khô”.Đó là một hình ảnh rất độc đáo của một Huy Cận, cho

người đọc một hình tượng mới lạ, sắc sảo, gợi nên một cuộc đời khô héo trôi nổi, dằn
vặt trong lòng người đọc...
Nói tóm lại, làm một nhà văn không phải là một chuyện dễ dàng bởi vì ở họ không
chỉ hội tụ sự khẳng định về nhân cách bản chất thẩm mĩ của cuộc sống, của con người
mà họ còn phải nắm bắt được sự trọn vẹn phong phú, đa dạng của tâm hồn con người
trước cuộc sống. Và vì thế, cho nên họ luôn phải sống sâu để cảm nhận được hết cả
mọi sự “phong phú đa dạng” ấy. Bên cạnh đó họ phải là một con người “lớn” và rành
rọt tất cả chuyện “bếp núc” của văn chương: Đó chính là cái năng khiếu nghệ thuật
riêng của một nhà văn – bởi vì nó cũng chính là một nhân tố quyết định cho “hơi thở”,
sức sống của một tác phẩm vĩ đại, của một nhà văn vĩ đại!.

Đặc điểm, bản chất của phân tích văn học
a- Tác phẩm thơ, văn đích thực là đẹp và hay
Phân tích văn học là phân tích cái hay, cái đẹp – cái hay, cái đẹp của tư tưởng, cái hay, cái đẹp
của ngôn ngữ nghệ thuật mà người viết cảm nhận được: trên cơ sở đó mà đánh giá tác phẩm văn học.
b- Một tác phẩm văn học (một bài thơ, bài văn…) mà không hay thì có gì mà phân tích?
Một bài văn phân tích văn học nếu chỉ mới dừng lại được ở mức độ phân tích giá trị tư tưởng
của tác phẩm văn học thì chưa đạt yêu cầu: cách phân tích đó mang tính xã hội học đơn giản.

c- Nội dung tư tưởng tình cảm của tác
phẩm văn học?
Lúc nào cũng vậy, nó được thể
hiện bằng một hình thức nghệ thuật nhất
định, bằng một ngôn ngữ văn chương
nhất định, cho nên phải bám sát văn
bản ngôn từ, kết hợp một các nhuần
nhuyễn phân tích nội dung tư tưởng với
phân tích nghệ thuật, để chỉ ra cái hay,
cái đẹp mà đánh giá tác phẩm.
d- Phải căn cứ vào ngôn ngữ và thể loại văn học để phân tích tác phẩm.
Những bài thơ dịch (thơ chữ Hán, thưo Pháp, thưo Nga…) nếu chỉ biết bám vào bản dịch đẻ “tán”
thì đó là một việc làm thô lậu, đơn giản, thiếu căn cứ. Phải đối chiếu với bản phiên âm, bản dịch nghĩa
để phân tích thì mới hợp lý. Phân tích một truyên cổ, phân tích một bài hịch, một bài cáo, bài phú, bài
văn tế, một bài hát nói, một bài thơ Đườngluật… cần chú ý đến theer loại, đến đặc trưng ngôn ngữ, đến

thi pháp, đến màu sắc cổ kính, cổ điển của nó, và có một quan điểm lịch sử đúng đắn. Nếu cứ phân tích
như một bài văn, bài thơ hiện đại thì còn nghĩa lý gì? Đã có người phân tích bài “Văn tế Trương Quỳnh
Như” của Phạm Thái như phân tích một bài thơ tình hiện đại (1). Có hiện tượng đó vì người viết ít quan
tâm đến thể loại và tính lịch sử của tác phẩm văn học.
e- Một bài văn phân tích tác phẩm văn học của học sinh làm trên lớp, làm trong phòng thi không
phải là một bài giảng văn
Làm văn nhà trường có tính quy phạm chặt chẽ. Từ những kiến thức học đựoc trong giờ giảng
văn, học sinh phải trở thành con ong hút nhuỵ hoa làm ra mật, con tằm ăn lá dâu làm ra kén, nhả ra tơ.
Nếu nhà phê bình văn họcchỉ viết vài dòng, vài đoạn ngắn chỉ ra cái “thần”, cái “hồn” của một áng thư
văn thì người học sinh phải “sợi tóc chẻ làm tư”, phân tích chi tiết, tỉ mỉ, để có một bài văn dài 6, 7
trang… chữ viết nắn nót, trình bày sáng sủa, trang trọng.

Các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam

1. Nền Văn học dân gian ra đời từ thời viễn cổ và tiếp tục phát triển về sau này. Tính
nhân dân, tính dân tộc của nó từ nội dung tới hình thức có tác dụng sâu sắc đến sự
hình thành và phát triển của nền văn học viết.
2. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10 (?) gồm có 3 bộ phận: Văn học viết
bằng chữ Hán, Văn học viết bằng chữ Nôm và Văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Ba bộ
phận văn học ấy nối tiếp, kế thừa và phát triển cho thấy tinh thần sáng tạo, ý trí tự lập
tự cường và sức mạnh Việt Nam vô cùng to lớn.
3. Văn học dân gian là cội nguồn của nền văn học dân tộc. Hai thành phần Văn
học viết và Văn học dân gian luôn luôn tác động qua lại, hội tụ và kết tinh ở những
thiên tài văn chương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, v.v...
Các thời kỳ phát triển
Có thể chia làm 3 thời kỳ lớn:
1. Thời kỳ từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX: Thơ văn Hán - Nôm.
2. Thời kỳ từ thế kỷ thứ XX đến năm 1945: Thơ văn Hán Nôm - thơ văn quốc ngữ.
3. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: thơ văn quốc ngữ mang nội
dung cách mạng, kháng chiến, yêu nước và tiến bộ.

Mấy nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam
1. Truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc
2. Tình nhân ái.
3. Thơ ca có một truyền thống lâu đời phát triển mạnh. Có nhiều kiệt tác.Văn xuôi
phát triển chậm: từ 1930 trở đi mới phát triển nhanh vọt, tiến lên hiện đại hoá.

- Tác phẩm văn học là sáng tác cụ thể, văn bản ngôn ngữ hoàn chỉnh, vừa có ý nghĩa vừa có tính thẩm
mỹ.
- Một bài ca dao hai câu, một bài thơ tứ tuyệt, một truyện ngụ ngôn nửa trang, một truyện ngắn mi-ni,
bộ Tam quốc chí,… đều là tác phẩm văn học.
Thế giới hình tượng của tác phẩm văn học
1. Khái niệm:
Thế giới hình tượng là hệ thống các hình tượng được dệt nên bởi các chi tiết, tình tiết, quan hệ,… cho
phép ta hình dung được sự hiểu biết và cảm nhận của tác giả đối với thế giới và con người.
- Chú ý: Cần phân biệt các khái niệm: hình ảnh, ngôn ngữ hình tượng, thế giới hình tượng.
2. Ví dụ:
Trong ca dao, thuyền và bến; trong thơ Xuân Diệu, bài Biển thì sóng và bờ, trong bài Thuyền và
biển, Sóng của Xuân Quỳnh thì thuyền, biển - là cặp hình tượng nói về tình yêu lứa đôi.
Các lớp nội dung của tác phẩm văn học
Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc điệu thẩm mỹ - là năm lớp nội dung của tác phẩm văn
học.
1. Đề tài:
- Đề tài là hiện tượng đời sống được thể hiện qua miêu tả.
- Ví dụ: “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Tắt đèn”,… viết về đề tài nông dân.
2. Chủ đề:
- Chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống.
- Ví dụ: Chủ đề truyện “Đời thừa” là bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội thực dân
phong kiến.
3. Cảm hứng: