Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tổng ôn Hóa học 10.

0645dcec9adb0526a4aa5eda428c0d70
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:20:07 | Được cập nhật: 23 giờ trước (6:56:39) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 842 | Lượt Download: 37 | File size: 0.467042 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Luyện tập: CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ – HIDROCACBON

A. Lý thuyết

I. Cacbon, Silic và hợp chất của chúng

II. Đại cương hóa học hữu cơ – Hidrocacbon

1. Đại cương hóa học hữu cơ

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,…).

- Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.

- Phân loại:

- Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ:

- Đồng đẳng, đồng phân:

2. Hidrocacbon

- Sự chuyển hóa giữa các hidrocacbon:

B. Bài tập

I. Bài tập tự luận:

1. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:

a.

b.

Bài 2. Chất hữu cơ A có thành phần nguyên tố là 85,8% C và 14,2% H, với dA/H2 = 28.

a. Xác định công thức phân tử của A?

b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A, và đọc tên?

Bài 3. Tìm công thức phân tử chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau:

1. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợp chất hữu cơ X thu được 33,85 gam CO2 và 6,94 gam H2O. Tỉ khối hơi của hợp chất X so với không khí là 2,69.

2. Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ Y và cho các sản phẩm sinh ra qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH thấy bình đựng CaCl2 khan tăng thêm 0,194 gam, bình KOH tăng thêm 0,80 gam. Mặt khác đốt cháy 0,186 gam chất Y thu được 22,4 lít N2 (đktc), và trong phân tử Y chỉ chứa 1 nguyên tử Nitơ.

II. Bài tập trắc nghiệm

1. Cacbon, Silic và hợp chất của chúng

Câu 1. Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. O2, C, F2, Mg, HCl, NaOH B. O2, C, F2, Mg, NaOH

C. O2, C, F2, Mg, HCl, KOH D. O2, C, Mg, HCl, NaOH

Câu 2. C và Si cùng phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:

A. HNO3 đặc nóng, HCl, NaOH B. O2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng

C. NaOH, Cl2, Al D. Al2O3, CaO, H2

Câu 3. Boxit nhôm có thành phần chủ yếu là Al2O3 có lẫn các tạp chất là SiO2 và Fe2O3. Để làm sạch Al2O3 trong công nghiệp có thể sử dụng hoá chất nào sau đây:

A. Dung dịch NaOH đặc và khí CO2

B. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl

C. Dung dịch NaOH đặc và axit H2SO4

D. Dung dịch NaOH đặc và axit CH3COOH

Câu 4. Một loại thuỷ tinh chịu lực có thành phần có thành phần theo khối lượng của các oxit như sau: 13% Na2O; 11,7% CaO; 75,3% SiO2. Thành phần của loại thuỷ tinh này được biểu diễn dưới dạng công thức nào sau đây:

A. Na2O.2CaO.SiO2 B. 6Na2O.CaO.SiO2

C. Na2O.2CaO.6SiO2 D. Na2O.CaO.6SiO2

Câu 5. Thành phần chính của một loại cao lanh (đất sét) chứa Al2O3, SiO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng 0,3953:0,4651:0,1395. Xác định công thức hoá học đúng của loại cao lanh nói trên:

A. Al2O3.2SiO2.2H2O B. 2Al2O3.2SiO2.H2O

C. 2Al2O3.SiO2.2H2O D. Al2O3.SiO2.2H2O

Câu 6. Để sản xuất 100 kg loại thuỷ tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, với hiệu suất 85%?

A. 18,85 kg B. 28,40 kg C. 26,09 kg D. 37,54 kg

Câu 7. Khi cho 14,9 gam hỗn hợp Si, Zn, Fe tác dụng với dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó khi tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

A. 15,21%; 47,83%; 36,96% B. 18,79%; 43,62%; 37,58%

C. 20,14%; 34,78%; 45,08% D. 16,98%; 43,56%; 39,46%

Câu 8. Đốt m gam chất A (chứa Si và H), trong đó H chiếm 12,5% về khối lượng, thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với NaOH tạo muối C. Cho C tác dụng với dung dịch HCl dư thì có kết tủa keo tạo thành. Nung kết tủa lại được 30 gam chất rắn B. Biết 1 gam khí A chiếm thể tích 0,7 lít (đktc). Tìm công thức phân tử chất A và giá trị m?

