Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập Tam giác

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 104 (Sách bài tập - tập 1 - trang 152)

Cho tam ADE cân tại A. Trên cạnh DE lấy các điểm B và C sao cho \(DB=EC< \dfrac{1}{2}DE\)

a) Tam giác ABC là tam giác gì ? Chứng minh điều gì ?

b) Kẻ \(BM\perp AD,CN\perp AE\). Chứng minh rằng BM = CN

c) Gọi I là giao điểm của MB và NC. Tam giác IBC là tam giác gì ? Chứng minh điều đó

d) Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc BAC 

Hướng dẫn giải

A D E I B C M N

a) Xét \(\Delta ABD\)\(\Delta ACE\) ,có :

AD = AE ( Tam giác ADE cân tại A )

\(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\) ( Tam giác ADE cân tại A )

BD = CE ( gt )

=> \(\Delta ABD=\Delta ACE\left(c.g.c\right)\)

=> AB = AC

=> \(\Delta ABC\) cân tại A

b) Xét \(\Delta BMD\)\(\Delta CNE\) ,có :

BD = CE ( gt )

\(\widehat{BMD}=\widehat{CNE}=90^0\)

\(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\) ( Tam giác ADE cân tại A )
=> \(\Delta BMD=\Delta CNE\left(ch-gn\right)\)
=> BM = CN
c) Ta có :
\(\widehat{MBD}=\widehat{NCE}\) ( \(\Delta BMD=\Delta CNE\) )
\(\widehat{MBD}=\widehat{IBC},\widehat{NCE}=\widehat{ICB}\) ( 2 góc đối đỉnh )
=> \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)
=> Tam giác IBC cân tại I
d) \(\Delta IAB=\Delta IAC\left(c.c.c\right)\)
=> \(\widehat{IAB}=\widehat{IAC}\)
=> AI là tia phân giác của góc BAC

Bài 108 (Sách bài tập - tập 1 - trang 152)

Bạn Mai vẽ tia phân giác của một góc như sau : Đánh dấu trên hai cạnh của góc bốn đoạn thẳng bằng nhau : OA = AB = OC = CD

Kẻ các đoạn thẳng AD, BC, chúng cắt nhau ở K. Hãy giải thích vì sao OK là tia phân giác của góc O

Hướng dẫn : Chứng minh rằng :

a) \(\Delta OAD=\Delta OCB\)

b) \(\Delta KAB=\Delta KCD\)

Hướng dẫn giải

Vì OA = AB = OC = CD

=> OD = OB

Xét \(\Delta OAD\)\(\Delta OCB\)có:

OA = OC (gt)

\(\widehat{O}\)(chung)

OD = OB (cmt)

Do đó: \(\Delta OAD=\Delta OCB\) (c-g-c)

=> \(\widehat{ODA}=\widehat{OBC}\) (2 cạnh tương ứng)

=> \(\widehat{OCB}=\widehat{OAD}\) (2 cạnh tương ứng)

\(\widehat{OCB}=\widehat{OAD}\)\(\widehat{OCB}+\widehat{DCB}=180^0\)(kề bù)

\(\widehat{OAD}+\widehat{DAB}=180^0\)(kề bù)

Do đó: \(\widehat{DAB}=\widehat{BCD}\)

Xét \(\Delta KAB\)\(\Delta KCD\)có:

\(\widehat{ODA}=\widehat{OBC}\)(cmt)

AB = CD (gt)

\(\widehat{CDK}=\widehat{ABK}\left(\widehat{ODA}=\widehat{OBC}\right)\)

Do đó: \(\Delta KAB=\Delta KCD\left(g-c-g\right)\)

=> CK = KA (2 cạnh tương ứng)

Xét \(\Delta OCK\)\(\Delta OAK\)có:

CK = KA(cmt)

OK (chung)

OA = OC (gt)

Do đó: \(\Delta OCK=\Delta OAK\left(c-c-c\right)\)

=> \(\widehat{COK}=\widehat{AOK}\) ( 2 góc tương ứng )

=> OK là tia phân giác \(\widehat{O}\)

Bài 106 (Sách bài tập - tập 1 - trang 152)

Tìm các tam giác bằng nhau trên hình 70 ?

