Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Thế nào Lỗ Tấn đã trở nên một nhà văn

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 21 tháng 11 2019 lúc 20:55:52 | Được cập nhật: 8 tháng 5 lúc 22:08:39 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 419 | Lượt Download: 0 | File size: 0.020141 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Thế nào Lỗ Tấn đã trở nên một nhà văn Lỗ Tấn ở Nhật Bản học thuốc, theo lời ông, một là vì thấy nói cu ộc duy tân Nhật Bản bắt đầu từ theo y học Thái Tây; một nữa là vì khi phụ thân ông lâm bệnh đến ba năm, thầy thuốc chữA Q.uấy chữA Q.uá, dùng những phương thang rất kỳ quái, rốt cuộc hết tiền mà người không sống được, ông l ấy làm phẫn uất nên cố học thuốc để về sau cứu người. Nhưng h ọc ở tr ường Tiên Đài được hai năm, nhân một hôm xem chiếu bóng trong lớp học, chiếu phim chiến tranh Nhật Nga, thấy có một người Trung Quốc làm trinh thám cho quân Nga b ị người Nhật bắt chém, thế mà một số người Trung Quốc khác lạnh lùng đứng xem, không có một dáng tứ giận hay xấu hổ, ông bèn quyết định bỏ học thuốc mà quay sang làm văn nghệ. Vì nghĩ rằng học thuốc rồi chữa cho những người mà tinh thần đã tê điếng chai đỉa ấy khiến thân thể của h ọ đ ược c ường tráng thì cũng chỉ để làm nô lệ mà thôi, không bằng chữa tinh th ần cho h ọ đ ược lành mạnh là cần kíp hơn. Mà muốn chữa tinh thần thì ngoài văn nghệ ra không có thuốc gì. Lỗ Tấn từ hồi nhỏ đã có một cái vốn chắc chắn về cựu học; lúc ở Nam Kinh lại được học một mớ sách văn học khoa học của phương Tây dịch ra chữ Hán; sang Nhật Bản, nhờ học thông tiếng Nhật, tiếng Đức mà đọc được bản d ịch các sách của những nhà thơ yêu nước và cách mạng trên thế giới như Bayơn, Sinle, Hangry Hen, Puskin, Lecmongtov, Petophi mà về sau trong văn ch ương ông thường nhắc đến luôn. Một sinh viên y khoa mà thình lình b ỏ tr ường đi làm văn nghệ là nhờ có sự dự bị đó. Định thực hành công tác văn nghệ nhằm mục đích "chữa tinh thần", sau khi bỏ trường, Lỗ Tấn trù tính cùng mấy người bạn toan ra một cái tạp chí tên là Tân sinh, nhưng chưa ra đã thất bại. Lại cùng em ruột là Chu Tác Nhân d ịch ti ểu thuyết nước ngoài, in thành hai tập, gọi là Vực ngoại tiểu thuyết t ập, thì bán không chạy. Sở dĩ không chạy, một là vì viết bằng văn ngôn, kén người xem; một là vì dịch toàn những tiểu thuyết của dân tộc bị áp bách ở Bắc Âu, không hợp với sở thích của độc giả trong thời ấy. Ông còn viết nhi ều bài b ằng văn ngôn đăng ở mấy tạp chí Trung Quốc ra tại Nhật Bản, như những bài Sức mạnh của dòng thơ Mo-rô(1), Hồn của người Sparle, đều là m ột đem cái tinh th ần quật cường của người phương Tây sún cho người Trung Quốc đang chịu lỳ dưới ách đế quốc và phong kiến, nhưng hình như không có hiệu quả gì cả. Những việc làm như thế, Lỗ Tấn tự cho là thất bại, nhưng không h ề vì đó n ản chí. ở Bắc Kinh mấy năm, chính mắt thấy những sự Viên Thế Khải x ưng đ ế, Trương Huân phục tích, Tào Côn hối