Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 6 tháng 7 2020 lúc 14:14:08


Mục lục
* * * * *

1.1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

- Xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại.

- Được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây có sự khác biệt.

* So sánh

1.2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

* Cơ sở kinh tế:

- Chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) và lãnh địa phong kiến (châu Âu),

- Kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ, lãnh chúa giao cho nông dân cày cấy theo hình thức phát canh thu tô.

* Cơ sở xã hội:

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản:

   + Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

   + Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Ở châu Âu từ sau thế kỉ XI thành thị xuất hiện dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa tư bản.

1.3. Nhà nước phong kiến

- Thể chế nhà nước: chế độ quân chủ (vua đứng đầu).

   + Ở phương Đông: chế độ quân chủ có từ thời cổ đại về sau càng được củng cố.

   + Ở châu Âu ban đầu chỉ là chế độ phong kiến phân quyền từ thế kỉ XV chuyển sang giai đoạn phong kiến tập quyền.


Được cập nhật: 23 giờ trước (13:04:33) | Lượt xem: 421

Các bài học liên quan