A. H2Si, 20 gam B. SiH4, 15 gam C. SiH4, 16 gam D. H2Si, 17 gam

Câu 9. Cho 12,5 gam hỗn hợp silic và than tác dụng với dung dịch NaOH đặc, dư, đun nóng thu được 11,2 lit khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của silic trong hỗn hợp đầu là: (Biết hiệu suất phản ứng là 100%)

A. 36% B. 56% C. 46% D. 66%

Câu 10. Natri silicat được điều chế bằng cách nấu nóng chảy natri hidroxit rắn với cát. Hàm lượng silic oxit trong cát là: (Biết rằng từ 25 kg cát khô sản xuất được 48,8 kg natri silicat)

A. 1,6% B. 4% C. 98,4% D. 96%

Câu 11. Khi nung 30 gam SiO2 với 30 gam Mg trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn A. Thành phần của A là:

A. 66,67% MgO; 17,5% Si; 15,83% Mg2Si

B. 40% MgO; 10,5% Si; 49,5% Mg2Si

C. 10% Mg; 23,33% Si; 66,67% MgO

D. 66,67% MgO; 23,33% Si; 10% Mg2Si

Câu 12. Từ một tấn than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460 m3 khí CO (đktc) theo sơ đồ sau:

2C + O2 →2CO. Hiệu suất phản ứng là:

A. 80% B. 85% C. 70% D. 75%

Câu 13. Thêm từ từ một dung dịch HCl 0,2M vào 500 ml dung dịch Na2CO3 và KHCO3. Với thể tích dung dịch HCl thêm vào là 0,5 lít thì có những bọt khí đầu tiên xuất hiện và với thể tích 1,2 lít của dung dịch HCl thì hết bọt khí thoát ra. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu là:

A. Na2CO3 0,1M; KHCO3 0,14M B. Na2CO3 0,12M; KHCO3 0,12M

C. Na2CO3 0,24M; KHCO3 0,20M D. Na2CO3 0,20M; KHCO3 0,08M

Câu 14. Đem nhiệt phân hoàn toàn 15 gam muối cacbonat của một kim loại hoá trị II. Dẫn hết khí sinh ra vào 200 gam dung dịch NaOH 4% (vừa đủ) thì thu được dung dịch mới có nồng độ các chất tan là 6,63%. Muối đem nhiệt phân là:

A. CaCO3 B. BaCO3 C. MgCO3 D. FeCO3

Câu 15. Khi nhiệt phân 0,5 kg đá vôi chứa 92% CaCO3 thu được V1 lít khí CO2. Cần dùng tối thiểu V2 lít dung dịch NaOH 20% (d=1,22 g/ml) để hấp thụ hết lượng CO2 trên. Giá trị V1, V2 lần lượt là:

A. 103,04 lít; 150,82 lít B. 103,04 lít; 0,754 lít

C. 103,04 lít; 754,10 lít D. 0,103 lít; 0,754 lít

Câu 16. Có hỗn hợp 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, và Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam bã rắn. Chế hoá bã rắn đó với dung dịch HCl được 2,24 lit khí (đktc). Khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 15,8 g; 16,8 g; 16,2 g B. 10,5 g; 16,8 g; 21,5 g

C. 16,2 g; 10,5 g; 22,1 g D. 20,4 g; 13,5 g; 14,9 g

Câu 17. Dẫn khí CO dư qua ống đựng một bột sắt oxit ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt, và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Công thức oxit sắt trên là:

A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe2O

Câu 18. Cho 5,6 lít khí (đktc) CO2 đi qua than đốt nóng đỏ sau đó cho sản phẩm thu được đi qua ống sứ đốt nóng chứa 72 gam oxit của một kim loại hoá trị II. Hỏi muốn hoà tan sản phẩm rắn thu được trong ống sứ sau phản ứng cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HNO3 32% (d=1,2), biết rằng oxit kim loại đó chứa 20% oxi và sản phẩm khử của HNO3 chỉ có khí NO2.

A. 147,004 ml B. 470,56 ml C. 459,375 ml D. 551,25 ml

Câu 19. Nung hỗn hợp chứa 5,6 gam CaO và 5,4 gam C trong lò hồ quang điện thu được chất rắn A và khí B. Khí B cháy được trong không khí. Thành phần định tính, định lượng của A và thể tích khí B thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 60,38% CaC2; 39,62% C; 2,24 lít CO

B. 58,18% CaC2; 41,82% C; 2,24 lít CO

C. 78,05% CaC2; 21,95% C; 2,24 lít CO

D. 78,05% CaC2; 21,95% C; 22,4 lít CO

Câu 20. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 1,970 B. 1,182 C. 2,364 D. 3,940

2. Đại cương hóa hữu cơ - Hidrocacbon

Câu 1. Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có cacbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

D. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P

Câu 2. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion

5. dễ bay hơi, khó cháy

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh

Nhóm các ý đúng là:

A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.