tuyển, nhất là bọn đế quốc câu k ết v ới quân phiệt gây nội chiến, làm cho Lỗ Tấn thấy Cách mạng Tân Hợi là th ất b ại vì không triệt để, dường như thất vọng và đâm ra có thái độ chìm l ặng. T ức nh ư một hôm, người bạn của ông Tiền Huyền đồng đến chơi, thấy những bài bia xưa do chính tay ông sao chép đóng thành một tập, hỏi: - Anh chép cái này làm gì? - Chẳng làm gì hết. - Lỗ Tấn đáp. - Vậy thì anh chép nó có ý chi? - Chẳng có ý chi hết. Trước cái thái độ đó, người bạn của ông biện thuyết một hồi rồi khuyên ông viết bài đăng tạp chí Tân thanh niên là tạp chí tiến bộ lúc bấy giờ. Lỗ Tấn bèn viết cái truyện ngắn Nhật ký người điên tức là cái truyện ngắn đ ầu tay c ủa ông. Việc đó ở tháng tư năm 1918, trước cuộc vận động "Ngũ tứ" m ột năm đúng. T ừ đó tiếp tục viết tiểu thuyết và tạp văn, Lỗ Tấn trở nên một nhà văn chính thức. Nhưng có thể nói Lỗ Tấn thành ra một nhà văn cách mạng chân chính, một chiến sĩ dùng ngòi bút đấu tranh cho chính nghĩa, phục vụ cho nhân dân thì t ừ năm 1928 về sau. Năm 1928, trong tạp chí Bôn lưu, L ỗ T ấn b ắt đ ầu nghiên c ứu khoa học xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, phiên dịch lý luận văn nghệ của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng tiếp xúc đảng viên Đảng cộng s ản và tham gia những cuộc vận động quần chúng của Đảng cộng sản phát khởi. Tư tưởng Lỗ Tấn từ đây có một điểm biến cải rất quan trọng: Trước kia viết văn nhằm cái hướng "chữa tinh thần" tức là cải tạo quốc dân tính, thì bây gi ờ thấy làm như thế là làm đảo ngược mà đổi nhằm cái hướng giải phóng đại chúng công nông. Nói là đảo ngược vì theo lẽ, phải giải phóng đại chúng tr ước, rồi quốc dân tính tự nhiên được cải tạo sau, nếu quốc dân còn ở dưới quyền thống tr ị phản động thì quốc dân tính không làm thế nào cải t ạo đ ược. Đi ều đó c ắt nghĩa tại làm sao trong mười năm ở Thượng Hải, Lỗ Tấn không viết ti ểu thuy ết n ữa mà chỉ viết tạp văn. Những tạp văn đến chín tập ấy, nói tóm là m ột m ớ dao găm đâm thẳng vào mặt chính trị của phe phản động Tưởng Giới Thạch đ ể giúp cho công cuộc giải phóng. Không ai có thể cãi chối mà nói rằng Lỗ Tấn trở nên một nhà văn chân chính, một chiến sĩ cách mạng chân chính, chẳng những có ảnh hưởng ở Trung Quốc mà có ảnh hưởng đến thế giới là không nhờ chủ nghĩa Mác - Lênin hướng d ẫn cho, và không nhờ Đảng cộng sản Trung Quốc dắt đưa và khuyến khích cho. Có một điều chúng ta nên chú ý là: Lỗ Tấn thấm nhuần tư tưởng Mác - Lênin như vậy, thông hiểu lý luận văn nghệ Mác - Lênin như vậy, mà trong văn chương của ông hầu như không có dùng những danh từ mác-xít như là biện chứng pháp duy vật, lịch sử duy vật. Một lần có người viết thư hỏi ông v ề những cái đó, ông có trả lời với một cách dè dặt, nhưng tr ước tiên ông nói r ằng đối với những cái đó ông là "môn ngoại hán". Đọc sách của ông, tôi nhớ đến con tằm: con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, nếu nhả ra dâu thì không còn phải là con tằm.