§3. Tích của vectơ với một số
TÍCH CỦA VECTƠ VỚI MỘT SỐ
1. Định nghĩa :
Cho số \(k\ne0\) và vectơ \(\overrightarrow{a}\ne\overrightarrow{0}\). Tích của vectơ \(\overrightarrow{a}\) với số \(k\) là một vectơ, với kí hiệu là \(k\overrightarrow{a}\), cùng hướng với \(\overrightarrow{a}\) nếu k > 0, ngược hướng với
Ta quy ước \(0\overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}\), \(k\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\)
Người ta còn gọi tích của vectơ với một số là tích của một số với một vectơ
2. Tính chất :
Với hai vectơ \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\). bất kì, với mọi số h và k, ta có :
\(\left(h+k\right)\overrightarrow{a}=h\overrightarrow{a}+k\overrightarrow{a}\)
\(h\left(k\overrightarrow{a}\right)=\left(hk\right)\overrightarrow{a}\)
\(1.\overrightarrow{a}=\overrightarrow{a};\left(-1\right)\overrightarrow{a}=-\overrightarrow{a}\)
3. Trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác
a) Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì với mọi điểm M ta có \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}=2\overrightarrow{MI}\)
b) Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì với mọi điểm M ta có \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=3\overrightarrow{MG}\)
Chứng minh:
a) \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}=\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA}\right)+\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IB}\right)=\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}=2.\overrightarrow{MI}\) (do \(\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{0}\))
b) \(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\left(\overrightarrow{MG}+\overrightarrow{GA}\right)+\left(\overrightarrow{MG}+\overrightarrow{GB}\right)+\left(\overrightarrow{MG}+\overrightarrow{GC}\right)=3.\overrightarrow{MG}+\left(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\right)=3.\overrightarrow{MG}\) (do \(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\))
4. Điều kiện để hai vectơ cùng phương :
Điều kiện để hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) (\(\overrightarrow{b}\ne0\)) cùng phương là có một số k để \(\overrightarrow{a}=k\overrightarrow{b}\)
5. Phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương
Cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) không cùng phương. Khi đó mọi vectơ \(\overrightarrow{x}\) đều phân tích dược một cách duy nhất theo hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) , nghĩa là có duy nhất cặp số h, k sao cho \(\overrightarrow{x}=h\overrightarrow{a}+k\overrightarrow{b}\)
Chứng minh:
Lấy vectơ \(\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{x}\). Lấy O là điểm đầu và vẽ hai vectơ \(\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{b}\). Từ C kẻ các đường thẳng song song với các đường thẳng OA và OB (xem hình vẽ).
Ta có: \(\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{OA'}+\overrightarrow{OB'}\)
Vì \(\overrightarrow{OA'}\) và \(\overrightarrow{OA}\) cùng phương nên tồn tại số h sao cho \(\overrightarrow{OA'}=h.\overrightarrow{OA}\),
\(\overrightarrow{OB'}\) và \(\overrightarrow{OB}\) cùng phương nên tồn tại số k sao cho \(\overrightarrow{OA'}=k.\overrightarrow{OA}\),
Vậy \(\overrightarrow{OC}=h.\overrightarrow{OA}+k.\overrightarrow{OB}\)
Hay là \(\overrightarrow{x}=h.\overrightarrow{a}+k.\overrightarrow{b}\)
6. Chứng minh 3 điểm thẳng hàng
Để chứng minh 3 điểm A, B, C thẳng hàng, ta có thêm một cách mới là chỉ ta tồn tại một số k để
\(\overrightarrow{AB}=k.\overrightarrow{AC}\)
Giải
Ta biểu diễn \(\overrightarrow{CI}\) và \(\overrightarrow{CK}\) theo các vectơ là các cạnh của tam giác ABC như sau:
\(\overrightarrow{CI}=\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{AI}=\overrightarrow{CA}+\frac{1}{3}\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{CA}+\frac{1}{3}.\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}\right)\)
\(=-\frac{5}{6}\overrightarrow{AC}+\frac{1}{6}\overrightarrow{AB}\)
\(=\frac{5}{6}\left(-\overrightarrow{AC}+\frac{1}{5}\overrightarrow{AB}\right)\) (1)
Từ (1) và (2) ta có: \(\overrightarrow{CI}=\frac{5}{6}\overrightarrow{CK}\)
Vậy C, I, K thẳng hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các dạng toán về Vectơ có hướng dẫn giải
Bài tập
- Bài 1 (SGK trang 17)
- Bài 2 (SGK trang 17)
- Bài 3 (SGK trang 17)
- Bài 4 (SGK trang 17)
- Bài 5 (SGK trang 17)
- Bài 6 (SGK trang 17)
- Bài 7 (SGK trang 17)
- Bài 8 (SGK trang 17)
- Bài 9 (SGK trang 17)
- Bài 1.20 (SBT trang 33)
- Bài 1.21 (SBT trang 33)
- Bài 1.22 (SBT trang 33)
- Bài 1.23 (SBT trang 33)
- Bài 1.24 (SBT trang 33)
- Bài 1.25 (SBT trang 33)
- Bài 1.26 (SBT trang 33)
- Bài 1.27 (SBT trang 33)
- Bài 1.28 (SBT trang 34)
- Bài 1.29 (SBT trang 34)
- Bài 1.30 (SBT trang 34)
- Bài 1.31 (SBT trang 34)
- Bài 1.32 (SBT trang 34)
- Bài 1.33 (SBT trang 34)
- Bài 1.34 (SBT trang 34)
- Bài 1.35 (SBT trang 34)