Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chương Halogen Hóa 10, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

458ee9e6be82041f05060a17f0ba6863
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:22:48 | Được cập nhật: 11 giờ trước (21:27:53) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 580 | Lượt Download: 20 | File size: 1.9456 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHƯƠNG HALOGEN

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ (Tóm tắt theo sơ đồ sau)

II. BÀI TẬP KIỂM TRA KIẾN THỨC

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là

A. ns2np4. B. ns2np3. C. ns2np5. D. ns2np6.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?

A. Ở điều kịên thường là chất khí. B. Tác dụng mạnh với nước.

C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. Có tính oxi hoá mạnh.

Câu 3: Trong hợp chất, nguyên tố Flo chỉ thể hiện số oxi hóa là

A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.

Câu 4: Khí Cl2 không tác dụng với

A. khí O2­. B. dung dịch NaOH.

C. H2O. D. dung dịch Ca(OH)2­­.

Câu 5: Phản ứng giữa hyđro và chất nào sau đây thuận nghịch?

A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom.

Câu 6: Phản ứng giữa H2 và Cl2 có thể xảy ra trong điều kiện

A. Nhiệt độ thường và bóng tối. B. Ánh sáng khuếch tán.

C. Nhiệt độ tuyệt đối 273K. D. Xúc tác MnO2, nhiệt độ.

Câu 7: Khí nào sau đây khả năng làm mất màu nước brom?

A. N2. B. CO2. C. H2. D. SO2.

Câu 8: Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. Axit clohiđric khi tiếp xúc với quỳ tím làm quỳ tím

A. Chuyển sang màu đỏ. B. Chuyển sang màu xanh.

C. Không chuyển màu. D. Chuyển sang không màu.

Câu 9: Sục khí clo vào lượng dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, sản phẩm là

A. NaCl, NaClO. B. NaCl, NaClO2.

C. NaCl, NaClO3. D. Chỉ có NaCl.

Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

A. KCl. B. KMnO4. C. NaCl. D. HCl.

Câu 11: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl tạo ra cùng một muối là

A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ag.

Câu 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?

A. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2. B. Cu + 2HCl ® CuCl2 + H2.

C. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O. D. AgNO3 + HCl ® AgCl + HNO3.

Câu 13: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr.

Câu 14: Cho phản ứng hóa học Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O. Phản ứng này thuộc loại phản ứng

A. Oxi hóa – khử. B. Trao đổi. C. Trung hòa. D. Hóa hợp.

Câu 15: Trong phản ứng : Cl2 + H2O HCl + HClO, Clo đóng vai trò

A. Chất tan. B. Chất khử.

C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Chất oxi hóa.

Câu 16: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?

A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.

Câu 17: Các dung dịch: NaF, NaI, NaCl, NaBr. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

A. AgNO3. B. Dung dịch NaOH. C. Hồ tinh bột. D. Cl2.

Câu 18: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric?

A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2.

C. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. D. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.

Câu 19: Clo không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.

Câu 20: Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit?

A. HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI.

C. HI > HBr > HCl > HF. D. HF > HCl > HBr > HI.

Câu 21: Trong nước clo có chứa các chất:

A. HCl, HClO. B. HCl, HClO, Cl2. C. HCl, Cl2. D. Cl2.

Câu 22: Trong chất clorua vôi có

A. một loại gốc axit. B. hai loại gốc axit.

C. ba loại gốc axit. D. nhóm hiđroxit.

Câu 23: Cho các phản ứng sau :

(a) 4HCl + PbO2 PbCl2 + Cl2 + 2H2O

(b) HCl + NH4HCO3 NH4Cl + CO2 + H2O

(c) 2HCl + 2HNO3 2NO2 + Cl2 + 2H2O

(d) 2HCl + Zn ZnCl2 + H2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là:

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 24: Để điều chế 3,36 lít khí Cl2 (đktc) từ các chất NaCl, H2SO4, MnO2 thì cần m gam NaCl. Hiệu suất phản ứng là 100%. Giá trị của m là

A. 36,10. B. 17,55. C. 8,77. D. 37,50.

Câu 25: Hoà tan hết 2,8 gam kim loại M trong 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được 4,48 lít khí (đktc). M là

A. Na. B. Ca. C. K. D. Li.

Câu 26: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

A. H2S và Cl2. B. HI và O3. C. Cl2 và O2. D. NH3 và HCl.

Câu 27: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl thu được khí X. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 thu được khí Y. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là

A. H2S, Cl2, SO2. B. O2, H2S, SO2.

C. H2S, O2, SO2. D. O2, SO2 , H2S.

Câu 28: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số) : aFeSO4 + bCl2 cFe2(SO4)3 + dFeCl3

Tỉ lệ a : c là :

A. 4 : 1. B. 3 : 2. C. 2 : 1. D. 3 :1.

Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 672 ml CO2 (đktc). Hai kim loại là :

A. Be, Mg. B. Mg, Ca. C. Ca, Ba. D. Ca, Sr.

Câu 30: Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là :

A. HI, HBr, HCl. B. HI, HCl, HBr.

C. HBr, HI, HCl. D. HCl, HBr, HI.

Câu 31: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là :

A. Al. B. Zn.

C. BaCO3. D. giấy quỳ tím.

Câu 32. Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh

A. HF. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3.

Câu 33: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Axit flohiđric là axit yếu.

