Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 6 tháng 7 2020 lúc 14:39:54


Mục lục
* * * * *

I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1.1. Triều đình nhà Lê

- Từ thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.

   + Vua, quan ăn chơi sa đọa.

   + Nội bộ triều đình rối loạn, chia bè kết cánh tranh giành quyền lực.

1.2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu TK XVI

a. Nguyên nhân:

- Triều đình suy yếu, không quan tâm đời sống nhân dân.

- Quan lại vơ vét bóc lột thậm tệ.

→ Đời sống nhân dân cực khổ → Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

→ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra: khởi nghĩa Trần Tuân (1511), khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng,.. tiêu biểu nhất là khởi nghĩa của Trần Cảo (1516) ở Đông triều Quảng Ninh.

b. Kết quả và ý nghĩa:

- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt.

- Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN

1.1. Chiến tranh Nam - Bắc triều

* Nguyên nhân:

- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc → Bắc triều.

- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

→ Gây ra chiến tranh Nam - Bắc triều.

* Diến biến :

- Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến kéo dài hơn 50 năm từ vùng Thanh – Nghệ trở ra bắc.

- Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng chiến tranh chấm dứt.

* Hậu quả:

- Gây tổn thất lớn về người và của.

- kinh tế bị tàn phá.

* Tính chất: là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

1.2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài

* Nguyên nhân:

- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh → Đàng Ngoài.

- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng → Đàng Trong.

- Mâu thuẩn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc → Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.

* Diễn biến:

- Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.

- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.

- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.

   + Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.

   + Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.

* Hậu quả:

- Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.

- Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước.

* Chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Đàng Ngoài :

   + Họ Trịnh xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê.

   + Quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ trên danh nghĩa → “vua Lê – chúa Trịnh”.

- Đàng Trong: họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền → chúa Nguyễn.


Được cập nhật: 26 tháng 4 lúc 5:14:28 | Lượt xem: 751

Các bài học liên quan