Hướng dẫn giải

Các tam giác bằng nhau:
\(\Delta ABC=\Delta EDC\left(c-g-c\right)\)

\(\Delta ACD=\Delta ECB\left(c-g-c\right)\)

\(\Delta ABD=\Delta EDB\left(c-c-c\right)\)

\(\Delta ABE=\Delta EDA\left(c-c-c\right)\).

Bài 107 (Sách bài tập - tập 1 - trang 152)

Tìm các tam giác cân trên hình 71 ?

Hướng dẫn giải

Tam giác ABC có AB = AC (theo đề bài)

Suy ra: tam giác ABC cân tại A( dựa theo định nghĩa tam giác cân)

=> góc ABC = góc ACB ( dựa theo tính chất tam giác cân)

=> góc ABC = góc ACB = \(\left(180^0-36^0\right):2=72^0\)

Có góc ACB + góc ACE = \(180^0\) (2 góc kề bù)

=> góc ACE = \(180^0\)- góc ACB

=> góc ACE = \(180^0-72^0=108^0\)

Tam giác ACE có góc CAE + góc CEA + góc ACE = \(180^0\)(tổng 3 góc của 1 tam giác)

=> góc CEA = \(180^0-\left(108^0+36^0\right)=36^0\)(*)

Tam giác ADE có góc BDA = góc CEA = \(36^0\)

=> tam giác ADE cân tại A ( dựa theo tính chất của tam giác cân)

Bài 109 (Sách bài tập - tập 1 - trang 152)

Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ \(BH\perp AC\). Gọi D là một điểm thuộc cạnh đáy BC. Kẻ \(DE\perp AC,DF\perp AB\)

Chứng minh rằng \(DE+DF=BH\)

Hướng dẫn giải

A B C D K H F E

Kẻ DK \(\perp\) BH

Ta có: DK \(\perp\)BH

AC \(\perp\) BH

\(\Rightarrow\)DK // AC

\(\Rightarrow\) \(\widehat{BDK}=\widehat{C}\) (hai góc đồng vị) (1)

\(\Delta ABC\) cân tại A \(\Rightarrow\) \(\widehat{DBF}=\widehat{C}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat{BDK}=\widehat{DBF}\)

Xét hai tam giác vuông BDK và DBF có:

BD: cạnh huyền chung

\(\widehat{BDK}=\widehat{DBF}\) (cmt)

Vậy: \(\Delta BDK=\Delta DBF\left(ch-gn\right)\)

Suy ra: BK = DF (hai cạnh tương ứng) (3)

Ta lại có DE // KH, DK // EH nên chứng minh được: DE = KH (4)

Từ (3) và (4) suy ra: DE + DF = KH + BK = BH (đpcm).

Bài 103 (Sách bài tập - tập 1 - trang 152)

Cho đoạn thẳng AB. Vẽ các cung tâm A và B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại C và D. Chứng minh rằng CD là đường trung trục của AB ?

Hướng dẫn giải

A B C D H 1 2 1 2

Xét hai tam giác ACD và BCD có:

AC = BC (gt)

AD = BD (gt)

CD: cạnh chung

Vậy: \(\Delta ACD=\Delta BCD\left(c-c-c\right)\)

Suy ra: \(\widehat{C_1}=\widehat{C_2}\) (hai góc tương ứng)

Xét hai tam giác ACH và BCH có:

AC = BC (gt)

\(\widehat{C_1}=\widehat{C_2}\) (cmt)

CH: cạnh chung

Vậy: \(\Delta ACH=\Delta BCH\left(c-g-c\right)\)

Suy ra: \(\widehat{H_1}=\widehat{H_2}\), HA = HB

\(\widehat{H_1}+\widehat{H_2}=180^o\)

Nên \(\widehat{H_1}=\widehat{H_2}\) = 90o

Do đó: \(CH\perp AB\)

\(CD\perp AB\)và HA = HB nên CD là đường trung trực của AB.