Câu 3. Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị

B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau

C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau

D. Liên kết ba gồm hai liên kết và một liên kết

Câu 5. Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br

B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH

C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3

D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br

Câu 6. Trong phân tử benzen:

A. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng.

B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C

C. Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.

D. Chỉ có 6 nguyên tử H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.

Câu 7. Stiren có CTPT C8H8. Câu nào đúng khi nói về stiren?

A. stiren là đồng đẳng của benzen B. stiren là đồng đẳng của etilen

C. stiren là hidrocacbon thơm D. stiren là hidrocacbon không no

Câu 8. Số liên kết và liên kêt có trong phân tử benzen là:

A. 6 σ và 3 π B. 12 σ và 3 π C. 6 σ và 6 π D. 12 σ và 6 π

Câu 9. Câu nào đúng nhất trong các câu sau:

A. benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn hexen

B. benzen khó tham gia phản ứng thế hơn hexan

C. benzen không bền với chất oxi hoá

D. benzen tương đối dễ tham gia phản ứng thế, khó cộng và bền với chất oxi hoá

Câu 10. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng

A. đồng phân B. đồng vị C. đồng đẳng D. đồng khối

Câu 11. Hợp chất chứa một liên kết trong phân tử thuộc loại hợp chất

A. không no B. mạch hở C. thơm D. no hoặc không no

Câu 12. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10

C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12 D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12

Câu 13. Câu nào đúng khi nói về hidrocacbon no: Hidrocacbon no là:

A. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

B. Là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

C. Là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi.

D. Là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H.

Câu 14. Tên gọi của hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo sau là:

A. 2,2-đimetylpentan B. 2,3-đimetylpentan

C. 2,2,3-trimetylpentan D. 2,2,3-trimetylbutan

Câu 15. Khi clo hóa một ankan thu đ­­ược hỗn hợp 2 dẫn xuất monoclo và ba dẫn xuất điclo. Công thức cấu tạo của ankan là:

A. (CH3)3CH B. CH3CH2CH3 C. (CH3)2CHCH2CH3 D. CH3CH2CH2CH3

Câu 16. Số hidrocacbon làm mất màu dung dịch brom và số hidrocacbon làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường có cùng công thức phân tử C4H8 lần lượt là:

A. 4 và 3. B. 5 và 4. C. 6 và 4. D. 3 và 3.

Câu 17. C6H12 khi tác dụng với dung dịch HBr chỉ tạo ra 1 sản phẩm monobrom duy nhất. Số đồng phân cấu tạo của C6H12 thỏa mãn điều kiện trên là:

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 18. A là ankin có tỉ khối so với oxi bằng 2,125. Số đồng phân của A phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol một hidrocacbon A thấy thể tích CO2 (đktc) sinh ra tối đa là 33,6 lít. Vậy công thức của A không thể là

A. CH4. B. C2H2. C. C4H8. D. C3H6.

Câu 20. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là

A. 6,3 B. 13,5 C. 18,0 D. 19,8

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam H2O. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là:

A. 70,0 lít B. 78,4 lít C. 84,0 lít D. 56,0 lít

Câu 22. Để khử hòan toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24. B. 2,688. C. 4,48. D. 1,344.

Câu 23. Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

A. C4H6. B. C4H4. C. C2H2. D. C3H4.

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn một ankin X thu được 10,8 gam H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm 50,4 gam. Công thức phân tử của X là:

A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí X (đktc) gồm buta–1,3–đien và etan sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch H2SO4 đặc thì khối lượng dung dịch axit tăng thêm bao nhiêu gam ?

A. 3,6 g. B. 5,4 g. C. 9,0 g. D. 10,8 g.

Câu 26. Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 12. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít X thu được 1,792 lít CO2 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là

A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C4H8.

Câu 27. Nung nóng hỗn hợp X gồm anken A và H2 với bột Ni làm xúc tác. Phản ứng xong thu được hỗn hợp Y. Xác định A biết = 7,2 và = 9.

A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 1,072 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 1,792 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:

A. C9H12 B. C8H10 C. C7H8 D. C10H14

Câu 29. 5,2 gam stiren đã bị trùng hợp 1 phần tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,0125 mol brom. Lượng stiren chưa bị trùng hợp là:

A. 25% B. 50% C. 52% D. 75%

Câu 30. Cho m gam hidrocacbon (A) cháy thu được 0,396 gam CO2 và 0,108 gam H2O. Trùng hợp 3 phân tử A thu được chất B là đồng đẳng của benzen. A và B thuộc dãy nào sau?

A. A, B đều là ankin B. A, B đều là ankyl benben

C. A: ankyl benzen; B: ankin D. A: ankin; B: ankyl benzen