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F, Cl, Br, I.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

C âu 34: Cho dung dịch AgNO3 vào 4 ống nghiệm chứa dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI

Hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là :

A. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa trắng, không có hiện tượng.

B. Có kết tủa trắng, có kết tủa vàng, có kết tủa vàng đậm, không có hiện tượng.

C. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa vàng đậm, có kết tủa vàng.

D. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa vàng, có kết tủa vàng đậm.

Câu 35: Cho 24,8 gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm thổ M và oxit của nó tác dụng với HCl dư, thu được 55,5 gam muối khan và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là

A. Sr. B. Ba. C. Ca. D. Mg.

Câu 36. Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 1,0 lít. B. 2,0 lít. C. 3,0 lít. D. 4,0 lít.

Câu 37. Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch Y. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là

A. 29,25 gam B. 58,5 gam C. 17,55 gam D. 23,4 gam.

Câu 38: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam. Một miếng cho tác dụng với Cl2, một miếng cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là:

A. 14,475 gam. B. 16,475 gam.

C. 12,475 gam. D. Tất cả đều sai.

Câu 39. Cho 1,84 lít (đktc) hiđroclorua qua 50ml dung dịch AgNO3 8% (D = 1,1 g/ml). Nồng độ của chất tan HNO3 trong dung dịch thu được là bao nhiêu?

A. 3,02% B. 6,53%. C. 3,85% D. 2,74%

Câu 40: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr (dung dịch X), thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Tổng số mol các chất tan trong X là :

A. 0,08 mol. B. 0,06 mol. C. 0,03 mol. D. 0,055 mol.

BÀI: OXI – OZON

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

HS Biết

+ Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon là tính oxi hóa mạnh. Trong đó ozon mạnh hơn oxi.

+ Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất, và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

HS hiểu:

+ Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của oxi và ozon.

+ Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

II. BÀI TẬP KIỂM TRA KIẾN THỨC

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA là

A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np6.

Câu 2: Trong nhóm oxi, đi từ oxi đến telu. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bán kính nguyên tử tăng dần.

B. Độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.

C. Tính bền của các hợp chất với hiđro tăng dần.

D. Tính axit của các hợp chất hiđroxit giảm dần.

Câu 3: Vị trí của nguyên tố Oxi trong bảng tuần hoàn hóa học là

A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA. B. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.

C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.

Câu 4: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. X là nguyên tố nào sau đây?

A. Oxi. B. Lưu huỳnh. C. Clo. D. Flo.

Câu 5: Phản ứng không xảy ra là

A. 2Mg + O2 2MgO. B. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O.

C. 2Cl2 + 7O2 2Cl2O7. D. 4P + 5O­2 2P2O5.

Câu 6: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. H2S và O2.

Câu 7: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây?

A. Mg, Cl2. B. Al, N2. C. Ca, F2. D. Au, S.

Câu 8: Khí nào sau đây có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước?

A. O2. B. HCl. C. H2S. D. SO2.

Câu 9: Cho các khí sau: O2, O3, N2, H2. Chất khí tan nhiều trong nước nhất là

A. O2. B. O3. C. 2. D. H2.

Câu 10: Ở điều kiện thường, để so sánh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi ta có thể dùng

A. Ag. B. Hg. C. S. D. Mg

Câu 11: Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon:

A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.

B. Oxi và ozon đều có số proton và số notron giống nhau trong phân tử.

C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.

D. Oxi và ozon đều phản ứng được với các chất như: Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.

Câu 12: Trong những câu sau, câu nào sai khi nói về tính chất hóa học của ozon?

A. Ozon oxi hóa tất cả các kim loại. B. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O.

C. Ozon kém bền hơn oxi. D. Ozon oxi hóa ion I- thành I2.

Câu 13. Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm oxi (VIA) ? Từ nguyên tố oxy đến nguyên tố telu:

A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần B. Bán kính nguyên tử tăng dần 

C. Tính bền của hợp chất hidro tăng dần D. Tính acid của hợp chất hidroxit giảm dần

Câu 14. Trong nhóm VIA, kết luận nào sau đây là đúng ? Theo chiều điện tích hạt nhân tăng:

A. Lực axit của các hiđroxit ứng với mức oxi hóa cao nhất tăng dần.

B. Tính khử của các đơn chất tương ứng giảm dần.

C. Tính oxi hóa của các đơn chất tương ứng tăng dần.

D. Tính bền của hợp chất với hiđro giảm dần.

Câu 15. Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxy (nhóm VIA) theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần?

A. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm giảm.

B. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm tăng.

C. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng.

D. Tính phi kim giảm, tính kim loại tăng.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhóm VIA ?

A. Các nguyên tố nhóm VIA là những phi kim (trừ Po).

B. Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí.

