Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi HKI Địa lí 12 năm học 2020-2021, trường THPT Việt Đức - Hà Nội

a67407668772933260e4d91ba5003a23
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 9:41:21 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 23:55:24 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 221 | Lượt Download: 1 | File size: 0.025469 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM 2020 – 2021

MÔN: ĐỊA LÍ

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Ôn Các bài:

  • Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

  • Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiết 1)

  • Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiết 2)

  • Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiết 1).

II. HÌNH THỨC: trắc nghiệm (40 câu): học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

1. Khái quát về Biển Đông:

 - Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477triêụ km2).

- Là biển tương đối kín. (CM)

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. (CM)

=> Ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta.

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, các khối khí đi qua biển vào nước ta làm cho độ ẩm cao.  

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Địa hình đa dạng: địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát, các đảo ven bờ và những rạn san hô.

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, hệ sinh thái rừng trên đảo …

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

-  Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan…, trữ lượng lớn, nhiều vùng thuận lợi cho việc làm muối.

- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng... ven các đảo có nhiều rạn san hô.

d. Thiên tai

- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt,

- Sạt lở bờ biển.

- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung

Bài 9,10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

a. Tính chất nhiệt đới

- Nguyên nhân: Nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Biểu hiện:  tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớ

- Nguyên nhân: do các các khối khí đi qua biển khi vào nước ta mang nhiều hơi ẩm.

- Biểu hiện: Lượng mưa TB/năm cao: 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

c.  Gió mùa

Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

- Từ tháng XI đến tháng IV

- Nguồn gốc: cao áp lạnh Xi-bia

- Hướng gió Đông Bắc

- Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

- Đặc điểm: + Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

- Từ tháng V đến tháng X

- Hướng gió Tây Nam

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và TN. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

 2. Các thành phần tự nhiên khác

Thành phần Tự nhiên

Biểu hiện

Nguyên nhân

Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền núi

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng

 và hạ lưu sông

- Địa hình dốc, mưa nhiều -> rửa trôi.

- Là hệ quả của quá trình xâm thực

Sông ngòi

- Mạng lước sông ngòi dày đặc

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

- Chế độ nước theo mùa

- Do mưa nhiều, xâm thực mạnh, lượng nước lớn từ ngoài lảnh thổ nước ta.

- Do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Đất

Quá trình phenlalit hóa diễn ra mạnh

Rửa trôi các chất bazo dễ tan: Ca2+, Mg2+, K+ , Tích tụ Fe2O3, Al2O3 Làm đât chua.

Sinh vật

 Rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh, động- thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

 Do có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi: Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông– lâm kết hợp...

- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định.

b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi: phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch, … và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.

-  Khó khăn:

+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc quản lí máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Bài 11 THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG

1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam

Nguyên nhân: Do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ => sự phân hóa của khí hậu.

Phần LT

Vị trí

Đặc điểm

Phía Bắc

Phía bắc dãy Bạch Mã

Kiểu khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh

Nhiệt độ: TB trên 200C, Mùa đông TB > 180C

Mùa: 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông )

Cảnh quan: rừng nhiệt đới gió mùa

Sinh vật: Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra có các loài á nhiệt đới, ôn đới

Phía Nam

Phía Nam

dãy Bạch Mã

Kiểu khí hậu: cận xích đạo gió mùa

Nhiệt độ: TB trện 250C, không có tháng dưới 200C

Mùa: mưa và khô

Cảnh quan: rừng cận xích đạo gió mùa

Sinh vật: phần lớn thuộc vùng xich đạo và nhiệt đới từ phương Nam.

2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây

* Nguyên nhân:

- Sự phân hóa địa hình từ Đông sang Tây

- Sự tác động kết hợp giữa địa hình và tác động của gió mùa.

=> Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải

a. Vùng biển và thềm lục địa:

- Vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền

- Thềm lục địa nông - sâu, rộng - hẹp có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng và miền núi. ( CM)

- Thiên nhiên vùng biển đa dạng.

b. Vùng đồng bằng ven biển:

- Thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ với núi đồi phía tây và vùng biển phía đông (CM)

c. Vùng đồi núi.

- Sự phân hóa do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

- Có sự phân hóa giữa ĐB và TB, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

+ ĐB cận nhiệt gió mùa, TB nhiệt đới gió mùa (núi thấp) và ôn đới (núi cao).

+ ĐTS và Tây Nguyên đối lập nhau về mùa mưa và khô.