Bài II.3 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 153)

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D, trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho BD = CD. Gọi I là giao điểm của BE và CD

a) Chứng minh rằng IB = IC, ID = IE

b) Chứng minh rằng BC song song với DE

c) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ba điểm A, M, I thẳng hàng 

Hướng dẫn giải

I A B C D E M 1 2 2 1

a) Vì AB = AC (do \(\Delta ABC\) cân tại A)

BD = CE (gt)

=> AD = AE

Xét hai tam giác ABE và ACD có:

AB = AC (do \(\Delta ABC\) cân tại A)

\(\widehat{A}\): góc chung

AD = AE (cmt)

Vậy: \(\Delta ABE=\Delta ACD\left(c-g-c\right)\)

Suy ra: BE = CD (hai cạnh tương ứng) (1)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\) (hai góc tương ứng) (2)

\(\Delta ABC\) cân tại A nên \(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\) (3)

Từ (2) và (3) suy ra:

\(\widehat{ABE}-\widehat{B_1}=\widehat{ACD}-\widehat{C_1}\) hay \(\widehat{B_2}=\widehat{C_2}\)

Vậy \(\Delta BIC\) cân tại I, suy ra: IB = IC (4)

Từ (1) và (4) suy ra:

BE - IB = CD - IC hay IE = ID

b) Các tam giác cân ABC và ADE có chung góc ở đỉnh A nên \(\widehat{B_1}=\widehat{ADE}\) (hai góc đồng vị)

Do đó: BC // DE

c) Xét hai tam giác BIM và CIM có:

MB = MC (gt)

\(\widehat{B_2}=\widehat{C_2}\)(cmt)

IB = IC (do \(\Delta BIC\) cân tại I)

Vậy: \(\Delta BIM=\Delta CIM\left(c-g-c\right)\)

Suy ra: \(\widehat{IMB}=\widehat{IMC}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat{IMB}+\widehat{IMC}=180^o\) (kề bù)

Nên \(\widehat{IMB}=\widehat{IMC}\) = 90o (1)

Ta lại có: \(\widehat{IMB}+\widehat{AMB}=180^o\) (kề bù)

\(\widehat{IMB}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{AMB}=90^o\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ba điểm A, M, I thẳng hàng (đpcm).

Bài II.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 153)

Cho hình bs.7.

Chứng minh rằng OA = OB ?

Hướng dẫn giải

Xét tam giác IAC và IBD có:

IA = IB ( theo đề bài)

Góc AIC = góc BID ( 2 góc đối đỉnh)

IC = ID ( theo đề bài )

Do đó: tam giác IAC = tam giác IBD (c.g.c)

Suy ra góc ACI = góc BDI ( 2 góc tương ứng) \(\left(1\right)\)

Suy ra góc IAC = IBD ( 2góc tương ứng) (*)

Có I nằm giữa B và C

Suy ra: BI + CI = BC (2)

Có I nằm giữa A và D

Suy ra: AI + DI = AD (3)

Từ 2 và 3 suy ra: BC = AD (4)

Có góc OAI + góc IAC = \(180^0\)(2 góc kề bù)

góc OBI + góc IBD = \(180^0\)(2 góc kề bù)

mà: góc IAC = góc IBD (*)

Suy ra góc: OAI = góc OBI (5)

Xét tam giác: OAD và tam giác OBC có:

góc ACI = góc BDI (1)

AD = BC (4)

góc OAI = góc OBI (5)

Do đó: tam giác OAD = tam giác OBC (g.c.g)

Suy ra: OA = OB (2 cạnh tương ứng)

Bài 105 (Sách bài tập - tập 1 - trang 152)

Cho hình 69 trong đó \(AE\perp BC\)

Tính AB biết AE = 4m, AC = 5m, BC = 9m

Hướng dẫn giải

Tam giác AEC có góc AEC = \(90^0\)

=> \(AC^2=AE^2+EC^2\)

=>\(EC^2=AC^2-AE^2\)

=>\(EC^2=5^2-4^2\)

=>\(EC=\sqrt{9}=3\left(m\right)\)

Có EB + EC = BC

=>EB = BC - EC

=>EB = 9 - 3

=> EB = 6 (m)

Tam giác AEB có góc AEB = \(90^0\)

=>\(AB^2=AE^2+EB^2\)

=>\(AB^2=4^2+6^2\)

=>\(AB^2=16+36\)

=>\(AB^2=52\)

=>\(AB=\sqrt{52}=2\sqrt{13}\) (m)

Bài II.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 1 - trang 153)

Trên hình bs.6

 

Có bao nhiêu cặp tam giác bằng nhau ?

(A) 2                    (B) 3                     (C) 4                       (D) 5

Hãy chọn phương án đúng ?

Hướng dẫn giải

D

Có thể bạn quan tâm