Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 6 tháng 7 2020 lúc 14:47:01


Mục lục
* * * * *

I. Văn học, nghệ thuật

1.1. Văn học

- Cuối thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển rỡ với nhiều thể loại phong phú tục ngữ ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm…

- Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển với nhiều tác phẩm đặc sắc : Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...

- Nội dung: Phản ánh sâu sắc cuộc sống XH đương thời, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của con người Việt Nam.

1.2. Nghệ thuật

- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú.

   + Nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, quan họ, hát lý, hát dặm ở miền xuôi, hát lượn, hát xoan ở miền núi.

   + Tranh dân gian : nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ.

- Kiến trúc : chùa Tây Phương, cung điện và lăng tẩm các vua Nguyễn, Khuê văn các…

- Nghệ thuật đúc tượng, đúc đồng rất tài hoa : tượng La Hán chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng trong cung điện Huế.

II – GIÁO DỤC, KHOA HỌC – KĨ THUẬT

1.1. Giáo dục, thi cử

- Thời Tây Sơn, Quang Trung ra "Chiếu lập học", mở trường công ở các xã; đưa chữ Nôm vào thi cử.

- Thời Nguyễn: Quốc Tử Giám được đặt ở Huế. Năm 1836 cho thành lập "Tứ dịch quán " để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).

1.2. Sử học, điạ lý, ý học

* Sử học

- Tác phẩm tiêu biểu:

   + Thời Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên.

   + Thời Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện…

- Tác giả tiêu biểu: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú.

* Địa lý

- Gia Đình thành thông chí - Trịnh Hoài Đức.

- Nhất thống dư địa chí - Lê Quang Định.

- Ngô Nhân Tỉnh.

* Y học

- Lê Hữu Trác với tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

1.3. Những thành tựu về kĩ thuật

- Một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây du nhập vào nước ta : kĩ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn, máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.


Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 10:32:40 | Lượt xem: 612

Các bài học liên quan