C. Oxy thường có số oxi hóa –2, trừ trong hợp chất với flo và trong các peoxit.

D. Tính axit tăng dần theo chiều: H2SO4 > H2SeO4 > H2TeO4.

Câu 17. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4. Sau phản ứng hoá học, ion O2- có cấu hình electron là

A. 1s22s22p2 B. 1s22s22p43s2

C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s2

Câu 18. Sự hình thành lớp ozon (O3) trên tầng bình lưu của khí quyển là do:

A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi

B. Sự phóng điện (sét) trong khí quyển

C. Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất

D. A và B đều đúng.

Câu 19: Khi nhiệt phân hoàn toàn m gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là:

A. KMnO4. B. KNO3. C. KClO3. D. AgNO3.

Câu 20: Thực hiện các phản ứng sau:

(a) 2KClO3 2KCl + 3O2

(b) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

(c) 2H2O 2H2 + O2

(d) 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2

Có bao nhiêu trường hợp thường dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 21: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?

A. KMnO4. B. NaHCO3. D. (NH4)2SO4. C. CaCO3.

Câu 22: Trong sản xuất, oxi được dùng nhiều nhất

A. để làm nhiên liệu tên lửa. B. để luyện thép.

C. trong công nghiệp hoá chất. D. để hàn, cắt kim loại.

Câu 23: Một chất dùng để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là

A. Ozon. B. Clo. C. Oxi. D. Flo.

Câu 24: Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tầng ozon là do

A. sự tăng nồng độ khí CO2. B. mưa axit.

C. hợp chất CFC (freon). D. quá trình sản xuất gang thép.

Câu 96: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng.

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 25: Cho các ứng dụng:

(1) Được dùng để sát trùng nước sinh hoạt.

(2) Được dùng để chữa sâu răng.

(3) Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

(4) Bảo quản trái cây chín.

Số ứng dụng của ozon là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 26: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

A. Ozon trơ về mặt hóa học.

B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.

D. Ozon không tác dụng được với nước.

Câu 27: Nguy cơ nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị thủng?

A. Tia tử ngoại gây tác hại cho con ng­ười sẽ lọt xuống mặt đất.

B. Không xảy ra đ­­ợc quá trình quang hợp của cây xanh.

C. Không khí trên thế giới thoát ra ngoài.

D. Thất thoát nhiệt trên toàn thế giới.

Câu 28: Chất khí X tập trung nhiều ở tầng bình lưu của khí quyển, có tác dụng khăn tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Trong đời sống, chất khí X còn được dùng để sát trùng nước sinh hoạt, chữa sâu răng… Chất X là

A. O2. B. N2. C. Cl2. D. O3.

Câu 29: Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh hưởng đến không khí trên?

A. Oxi. B. Ozon.

C. Hiđrosunfua. D. Lưu huỳnh đioxit.

Câu 30: Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng hết với oxi để thu được 64 g khí SO2 theo phương trình hoá học sau: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

A. 0,4 B. 1,2 C. 0,5 D. 0,8

Câu 31: Cho hỗn hợp khí gồm 0,8 g oxi và 0,8 g hyđro tác dụng với nhau, khối lượng nước thu được

A. 1,6 g B. 1,4 g C. 1,2 g D. 0,9 g

Câu 32: Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO3 theo phản ứng : 2KClO3 2KCl + 3O2. Thể tích khí ôxi thu được (đktc) là:

A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 8,96 lít

Câu 33: Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam một muối vô cơ thấy thoát ra 6,72 lit O2 (đkc). Phần chất rắn còn lại chứa 52,35% kali và 47,65% clo. Công thức của muối đem nhiệt phân là A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4.

Câu 34: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là

A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. C. 9,1 gam. D. 10 gam.

Câu 35: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?

A. SO2 và SO3. B. HCl hoặc Cl2.

C. H2 hoặc hơi nước. D. Ozon hoặc hiđrosunfua.

Câu 36: oxi phản ứng trực tiếp với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Fe, Cu, Zn, Mg, Au, Ag, C, Br2, S, P, CH4, C2H5OH.

A. 8 B. 9 C. 10 D. 11

Câu 37: Khí có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách nước ra khỏi oxi?

A. Nhôm oxit B. Acid sunfuric đặc

C. Nước vôi trong D. Dung dịch natri hidroxit

Câu 38: Cặp chất nào dưới đây được gọi là dạng thù hình của nhau?

A. Ôxi lỏng và khí ôxi. B. Nitơ lỏng và khí nitơ.

C. Ôxi và ôzôn. D. Iot tinh thể và hơi iot.

Câu 39: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm theo mô hình sau:

Nhận định nào sau đây là sai?

A. X là KMnO4. B. X là NaHCO3.

C. X là (KClO3 + MnO2). D. X là NaNO3.

Câu 40: Sau khi đun nóng 23,7 gam KMnO4, thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp chất rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d = 1,18 g/ml) đun nóng. Thể tích khí Cl2 (đktc) thu được là:

A. 7,056. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.