Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 5 (SGK trang 45)

Gửi bởi: Sách Giáo Khoa Vào 26 tháng 12 2018 lúc 11:13:33

Lý thuyết

Câu hỏi

Cho hàm số \(y = 2x^2 + 2mx + m -1\) có đồ thị là \((C_m)\), \(m \)là tham số

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi \(m=1\)

b) Xác định m để hàm số:

- Đồng biến trên khoảng (-1, +∞)

- Có cực trị trên khoảng (-1, +∞)

c) Chứng minh rằng \((C_m)\) luôn cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt với mọi \(m\)



 

Hướng dẫn giải

y = 2x2 + 2mx + m -1 (Cm). Đây là hàm số bậc hai, đồ thị là parabol quay bề lõm lên phía trên.

a) m = 1 ⇒ y = 2x2 + 2x

Tập xác định D = R

\(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}y\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}=+\infty\)

Bảng biến thiên:

Đồ thị hàm số:

b) Tổng quát y = 2x2 + 2mx + m -1 có tập xác định D = R

y′=4x+2m=0⇔\(x=-\dfrac{m}{2}\).

Suy ra y’ > 0 với \(x>-\dfrac{m}{2}\)  và \(y'< 0\)  với \(x< -\dfrac{m}{2}\) tức là hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;\dfrac{-m}{2}\right)\) và đồng biến trên \(\left(-\dfrac{m}{2};+\infty\right)\)

i) Để hàm số đồng biến trên khoảng (-1, +∞) thì phải có điều kiện (−1,+∞)∈(−\(\dfrac{m}{2}\),+∞)
Hay  \(-\dfrac{m}{2}< -1\)\(\Leftrightarrow m>2\)

ii) Hàm số đạt cực trị tại  \(x=\dfrac{m}{2}\)

Để hàm số đạt cực trị trong khoảng (-1, +∞), ta phải có:

\(-\dfrac{m}{2}\in\left(-1;+\infty\right)\) hay \(-\dfrac{m}{2}>-1\Leftrightarrow m< 2\).

c) (Cm) luôn cắt Ox tại hai điểm phân biệt 

⇔ phương trình 2x2 + 2mx + m – 1 = 0 có hai nghiệm phân biệt.

Ta có:

Δ’ = m2 – 2m + 2 = (m-1)2 + 1 > 0 ∀m

Vậy (Cm) luôn cắt O x tại hai điểm phân biệt.

Update: 26 tháng 12 2018 lúc 14:56:53

Các câu hỏi cùng bài học