Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 6 tháng 7 2020 lúc 14:35:40


Mục lục
* * * * *

I – THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 – 1427)

1.1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Trước cảnh nước mất, Lê Lợi tổ chức chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ Lam Sơn.

- Khởi nghĩa được đông đảo nhân dân, nghĩa sĩ hưởng ứng, lực lượng tăng lên nhanh chóng.

- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề Lũng Nhai.

- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

1.2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn

* Khó khăn:

- Thiếu quân sỹ.

- Thiếu lương thực.

- Nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.

   + Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.

   + Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

   + Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.

* Biện pháp giải quyết :

- Năm 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh .

- Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công → rút lên núi Chí Linh lần 3 → khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

II – GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)

1.1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An rồi quay ra đánh Đông Đô.

- Nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An.

- Các trận đánh lớn của ta:

   + Ngày 12 – 10 – 1414, tập kích đồn Đa Căng và giành thắng lợi .

   + Hạ thành Trà Lân.

   + Nghi binh, tập kích, tiêu diệt địch ở ải Khả Lưu, Bồ Ải.

   + Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá.

1.2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

- Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào đánh tan quân địch ở Tân Bình, Thuận Hóa.

- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

- Quân Minh bị bao vây, cô lập.

1.3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối 1426)

- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.

   + Đạo thứ nhất tiến quân giải phóng Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam.

   + Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Nhị, ngăn chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

   + Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.

- Kết qủa: nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

→ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

III – KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀNG THẮNG (CUỐI NĂM 1426 – CUỐI NĂM 1427)

1.1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

* Hoàn cảnh:

- Tháng 10 -1426, viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy đến Đông Quan.

- Vương Thông quyết định mở cuộc phản công đánh vào Cao Bộ.

* Diễn biến:

- Tháng 11-1426, đạo quân của Vương Thông tiến về Cao Bộ.

- Quân ta bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, quân ta xông ra từ mọi phía tấn công quân địch.

* Kết quả: 5 vạn tên địch bị tiêu diệt, 1 vạn tên bị bắt sống, Vương Thông chạy về Đông Quan.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.

- Đập tan kế hoạch tấn công của Vương Thông, làm thất bại bước đầu âm mưu của chúng.

- Tạo điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu Huyện.

1.2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10- 1427)

* Kế hoạch của địch: đưa 15 vạn viện binh từ TQ sang chia làm 2 đạo:

   + Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

   + Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam tiên vào theo hướng Hà Giang.

* Chủ trương của ta: Tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước.

* Diễn biến:

- Tháng 10 -1427, Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta bị phục kích và bị giết tại ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay tiến quân xuống Xương Giang → quân ta phục kích ở Cần Trạm , Phố Cát…

- Quân Minh kéo tới Xương Giang bị nghĩa quân tấn công, tiêu diệt.

* Kết quả:

- Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.

- Cánh quân Mộc Tạnh chỉ huy vội rút chạy về nước.

- Vương Thông xin hòa, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

→ Khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn .

1.3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử:

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

- Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.


Được cập nhật: 13 tháng 4 lúc 16:53:20 | Lượt xem: 762

Các bài học liên quan