Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 24: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 6 tháng 7 2020 lúc 14:42:07


Mục lục
* * * * *

1.1. Tình hình chính trị

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát cực độ.

   + Vua Lê bù nhìn.

   + Phủ chúa ăn chơi, phung phí tiền của.

   + Quan lại, binh lính đục khoét nhân dân.

- Ruộng đất bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.

- Nhà nước không chú trọng thủy lợi.

- Đánh thuế nặng các loại hàng hóa.

* Hậu quả:

   + Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút.

   + Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xãy ra nạn đói.

→ Nhân dân nổi dậy đấu tranh.

1.2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

- Giữa thế kỉ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

- Các cuộc khởi nghĩa lớn:

   + Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

   + Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

   + Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).

   + Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) hoạt động trên địa bàn rộng lớn.

   + Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).

- Kết quả : Thất bại

- Ý nghĩa:

   + Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay.

   + Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.

   + Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.


Được cập nhật: hôm kia lúc 21:04:26 | Lượt xem: 745

Các bài học liên quan